Đề tài Thiết kế chi tiết mô hình thị trường phát điện cạnh tranh

MỤC LỤC

1 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI THỊ TRƯỜNG . 10

1.1 MỤC TIÊU . 10

1.2 PHẠM VI . 10

1.3 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG . 11

1.4 CÁC QUY TRÌNH VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG . 12

2 CẤU TRÚC VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG . 15

2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CGM . 15

2.2 CẤU TRÚC CHUNG CỦA CGM . 17

2.3 THÀNH VIÊN CGM . 19

2.3.1 Các thành viên giao dịch trực tiếp . 20

2.3.2 Người mua duy nhất (SB) . 20

2.3.3 Đơn vị phát điện (Genco) . 20

2.3.4 Các thành viên giao dịch gián tiếp . 20

2.3.5 Thành viên không chính thức . 22

2.3.6 Các đơn vị cung cấp dịch vụ CGM . 22

2.4 QUẢN LÝ & GIÁM SÁT THỊ TRƯỜNG . 22

2.4.1 Cục điều tiết điện lực (ERAV) . 24

2.4.2 Bộ phận quản trị thị trường của ERAV (EMAO) . 24

2.4.3 Chức năng của RRO . 25

2.4.4 Các chức năng quản lý của ADRCO . 25

2.4.5 Nhóm tư vấn quy định (RRO) . 26

2.4.6 Các đơn vị cung cấp dịch vụ và thành viên giao dịch . 26

2.5 KIỂM TOÁN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ GIÁM SÁT . 27

2.5.1 Đề xuất sửa đổi quy định . 27

2.5.2 Vai trò giám sát của ERAV . 27

2.5.3 Trách nhiệm của ERAV . 27

2.5.4 Chức năng giải quyết tranh chấp của ADRCO . 27

2.5.5 Chức năng giám sát thị trường của ADRCO . 29

2.5.6 Chức năng giám sát thi hành của ADRCO . 30

2.5.7 Kiểm toán . 32

2.5.8 Thông tin tuân thủ thị trường CGM . 33

2.5.9 Báo cáo giám sát thi hành . 34

2.6 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LÝ PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG . 37

2.7 ĐĂNG KÝ VÀ THAM GIA . 37

2.7.1 Đối tượng áp dụng của quy định thị trường . 37

2.7.2 Tạm ngừng tư cách thành viên thị trường . 38

2.7.3 Hủy và đình chỉ tư cách thành viên . 38

2.7.4 Phí SMO . 38

3 TÍNH TOÁN GIỚI HẠN BẢN CHÀO . 39

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA GIỚI HẠN BẢN CHÀO . 39

- 2-

3.2 GIỚI HẠN BẢN CHÀO CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN . 39

3.3 GIỚI HẠN GIÁ CHÀO CỦA THUỶ ĐIỆN (TRỪ THUỶ ĐIỆN ĐA MỤC TIÊU) . 39

3.4 SMO CÔNG BỐ SẢN LƯỢNG CỦA CÁC THUỶ ĐIỆN ĐA MỤC TIÊU . 40

3.5 GIỚI HẠN BẢN CHÀO CỦA BOT . 40

3.6 TÍNH TOÁN GIÁ TRẦN CÁC Nhà máy nHIỆT ĐIỆN . 40

3.6.1 Giá trần cho tổ máy chạy nền/ lưng/đỉnh . 40

3.6.2 HIệu suất đầy tải/suất hao nhiệt . 41

3.6.3 Hệ số suy giảm hiệu suất . 41

3.6.4 Nguồn dữ liệu cho tính toán giá trần . 43

3.7 TÍNH TOÁN GIỚI HẠN CÁC BẢN CHÀO HÀNG NĂM . 43

4 XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG . 44

4.1 GIÁ THỊ TRƯỜNG TOÀN PHẦN . 44

4.2 LỰA CHỌN NHÀ MÁY BNE . 44

4.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn . 44

4.2.2 Xác định chi phí BNE . 45

4.3 GIÁ SMP . 46

4.4 GIÁ TRẦN SMP . 46

4.4.1 Các tổ máy chạy đỉnh đắt tiền không xét giá SMP . 46

4.4.2 Giá trần SMP cho việc thanh toán thị trường . 47

4.4.3 Xác định giá trần SMP . 47

4.5 GIÁ CAN . 48

4.5.1 Lượng công suất bổ sung được trả CAN . 50

4.5.2 Xác định giá CAN hàng giờ . 51

4.5.3 Giờ thấp điểm đêm và giờ ban ngày . 54

4.5.4 Giá CAN theo giờ điển hình . 56

4.6 XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG SAU VẬN HÀNH DÙNG CHO THANH TOÁN . 58

4.7 TỔ MÁY RÀNG BUỘC PHÁT TĂNG VÀ GIẢM CÔNG SUẤT . 58

4.8 GIÁ ÁP DỤNG KHI DỪNG THỊ TRƯỜNG . 58

4.9 GIÁ ÁP DỤNG KHI CÓ CAN THIỆP THỊ TRƯỜNG . 58

4.10 GIÁ THỊ TRƯỜNG BÌNH QUÂN GIA QUYỀN THEO SẢN LƯỢNG . 59

4.11 GIÁ BÁN BUÔN ĐIỆN HIỆU DỤNG . 60

5 QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH NĂM TỚI VÀ THÁNG TỚI . 61

5.1 LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH NĂM TỚI . 61

5.1.1 Tổng quan về quy trình . 61

5.1.2 Trách nhiệm chung của SMO . 63

5.1.3 Quy trình xác định BNE . 63

5.1.4 Quy trình xác định chi phí thiếu hụt năm cho BNE . 66

5.1.5 Quy trình xác định mức giá CAN từng giờ . 68

5.1.6 Quy trình hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng hàng năm . 69

5.1.7 Quy trình phân bổ sản lượng hợp đồng năm cho từng tháng . 70

5.1.8 Quy trình xác định giá trần cho tổ máy chạy nền/lưng/đỉnh . 71

5.1.9 Quy trình phân loại tổ máy chạy nền/ lưng/đỉnh . 74

- 3-

5.1.10 Thời gian thực hiện . 74

5.2 LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THÁNG TỚI . 74

5.2.1 Tổng quan về quy trình . 74

5.2.2 Quy trình phân bổ sản lượng tháng cho từng giờ . 75

5.2.3 Quy trình phân loại tổ máy chạy nền/lưng /đỉnh . 75

6 VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG NGÀY TỚI . 78

6.1 QUY TRÌNH VẬN HÀNH . 78

6.2 QUY TRÌNH NỘP BẢN CHÀO . 79

6.2.1 Nghĩa vụ và trách nhiệm . 82

6.3 CẤU TRÚC MẪU BẢN CHÀO . 82

6.3.1 Kiểm tra tính hợp lệ của bản chào . 83

6.3.2 Bản chào mặc định . 83

6.3.3 Chào nhóm tổ máy . 83

6.3.4 Thời điểm đóng cửa thị trường . 84

6.3.5 Hệ thống thông tin phục vụ chào giá . 84

6.3.6 Các công tác sau thời điểm đóng của thị trường . 84

6.3.7 Kiểm tra bản chào sau thời điểm đóng của thị trường . 85

6.3.8 Kiểm tra bản chào hiệu chỉnh . 86

6.3.9 Độ chính xác của bản chào . 86

6.4 LẬP LỊCH HUY ĐỘNG NGÀY TỚI . 87

6.4.1 Công bố lịch huy động ngày tới . 87

6.5 CAM KẾT HOÀ LƯỚI . 88

7 VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG GIỜ TỚI VÀ SAU NGÀY GIAO DỊCH . 90

7.1 LẬP LỊCH GIỜ TỚI . 90

7.2 VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC . 91

7.3 XÁC ĐỊNH GIÁ SMP VÀ LƯỢNG CÔNG SUẤT TRẢ CAN . 94

7.3.1 Tính toán giá SMP . 96

7.3.2 Tính toán lượng công suất trả CAN . 97

7.3.3 Tính toán lượng điện năng ràng buộc phải phát . 97

7.4 CÔNG SUẤT ĐIỀU ĐỘ VÀ SAI SỐ ĐIỀU ĐỘ . 100

8 VẬN HÀNH HỆ THỐNG . 101

8.1 DỰ BÁO PHỤ TẢI . 101

8.2 LẬP LỊCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG NĂM TỚI . 105

8.2.1 Mua dịch vụ phụ . 105

8.2.2 Lập lịch cắt điện . 110

8.3 LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÁNG TỚI VÀ TUẦN TỚI . 111

8.4 LẬP LỊCH VẬN HÀNH NGÀY TỚI VÀ GIỜ TỚI . 112

8.5 QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ . 112

8.5.1 Can thiệp và dừng thị trường . 113

8.6 SA THẢI PHỤ TẢI . 117

8.7 XỬ LÝ DƯ THỪA CÔNG SUẤT . 118

- 4-

9 ĐIỀU TIẾT THUỶ ĐIỆN . 119

9.1 CÁC VẤN ĐỀ TRONG ĐIỀU TIẾT THUỶ ĐIỆN . 119

9.1.1 Giá trị nước . 119

9.1.2 Chi phí điện năng thiếu hụt . 119

9.1.3 Giới hạn điện năng ngày . 120

9.1.4 Dịch vụ phụ . 121

9.2 THUỶ ĐIỆN CHÀO THEO GIÁ TRỊ NƯỚC . 121

9.3 PHÂN LOẠI NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN . 122

9.4 LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐA MỤC TIÊU . 122

9.5 CHÀO GIÁ THỦY ĐIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG . 124

9.6 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CỦA THỦY ĐIỆN ĐA MỤC TIÊU . 125

10 HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN . 126

10.1 CÁC DẠNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN . 126

10.1.1 Hợp đồng mua bán điện . 126

10.1.2 Hợp đồng dịch vụ phụ . 126

10.2 MỤC ĐÍCH HỢP ĐỒNG MBĐ TRONG THỊ TRƯỜNG CGM . 126

10.3 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CƠ CHẾ HỢP ĐỒNG . 127

10.4 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG . 128

10.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU . 129

10.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN . 129

10.7 HIỆU CHỈNH VÀ PHÂN BỔ SẢN LƯỢNG HỢP ĐỒNG . 130

10.7.1 Hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng năm . 130

10.7.2 Phân bổ sản lượng hợp đồng năm vào các tháng . 132

10.7.3 Phân bổ sản lượng hợp đồng tháng vào từng giờ trong tháng . 132

11 DỊCH VỤ PHỤ . 134

11.1 DỊCH VỤ PHỤ & CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN . 134

11.1.1 Cung cấp các dịch vụ phụ . 134

11.1.2 Lập lịch huy động và điều độ dịch vụ phụ . 135

11.2 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CÁC DỊCH VỤ PHỤ . 137

11.2.1 Phương pháp tính chi phí các dịch vụ phụ . 137

11.3 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤ CUNG CẤP . 139

11.3.1 Xác định sản lượng điều tần và dự phòng quay . 139

11.3.2 Sản lượng điện năng thanh toán cho FSR, CSR và RMR . 140

12 ĐO ĐẾM . 142

12.1 SỐ LIỆU ĐO ĐẾM HÀNG NGÀY . 142

12.2 SỐ LIỆU ĐO ĐẾM TRONG CHU KỲ THANH TOÁN . 142

12.3 LƯU TRỮ SỐ LIỆU ĐO ĐẾM . 142

13 THANH TOÁN . 143

13.1 PHẠM VI VÀ CHU KỲ THANH TOÁN . 143

13.1.1 Phạm vi . 143

- 5-

13.1.2 Chu kỳ thanh toán . 143

13.2 NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM . 144

13.2.1 SMO . 144

13.2.2 SB . 144

13.2.3 Đơn vị phát điện (Genco) . 144

13.2.4 Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu đo đếm (MDMSP) . 144

13.2.5 Đơn vị mua điện . 144

13.3 QUY TRÌNH THANH TOÁN . 145

13.4 THANH TOÁN ĐIỆN NĂNG . 146

13.4.1 Các thành phần thanh toán . 146

13.4.2 Thanh toán điện năng trên thị trường . 147

13.4.3 Thanh toán hợp đồng . 148

13.4.4 Thanh toán cho lượng điện năng phát do ràng buộc . 149

13.4.5 Thanh toán cho lượng công suất bổ sung được trả CAN . 149

13.4.6 Hiệu chỉnh khi dừng thị trường . 150

13.4.7 Hiệu chỉnh khi có sự can thiệp thị trường . 150

13.5 THANH TOÁN CHO CÁC DỊCH VỤ PHỤ . 151

13.5.1 Các thành phần thanh toán . 151

13.5.2 Điều tần . 151

13.5.3 Dự phòng quay . 151

13.5.4 Dự phòng khởi động nhanh . 152

13.5.5 Điều chỉnh điện áp . 152

13.5.6 Dự phòng phải phát do ràng buộc an ninh . 153

13.5.7 Dự phòng khởi động chậm . 153

13.5.8 Dự phòng khởi động đen . 154

13.6 CÁC KHOẢN THANH TOÁN KHÁC . 154

13.7 HIỆU CHỈNH LẠI HÓA ĐƠN . 154

13.8 PHÍ SMO . 155

13.9 THUẾ . 156

13.10 SỐ LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN THANH TOÁN . 156

13.10.1 Tổng hợp và cung cấp số liệu . 156

13.11 CHỨNG TỪ, HÓA ĐƠN VÀ THANH TOÁN . 156

13.11.1 Chứng từ sơ bộ . 156

13.11.2 Thẩm định chứng từ sơ bộ . 157

13.11.3 Chứng từ hoàn chỉnh . 157

13.11.4 Lập hóa đơn . 157

13.11.5 Thời hạn thanh toán . 157

13.11.6 Hệ thống thanh toán điện tử EFT . 157

13.11.7 Khiếu nại . 158

13.11.8 Hiệu chỉnh sai sót trong hóa đơn . 158

13.11.9 Sai sót trong thanh toán và lãi suất mặc định . 158

13.11.10 Thanh toán trước – giải quyết tranh chấp sau . 159

13.12 CÁC YÊU CẦU BẢO LÃNH . 159

13.12.1 Bảo đảm thanh toán . 159

- 6-

13.12.2 Các hình thức bảo lãnh . 160

13.12.3 Xác định mức bảo lãnh thanh toán . 161

13.12.4 Định mức giới hạn giao dịch . 161

13.12.5 Cảnh báo tới hạn . 161

14 CÔNG BỐ THÔNG TIN . 162

14.1 BẢO MẬT THÔNG TIN . 162

14.2 THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG . 163

14.2.1 Thành viên giao dịch trực tiếp . 163

14.2.2 Thành viên giao dịch gián tiếp . 163

14.2.3 Thành viên không chính thức . 163

15 QUY TRÌNH SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH . 164

15.1 CHỨC NĂNG CỦA RRO . 164

15.2 CHỨC NĂNG CỦA RCG . 164

15.3 ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH . 164

15.4 THỦ TỤC SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH . 165

16 XUẤT NHẬP KHẨU ĐIỆN . 167

16.1 LẬP LỊCH VÀ HUY ĐỘNG ĐIỆN NĂNG XUẤT/NHẬP KHẨU . 167

16.2 ƯU TIÊN ĐIỀU ĐỘ . 167

16.3 KHÔNG ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀ KHÔNG HƯỞNG CAN . 168

16.4 VAI TRÒ CỦA SB MUA TOÀN BỘ ĐIỆN NHẬP KHẨU . 168

16.5 PHÍ SMO . 168

17 GIẢI THÍCH TỪ NGỮ . 169

PHỤ LỤC . 180

PHỤ LỤC A - LỊCH VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG . 181

PHỤ LỤC B - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT ĐẦY TẢI VÀ HỆ SỐ SUY GIẢM HIỆU

SUẤT . 186

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT ĐẦY TẢI.186

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG . 186

CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC XEM XÉT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHUẨN . 188

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ SUY GIẢM HIỆU SUẤT . 189

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TUABIN KHÍ . 189

CÔNG THỨC TÍNH GIỜ SUY GIẢM TƯƠNG ĐƯƠNG . 191

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TUABIN HƠI . 194

PHỤ LỤC C - BẢNG GIÁ TRẦN MẪU . 196

PHỤ LỤC D - PHƯƠNG PHÁP BNE . 198

Chi PHÍ VỐN . 198

CHI PHÍ ĐẦU TƯ . 201

CHI PHÍ VẬN HÀNH . 203

- 7-

Ví DỤ TÍNH BNE . 204

PHỤ LỤC E - NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI TỔ MÁY CHẠY NỀN, CHẠY LƯNG VÀ CHẠY

ĐỈNH . 208

TRÁCH NHIỆM CỦA SMO . 208

CÁC BIẾN SỐ MÔ PHỎNG . 208

HỆ SỐ CÔNG SUẤT VÀ SỐ LẦN KHỞI ĐỘNG . 208

CÔNG NGHỆ PHÁT ĐIỆN . 209

DỰ BÁO PHỤ TẢI . 210

GIÁ TRỊ NƯỚC . 210

PHỤ LỤC F - SỐ LIỆU TÍNH TOÁN THANH TOÁN . 212

PHỤ LỤC G - MÔ HÌNH MÔ PHỎNG LẬP LỊCH, ĐIỀU ĐỘ CÓ VÀ KHÔNG CÓ ĐỒNG TỐI

ƯU VỀ ĐIỆN NĂNG VÀ DỰ PHÒNG . 214

GIỚI THIỆU . 214

ĐỒNG TỐI ƯU ĐIỆN NĂNG VÀ DỰ PHÒNG . 214

HÀM MỤC TIÊU . 214

PHƯƠNG TRÌNH RÀNG BUỘC . 215

XỬ PHẠT VI PHẠM RÀNG BUỘC . 218

KHÔNG ĐỒNG TỐI ƯU ĐIỆN NĂNG VÀ DỰ PHÒNG . 218

HÀM MỤC TIÊU . 218

PHƯƠNG TRÌNH RÀNG BUỘC . 219

XỬ PHẠT VI PHẠM RÀNG BUỘC . 221

VÍ DỤ CỤ THỂ . 221

THỰC HIỆN . 223

PHỤ LỤC H – CÁC PHẦN MỀM MÔ PHỎNG HIỆN TẠI VÀ QUY TRÌNH MÔ PHỎNG THỊ

TRƯỜNG . 224

CÁC PHẦN MỀM MÔ PHỎNG HIỆN TẠI . 224

PROMODE IV . 224

AREVA 225

PHẦN MỀM TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC . 225

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ . 226

KẾT QUẢ ĐẦU RA CỦA MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG . 228

DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CHO MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG . 229

THÔNG SỐ CẤU HÌNH LƯỚI TRUYỀN TẢI . 229

NGUỒN PHÁT . 229

LỊCH BẢO DƯỠNG . 230

PHỤ TẢI CÁC NÚT . 230

BIỂU ĐỒ PHỤ TẢI KÉO DÀI . 231

GIÁ TRỊ NƯỚC . 231

CÔNG SUẤT CỦA THỦY ĐIỆN THEO MÙA . 231

GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG HỢP ĐỒNG . 232

BẢN CHÀO . 232

THÔNG TIN THÀNH VIÊN PHỤC VỤ THANH TOÁN . 233

- 8-

KẾT QUẢ MÔ PHỎNG . 234

CÁC KẾT QUẢ CHO HỆ THỐNG . 234

KẾT QUẢ CHO CÁC GENCO . 235

KẾT QUẢ CHO CÁC NHÁNH . 236

KẾT QUẢ TẠI CÁC NÚT . 236

THANH TOÁN . 237

TỔNG QUẢN VỀ QUY TRÌNH MÔ PHỎNG.237

PHỤ LỤC I – ĐIỀU TIẾT THỦY ĐIỆN VÀ CÔNG CỤ MÔ PHỎNG . 239

GIÁ TRỊ NƯỚC . 239

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC . 239

GIÁ TRỊ NƯỚC LỚN NHẤT . 240

THỦY ĐIỆN THEO DÒNG CHẢY . 241

LƯU LƯỢNG NƯỚC TỐI THIỂU . 241

THUỶ ĐIỆN BẬC THANG . 242

CÁC PHƯƠNG ÁN CHO VIỆC CHÀO GIÁ VÀ HUY ĐỘNG . 242

NHIỀU ĐƠN VỊ SỞ HỮU CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BẬC THANG . 244

CHÀO ĐIỆN NĂNG NGÀY . 244

DỊCH VỤ PHỤ . 244

CÁC THUỶ ĐIỆN CHÀO THEO GIÁ TRỊ NƯỚC . 245

MÔ HÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƯỚC . 245

TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH . 245

CÁC RÀNG BUỘC TRONG MÔ HÌNH . 246

CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG THIẾU HỤT . 247

PHỤ LỤC J - MỘT NHÀ MÁY BNE VỚI NHIỀU NHÀ MÁY BNE . 249

PHỤ LỤC K - KẾT QUẢ MÔ PHỎNG THỊ TRƯỜNG CGM . 251

CẤU HÌNH LƯỚI 3 NÚT . 251

THÔNG TIN TỔ MÁY . 252

THÔNG TIN PHỤ TẢI . 254

THÔNG TIN THỦY VĂN . 255

TÍNH TOÁN BNE và CAN . 256

CHI PHÍ THIẾU HỤT NĂM . 258

GIÁ TRẦN BẢN CHÀO . 259

TÍNH TOÁN CAN . 259

CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG KHÁC . 262

TÍNH TOÁN GIÁ BÌNH QUÂN TRỌNG SỐ . 265

KẾT LUẬN.265

pdf266 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế chi tiết mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đơn vị phát điện khác, SMO sẽ được phép tối ưu lại và công bố lịch huy động cuối cùng đối với các MN SMHP trong phạm vị hiệu chỉnh +/-3% của sản lượng sơ cấp để xử lý các dao động giữa các điều kiện được cập nhật và các kết quả dự báo được dùng trong mô hình tính toán giá trị nước. Sai số hiệu chỉnh sẽ được xem xét định kỳ bởi ERAV và có thể giảm xuống khi thị trường trưởng thành hoặc sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến thao túng thị trường hoặc thiếu minh bạch. Các quy định cũng có thể cho phép độ linh hoạt lớn hơn trong các điều kiện không bình thường, chẳng hạn gió bão ảnh hưởng đến cung cấp điện,... khi được ERAV cho phép. SMO có thể can thiệp vào thị trường thậm chí không cần sự đồng ý trước của ERAV, tuy nhiên SMO sẽ phải có văn bản báo cáo ERAV sau mỗi hành động can thiệp để đảm bảo rằng sự can thiệp đó là tuân thủ đúng Quy định thị trường và Quy định hệ thống điện truyền tải. 9.5 CHÀO GIÁ THỦY ĐIỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG SMO sẽ tính toán giá trị nước để làm căn cứ cho thuỷ điện chào giá vào thị trường. SMO sẽ chào giá thay cho SMHPs theo giá trị nước. Các thuỷ điện bậc thang được quy định chào giá theo nhóm với một bản chào và chào giá trong dải +/-10% giá trị nước được tính toán. Các nhà máy trong cùng một nhóm sẽ cử ra một người có trách nhiệm chào giá cho cả nhóm vào thị trường, nêếuviệc này không thực hiện được, SMO SMO sẽ sử dụng giá trị nước để chào thay cho cả nhóm. - 124 - Các nhà máy khác sẽ chào giá vào thị trường trong dải +/- 10% gia trị nước do SMO tính toán. Các NM SMHP – SMO sẽ công bố sản lượng thay cho SMHP dựa trên sản lượng được tối ưu hóa theo mô hình tính toán giá trị nước như trình bày ở trên. 9.6 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CỦA THỦY ĐIỆN ĐA MỤC TIÊU SMHP có thể được tổ chức, sắp xếp theo các phương án sau đây (tất cả đều phải tuân thủ các quy định về chào giá đã được quy định trong mục 9.4) Phương án 1: Hoàn toàn độc lập Phương án 2: Thuộc SB Phương án 3: Nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ (Bộ Công Thương/ Cục Điều tiết điện lực) Phương án trở thành đơn vị hoàn toàn độc lập là không nhất quán với chính sách của nhà nước, khi SMHP được xây dựng để thực hiện các chiến lược và chính sách của nhà nước, phương án này sẽ dẫn đến rủi ro là các SMHP có thể sẽ không sẵn sàng thực chiến lược và chính sách của nhà nước. Phương án 2 là nằm dưới Đơn vị mua duy nhất (SB) (do nhà nước sở hữu) đáp ứng được yêu cầu SMHP tiếp tục thuộc sở hữu nhà nước và có thể được chỉ đạo để thực hiện chính sách của chính phủ. Theo phương án này, mặc dù Đơn vị mua duy nhất phải cân bằng mục tiêu thương mại của nó vớ mục tiêu chính sách của chính phủ. Vì hai mục tiêu này mâu thuẫn với nhau, nên hoạt động của SB sẽ kém minh bạch và trách nhiệm giải trình, thực hiện và khó được giám sát và đánh giá một cách hiệu quả. Phương án 3 đề xuất một sự sắp xếp tổ chức cho phép chính phủ thực hiện chính sách của mình một cách minh bạch. Theo các quy định về chào giá/lập lịch huy động áp dụng đối với SMHP được quy định cụ thể trong quy định thị trường, sự can thiệp vào quá trình lập lịch bởi chính phủ là không được biết trước khi chúng có thể tạo ra một lổ hổng của quy định thị trường. Phương án này cho phép thực hiện chính sách của chính phủ thông qua thị trường mà không làm mất tính minh bạch của vận hành thị trường. Đề xuất áp dụng phương án 3. - 125 - 10 HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN 10.1 CÁC DẠNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN Thị trường CGM có 02 dạng hợp đồng chính: hợp đồng Mua bán điện giữa SB và Genco; và hợp đồng Dịch vụ phụ giữa SMO và Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ. 10.1.1 Hợp đồng mua bán điện • Hợp đồng với các SMHP (không theo dạng hợp đồng CfD) • Hợp đồng PPA (2 thành phần) với các BOT • Hợp đồng mẫu dạng CfD với các Genco khác trong thị trường CGM; • Hợp đồng CfD một chiều với các Genco đắt tiền (có chi phí biến đổi cao hơn giá trần SMP) 10.1.2 Hợp đồng dịch vụ phụ Trong thị trường CGM, các dạng dịch vụ phụ sau đây được cung cấp theo hợp đồng ký giữa SMO và Genco: • Dịch vụ Khởi động nhanh (FSR) • Dịch vụ Khởi động chậm (CSR); • Dịch vụ “Ràng buộc phát do an ninh hệ thống (RMR); • Dịch vụ Khởi động đen (BS). Việc cung cấp các dịch vụ điều tần và dịch vụ dự phòng quay sẽ không thông qua hợp đồng. Phí dịch vụ sẽ được thu độc lập với phí vận hành SMO và phí thành viên. 10.2 MỤC ĐÍCH HỢP ĐỒNG MBĐ TRONG THỊ TRƯỜNG CGM Áp dụng Hợp đồng Mua bán điện mẫu trong thị trường CGM nhằm các mục tiêu chính sau đây: • Góp phần ổn định giá điện: do phần lớn điện năng trên thị trường được giao dịch qua hợp đồng (trong những năm đầu) nên đảm bảo được tính ổn định - 126 - cho giá phát điện trung bình. Và do giá phát điện sẽ được “chuyển qua” vào biểu giá bán lẻ, việc giữ ổn định giá phát điện trung bình sẽ góp phần ổn định biểu giá bán lẻ điện • Khuyến khích đầu tư: nhờ đảm bảo được tính chắc chắn và ổn định về giá điên • Khuyến khích cạnh tranh: từng bước tăng lượng điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay (bằng cách giảm dần % điện năng mua bán qua hợp đồng) Mỗi Genco sẽ ký hợp đồng bán phần lớn sản lượng điện năng phát (của từng nhà máy điện thuộc Genco đó) dưới dạng hợp đồng tài chính CfD. Trong đó, giá thị trường toàn phần FMP là giá tham chiếu khi tính toán thanh toán. Phần công suất điện năng còn lại (ngoài hợp đồng), bao gồm phần công suất cung cấp cho dịch vụ điều tần và dự phòng quay, được giao dịch trên thị trường giao ngay. Lượng điện năng giao dịch trên thị trường được SB trả cho Genco theo giá FMP. Khi giá FMP cao hơn giá hợp đồng, Genco sẽ thanh toán cho SB phần sai khác giữa giá FMP và giá hợp đồng. Trong trường hợp ngược lại, nếu giá FMP thấp hơn giá hợp đồng, SB sẽ thanh toán cho Genco phần sai khác giữa giá hợp đồng và giá FMP. Hình 10-34 Nguyên tắc của hợp đồng CfD 10.3 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CƠ CHẾ HỢP ĐỒNG • Cơ chế hợp đồng nhằm mục đích hạn chế rủi ro cho SB và các Genco trong từng năm; - 127 - SMP CAN Giá hợp đồng Giờ“i” Giá toàn phần FMP Genco trả cho SB SB trả cho Genco Giờ j • Hợp đồng mẫu được xây dựng theo hướng đảm bảo phản ánh đúng doanh thu từ thị trường của 1 Đơn vị phát điện “thị trường thuần túy”; • Tất cả các Genco đều phải bán một phần điện năng trên thị trường theo giá SMP, do đó sẽ không có động lực gì để chi phối giữ giá thị trường ở mức thấp. • Các Genco hiện có sẽ ký hợp đồng có thời hạn 1 năm. Các Genco mới sẽ ký hợp đồng nhiều năm theo từng trường hợp cụ thể nhằm ổn định doanh thu cho các Genco này. 10.4 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG Theo báo cáo tư vấn về Phương pháp tính khung giá phát điện và dịch vụ phụ, các nguyên tắc để xác định giá hợp đồng như sau: 1. Hợp đồng đồng mua bán điện sẽ có dạng hợp đồng CfD (hợp đồng tài chính) và không có các ràng buộc về các nghĩa vụ vật lý. 2. Hợp đồng mua bán điện năng sẽ do SB ký với các Genco; còn hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ sẽ do SMO ký với các Genco. 3. Với các nhà máy điện hiện có, khi chuyển sang thị trường CGM, giá hợp đồng cũ sẽ được giữa nguyên, còn tỷ lệ sản lượng hợp đồng sẽ giảm dần, và do đó sẽ làm tăng dần lượng điện năng bán qua thị trường giao ngay. 4. Các Genco mới đi vào vận hành sẽ ký hợp đồng nhiều năm để đảm bảo ổn định doanh thu, thanh toán các khoản vay nợ khi đầu tư. 5. Với các nhiệt điện mới, giá hợp đồng sẽ dựa trên khung giá phát điện chuẩn để đảm bảo tính hiệu quả và tránh phải xác định cho từng trường hợp cụ thể. 6. Với các nhiệt điện mới, giá hợp đồng sẽ dựa trên các ước tính đầu tư trong “các nghiên cứu về quy hoạch chi phí tối thiểu”. 7. SMHP sẽ được nhận khoản thanh toán đảm bảo thu hồi được các chi phí; cơ chế này sẽ giúp giảm mức giá phát điện trung bình xuống mức thấp nhất có thể. 8. Các tổ máy cung cấp dịch vụ phụ được thanh toán hoặc là chi phí cơ hội hoặc là chi phí thực tế tuy thuộc vào từng loại hình dịch vụ phụ. - 128 - 10.5 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU Hợp đồng PPA mẫu có thời hạn không quá 10 năm hoặc có thời hạn đến khi có thị trường bán buôn . Thành phần chi phí cố định trong giá hợp đồng được tính bằng tổng chi phí cố định chia cho sản lượng (trung bình 10 năm). Thành phần chi phí biến đổi được tính dựa theo chi phí chuẩn áp dụng cho Genco. Sản lượng hợp đồng được tính bằng Tỷ lệ % hợp đồng × Sản lượng dự kiến từng năm (cho 10 năm hợp đồng). Tỷ lệ % hợp đồng sẽ giảm dần theo lộ trình. Nhằm đảm bảo tính linh hoạt, sản lượng hợp đồng có thể được điều chỉnh trong khoảng ± 10% (đối với các Genco thuộc các nhà đầu tư tư nhân) và ± 20% đối với các nhà đầu tư quốc doanh trong trường hợp có sự sai lệch lớn giữa sản lượng năm dự kiến (theo hợp đồng 10 năm) với sản lượng dự kiến của Genco đó tính theo kết quả đầu ra của quy trình lập lịch năm tới. 10.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN • Mỗi năm, giá SMP và sản lượng phát của mỗi Genco trong từng giờ sẽ được dự báo dựa trên: oBản chào dự kiến oCông suất sẵn sàng (công suất mỗi tổ máy được hiệu chỉnh theo lịch bảo dưỡng, sửa chữa… thành công suất sẵn sàng trung bình dự kiến trong năm) • Xác định doanh thu trung bình theo giá SMP của mỗi Genco trong cả năm. Tính toán doanh thu cho các TPP sẽ dựa theo kịch bản thủy văn năm trung bình, cho các HPP sẽ dựa trên kịch bản thủy văn năm khô hạn. Hợp đồng có dạng hợp đồng CfD hai thành phần, trong đó: oGiá hợp đồng dựa theo giá thị trường trung bình o Sản lượng hợp đồng tính bằng 90 – 95% sản lượng từng giờ Genco dự kiến được huy động Các Genco mới sẽ ký hợp đồng nhiều năm với giá hợp đồng dựa theo chi phí của nhàm máy BNE – nhằm ổn định mức doanh thu tổng cho các Genco này. - 129 - 10.7HIỆU CHỈNH VÀ PHÂN BỔ SẢN LƯỢNG HỢP ĐỒNG Từng năm, theo Quy trình Lập kế hoạch vận hành năm, điều chỉnh lại sản lượng hợp đồng năm đó theo các tiêu chuẩn và phương pháp đã thống nhất trong hợp đồng. Sau đó, các bên sẽ tiến hành phân bổ cả năm vào từng tháng theo các tiêu chuẩn và phương pháp đã thống nhất trong hợp đồng. Theo Quy trình Lập kế hoạch vận hành tháng, SB, Genco và SMO sẽ phối hợp phân bổ sản lượng tháng vào từng giờ trong tháng. Cần lưu ý là chương trình mô phỏng Lập kế hoạch vận hành năm dựa trên nguyên tắc “bottom-up” đã bao gồm cả việc mô phỏng dự kiến sản lượng hợp đồng từng tháng và từng giờ cho cả năm tới. Khi đã xác định được sản lượng hợp đồng năm qua chương trình Lập kế hoạch vận hành năm, thì các kết quả về sản lượng tháng/giờ tương ứng cũng có thể được sử dụng để cho quy trình Lập kế hoạch vận hành tháng tới. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cần phải chạy lại chương trình mô phỏng Lập kế hoạch vận hành tháng để cập nhật các biến đổi của số liệu đầu vào (giá trị nước…). Nguyên tắc chạy lại chương trình mô phỏng Lập kế hoạch vận hành tháng như sau: • Giá trị sản lượng hợp đồng tháng được giữ nguyên. • Phân bổ lại sản lượng hợp đồng tháng và từng giờ trong tháng đó. 10.7.1 Hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng năm Hợp đồng PPA mẫu trong thị trường CGM (dạng hợp đồng CfD) có cung cấp cơ chế để hiệu chỉnh lại sản lượng hợp đồng năm để cập nhật các thay đổi của các yếu tố đầu vào, chẳng hạn: số liệu dự báo phụ tải.., thông qua chương trình mô phỏng vận hành để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng năm được thực hiện dựa trên mức sản lượng dự kiến phát trong năm đó (theo kết quả mô phỏng vận hành thị trường) và kết hợp với dải hiệu chỉnh cho phép. Dải hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng: • ± 10% đối với các Genco thuộc sở hữu tư nhân • ± 20% đối với các Genco thuộc sở hữu nhà nước - 130 - Dải hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng năm đối với các Genco thuộc sở hữu nhà nước sẽ rộng hơn so với các Genco thuộc sở hữu tư nhân. Trong trường hợp cần hiệu chỉnh mức sản lượng lớn, thì phần hiệu chỉnh này sẽ chủ yếu được phân bổ cho các Genco thuộc sở hữu nhà nước. Phương pháp hiệu chỉnh sản lượng hợp đồng năm được quy định trong hợp đồng PPA mẫu: AGO = EGO nếu a*GO ≤ EGO ≤ b*GO AGO = a*GO nếu EGO < a*GO AGO = b*GO nếu EGO > b*GO Qc = AGO (MWh) * CC (%) Trong đó: • GO: sản lượng của Genco trong hợp đồng • EGO: sản lượng của Genco theo kết quả chạy mô phỏng thị trường do SMO thực hiện. • AGO: sản lượng hiệu chỉnh của Genco cho năm đó • Qc: sản lượng hợp đồng năm • a = 0.9 đối với các Genco thuộc sở hữu tư nhân; 0.8 đối với các Genco thuộc sở hữu nhà nước • b = 1.1 đối với các Genco thuộc sở hữu tư nhân; 1.2 đối với các Genco thuộc sở hữu nhà nước • CC: tỷ lệ sản lượng hợp đồng Các đơn vị có liên quan: SB, Genco, SMO. Thời gian biểu: thực hiện theo Quy trình lập kế hoạch vân hành năm tới, vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 10 năm Y-1. Kết quả đầu ra của Quy trình này là:Sản lượng hợp đồng năm, Qc Công cụ tính toán: - 131 - • Chương trình tính toán giá trị nước • Chương trình mô phỏng thị trường 10.7.2 Phân bổ sản lượng hợp đồng năm vào các tháng Sản lượng hợp đồng năm được phân bổ vào các tháng trong năm theo công thực sau đây: Trong đó: • Qcm: phần sản lượng hợp đồng phân bổ vào tháng “m”; • Qc: sản lượng hợp đồng năm; • QEm: sản lượng điện năng dự báo của Genco trong tháng m theo kết quả tính toán mô phỏng thị trường; Các đơn vị có liên quan: SB, Genco, SMO. Thời gian biểu: thực hiện theo Quy trình lập kế hoạch vân hành năm tới, vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 10 năm Y-1. Kết quả đầu ra: sản lượng hợp đồng các tháng trong năm; Công cụ tính toán: • Chương trình tính toán giá trị nước • Chương trình mô phỏng thị trường 10.7.3 Phân bổ sản lượng hợp đồng tháng vào từng giờ trong tháng Sản lượng hợp đồng tháng được phân bổ vào từng giờ trong tháng theo công thực sau đây: Trong đó: • Qcmh: phần sản lượng hợp đồng phân bổ vào giờ h của tháng m ; - 132 - ∑= = = 12 1 * m m Em Em ccm Q QQQ ∑= = = shoursmonthh h Emh Emh cmcmh Q QQQ ' 1 * • Qcm: phần sản lượng hợp đồng phân bổ vào tháng “m”; • QEmh: sản lượng điện năng dự báo của Genco trong tháng m theo kết quả tính toán lập kế hoạch vận hành tháng tới; Các đơn vị có liên quan: SB, SMO. Thời gian biểu: ngày làm việc thứ 20 tháng M-1; Kết quả: sản lượng hợp đồng giờ Công cụ tính toán: • Chương trình tính toán giá trị nước • Chương trình mô phỏng thị trường - 133 - 11 DỊCH VỤ PHỤ 11.1 DỊCH VỤ PHỤ & CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN Việc cung cấp, lập lịch và huy động các dịch vụ phụ được quy định trong Duy định lưới truyền tải (Chương 6, phần c, các Điều từ 91 đên 98): 11.1.1 Cung cấp các dịch vụ phụ Cung cấp các dịch vụ dự phòng quay & điều tần là nghĩa vụ bắt buộc với tất cả các Genco. Các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến các dịch vụ này được coi là điều kiện cần đáp ứng để được phép đấu nối lên hệ thống. Theo Quy định Lưới truyền tải, trong vận hành thời gian thực, các Genco có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ này khi nhận được lệnh điều độ của SMO. Các dịch vụ phụ khác bao gồm dự phòng khởi động nhanh (FSR), dự phòng nguội (CSR), tổ máy ràng buộc phải phát (RMR, và khởi động đen (BS). 11.1.1.1 Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ SMO ký hợp đồng dài hạn mua các dịch vụ FSR, CSR, RMR và BS. Quy định Lưới truyền tải định rõ các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các tổ máy cung cấp các dịch vụ phụ. SO sẽ tiến hành đấu thầu hàng năm để mua lượng dịch vụ phụ cần thiết qua hợp đồng. Thời hạn hợp đồng hợp đồng sẽ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ mẫu (SASA). Các Genco được chọn ký hợp đồng SASA với SMO sẽ được thanh toán phí công suất riêng để giúp thu hồi vốn đầu tư cho việc cung cấp dịch vụ phụ theo hợp đồng (do không thể thu hồi qua thị trường). 11.1.1.2 Xác định lượng dịch vụ phụ cần thiết SMO sẽ xác định lượng dịch vụ phụ FSR, CSR, RMR, và BS cần cung cấp hàng năm, cụ thể như sau: 11.1.1.2.1 FSR SMO xác định mức công suất biên dự kiến dựa trên sự sai khác giữa công suất hợp đồng (của các Genco đã ký hợp đồng PPA mẫu) so với phụ tải đỉnh dự báo. SO sẽ - 134 - mua lượng dự phòng FSR đủ để nâng mức công suất biên lên mức dự phòng yêu cầu. 11.1.1.2.2 CSR SMO xác định mức công suất biên dự kiến dựa trên sự sai khác giữa công suất hợp đồng (sản lượng dự kiến của các Genco đã ký hợp đồng PPA mẫu hoặc Hợp đồng cung cấp FSR, tính theo kịch bản thủy văn năm khô hạn) so với nhu cầu điện năng năm khô hạn. SO sẽ mua lượng dự phòng CSR đủ để nâng mức công suất biên lên mức dự phòng yêu cầu. 11.1.1.2.3 RMR SMO xác định các tổ máy đủ điều kiện để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ RMR dựa trên kết quả mô phỏng thị trường điện (đã được dùng để phân loại tổ máy chạy nền, chạy lưng và phủ đỉnh) có/và không xét ràng buộc truyền tải. Khi các tổ máy được xác định là thường xuyên phải vận hành trong trạng thái ràng buộc phải phát, và chưa ký hợp đồng cung cấp dịch vụ FSR, CSR, thì sẽ được phép ký hợp đồng cung cấp dịch vụ RMR. 11.1.1.2.4 BS SMO xác định các vùng trong lưới điện có khả năng bị tách khỏi phần còn lại hệ thống. Trong mỗi vùng đó cần có ít nhất 02 Genco cung cấp dịch vụ khởi động đen theo hợp đồng. 11.1.2 Lập lịch huy động và điều độ dịch vụ phụ Lập lịch huy động và điều độ từng loại dịch vụ phụ được thực hiện như sau: 11.1.2.1 Dự phòng quay 11.1.2.1.1 Lập lịch huy động Tổng công suất dự phòng quay cần huy động được tính bằng mức công suất lớn nhất của 1 tổ máy nào đó trong hệ thống được huy động biến động trong Chu kỳ giao dịch, phù hợp với tiêu chuẩn trong Quy định lưới điện truyền tải. Các tổ máy dự phòng quay được xếp lịch điều độ theo thứ tự huy động; thứ tự huy động được xây dựng dựa trên chi phí cơ hội của các tổ máy (bao gồm cả chi phí biên của các tổ máy cung cấp dịch vụ, và các chi phí tăng thêm khi phát điện năng khi cung cấp - 135 - dịch vụ dự phòng quay). Cũng như việc các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng quay được kỳ vọng cung cấp điện năm. Việc lập lịch huy động điện năng hoặc dự phòng quay cần được phối hợp với nhau. 11.1.2.1.2 Điều độ thời gian thực Khi vận hành thời gian thực, trong trường hợp cần thiết, SMO sẽ ra lệnh điều độ lại các tổ máy để đảm bảo cung cấp đủ lượng điện năng dự phòng quay dựa trên thứ tự huy động trong lịch huy động giờ tới lập cho Chu kỳ giao dịch đó. 11.1.2.2 Điều tần 11.1.2.2.1 Lập lịch huy động Tổng công suất điều tần cần huy động được tính bằng mức biến động dự kiến lớn nhất của phụ tải hệ thống (MW) trong Chu kỳ giao dịch. SMO sẽ dựa trên kinh nghiệm để xác định biến động lớn nhất về phụ tải trong chu kỳ giao dịch. Kết quả này sẽ được sử dụng để xác định nhu cầu điều tần cho một chu kỳ giao dịch như là phần trăm cố định của phụ tải trong chu kỳ giao dịch đó. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, nhu cầu dự kiến vào khoảng 3-5% tổng phụ tải. Các tổ máy điều tần được xếp lịch điều độ theo thứ tự huy động; thứ tự huy động được xây dựng dựa trên các bản chào về điện năng. 11.1.2.2.2 Điều độ thời gian thực Khi vận hành thời gian thực, trong trường hợp cần thiết, SMO sẽ ra lệnh điều độ lại các tổ máy để đảm bảo cung cấp đủ công suất điều tần dựa trên thứ tự huy động trong lịch huy động giờ tới lập cho Chu kỳ giao dịch đó. 11.1.2.3 Dịch vụ Điều chỉnh điện áp/Công suất phản kháng 11.1.2.3.1 Lập lịch huy động Tổng công suất phản kháng cần huy động được tính bằng lượng công suất phản kháng nhỏ nhất cần thiết để giữ ổn định điện áp trong dải giá trị cho phép đã được quy định trong Quy định Lưới truyền tải. Các tổ máy cung cấp dịch vụ điều chỉnh điện áp được xếp lịch điều độ theo thứ tự huy động; thứ tự huy động được xây dựng dựa trên chi phí cơ hội của các tổ máy; bao gồm cả chi phí biên của các tổ - 136 - máy cung cấp dịch vụ, và các chi phí tăng thêm khi phát điện năng khi cung cấp dịch vụ điều chỉnh điện áp. 11.1.2.3.2 Điều độ thời gian thực Khi vận hành thời gian thực, trong trường hợp cần thiết, SMO sẽ ra lệnh điều độ lại các tổ máy để đảm bảo cung cấp đủ lượng công suất phản kháng dựa trên thứ tự huy động trong lịch huy động giờ tới lập cho Chu kỳ giao dịch đó. 11.1.2.4 FSR, CSR, RMR Các tổ máy FSR, CSR và RMR sẽ cung cấp điện năng dự phòng tương ứng và không phải chào giá. Thay vào đó, các tổ máy này sẽ được SMO lập lịch và điều độ dựa trên nhu cầu và giá điện năng trong hợp đồng. Các tổ máy này sẽ nhận phí công suất qua hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ.(SASA) 11.1.2.5 Khởi động đen Dịch vụ khởi động đen được huy động trong trường hợp rã lưới 1 phần hay toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, thay vì đượcđiều độ như các dịch vụ phụ khác, dịch vụ khởi động đen chỉ đơn giản được huy động khi xảy ra tình huống sự cố như trên. 11.2 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CÁC DỊCH VỤ PHỤ 11.2.1 Phương pháp tính chi phí các dịch vụ phụ Phương pháp tính chi phí các dịch vụ phụ được xây dựng chi tiết trong Phần VI – Báo cáo tư vấn “Xây dựng phương pháp tính khung giá phát điện và dịch vụ phụ” của tư vấn Mercados, tháng 8 năm 2008. Phần này sẽ giới thiệu tóm tắt các nội dung có liên quan. Cần lưu ý là chỉ có các dịch vụ FSR, CSR, RMR và BS được áp dụng cơ chế trả phí công suất riêng. 11.2.1.1 Dự phòng quay Tổ máy thủy điện cung cấp dự phòng quay không được trả phí cơ hội. Tổ máy nhiệt điện cung cấp dự phòng quay được thanh toán cơ hội, xác định dựa trên sai khác giữa giá SMP và chi phí biến đổi (giá chào) của tổ máy. - 137 - 11.2.1.2 Điều tần Không có các khoản thanh toán trực tiếp cho dịch vụ này. 11.2.1.3 Điều chỉnh điện áp Không có các khoản thanh toán trực tiếp cho dịch vụ này. 11.2.1.4 FSR Chỉ có các Genco nhiệt điện đủ tiêu chuẩn mới đươc phép ký hợp đồng cung cấp dịch vụ FSR. Khoản phí công suất năm được xác định sao cho Genco thu hồi đủ chi phí cố định, được tính bằng tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành cố định hàng năm. Các khoản chi phí biến đổi được thanh toán theo giá điện năng trong hợp đồng. 11.2.1.5 CSR Khoản phí công suất năm được xác định sao cho Genco thu hồi đủ chi phí cố định, được tính bằng tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành cố định hàng năm. Các khoản chi phí biến đổi được thanh toán theo giá điện năng trong hợp đồng. 11.2.1.6 RMR Khoản phí công suất năm được xác định sao cho Genco thu hồi đủ chi phí cố định, được tính bằng tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành cố định hàng năm. Các khoản chi phí biến đổi được thanh toán theo giá điện năng trong hợp đồng. 11.2.1.7 BS Phí công suất cho dịch vụ BS, tương ứng với phần chi phí đầu tư tăng thêm tương đối nhỏ, sẽ không áp dụng qua cơ chế trả phí công suất riêng mà thanh toán qua hợp đồng PPA mẫu. Các khoản chi phí biến đổi được thanh toán theo chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành thực tế khi được huy động để cung cấp dịch vụ. - 138 - 11.2.1.8 Lưu ý về trả chi phí biến đổi cho dịch vụ FSR, CSR và RMR Cần lưu ý là phương pháp thanh toán chi phí biến đổi cho các tổ máy cung cấp dịch vụ FSR, CSR và RMR hoàn toàn tương tự như phương pháp áp dụng với các tổ máy ràng buộc phải phát – đã được quy định trong Quy định TTĐ. Vấn đề còn tồn tại ở đây là phương pháp trên cần được định rõ trong hợp đồng SASA. 11.3 XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ PHỤ CUNG CẤP Để phục vụ tính toán thanh toán các các dịch vụ phụ, SMO cần xác định sản lượng điện năng thực tế do các dịch vụ này cung cấp và mức giá tương ứng. Đối với các dịch vụ phụ cung cấp điện năng, (FSR, CSR, RMR và BS), sản lượng điện năng được xác định theo số liệu đo đếm do MDMSP quản lý theo các quy định trong Quy định Đo đếm. Riêng đối với các Genco cung cấp dịch vụ điều tần, dự phòng quay và điều chỉnh điện áp, sản lượng điện năng phát khi cung cấp dịch vụ khó xác định theo số liệu đo đếm. Do đó, tư vấn đề xuất áp dụng phương pháp xác định sản lượng của các dịch vụ này dựa trên công suất lập lịch/điều độ. 11.3.1 Xác định sản lượng điều tần và dự phòng quay Các tổ máy dự phòng quay và điều tần được nhận phí điện năng và CAN dựa theo lượng được lập dịch (công suất điều độ). Phương pháp này dựa trên việc quy đổi lượng được lập lịch / công suất điều độ thành sản lượng thanh toán, cụ thể như sau: Theo lịch điều độ giờ tới, khi tổ máy được lập lịch huy động để cung cấp dự phòng quay hoặc điều tần trong Chu kỳ giao dịch, và không bị điều độ lại trong suốt Chu kỳ giao dịch đó thì mức sản lượng điện năng để thanh toán cho các dịch vụ này được tính bằng mức công suất lập lịch tại thời điểm bắt đầu chu kỳ nhân với khoảng thời gian của 1 Chu kỳ giao dịch (1 giờ): Sanluong_thanhtoan = Congsuat_huydong (MW) x 1 (gio) Trong trường hợp các tổ máy bị điều độ lại liên quan việc cung cấp dự phòng quay, điều tần hay điều chỉnh điện áp trong Chu kỳ giao dịch thì mức sản lượng điện năng để thanh toán sẽ được hiệu chỉnh lại theo mức chênh lệch giữa công suất lập lịch, đã được xác định ở trên, và mức công suất điều độ lại, nhân với khoảng - 139 - thời gian còn lại của Chu kỳ giao dịch (kể từ thời điểm nhận lệnh điều độ lại) và chia cho 60. 60 )()(_60)(_ _ phutthoigianMWdieudolaiCongsuatMWhuydongCongsuat thanhtoanSanluong ×−× = Hình 11-35 Tính toán thanh toán cho lượng điện phát phục vụ điều tần và dự phòng quay. Trong trường hợp tổ máy cung cấp cả điện năng và dịch vụ điều tần thì sản lượng thanh toán phần điện năng dựa theo sản lượng đo đếm được. Trong trường hợp tổ máy cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74454621-Bao-cao-Thiet-ke-chi-tiet-thi-truong-CGM-05Jun2009-Tieng-Viet.pdf
Tài liệu liên quan