Đề tài Thiết kế công thức luân canh cho Đồng Bằng Sông Hồng

A. MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Phải kể đến ở đây là nền văn minh lúa nước Sông Hồng.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Việc sản xuất lương thực, thực hiện nay là vô cùng cấp thiết, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đã có. Theo kinh nghiệm của ông cha ta ngày trước chỉ có hai vụ nhưng nay chúng ta đã mở rộng và phát hiện ra những giống cây mới ngắn ngày trồng được 3 vụ trong năm. Từ sau cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, năng suất lúa của cả nước tăng lên không ngừng, nhưng sự khác nhau giữa các vùng về năng suất lại rất khác nhau theo thời kỳ và các vùng sinh thái. Theo thống kê của bộ Nông Nghiệp thì năng suất của Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là cao hơn các vùng khác, phù hợp với điều kiện địa hình và đất phù sa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở hai vùng này. Có rất nhiều biện pháp làm cho năng suất cây trồng tăng nhanh như: luân canh, trồng xen, trồng gối tùy từng vùng mà ta có thể sử dụng những biện pháp thích hợp cho từng giống cây trồng. Như chúng ta đã biết Đồng Bằng Sông Hồng có một lượng đất phù sa cực kỳ phong phú. Là Đồng Bằng nên Sông Hồng rất thích hợp với luân canh tăng vụ vừa đem lại lợi ích cao mà có thể cải tạo đất, làm đất không bị mất chất dinh dưỡng mà lại có thể để chất dinh dưỡng lại cho vụ sau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi tìm hiểu một số công thức luân canh.

B. NỘI DUNG

1. Điều kiện tự nhiên của ĐBSH.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 220 - 21030' B và 105030' - 1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 20193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế công thức luân canh cho Đồng Bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Phải kể đến ở đây là nền văn minh lúa nước Sông Hồng. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Việc sản xuất lương thực, thực hiện nay là vô cùng cấp thiết, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đã có. Theo kinh nghiệm của ông cha ta ngày trước chỉ có hai vụ nhưng nay chúng ta đã mở rộng và phát hiện ra những giống cây mới ngắn ngày trồng được 3 vụ trong năm. Từ sau cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, năng suất lúa của cả nước tăng lên không ngừng, nhưng sự khác nhau giữa các vùng về năng suất lại rất khác nhau theo thời kỳ và các vùng sinh thái. Theo thống kê của bộ Nông Nghiệp thì năng suất của Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là cao hơn các vùng khác, phù hợp với điều kiện địa hình và đất phù sa rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở hai vùng này. Có rất nhiều biện pháp làm cho năng suất cây trồng tăng nhanh như: luân canh, trồng xen, trồng gối…tùy từng vùng mà ta có thể sử dụng những biện pháp thích hợp cho từng giống cây trồng. Như chúng ta đã biết Đồng Bằng Sông Hồng có một lượng đất phù sa cực kỳ phong phú. Là Đồng Bằng nên Sông Hồng rất thích hợp với luân canh tăng vụ vừa đem lại lợi ích cao mà có thể cải tạo đất, làm đất không bị mất chất dinh dưỡng mà lại có thể để chất dinh dưỡng lại cho vụ sau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi tìm hiểu một số công thức luân canh. B. NỘI DUNG 1. Điều kiện tự nhiên của ĐBSH. Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 220 - 21030' B và 105030' - 1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.  Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1400 - 2000mm. Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị cao nhất nước... Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.  Vùng còn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh. Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khoáng sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức. 2. thực trạng năng suất cây trồng ở ĐBSH. Qua nhiều năm thâm canh, luân canh trên ĐBSH thì người dân cũng áp dụng được nhiều công thức luân canh mới để đưa vào sản xuất cho cây trồng tăng năng suât. Từ việc điều kiện tự nhiên thuận lợi mà họ đã trồng luân canh, Trồng xen, tăng vụ…rất hiệu quả. Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Ngoài số đất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha. Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Đất không được bồi đắp hàng năm vẫn màu mỡ hơn đất được bồi đắp. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ sông Thái Bình. Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa. Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu. Diện tích cây lương thực là khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước. Sản lượng lương thực là 6,1 triệu tấn, chiếm 18% sản lượng lương thực toàn quốc (1999). Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, Ðồng bằng sông Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước (1999). Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa (61,6 tạ/ha – năm 1999). Nhiều huyện, hợp tác xã đạt năng suất 8 – 10 tấn/năm. 3. Giới thiệu về luân canh Luân canh là sự luân phiên cây trồng theo không gian và thời gian. - Luân canh không gian là sự luân phiên nơi trồng của một loại cây hay nói cách khác luân canh không gian là một loại cây trồng thay đổi nơi trồng từ mảnh đất này sang mảnh đất khác. - Luân canh thời gian là sự luân phiên cây trồng theo mùa vụ. Vụ sau, năm sau trồng những cây không giống vụ trước, năm trước. Nói một cách khác là trên cùng một mảnh đất trong nhưng thời gian khác nhau được trồng những cây khác nhau. Chu kỳ luân canh là số năm thực hiện một công thức luân canh. Công thức luân canh là trình tự bố trí cây trồng trong một chu kỳ luân canh. Ví dụ: Ngô xuân – đậu tương hè thu – khoai tây Lạc xuân – ngô hè thu – rau đông. Trong luân canh có thể kết hợp với trồng xen, trồng gối Ngô xuân( trồng xen lạc) – lúa mùa sớm – khoai tây( trồng xen Xà lách) Hay: Ngô xuân( trồng gối đậu tương hè thu) – khoai lang đông( trồng xen rau thơm) 4. Lợi ích của Luân canh. luân canh nâng cao năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao. Vì luân canh có tác dụng nhiều mặt nên trong luân canh cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Hệ thống luân canh chính xác không chỉ lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên của môi trường mà còn phát huy vai trò của các yếu tố xã hội hoặc tiến bộ kỹ thuật như giống, gieo trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, bón phân hoặc thu hoạch. luân canh có tác dụng điều hòa các chất dinh dưỡng trong đất. Cây trồng hút nước và các chất dinh dưỡng từ đất để tổng hợp các chất hữu cơ tạo thành sản phẩm. Con người thu hoạch và su7wr dụng sản phẩm đã lấy đi một lượng dinh dưỡng từ đất. mỗi loại cây trồng, thậm chí mỗi giống cây trồng cũng yêu cầu một lượng dinh dưỡng khác nhau. Cho nên độc canh dẫn đến kiệt quệ một loại dinh dưỡng nào đó trong đất, còn luân canh các loại cây khác nhau, sử dụng dinh dưỡng khác nhau, chất dinh dưỡng được điều hòa. Ngoài ra, cây trồng còn để lại chất hữu cơ trong đất với số lượng khác nhau cho nên lượng dinh dưỡng để lại cũng rất khác nhau. luân canh có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất Mỗi loại cây do đặc điểm sinh học của rễ, do yêu cầu về môi trường sống và các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau( bón phân, tưới nước, làm đất…) nên ngay từ khi sinh trưởng phát triển và sau thu hoạch đã tác động đến đất khác nhau làm cho môi trường đất chặt, xốp, tốt, xấu không giống nhau. Ví dụ: cây lúa nước làm cho đất chặt cứng sau thu hoạch. Ngược lại cây họ đậu làm cho đất tơi xốp, giàu hữu cơ, giàu đạm vì vậy đất tốt. Sự thay đổi giữa cây trồng cạn và trồng nước làm thay đổi môi trường đất, thay đổi tính chất lý hóa, hóa học, sinh học trong đất và có tác dụng cải tạo tính chất đất. luân canh chống xói mòn đất Luân canh có ảnh hưởng tốt đến độ phì, đặc tính vật lý của đất, hạn chế xói mòn, nâng cao hoạt động của vi sinh vật cũng như các sinh vật sống trong đất , hạn chế khả năng sống sót, lây lan nguồn sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác. Luân canh ngày nay được coi là biện pháp cơ bản để duy trì độ phì của đất, kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại phát triển trong nông nghiệp hữu cơ. Sự thay đổi loài cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khoáng khác nhau theo thời gian có tác dụng bảo vệ đất rất tốt. ví dụ: luân canh giữa cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng với nhiều loài cây họ đậu sẽ có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất nhờ khả năng cố định N khí trời và cung cấp chất hữu cơ giàu N của cây họ đậu trong đất. luân canh phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại Sâu bệnh hại cây trồng có tính chuyên tính, tức là chỉ hại một hoặc một số cây trồng mà không gây hại đến loại cây khác. Một số loại cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh như cà chua, khoai tây , thuốc lá…, song nhiều loại cây trồng lại có tác dụng chống lại bệnh như hành tỏi. Vì vậy khi luân canh cây trồng thay đổi, cây trồng thay đổi, sâu bệnh giảm. cùng với cây trồng thì cũng có cỏ dại phát triển, trên đồng ruộng cỏ dại hại cây trồng nào , chúng có những yêu cầu, đặc điểm giống cây trồng đó. Vì vậy khi thay đổi cây trồng, thay đổi môi trường đất cỏ dại bị hạn chế hoặc bị tiêu diệt. khi luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước( ngô – lúa , lạc – lúa) cỏ dại hại lúa hoặc cỏ dại hại cây trồng cạn đều giảm. luân canh điều hòa lao động và sử dụng vật tư kỹ thuật. Một trong những đặc điểm của sản xuất trồng trọt là thời vụ khẩn trương. Mỗi loại cây trồng đòi hỏi phải gieo trồng đúng thời vụ và thu hoạch kịp thời. vì vậy, độc canh một loại cây trồng thì đến thời vụ gieo trồng hoặc thu hoạch cần một lượng lớn lao động. Từ những lợi ích của luân canh nói trên, em đưa ra 3 công thức luân canh thích hợp với đất ở Ðồng bằng sông Hồng: Cây trồng là thành phần chủ yếu của các hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào thích hợp để lợi dụng được tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Mặt khác cây trồng là những nguồn lợi tự nhiên sống, nhiệm vụ của nông nghiệp là phải sử dụng nguồn lợi tự nhiên ấy một cách tốt nhất, nghĩa là giành cho chúng các điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nhất. Cả ba công thức dưới đây cây trồng được thiết kế cho đơn vị đất số 7: G2H1T2I1F1P2 với diện tích là: 52,05 ha. Biết: G2: đất phù sa sông Hồng có tầng Gley sâu H1: Địa hình vàn cao. T2: Thành phần cơ giới thịt nhẹ I1: Tưới chủ động F1: Tiêu chủ động P2: Độ phì trung bình. Công thức 1: Vụ xuân muộn vụ mùa sớm vụ đông lạc V79 lúa ĐB1 cải bắp CB26 T1 – T4 cuối T5 – T9 T10 – T12 (128 – 135 ngày) (109 – 125 ngày) (75 – 90 ngày) - Giống lạc V79 có thời gian sinh trưởng 120-125 ngày. Năng suất trung bình 20 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 30 tạ/ha. V79 là giống có khả năng chịu hạn khá, dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá và gỉ sắt, héo xanh vi khuẩn. - Lúa ĐB1 Cây cao: 100 - 105 cm, chiều dài bông 23 - 24cm, số hạt chắc/bông 130 - 150 hạt, tỷ lệ lép 7 - 12%. Dạng hạt bầu, khối lượng 1000hạt: 25,5 - 26 gam.Năng suất: trung bình 60 - 65 tạ/ha. Năng suất cao nhất 80- 85 tạ/ha. Chịu rét khá, kháng bệnh đạo ôn và chống đổ khá. - Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng khá cao. Với năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33 kg P2O5, 109 kg K2O. Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất , nông dân đã đạt đuợc các năng suất 80-100tấn/ha bắp cải, thì lượng các chất dinh dưỡng được hút đi từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải bắp cũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể : với mức năng suất 30 tấn/ha, cây lấy đi 2 kg CaO/ha. Công thức 2: Vụ xuân muộn vụ mùa sớm vụ đông khoai lang V15-70 đậu tương M103 cà chua HP5 cuối T1 – T5 20/5 – T8 đầu T9 –T12 (100 – 120 ngày) (80 – 90 ngày) (120 -135 ngày) Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Khoai lang được sử dụng củ và lá để làm thức ăn gia súc, chế biến bột, rượu cồn, bánh kẹo và gần đây đang được nghiên cứu để làm màng phủ sinh học ( bioplastic). Cho sản lượng là: 12 -15 tấn/ ha. Giống đậu tương M103 :Chiều cao trung bình 55-70 cm, giống M103 sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, quả màu vàng sẫm, tỷ lệ quả 3 hạt cao, hạt vàng đẹp, tỷ lệ hạt nứt vỏ thấp hơn giống ĐT76. Khối lượng 1000 hạt 160-180 gram. Giống M103 có tiềm năng năng suất cao (17-20 tạ/ha). Khả năng chịu nóng khá. Giống M103 thích ứng trong vụ hè ở đồng bằng và trung du Bắc bộ. Có thể gieo trong vụ Xuân muộn và vụ Thu Đông. Thời vụ: Vụ Xuân muộn: 1-15/3. Vụ Hè: 20/5-15/6. Vụ Thu - Đông: 20/8-20/9. Mật độ và mức phân bón, kỹ thuật bón nh các giống khác. Chú ý: Cần bón phân hợp lý và bấm ngọn vào thời kỳ 4-5 lá trong vụ hè. Cà chua HP5 thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn. Chiều cao cây trung bình 90 cm, có khả năng phân cành hữu hiệu lớn (3-4 cành cấp 1, 2 - 3 cành cấp 2). Quả tròn hơi thuôn, nhẵn, chia múi không rõ. Vai quả màu xanh không vân. Khi chín màu đỏ tươi, hạt ít, khối lượng 1000 hạt là 3 g.      Thuộc nhóm giống dài ngày, thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 120-135 ngày.      Năng suất trung bình 35-40 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 50 tấn/ha. Số quả/cây 15-20. Khối lượng 1 quả từ 100-150 g, mỗi cây đạt khoảng 2,3-2,7 kg quả. Phẩm chất tốt, cùi dày, chắc, ít hạt, chịu vận chuyển.     Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, nóng, rét) tốt. Có khả năng chống bệnh mốc sương và đốm vòng, chống chịu các loại sâu bệnh khác trung bình. Công thức 3: Vụ xuân muộn vụ mùa sớm vụ đông Ngô nếp VN2 dưa hấu lai số 1 khoai tây lipsi Đầu T1 – T4 cuối T5 – T8 cuối T9 – T12 (100 – 105 ngày) (80 – 90 ngày) ( 100 – 110 ngày) Ngô nếp VN2: Năng suất TB là 44,9 tạ/ha, thâm canh đạt 55 tạ/ha; phẩm chất tốt dùng để ăn tươi; ít nhiễm bệnh khô vằn, chịu hạn khá, chống đổ khá; thích hợp gieo trồng cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Dưa hấu lai số 1: Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi rộng, dễ đậu trái, trồng được quanh năm. Trái dài, nặng trung bình 3-4 kg/ trái. Vỏ đen, có sọc mờ, ruột chắc, đỏ đẹp, rất ngon ngọt. Thu trái 55-60 ngày sau khi gieo. Năng suất trung bình 25-30 tấn/ ha. khoai tây lipsi: chăm sóc tốt năng suất có thể lên tới 18 – 20 tấn / ha. Diễn biến thời tiết trong năm có quan hệ với việc sắp xếp cây trồng. yếu tố khí hậu có tầm quan trọng bậc nhất trong việc xác định cơ cấu cây trồng của ĐBSH. Cơ cấu cây trồng nếu được ăn khớp với diễn biến khí thời tiết trong năm thì sẽ tạo ra yếu tố thuận lợi để năng cao năng suất và sản lượng cây trồng. lý do mà ta phải bố trí cây trồng ở đây là tìm được giống cây trồng thích hợp cho vùng ĐBSH này để tạo nên năng suất cây trồng cao hơn, thu đươc lợi nhuận hơn…. Tháng 12 – 3 có nhiệt độ thấp, tháng 4 có nhiệt độ từ 25oC – 27,5oC. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ lên cao. Tháng 11 nhiệt độ lại xuống. Căn cứ vào nhiệt độ đất đai, ĐBSH chia thành 3 vụ, vụ đông xuân từ giữa tháng 10 đến tháng 2 dương lịch. Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 7. Vụ mùa từ tháng 7 đến tháng 11. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của cây. Ánh sáng là yếu tố biến động ảnh hưởng đến năng suất. Cần phân biệt cây trồng theo yêu cầu về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng từng thời gian trong năm để bố trí cây trồng cho phù hợp. Nhiệt độ có ngày xuống dưới yêu cầu của cây trồng nhưng không kéo dài quá ngày. Tuy có những ngày rét lạnh nhưng hoa màu vụ đông vẫn cho năng suất khá. Tháng 11 nhiệt độ bắt đầu giảm và giảm mạnh vào tháng 1. Vì vậy tranh thủ gieo trồng cây vụ đông vào giữa tháng 10 để ra hoa kết quả vào tháng 11. Nếu gieo trồng muộn, lúc cây ra hoa kết quả và phình củ vào tháng 12 hay tháng 1 sẽ gặp rét. Nhiệt độ dưới 20oC có hạn chế việc ra hoa, kết quả. Đậu côve, côbơ, đậu mắt ngỗng chịu được rét nên sinh trưởng trong vụ đông. Độ ẩm có lien quan đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Độ ẩm không khí quá cao, sự thoát hơi nước của cây trồng khó khăn, độ mở của không khí bị hẹp lại, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm xuống. Độ ẩm không khí cao còn làm tăng bệnh do phytopthora gây hại mạnh cho các cây, bệnh lở cổ rễ cho cây họ đậu. độ ẩm không khí quá thấp kèm theo nhiệt độ cao làm cho cây trồng phải thoát hơi nước nhiều, cây trồng gặp hạn, hạt phấn và nhụy và bị chết, tỷ lệ hạt lép tăng. Tuy vậy, lại có những cây thích ứng với độ ẩm không khí cao như bắp cải, su hào, xà lách, rau diếp, … là những loại rau ăn lá nhu cầu lượng nước lớn mà rễ cây không khỏe lắm( bắp cải) nếu độ ẩm không khí thấp làm thoát hơi nước nhiều bộ rễ không hút đủ nước cho sự sinh trưởng của cây, làm năng suất và phẩm chất cây thấp. Cây trồng vụ đông thích hợp với độ ẩm thấp ở ĐBSH: khoai tây, cà chua, tỏi, đậu tương… Cây trồng vụ đông thích hợp với độ ẩm cao ở ĐBSH : cải bắp, su hào, rau diếp, rau cải… Nước cần cho sự sinh trưởng của cây, nước mưa cung cấp phần lớn nước mà cây yêu cầu đặc biệt là ở vùng không tưới, nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch. Vì vậy khi xác định cơ cấu cây trồng phải chú ý đến lượng mưa. Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng. Đất và khí hậu có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Phải biết đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng. Với điều kiện tự nhiên thích hợp như ĐBSH, lượng phù sa màu mỡ, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng… Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. 5. Hiệu quả thu được Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua  và trồng hoa xen canh. Trồng cây ở ĐBSH ta sử dụng một số biện pháp như trồng xen, luân canh hay thâm canh tăng vụ… để tạo năng suất cây trồng cao. Sử dụng và bố trí cây hợp lý ta có thể thu được hiệu quả như: Điều hòa chất dinh dưỡng và nước trong đất.Tổng hợp chất hữu cơ trong đất … Cải tạo và bồi dưỡng đất: giữ lại chất dinh dưỡng trong đất tạo cho cây trồng vụ sau có hiệu quả và đất không bị mất chất dinh dưỡng làm tiền đề cho cây vụ sau sinh trưởng và phát triển tốt. Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Sâu bệnh hại cây trồng thường có tính chất chuyên tính, tức là thường hại một số cây trồng. nhiều loại có khả năng đối kháng với các loài sâu bệnh hại cây khác. Ví dụ: Cây học cà (khoai tây, cà chua, cà bát…) bị bệnh sương mai phá hoại nặng. Nếu kết hợp với cây lúa, cây lúa không bị bệnh hại, lúa lại sống trong điều kiện ngập nước làm cho sâu bệnh giảm nhiều. Điều tiết hoạt động vi sinh vật trong đất. Mỗi loại cây trồng cùng với các biện pháp kỹ thuật thích hợp đã tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển và hoạt động của vi sinh vật đất phù hợp. Các vi sinh vật có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong đất. C.KẾT LUẬN. Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng. ĐBSH- một nơi mà có thể nói là sự phát triển nông nghiệp lâu đời và lớn ở nước ta. Địa hình rộng, Sông Hồng hàng năm đem một lượng phù sa lớn cho cây trồng nông nghiệp. Khí hậu thì thuận lợi cho cây phát triển. Lượng phù sa mà sông mang lại cho đất rất màu mỡ, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cây phát triển nhanh… vì là sông nên vấn đề thủy lợi cũng rất được đảm bảo, nước sông phục vụ cho tưới tiêu… Trồng cây theo biên pháp luân canh hiện nay rất được phổ biến rộng rãi ở ĐBSH. Nó mang lại năng suất cao, nhiều lợi nhuận cho người dân. Chính vì những lý do nêu trên mà người nông dân hiện nay đã bố trí cây trồng hợp lý hơn. Nói chung chúng ta cần phải tìm ra nhiều loại giống cây trồng mới, cách bố trí cây trồng hợp lý hơn nữa…Để hướng tới nền“ nông nghiệp phát triển một cách bền vững ”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrồng trọt.doc
Tài liệu liên quan