Trong những năm 90, ACAD là phần mềm được người thiết kếsửdụng phổ
biến nhất. Nhìn vào hiện trạng sửdụng tại Việt Nam, ACAD được sửdụng nhưlà
một công cụ đểvẽkỹthuật. CAD chỉcó ý nghĩa nhưlà Computer Aided Drawing.
Một sốngười có khảnăng lập trình bằng AutoLisp đã phát triển thêm một sốlệnh
chuyên ngành. Tuy nhiên, sựphát triển này cũng không thểhơn nữa vì thiếu những
cơsởpháp lý mang tính vĩmô. Điều này được thểhiện cụthểqua sựviệc là đến
nay Việt Nam vẫn chưa có một quy chuẩn về đặt tên Layer (Hiệp Hội Kiến Trúc Sư
Hoa Kỳ đã ban hành tiêu chuẩn này từnăm 1994).
Trước khi xuất bản ACAD 2000, AutoDesk có thửnghiệm một phiên bản gọi
tên là Architectural Desktop. Phần mềm này là sựkết hợp giữa phần mềm ACAD
và AEC (truớc đây của hãng SoftDesk). Đây là phiên bản dành riêng cho người
thiết kếkiến trúc. Người sửdụng đón nhận phiên bản này một các nồng nhiệt vì họ
thấy rằng đây đúng là một phần mềm CAD đúng nghĩa (Computer Aided Design).
Tuy nhiên, càng sửdụng họcàng thấy thiếu những công cụcần thiết. AutoDesk tiếp
tục phát triển cho đến phiên bản Architectural Desktop 2006 được xem nhưlà phiên
bản được sửdụng phổbiến nhất.
Architectural Desktop là một phần mềm được phát triển dựa trên nền của phần
ACAD nhưng theo hướng BIM (Building Information Modelling). Với phần mềm
này, người thiết kếkiến trúc thay đổi hẳn cách làm việc của mình. Họkhông còn
phải làm việc nhưkhi dùng phần mềm ACAD (phương pháp làm việc nhưvới bút
Chương 1: Tổng quan vềcông trình & REVIT Trang 8
GVHD: Nguyễn ThịTâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng ThếVinh
thước). Họkhông phải nghiên cứu đối tượng bằng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt
mà chỉnghiên cứu hoàn toàn trên hình 3D. Tất cảnhững thông tin hình học nhưmặt
bằng, mặt đứng, mặt cắt hay thông tin phi hình học nhưkhối lượng thiết kế, số
lượng vật tự đều được trích xuất tự động từmô hình 3D. CAD của ngành thiết kế
kiến trúc đã trởthành một bộmôn mới của ngành tin học và mang tên CAADD
(Computer Aided Architectural Design and Database). Tuy nhiên, do dựa trên phần
mềm ACAD nên Architectual Desktop có những hạn chếnhư: một sốchi tiết kiến
trúc (nhưmái vòm) không thể được nhưphần mềm thiết kếtự động theo hướng
BIM; muốn sửdụng phần mềm phải sửdụng được ACAD; nắm bắt được chương
trình đểphục vụcho công việc thiết kếkhông phải là một việc dễdàng. Ngoài ra, sự
hiểu biết sâu sắc và đầy đủmột sốlệnh nhưPedit, Line, Poyline, Xef của ACAD
là rất cần thiết đểsửdụng được Architectural Desktop.
Có lẽrằng, đây chính là nguyên nhân đểnhững người thiết kếkiến trúc của
Việt Nam tuy thấy được những lợi ích quá thiết thực của Architectuarl Desktop cho
công việc của mình, nhưng sửdụng khá hạn chế.
Đến đầu năm 2006, với phiên bản Revit Building, người thiết kếkiến trúc trên
thếgiới đã có một công cụkhá lý tưởng cho công việc hàng ngày của mình. Tuy là
một sản phẩm của một hãng phần mềm quen thuộc là AutoDesk, nhưng người thiết
kếkiến trúc Việt Nam rất ít biết đến. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽnguyên
nhân quan trọng nhất là không đểý đến một trong những cơsởlý luận quan trọng
đểRevit xuất hiện và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thếgiới là khuynh
hướng BIM trong ngành công nghiệp xây dựng.
ỞViệt Nam chúng ta, việc quản lý sốlượng vật tưvà thay đổi nhanh chóng
các phương án thiết kếcủa một dựán gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên
nhân, nhưng nguyên nhân chủyếu là khâu thiết kếkhông có một công cụtính toán
khối lượng thiết kếmột các nhanh chóng và đáng tin cậy mà hầu nhưdựa hoàn toàn
vào con người. Nếu người thiết kếsửdụng các phần mềm theo khuynh hướng BIM
đểthiết kếthì khối lượng sẽ được tính toán một cách tự động và hoàn toàn chính
xác theo những gì xuất hiện trên màn hình.
Với Revit, khảnăng tạo hình khối dáng cũng nhưcác chi tiết phong phú và
linh động hơn nhiều so với các phần mềm CAD. Ngoài ra, những việc nhưthống kê
khối vật liệu có mặt trong công trình sẽ được phần mềm tự động sản sinh. Hồsơ
thiết kếkỹthuật được phần mềm quản lý một cách chặt chẽvà chính xác. Và không
chỉcó vậy, người sửdụng có được tất cảnhững thông tin hình học và phi hình học
của công trình tại bất thời điểm kỳcủa quá trình xây dựng. Vì những đặc điểm này,
một sốnhà chuyên môn vềxây dựng gọi đây là phần mềm 4D (3D + chiều thời
gian).
15 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống điều hòa không khí bằng Revit MEP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhất Building là một kiến trúc phức hợp gồm trung tâm thương mại,
giải trí, nhà hàng, ẩm thực. Bốn mặt của tòa nhà chủ yếu được lắp kính chống nắng và
không sử dụng rèm che. Kích thước rộngxcaoxdày một panel kính là 1850x3800x12mm.
Các giá trị theo bảng 3.7 [1] như sau: 0,74; 0, 21; 0.05; 0,58K K K Kα τ ρ ε= = = = .
Ngoài ra, tường bao bên ngoài được ốp các tấm nhựa cứng màu xám giúp kiến
trúc thêm nổi bật, cứng vững và lâu bền hơn. Các giá trị theo bảng 3,19 [1] như sau:
tường xây bằng gạch rỗng, xây vữa nhẹ dày 200mm có khối lượng riêng
1350ρ = kg/m3, hệ số dẫn nhiệt 0,5λ = W/m.K; bên ngoài là lớp vữa vôi trát mặt
ngoài có khối lượng riêng 1600ρ = kg/m3, hệ số dẫn nhiệt 0,75λ = W/m.K và bên
trong là lớp vữa vôi trát mặt trong có khối lượng riêng 1600ρ = kg/m3, hệ số dẫn
nhiệt 0,6λ = W/m.K đều có bề dày là 5mm như hình sau.
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 2
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Hình 1.1: Cấu tạo tường bao
Khu toilet của tòa nhà được chia làm 2 khu vực, một khu nằm ở trục 8-9 và một
khu nằm ở trục 1-2. Ở tầng 1 không có toilet. Các khu toilet đều có lắp các cửa sổ bằng
kính giúp lấy ánh sáng, nhằm tiết kiệm điện năng chiếu sáng cũng như tạo ra một
không gian thông thoáng cho khu toilet. Ở khu toilet trục 1-2 mỗi panel kính cửa sổ có
kích thước rộngxcaoxdày là 1200x600x12mm. Ở khu toilet trục 8-9 mỗi panel kính cửa
sổ cho khu toilet có kích thước rộngxcaoxdày là 800x600x12mm. Ở khu bồn rửa tay
panel kính cửa sổ có kich thước rộngxcaoxdày là 1350x3800x12mm.
Dưới đây là các bảng trình bày cấu trúc bao bên ngoài có liên quan đến quá
trình tính tải cho các khu vực điều hòa đã được phân vùng nên sẽ không đề cập đến
kính, hay tường đối với khu vực toilet và thang máy (khu vực không nằm trong
vùng cần điều hòa).
Bảng 1.2: Cấu trúc bao cho không gian điều hòa theo hướng Bắc
Khu vực Hướng Bắc
Tầng 1
Trục 2-1
Trục 3-2
Trục 5-3
Trục 7-5
Trục 9-7
Tổng diện tích tường
Tổng diện tích kính
Khoảng không gian
Tường (31,82m2)
Kính (56,24m2)
Kính (56,24m2)
-
31,82m2
112,48m2
Tầng 2-4
Trục 2-1
Trục 3-2
Trục 5-3
Trục 7-5
Trục 9-7
Tổng diện tích kính
-
-
Kính (56,24m2)
Kính (56,24m2)
-
112,48m2
Tầng 5
Trục 2-1
Trục 3-2
-
-
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 3
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Trục 7-3
Trục 9-7
Tổng diện tích kính
Kính (112,48m2)
-
112,48m2
Bảng 1.3: Cấu trúc bao cho không gian điều hòa theo hướng Nam
Khu vực Hướng Nam
Tầng 1
Trục 1-4
Trục 5-7
Trục 7-8
Trục 8-9
Tổng diện tích tường
Tổng diện tích kính
Kính (87,395m2)
Kính (0,35m2)+tường
(59,36m2)
Kính (31,08m2)
Tường (13,475m2)
72,835m2
118,825m2
Tầng 2-4
Trục 1-4
Trục 5-9
Tổng diện tích kính
Kính (82,65m2)
Kính (97,66m2)
180,31m2
Tầng 5
Trục 1-4
Trục 5-9
Tổng diện tích kính
Kính (82,65m2)
Kính (97,66m2)
180,31m2
Bảng 1.4: Cấu trúc bao cho không gian điều hòa theo hướng Tây
Khu vực Hướng Tây
Tầng 1
Trục A-B
Trục B-C
Trục C-D
Trục D-E
Trục E-F
Tổng diện tích kính
Nơi xuống hầm xe
-
Lối vào chính, kính
(32,38m2)
Kính (23,1m2)
Kính (30,415m2)
85,895m2
Tầng 2-4
Trục A-B
Trục B-C
Trục C-D
Trục D-E
Trục E-F
Tổng diện tích kính
-
-
Kính (28,12m2)
Kính (22,8m2)
Kính (29,64m2)
80,56m2
Tầng 5
Trục A-B
Trục B-C
Trục C-D
Trục D-E
-
-
Kính (28,12m2)
Kính (22,8m2)
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 4
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Trục E-F
Tổng diện tích kính
Kính (29,64m2)
80,56m2
Bảng 1.5: Cấu trúc bao cho không gian điều hòa theo hướng Đông
Khu vực Hướng Đông
Tầng 1
Trục F-E
Trục E-D
Trục D-C
Trục C-B
Trục B-A
Tổng diện tích kính
Kính (24,64m2)
Kính (28,49m2)
Kính (28,49m2)
-
-
81,62m2
Tầng 2-4
Trục F-E
Trục E-D
Trục D-C
Trục C-B
Trục B-A
Tổng diện tích kính
Kính (24,32m2)
Kính (28,12m2)
Kính (28,12m2)
-
-
80,56m2
Tầng 5
Trục F-E
Trục E-D
Trục D-C
Trục C-B
Trục B-A
Tổng diện tích kính
Kính (24,32m2)
Kính (28,12m2)
Kính (28,12m2)
-
-
80,56m2
Cần chú ý ở một số cột bêtông bề rộng 800mm của toà nhà có mặt ngoài ốp đá
granit có bề dày 6mm, có hệ số dẫn nhiệt 2,1λ = W/mK (xem hình), đây cũng là yếu
tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình tính nhiệt truyền từ bên ngoài vào không gian cần
điều hòa.
Hình 1.2: Cấu tạo một số cột bêtông
Dưới đây là bảng trình bày số lượng cột bêtông có liên quan đến quá trình tính
tải lạnh cho toà nhà.
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 5
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Bảng 1.6: Số lượng cột bêtông ảnh hưởng đến quá trình tính tải
Khu vực H Bắc H Nam H Tây H Đông Tổng số cột
Tầng 1
Trục 1-5
Trục 5-9
3
2
4
5
3
0
0
4
10
11
Tầng 2-4
Trục 1-5
Trục 5-9
3
2
4
5
4
0
0
4
11
11
Tầng 5
Nhà hàng + siêu thị
Thương mại
4
0
4
5
4
0
0
4
12
9
Sân thượng là một không gian rộng, thoáng mát. Khoảng không gian từ trục 3
đến truc 6 người ta xây mái hiên. Ngoài ra ở các khu thang bộ lên sân thượng đều
được lợp mái che, khoảng cách từ sàn sân thượng đến mái che là 2,4m. Sân thượng
là nơi thích hợp để bố trí hệ Chiller, tháp giải nhiệt, hệ thống bơm nước cấp và nước
hối, bình giãn nở và một số thiết bị khác… Sàn sân thượng là cấu trúc bêtông cốt
thép dày 200mm, ở các vị trí dầm đi ngang qua các cột bêtông thì dày 400mm.
Khoảng không gian để đi tất cả hệ thống đường ống gió, ống gas, ống nước, điện,
báo cháy… là 950mm, ở các dầm là 750mm. Trần giả làm bằng thạch cao dày
10mm. Tất cả khung xương để đóng trần giả và bề dày trần thạch cao là 50mm
(xem hình).
Hình 1.3: Cấu trúc sàn, trần giả của sân thượng và các tầng 2-5
Đối với tầng 1 và tầng hầm 2, bề dày sàn bêtông không đổi, vẫn là 200mm và
400mm (tại các dầm) nhưng người ta không làm trần giả; đường ống sẽ được lộ
thiên làm tăng thêm nét độc đáo cũng như dễ dàng tiến hành bảo trì cho khu nhà
hàng ở tầng hầm 1 và khu gửi xe ở tầng hầm 2 (xem hình).
Trần giả
Ty treo
trần giả
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 6
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Hình 1.4: Cấu trúc sàn các tầng 1, tầng hầm 1,2.
Tầng hầm 2 và 1 không lợp trần giả nên cao trần tầng hầm 2 là 3,1m, tầng hầm
1 là 3,95m. Tầng 1-5 đều lợp trần giả bằng thạch cao nên cao trần tầng 1 là 3,9m và
tầng 2-5 là 3,3m.
Tầng hầm 1 là khu ẩm thực sang trọng gồm 7 khu nhỏ với thông số về diện
tích và cấu trúc tường bao như sau:
Bảng 1.7: Cấu tạo tường bao tầng hầm 1
Khu vực Diện tích sàn, m2 Cao trần, m Diện tích tường bao, m2
Khu Fastfood 24 3,95 0
Khu Cake 23 3,95 0
Khu 1 642 3,95 177
Khu 2 185 3,95 107
Khu 3 433 3,95 253
Khu 4 332 3,95 196
Khu 5 495 3,95 175
1.2 Tổng quan về REVIT và REVIT MEP
1.2.1 Tổng quan về Revit
a) Khái niệm về CAD
CAD viết tắt của cụm từ Computer Aided Design (máy tính trợ giúp thiết kế)
đồng thời cũng là ước muốn của con người trong thời đại tin học. Nói chung, thiết
kế là một công việc của nhiều ngành nghề khác nhau. Ban đầu thiết kế được hiểu
như là sự xuất hiện của hình ảnh trên màn hình theo ý muốn của người sử dụng.
Để tạo lập một hình ảnh trên màn hình, máy tính dựa vào 2 nguyên lý của
ngành toán hình học:
Nguyên lý của hình học cổ điển: hình ảnh là tập hợp các điểm. Dựa vào
nguyên lý này sẽ có hình ảnh dạng raster. Đây là dạng hình ảnh được tạo thành bởi
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 7
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
các phần mềm như 3D Max, 3D Viz… Một điểm của hình ảnh được biểu thị trên
màn hình bằng một pixel. Một pixel được quản lý bởi các thuộc tính như vị trí, màu
sắc… Vì vậy, một hình ảnh có kích thước hình học càng lớn thì số pixel càng nhiều,
kéo theo yêu cầu nhiều tài nguyên của phần cứng để quản lý thông tin. Hệ quả là
dung lượng file càng lớn, phần mềm sẽ xử lý chậm. Hình raster thường có những ưu
điểm cơ bản là: màu sắc và tạo hình phong phú gần với thực tế.
Nguyên lý của hình học giải tích: hình ảnh là đồ thị của một hàm số y = f(x).
Dựa vào nguyên lý này sẽ có hình ảnh dạng vector. Đây là dạng hình ảnh được tạo
ra bởi phần mềm như ACAD. Một hình ảnh vector được quản lý bằng một hàm số
và một vài thông số. Do đó, dù kích thước hình ảnh lớn hay nhỏ cũng không ảnh
hưởng nhiều đến dung lượng file. Hình vector thường có những đặc điểm: đơn sắc,
tạo hình kém phong phú so với hình raster. Có thể tạo hình phong phú hơn, nhưng
vì cần nhiều hàm số hoặc hàm số bậc cao nên dẫn đến là dung lượng file tăng theo,
nhưng vẫn không lớn bằng hình raster cùng một nội dung. Vậy người làm thiết kế
sử dụng loại phần mềm nào, để kết quả là hình raster hay vector, cho công việc
hằng ngày của mình ?
Câu trả lời là cả hai. Cả vector lẫn raster, tùy thuộc vào giai đọan nào trong
quá trình thiết kế: quá trình thiết kế các không gian chức năng, vector hiệu quả hơn;
quá trình nghiên cứu vật liệu và màu, raster hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ngoài
những hình ảnh thấy được trên màn hình là thông tin hình học (graphic information),
người làm thiết kế còn cần đến những thông tin không phải là hình ảnh gọi là thông
tin phi hình học (non-graphic information) như diện tích, thể tích, khối lượng… của
công việc mà họ đang làm.
b) Các bước phát triển phần mềm của hãng AutoDesk
Trong những năm 90, ACAD là phần mềm được người thiết kế sử dụng phổ
biến nhất. Nhìn vào hiện trạng sử dụng tại Việt Nam, ACAD được sử dụng như là
một công cụ để vẽ kỹ thuật. CAD chỉ có ý nghĩa như là Computer Aided Drawing.
Một số người có khả năng lập trình bằng AutoLisp đã phát triển thêm một số lệnh
chuyên ngành. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng không thể hơn nữa vì thiếu những
cơ sở pháp lý mang tính vĩ mô. Điều này được thể hiện cụ thể qua sự việc là đến
nay Việt Nam vẫn chưa có một quy chuẩn về đặt tên Layer (Hiệp Hội Kiến Trúc Sư
Hoa Kỳ đã ban hành tiêu chuẩn này từ năm 1994).
Trước khi xuất bản ACAD 2000, AutoDesk có thử nghiệm một phiên bản gọi
tên là Architectural Desktop. Phần mềm này là sự kết hợp giữa phần mềm ACAD
và AEC (truớc đây của hãng SoftDesk). Đây là phiên bản dành riêng cho người
thiết kế kiến trúc. Người sử dụng đón nhận phiên bản này một các nồng nhiệt vì họ
thấy rằng đây đúng là một phần mềm CAD đúng nghĩa (Computer Aided Design).
Tuy nhiên, càng sử dụng họ càng thấy thiếu những công cụ cần thiết. AutoDesk tiếp
tục phát triển cho đến phiên bản Architectural Desktop 2006 được xem như là phiên
bản được sử dụng phổ biến nhất.
Architectural Desktop là một phần mềm được phát triển dựa trên nền của phần
ACAD nhưng theo hướng BIM (Building Information Modelling). Với phần mềm
này, người thiết kế kiến trúc thay đổi hẳn cách làm việc của mình. Họ không còn
phải làm việc như khi dùng phần mềm ACAD (phương pháp làm việc như với bút
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 8
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
thước). Họ không phải nghiên cứu đối tượng bằng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt…
mà chỉ nghiên cứu hoàn toàn trên hình 3D. Tất cả những thông tin hình học như mặt
bằng, mặt đứng, mặt cắt… hay thông tin phi hình học như khối lượng thiết kế, số
lượng vật tự… đều được trích xuất tự động từ mô hình 3D. CAD của ngành thiết kế
kiến trúc đã trở thành một bộ môn mới của ngành tin học và mang tên CAADD
(Computer Aided Architectural Design and Database). Tuy nhiên, do dựa trên phần
mềm ACAD nên Architectual Desktop có những hạn chế như: một số chi tiết kiến
trúc (như mái vòm) không thể được như phần mềm thiết kế tự động theo hướng
BIM; muốn sử dụng phần mềm phải sử dụng được ACAD; nắm bắt được chương
trình để phục vụ cho công việc thiết kế không phải là một việc dễ dàng. Ngoài ra, sự
hiểu biết sâu sắc và đầy đủ một số lệnh như Pedit, Line, Poyline, Xef… của ACAD
là rất cần thiết để sử dụng được Architectural Desktop.
Có lẽ rằng, đây chính là nguyên nhân để những người thiết kế kiến trúc của
Việt Nam tuy thấy được những lợi ích quá thiết thực của Architectuarl Desktop cho
công việc của mình, nhưng sử dụng khá hạn chế.
Đến đầu năm 2006, với phiên bản Revit Building, người thiết kế kiến trúc trên
thế giới đã có một công cụ khá lý tưởng cho công việc hàng ngày của mình. Tuy là
một sản phẩm của một hãng phần mềm quen thuộc là AutoDesk, nhưng người thiết
kế kiến trúc Việt Nam rất ít biết đến. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ nguyên
nhân quan trọng nhất là không để ý đến một trong những cơ sở lý luận quan trọng
để Revit xuất hiện và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thế giới là khuynh
hướng BIM trong ngành công nghiệp xây dựng.
Ở Việt Nam chúng ta, việc quản lý số lượng vật tư và thay đổi nhanh chóng
các phương án thiết kế của một dự án gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên
nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là khâu thiết kế không có một công cụ tính toán
khối lượng thiết kế một các nhanh chóng và đáng tin cậy mà hầu như dựa hoàn toàn
vào con người. Nếu người thiết kế sử dụng các phần mềm theo khuynh hướng BIM
để thiết kế thì khối lượng sẽ được tính toán một cách tự động và hoàn toàn chính
xác theo những gì xuất hiện trên màn hình.
Với Revit, khả năng tạo hình khối dáng cũng như các chi tiết phong phú và
linh động hơn nhiều so với các phần mềm CAD. Ngoài ra, những việc như thống kê
khối vật liệu có mặt trong công trình sẽ được phần mềm tự động sản sinh. Hồ sơ
thiết kế kỹ thuật được phần mềm quản lý một cách chặt chẽ và chính xác. Và không
chỉ có vậy, người sử dụng có được tất cả những thông tin hình học và phi hình học
của công trình tại bất thời điểm kỳ của quá trình xây dựng. Vì những đặc điểm này,
một số nhà chuyên môn về xây dựng gọi đây là phần mềm 4D (3D + chiều thời
gian).
Bên cạnh đó, Revit là một trong những phần mềm hiếm hoi của ngành thiết kế
kiến trúc làm việc theo cả hai định dạng ảnh vector và raster, tốc độ xử lý nhanh,
chiếm dung lượng đĩa cứng thấp, chỉ cần có trình độ tin học căn bản (như Microsoft
Word) là đã có thể sử dụng phần mềm Revit. Sử dụng Revit người thiết kế không
chỉ có một hồ sơ thiết kế kỹ thuật mà còn cả hồ sơ trình diễn như các phối cảnh nội
ngoại thất công trình ở bất kỳ góc độ nào, tại bất kỳ vị trí địa lý nào, vào bất kỳ thời
điểm vào trong năm, các đoạn phim chuyển động. Tuy nhiên, mặt hạn chế của Revit
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 9
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
là đòi hỏi cấu hình máy tính tương đối cao để sử dụng cho công trình và hiện nay
chưa có nhiều trung tâm đào tạo chuyên sâu về Revit như CAD.
Các phần mềm của hãng AutoDesk có một đặc điểm gọi là Mid-Price Software
(phần mềm giá trung bình). Có những phần mềm có vài tính năng vượt trội của các
hãng khác, nhưng đối với hiệu quả kinh tế trong thiết kế thì AutoDesk vẫn được coi
là sự lựa chọn hang đầu. Đến nay, ACAD đã có 19 phiên bản đã được phát hành
trong suốt quá trình tồn tại của mình trong hơn 20 năm. Revit chỉ mới hình thành và
xuất hiện trong 4 năm gần đây, nhưng cũng đã có đến 5 phiên bản và phiên bản mới
nhất tên là Revit 2010. Qua đây chúng ta cũng thấy rõ giá trị của Revit trong ngành
công nghiệp ngày nay trên thế giới. Việc sử dụng Revit ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay và sắp đến cần được khuyến khích. Để có được cùng một kết quả, việc học
tập để sử dụng Revit chỉ chiếm ¼ thời gian để học các phần mềm khác. Với Revit
năng suất làm việc sẽ tăng ít nhất 400% đối với những người đang làm việc với
những phần mềm hiện dụng. Như vậy việc sử dụng Revit không chỉ là một yêu cầu
của riêng bản thân ngành thiết kế kiến trúc mà còn là yêu cầu của ngành thiết kế kết
cấu, điện nước, điều hòa không khí, phòng cháy.
Revit gồm 3 chương trình lớn: Revit Achitecture, Revit MEP và Revit Structure.
Mỗi chương trình đều có khả năng thiết kế độc lập và có những tính năng thiết kế
chuyên ngành riêng:
- Revit Achitecture chuyên về lĩnh vực thiết kế kiến trúc.
- Revit MEP thiên về thiết kế hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, điều hòa
không khí và phòng cháy.
- Revit Structure chuyên về thiết kế kết cấu khung giàn.
Tuy các chương trình Revit MEP, Revit Structure đều được trang bị các công cụ
thiết kế kiến trúc (Wall, Roof,… ) nhưng để hỗ trợ cho người thiết kế tiết kiệm thời
gian và công sức, Revit đã tạo sự liên kết đa năng. Bạn có thể nhập mô hình kiến
trúc từ chương trình Revit Achitecture vào Revit MEP, Revit Structure để tiếp tục
các hạng mục khác (khung giàn, điện, nước, điều hòa, phòng cháy...) thay vì phải
làm lại. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trên mô hình kiến trúc cũng đều tác động lên cả
hệ thống. Để rõ hơn về tính ưu việc của chương trình Revit Mep, cần hiểu Revit
Mep là gì và những thông số thay đổi sẽ đem lại lợi ích cho công việc.
1.2.2 Tổng quan về Revit MEP
a) Revit MEP là gì?
Nền tảng của Revit MEP là xây dựng mô hình thông tin công trình kiến trúc
BIM (Building Information Modelling). Đây là những hệ thống tài liệu hỗ trợ thiết
kế, bản vẽ và những bảng liệt kê theo yêu cầu của dự án xây dựng. Building
Information Modelling (BIM) cung cấp thông tin về thiết kế dự án, phạm vi, số lượng
và quá trình tiến hành.
Trong mô hình Revit MEP, mỗi bản vẽ 2D, 3D view và bảng kê là phần trình
bày thông tin từ một cơ sở dữ liệu mô hình xây dựng cơ bản. Khi làm việc trong bản
vẽ và bảng liệt kê (schedule views), Revit MEP sẽ thu nhập thông tin về dự án xây
dựng và phối hợp thông tin này với tất cả những phần trình bày khác của dự án.
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 10
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Thông số Revit MEP thay đổi sẽ tự động phối hợp những thay đổi đã thực hiện ở
bất cứ nơi đâu – mô hình (model views), bản vẽ, bảng liệt kê, mặt cắt (sections) và
sơ đồ (plants).
b) Revit MEP giữ mọi việc cập nhật như thế nào?
Một đặc điểm cơ bản của ứng dụng BIM là khả năng phối hợp những thay đổi
và lúc nào cũng giữ nguyên tính nhất quán. Bạn không phải can thiệp để cập nhật
những bản vẽ hoặc những liên kết. Khi bạn thay đổi điều gì đó, Revit MEP sẽ ngay
lập tức xác định sự thay đổi đó tác động đến điều gì và phản ánh sự thay đổi đó đến
bất kỳ những phần tử nào chịu ảnh hưởng.
Revit MEP sử dụng 2 khái niệm chính làm cho nó đầy quyền năng một cách
đặc biệt và sử dụng dễ dàng. Đầu tiên là sự nắm bắt các mối quan hệ trong khi nhà
thiết kế làm việc. Thứ hai là phương pháp truyền/phổ biến những thay đổi vào trong
xây dựng. Kết quả của những khái niệm này là phần mềm làm việc thông minh
c) Tìm hiểu thuật ngữ Revit MEP 2010
Đa số những thuật ngữ được dùng để nhận dạng những đối tượng trong Revit
MEP rất phổ thông, những thuật ngữ theo công nghệ chuẩn quen thuộc với phần
nhiều các kiến trúc sư. Tuy nhiên, một số thuật ngữ chỉ liên quan đến Revit MEP.
Việc tìm hiểu thuật ngữ có tính quyết định đến việc hiểu được phần mềm này.
Project (dự án): trong Revit MEP, dự án là cở sở dữ liệu đơn lẻ về thông tin
dành cho thiết kế. File dự án chứa tất cả các thông tin dành cho thiết kế công trình,
từ hình học đến dữ liệu xây dựng. Thông tin này bao gồm những thành phần được
dùng để thiết kế mô hình, những phối cảnh của dự án (views of the project) và
những bản vẽ của thiết kế. Bằng cách sử dụng một file dự án đơn lẻ, Revit MEP
giúp bạn dễ dàng thay đổi thiết kế và có những thay đổi được phản ánh trong tất cả
các lĩnh vực có liên quan (sơ đồ hình chiếu, hình chiếu độ cao, hình chiếu mặt cắt,
bảng liệt kê…). Chỉ cần 1 file để theo dõi, giúp cho việc quản lý dự án dễ dàng hơn.
Levels: Là những mặt phẳng nằm ngang vô tận hoạt động như 1 tham chiếu
đối với những phần tử ở mức chủ thể như mái nhà, sàn nhà, trần nhà… Thông
thường những levels dùng để xác định chiều cao thẳng đứng hoặc tầng nhà trong
phạm vi tòa nhà. Một level cho 1 tầng nhà hoặc tham chiếu đến các chi tiết khác của
tòa nhà. Để tạo một level, phải chuyển giao diện về sơ đồ mặt cắt (section) hoặc từ
hướng quan sát chuẩn.
Element: Khi tạo một dự án, để bổ sung những phần tử xây dựng thuộc thông
số Revit MEP vào bảng thiết kế. Revit MEP phân loại những element theo phạm trù
(categories), họ ( families) và kiểu (types).
Category: Là một nhóm phần tử được sử dụng để lập mô hình hoặc dẫn chứng
một bản vẽ thiết kế công trình bằng tài liệu. Thí dụ, phạm trù của những phần tử mô
hình bao gồm những bức tường và xà, phạm trù của những chú thích bao gồm
những thẻ (tags) và lời chú thích (text notes).
Family: Là những loại phần tử trong một phạm trù. Một family tập hợp những
phần tử có chung những đặc tính, sử dụng giống nhau và phần trình bày bằng đồ
họa tương tự nhau. Những phần tử khác nhau trong một họ có thể có những giá trị
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 11
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
khác nhau đối với một số hoặc tất cả các đặc tính, nhưng tập hợp những đặc tính
như tên và ý nghĩa của chúng là giống nhau.
d) Giao diện làm việc của chương trình Revit MEP 2010
Một trong những điểm thuận lợi của Revit MEP là dễ sử dụng, cụ thể là giao
diện người sử dụng rất trực quan. Cửa sổ Revit MEP sắp xếp hợp lý giúp việc thiết
kế dễ dàng. Thậm chí những nút trên thanh công cụ cũng được gắn nhãn, làm cho
người dùng dễ dàng hiểu được từng nút tượng trưng cho điều gì. Revit MEP sử
dụng những quy ước Microsoft® Windows® chuẩn. Nếu đã từng sử dụng Autocad
2009 trở đi có lẽ không lạ gì với giao diện kiểu Ribbon này. Sau đây là giao diện sử
dụng của Autodesk Revit MEP 2010.
Khởi tạo 1 dự án mới. Trên thanh Standard, chọn New hoặc nhấp biểu tượng
New bên dưới Projects ở giữa màn hình.
Hình 1.5: Biểu tượng tạo dự án mới
Giao diện Revit MEP 2010 như sau:
Hình 1.6: Giao diện Revit MEP 2010
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 12
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Phần trình bày sau giới thiệu những thanh công cụ và thanh lệnh chính trong
giao diện.
Thanh tiêu đề:
Hình 1.6: Thanh tiêu đề
Trên cùng của giao diện là thanh tiêu đề để hiển thị tên của dự án đang được
mở. Theo mặt định, dự án mới được đánh số liên tiếp cho đến khi được lưu với tên
mới. Thêm vào đó sơ đồ sàn level 1 luôn được mở mặt định.
Trình duyệt dự án Project Browser
Để quản lý những hạng mục, kiểu quan sát, bảng liệt kê, bản vẽ, bảng báo cáo,
Familis và những nhóm của dự án hiện hành.
Hình 1.8: Trình duyệt dự án
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 13
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Bạn có thể nhấp phải vào trình duyệt để đổi tên, xóa bỏ, bổ sung sơ đồ quan
sát, nhóm Familis. Trong trình duyệt, tất cả được sắp xếp ngăn nắp như: View,
family… Có thể mở rộng, thu nhỏ trình duyệt bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu
“+” hoặc “-“ bên cạnh tên. Mở sơ đồ quan sát bằng cách kích đúp vào tên của nó.
Có thể kéo và thả trình duyệt vào trong vùng vẽ, dễ dàng bổ sung thêm family,
nhóm vào trong dự án hoặc sơ đồ vào bản vẽ.
Trình duyệt có thể di chuyển, vì vậy bạn có thể bố trí ở vị trí thích hợp bằng
cách: Nhấn giữ con trỏ lên thanh tiêu đề và di chuyển đến vị trí mới.
Thanh menu lệnh:
Hình 1.9: Thanh menu
Trên thanh menu lệnh gồm 9 trình đơn chính: Home, Insert, Annotate, Modify,
Analyze, Architect, Collaborate, View, Manage. Trong những thanh trình đơn này
chứa tất cả những lệnh, những công cụ cũng như những hiệu chỉnh thiết lập, xây
dựng những thông số hệ thống hay thông số về dự án.
Đa số những lệnh đều có phím tắt, có trong danh sách của trình đơn và có thể
hiệu chỉnh được. Để xem được phím tắt trên trình đơn, chỉ cần đưa con trỏ lại icon,
lập tức xuất hiện tên và phím tắt của công cụ đó.
Ví dụ: Phím tắt vẽ ống gió là DT.
Hình 1.10: Phím tắt
Trong lúc đang làm việc trên trang thiết kế, cần sử dụng các phím tắt kết hợp
với thanh công cụ để thực hiện các lệnh. Đây là thao tác phổ biến thường sử dụng
để tiết kiệm thời gian.
Menu Home
Hình 1.11: Menu Home
Menu Home được bố trí các Elements, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình
thiết kế hệ thống HVAC. Gồm các Tab chính: HVAC, Mechanical, Plumbing&Piping,
Chương 1: Tổng quan về công trình & REVIT Trang 14
GVHD: Nguyễn Thị Tâm Thanh SVTH: Phạm Hữu Tâm
Đặng Thế Vinh
Electrical. Trên các Tab đề có các biểu tượng trực quan giúp người sử dụng dễ dàng
tiếp cận.
Menu Insert
Hình 1.12: Menu Insert
Menu Insert gồm các lệnh xuất nhập và quản lý files xuất nhập. Revit có thể
xuất nhập nhiều định dạng khác nhau.
Menu Annotate
Hình 1.13: Menu Annotate
Menu Annotate gồm các lệnh minh họa thiết kế: Dimension, Detail, Text,
Tag… bổ sung ký hiệu, ghi chú trong bản vẽ.
Menu Modify
Hình 1.14: Menu Modify
Menu Modify gồm các lệnh hiệu chỉnh đối