CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ VI ĐIỀU KHIỂN
___________I. GIỚI THIỆU
___________II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ VI ĐIỀU KHIỂN
___________III.KHẢO SÁT CÁC BỘ VI ĐK 8051
CHƯƠNG 2- ĐO NHIỆT ĐỘ
___________I. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG
___________II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ
CHƯƠNG 3- CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ SỐ
___________I.KHÁI NIỆM CHUNG
___________II.GIỚI THIỆU VỀ IC ADC0804
CHƯƠNG 4- THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
___________I.SƠ ĐÒ KHỐI
___________II.SƠ LƯỢC CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN
___________III.SƠ ĐỒ CHI TIẾT CÁC KHỐI
CHƯƠNG 5- THIẾT KẾ PHẦN MỀM
___________1.LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT TỔNG QUÁT
___________2. CODE CHƯƠNG TRÌNH
50 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kết qủa lớn hơn +127 hoặc nhỏ hơn –128 sẽ set bit OV.
Thanh ghi B:
Thanh ghi B ở địa chỉ F0H được dùng cùng với thanh ghi tích lũy A cho các phép tốn
nhân và chia. Lệnh MUL AB sẽ nhân các giá trị không dấu 8 bit trong A và B rồi trả về kết
qủa 16 bit trong A (byte thấp) và B (byte cao). Lệnh DIV AB sẽ chia A cho B rồi trả về kết
qủa nguyên trong A và phần dư trong B. Thanh ghi B cũng có thể được xem như thanh ghi
đệm đa dụng. Nó được địa chỉ hóa ttừng bit bằng các địa chỉ bit FOH đến F7H.
c. Con trỏ ngăn xếp:
Con trỏ ngăn xếp (SP) là một thanh ghi 8 bit ở địa chỉ 81H. Nó chứa địa chỉ của byte dữ
liệu hiện hành trên đỉnh của ngăn xếp. Các lệnh trên ngăn xếp bao gồm các thao tác cất dữ
liệu vào ngăn xếp và lấy dữ liệu ra khỏi ngăn xếp. Lệnh cất dữ liệu vào ngăn xếp sẽ làm tăng
SP trước khi ghi dữ liệu, và lệnh lấy dữ liệu ra khỏi ngăn xếp sẽ dọc dữ liệu và làm giảm SP. Ngăn xếp của 8051/8031 được giữ trong RAM nội và được giới hạn các địa chỉ có thể truy xuất bằng địa chỉ gián tiếp. chúng là 128 byte đầu của 8051/8031.
Để khởi động lại SP với ngăn xếp bắt đầu tại 60H, các lệnh sau đây được dùng:
MOV SP,#%FH
Trên 8051/8031 ngăn xếp bị giới hạn 32 byte vì địa chỉ cao nhất của RAM trên chip
là 7FH. Sở dĩ cùng giá trị 5FH vì SP sẽ tăng lên 60H trước khi cất byte dữ lệu đầu tiên.
Người thiết kế có thể chọn không phải khởi động lại con trỏ ngăn xếp mà để nó lấy giá
trị mặc định khi reset hệ thống. Giá trị măc định đó là 07H và kết qủa là ngăn đầu tiên để cất dữ liệu có địa chỉ 08H. Nếu phần mềm ứng dụng không khởi động lại SP , bank thanh ghi 1 (có thể cả 2 và 3) sẽ không dùng được vì vùng RAM này đã được dùng làm ngăn xếp.
Ngăn xếp được truy xuất trực tiếp bằng các lệnh PUSH và POP để lưu giữ tạm thời và
lấy lại dữ liệu hoặc được truy xuất ngầm bằng các lệnh gọi chương trình con (ACALL,
LACALL) và các lệnh trở về (RET,RETI) để cất và lấy lại bộ đếm chương trình.
d. Con trỏ dữ liệu:
Con trỏ dữ liệu (DPTR) được dùng để truy xuất bộ nhớ ngồi là một thanh ghi 16 bit ở
địa chỉ 82H(DPL: byte thấp) và 83H (DPH:byte cao). Ba lệnh sau sẽ ghi 55H vào RAM ngồi ở địa chỉ 1000H:
MOV A,#55H
MOV DPTR,#1000H
MOVX @DPTR,A
Lệnh đầu tiên dùng địa chỉ tức thời để tải dữ liệu 55H vào thanh ghi tích lũy, lệnh thứ
hai cũng dùng địa chỉ tức thời, lần này để tải dữ liệu 16 bit 1000H vào con trỏ dữ liệu. Lệnh thứ ba dùng địa chỉ gián tiếp để di chuyển dữ liệu trong A (55H) đến RAM ngồi ở địa chỉ được chứa trong DPTR (1000H)
Các thanh ghi port xuất nhập:
Các port của 8051/8031 bao gồm Port 0 ở địa chỉ 80H, Port 1 ở địa chỉ 90 H, Port 2 ở
địa chỉ A0H và Port 3 ở địa chỉ B0H. Tất cả các Port đều được địa chỉ hóa từng bit. Điều đó cung cấp một khả năng giao tiếp thuận lợi.
f. Các thanh ghi timer:
8051/8031 chứa 2 bộ định thời đếm 16 bit được dùng trong việc định thời hoặc đếm sự
kiện. Timer 0 ở địa chỉ 8AH (TL0:byte thấp) và 8CH (TH0:byte cao).Timer 1 ở địa chỉ 8BH (TL1:byte thấp) và 8DH (TH1: byte cao). việc vận hành timer được set bởi thanh ghi Timer Mode (TMOD) ở địa chỉ 89H và thanh ghi điều khiển timer (TCON) ở địa chỉ 88H. Chỉ có TCON được địa chỉ hóa từng bit.
g. Các thanh ghi port nối tiếp:
8051/8031 chức một port nối tiếp trên chip dành cho việc trao đổi thông tin với các thiết
bị nối tiếp như máy tính, modem hoặc cho việc giao tiếp với các IC khác có giao tiếp nối tiếp (có bộ chuyển đổi A/D, các thanh ghi dịch..). Một thanh ghi gọi là bộ đệm dữ liệu nối tiếp (SBUF) ở địa chỉ 99H ssẽ giữ cả hai giữ liệu truyền và nhận. Khi truyền dữ liệu thì ghi lên SBUf, khi nhận dữ liệu thì đọc SBUF. Các mode vận hành khác nhau được lập trình qua thanh ghi điều khiển port nối tiếp (SCON) (được địa chỉ hóa từng bit) ở địa chỉ 98H.
h. Các thanh ghi ngắt:
8051/8031 có cấu trúc 5 nguồn ngắt, 2 mức ưu tiên. Các ngắt bị cấm sau khi reset hệ
thống và sẽ được cho phép bằng việc ghi thanh ghi cho phép ngắt (IE) ở địa chỉ 8AH. Cả hai thanh ghi được địa chỉ hóa từng bit.
i. Các thanh ghi điều khiển công suất:
Thanh ghi điều khiển công suất (PCON) ở địa chỉ 87H chứa nhiều bit điều khiển. Chúng
được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng :Thanh ghi điều khiển công suất (PCON)
4. Lệnh reset.
8051/8031 được reset bằng cách giữ chân RST ở mức cao ít nhất trong 2 chu kỳ máy
và trả nó về múc thấp. RST có thể được kích khi cấp điện dùng một mạch R-C.
Hình 8. Mạch reset hệ thống.
Bảng Trạng thái các thanh ghi sau khi reset
Quan trọng nhất trong các thanh ghi trên là thanh ghi đếm chương trình, nó được đặt
lại 0000H. Khi RST trở lại mức thấp, việc thi hành chương trình luôn bắt đầu ở địa chỉ đầu
tiên trong bộ nhớ trong chương trình: địa chỉ 0000H. Nội dung của RAM trên chip không bị thay đổi bởi lệnh reset.
5. Hoạt động của bộ định thời (timer)
a. Giới thiệu.
Một định nghĩa đơn giản của timer là một chuỗi các flip-flop chia đôi tần số nối tiếp
với nhau, chúng nhận tín hiệu vào làm nguồn xung nhịp. Ngõ ra của tần số cuối làm nguồn
xung nhịp cho flip-flop báo tràn của timer (flip-flop cờ). Giá trị nhị phân trong các flip-flop
của timer có thể xem như số đếm số xung nhịp (hoặc các sự kiện) từ khi khởi động timer. Ví dụ timer 16 bit sẽ đếm lên từ 0000H đến FFFFH. Cờ báo tràn sẽ lên 1 khi số đếm tràn từ
FFFFH đến 0000H. 8051/8031 có 2 timer 16 bit, mỗi timer có bốn cách làm việc. Người ta sử dụng các timer để : a) định khoảng thời gian, b) đếm sự kiện hoặc c) tạo tốc độ baud cho port nối tiếp trong 8051/8031.
Trong các ứng dụng định khoảng thời gian, người ta lập trình timer ở một khoảng đều
đặn và đặt cờ tràn timer. Cờ được dùng để đồng bộ hóa chương trình để thực hiện một tác
động như kiểm tra trạng thái của các cửa ngõ vào hoặc gửi các sự kiện ra các ngõ ra. Các ứng dụng khác có thể sử dụng việc tạo xung nhịp đều đặn của timer để đo thời gian trôi qua giữa hai sự kiện (ví dụ : đo độ rộng xung).
Đếm sự kiện dùng để xác định số lần xẩy ra của một sự kiện. Một “sự kiện” là bất cứ
tác động ngồi nào có thể cung cấp một chuyển trạng thái trên một chân của 8051/8031. Các
timer cũng có thể cung cấp xung nhịp tốc độ baud cho port nối tiếp trong 8051/8031.Truy
xuất timer của 8051/8031 dùng 6 thanh ghi chức năng đặc biệt cho trong bảng sau:
Bảng : Thanh ghi chức năng đặc biệt dùng timer.
b. Thanh ghi chế độ timer (TMOD)
Thanh ghi TMOD chứa hai nhóm 4 bit dùng để đặt chế độ làm việc cho timer 0 và timer 1.
Bảng : Tóm tắt thanh ghi TMOD
c. Thanh ghi điều khiển timer (TCON)
Thanh ghi TCON chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển cho timer 0 và timer 1.
Bảng : Tóm tắt thanh ghi TCON
d. Các chế độ timer.
• Chế độ 0, chế độ timer 13 bit.
Để tương thích với 8048 (có trứớc 8051)
Ba bit cao của TLX (TL0 và/hoăc TL1) không dùng
• Chế độ 1- chế độ timer 16 bit.
Hoạt động như timer 16 bit đầy đủ.
Cờ báo tràn là bit TFx trong TCON có thể đọc hoặc ghi bằng phầm mềm.
MSB của giá trị trong các thanh ghi timer là bit 7 của THx và LBS là bit 0 của TLx.
Các thanh ghi timer (Tlx/THx) có thể được đọc hoặc ghi bất cứ lúc nào bằng phầm mềm.
• Chế độ 0- chế độ tự động nạp lại 8 bit.
TLx hoạt động như một timer 8 bit, trong khi đó THx vẫn giữ nguyên giá trị được nạp.
Khi số đếm tràn tứ FFH đến 00H, không những cờ timer được set mà giá trị trong THx đồng thời được nạp vào TLx. Việc đếm tiếp tục từ giá trị này lên đến FFH xuống 00H và nạp lại... chế độ này rất thông dụng vì sự tràn timer xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và tuần hồn một khi đã khởi động TMOD và THx.
• Chế độ 3- chế độ tách timer
Timer 0 tách thành hai timer 8 bit (TL0 và TH0), TL0 có cờ báo tràn là TF0 và TH0
có cờ báo tràn là TF1.
Timer 1 ngưng ở chế độ 3, nhưng có thể được khởi động bằng cách chuyển sang chế
độ khác. Giới hạn duy nhất là cờ báo tràn TF1 không còn bị tác động khi timer 1 bị tràn vì nó đã được nối tới TH0.
Khi timer 0 ở chế độ 3, có thể cho timer 1 chạy và ngưng bằng cách chuyển nó ra ngồi và vào chế độ 3. Nó vẫn có thể được sử dụng bởi port nối tiếp như bộ tạo tốc độ baund hoặc nó có thể được sử dụng bằng bất cứ cách nào không cần ngắt (vì nó không còn được nối với TF1).
e.Nguồn tạo xung nhịp.
Có hai nguồn tạo xung nhịp có thể có, đượ chọn bằng cách ghi vào bit C/T
(counter/timer) trong TMOD khi khởi động timer. Một nguồn tạo xung nhịp dùng cho định
khoảng thời gian, cái khác cho đếm sự kiện.
Nguồn xung tạo nhịp
- Định khoảng thời gian (interval timing)
Nếu C/T =0 hoạ t động timer liên tục được chọn và timer được dùng cho việc định
khoảng thời gian. Lúc đó, timer lấy xung nhịp từ bộ dao động trên chip. Bộ chia 12 được
thêm vào để giảm tần số xung nhịp đến giá trị thích hợp cho phần lớn các ứng dụng. Như vậy thạch anh 12 MHz sẽ cho tốc độ xung nhịp timer 1 MHz. Bóa tràn timer xảy ra sau một số (cố địng) xung nhịp, phụ thuộc vào giá trị ban đầu được nạp vào các thanh ghi timer TLx/THx.
- Đếm sự kiện (Event counting)
- Nếu C/T=1, timer lấy xung nhịp từ nguồn bên ngồi. Trong hầu hết các ứng dụng
nguồn bên ngồi này cung cấp cho timer một xung kh xảy ra một “sự kiện “, timer dùng
đếm sự kiện được xác định bằng phần mềm bằng cách đọc các thanh ghi TLx/THx vì giá
trị 16 bit trong các thanh ghi này tăng thêm 1 cho mỗi sự kiện.
Nguồn xung nhịp ngồi có từ thay đổi chú7c năng của các chân port 3. Bit 4 của port 3
(P3.4) dùng làm ngõ vào tạo xung nhịp bên trong timer 0 và được gọi là “T0”. Và p3.5 hay
“T1” là ngõ vào tạo xung nhịp cho timer 1.
f.Bắt đầu dừng và điều khiển các timer.
Phương pháp mới đơn giản nhất để bắt đầu (cho chạy) và dừng các timer là dùng các bit
điều khiển chạy :TRx trong TCON, TRx bị xóa sau khi reset hệ thống. Như vậy, các timer
theo mặc nhiên là bị cấm (bị dừng). TRx được đặt lên 1 bằng phần mềm để cho các timer
chạy.
cho chạy và dừng timer
Vì TRx ở trong thanh ghi TCON có địa chỉ bit, nên dễ dàng cho việc điều khiển các timer
trong chương trình. Ví dụ : cho timer 0 chạy bằng lệnh : SETB TR0 và dừng bằng lệnh
SETB TR0
Trình biên dịch sẽ thực hiện việc chuyển đổi ký hiệu cần thiết từ “TR0” sang địa chỉ bit đúng.
SETB TR0 chính xác giống như SETB 8CH.
g.Khởi động và truy xuất các thanh ghi timer.
Thông thường các thanh ghi được khởi động một lần ở đầu chương trình để đặt chế độ
làm việc cho đúng. Sau đó trong thân chương trình các timer được cho chạy, dừng , các bit cờ được kiểm tra và xóa, các thanh ghi timer được đọc và cạp nhật... theo đòi hỏi của các ứng dụng. TMOD là thanh ghi thứ nhất được khởi động vì nó đặt chế độ hoạt động. Ví dụ các lệnh sau khi khởi động timer 1 như timer 16 bit (chế độ 1) có xung nhịp từ bộ dao động trên chíp cho việc địng khoảng thời gian.
MOV TMOD,#00010000B
Lệnh này sẽ đặt M1=0 vả M0=1 cho chế độ 1, C/T=0 và GATE=0 cho xung nhịp nội
và xóa các bit chế độ timer 0. Dĩ nhiên timer thật sự không bắt đầu định thời cho đến khi bit điều khiển chạyy TR1 được đặt lên 1.
Nếu cần số đếm ban đầu, các thanh ghi timer TL1/TH1 cũng phải được khởi động. Nhớ lại là các timer đếm lên và đặt cờ báo tràn khi có sự truyển tiếp.
FFFFH sang 0000H.
- Đọc timer đang chạy.
Trong một số ứng dụng cần đọc giá trị trong các thanh ghi timer đang chạy. Vì phải đọc 2
thanh ghi timer “sai pha” có thể xẩy ra nếu byte thấp tràn vào byte cao giữa hai lần đọc. Giá trị có thể đọc được không đúng. Giải pháp là đọc byte cao trước, kế đó đọc byte thấp rồi đọc byte cao lại một lần nữa. Nếu byte cao đã thay đổi thì lập lại các hoạt động đọc.
h. Các khoảng ngắn và các khoảng dài.
Dãy các khoảng thời gian có thể định thời là bao nhiêu ? vấn đề này được khảo sát với
8051/8031 hoạt động với tần số 12MHz. như vậy xung nhịp của các timer có tần số lá 1
MHz. Khoảng thời gian ngắn nhất có thể có bị giới hạn không chỉ bởi tần số xung nhịp của
timer mà còn bởi phần mềm. Do ảnh hưởng của thời khoảng thực hiện một lệnh. Lệng ngắn
nhất 8051/8031 là một chu kỳ máy hay 1μs. Sau đây là bảng tóm tắt các kỹ thuật để tạo
những khoảng thời gian có chiều dài khác nhau (với giả sử xung nhịp cho 8051/8031 có tần
số 12 MHz)
6. Hoạt động port nối tiếp.
a.Giới thiệu.
8051/8031 có một port nối tiếp trong chip có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác trên
một dãy tần số rộng. Chức năng chủ yếu của một port nối tiếp là thực hiện chuyển đổi song
song sang nối tiếp với dữ liệu xuất và chuyển đồi nối tiếp sang song song với dữ liệu nhập.
Truy xuất phần cứng đến port nối tiếp qua các chân TXD và RXD. Các chân này có
các chức năng khác với hai bit của port 3. P3 ở chân 11 (TXD) và P3.0 ở chân 10 (RXD).
Port nối tiếp cho hoạt động song công (full duplex : thu và phát đồng thời) và đệm lúc
thu (receiver buffering) cho phép một ký tự sẽ được thu và được giữ trong khi ký tự thứ hai
được nhận. Nếu CPU đọc ký tự thứ nhất trước khi ký tự thứ hai được thu đầy đủ thì dữ liệu sẽ không bị mất. Hai thanh ghi chức năng đặc biệt cho phép phần mềm truy xuất đến port nối tiếp là :
SBUF và SCON. Bộ đếm port nối tiếp (SBUF) ở đại chỉ 99H thật sự là hai bộ đếm. Viết vào SBUF để truy xuất dữ liệu thu được. Đây là hai thanh ghi riêng biệt thanh ghi chỉ ghi để phát và thanh ghi để thu.
Thanh ghi điều khiển port nối tiếp (SCON) ở địa chỉ 98H là thanh ghi có địa chỉ bit
chứa các bit trạng thái và các bit điều khiển. Các bit điều khiển đặt chế độ hoạt động cho port nối tiếp, và các bit trạng thái báo cáo kết thúc việc phát hoặc thu ký tự. Các bit trạng thái có thể được kiểm tra bằng phần mềm hoặc có thể được lập trình để tạo ngắt. Tần số làm việc của port nối tiếp còn gọi là tốc độ baund có thể cố định (lấy từ
bộ giao động của chip). Nếu sử dụng tốc độ baud thay đổi, timer 1 sẽ cung cấp xung
nhịp tốc độ baud và phải được lập trình.
b. Thanh ghi điều khiển port nối tiếp.
Chế độ hoạt động của port nối tiếp được đặt bằng cách ghi vào thanh ghi chế độ port
nối tiếp (SCON) ở địa chỉ 98H. Sau đây các bảng tóm tắt thanh ghi SCON và các chế độ của port nối tiếp :
Bảng :Tóm tắt thanh ghi chế độ port nối tiếp SCON.
Trước khi sử dụng port nối tiếp, phải khởi động SCON cho đúng chế độ. Ví dụ ,lệnh
sau:
MOV SCON,#01010010B
Khởi động port nối tiếp cho chế độ 1 (SM0/SM1=0/1), cho phép bộ thu (REN=1) và
đặt cờ ngắt phát (TP=1) để chỉ bộ phát sẵn sàng hoạt động.
c.Khởi động và truy xuất các thanh ghi cổng nối tiếp.
• Cho phép thu:
Bit cho phép bộ thu (REN = Receiver Enable) trong SCON phải được đặt lên 1 bằng
phần mềm để cho phép thu các ký tự. Thông thường thực hiện việc này ở đầu chương trình
khi khởi động cổng nối tiếp, timer...Có thể thực hiện việc này theo hai cách. Lệnh :
Mạch khống chế nhiệt độ Trang 15
SETB REN
Sẽ đặt REN lên 1, hoặc lệnh :
MOV SCON,#xxx1xxxxB
Sẽ đặt REN 1 và đặc hoặc xóa đi các bit khác trên SCON khi cần (các x phải là 0 hoặc
2 để đặc chế độ làm việc).
• Bit dữ liệu thứ 9:
Bit dữ liệu thứ 9 cần phát trong các chế độ 2 và 3, phải được nạp vào trong TB8 bằng
phần mềm. Bit dữ liệu thứ 9 thu được đặt ở RBS. Phần mềm có thể cần hoặc không cần bit dữ liệu thứ 9, phụ thuộc vào các đặc tính kỹ thuật của thiết bị nối tiếp sử dụng (bit dữ liệu thứ 9 cũng đóng vai một trò quan trọng trong truyền thông đa xử lý).
• Thêm 1 bit parity:
Thường sử dụng bit dữ liệu thứ 9 để thêm parity vào ký tự. Như đã xét ở các chương
trước, pit P trong từ trạng thái chương trình (PSW) được đặt lên 1 hoặc bị xóa bởi chu kỳ máy để thiết lập kiểm tra chẵn với 8 bit trong thanh tích lũy.
• Các cờ ngắt:
Hai cờ ngắt thu và phát (RI và TI) trong SCON đóng một vai trò quan trọng truyền
thông nối tiếp dùng 8051/8031. Cả hai bit được đặt lên 1 bằng phần cứng, nhưng phải được
xóa bằng phần mềm.
d . Tốc độ baud port nối tiếp.
Như đã nói, tốc độ baud cố định ở các chế độ 0 và 2. Trong chế độ 0 nó luôn luôn là
tần số dao động trên chip được chia cho 12 . Thông thường thạch anh ấn định tần số dao động trên chip của 8051/8031 nhưng cũng có thể sử dụng nguồn xung nhịp khác. Giả sử với tần số dao động danh định là 12 MHz, tìm tốc độ baud chế độ 0 là 1 MHz.
a. Chế độ 0
b. Chế độ 1 và 3.
Các nguồn tạo xung nhịp cho port nối tiếp.
Mặc nhiên, sau khi reset hệ thống, tốc độ baud chế độ là 2 tần số bộ dao động chia cho
64. Tốc độ baud cũng ảnh hưởng bởi 1 bit trong thanh ghi điều khiển nguồn cung cấp
(PCON). Bit 7 của PCON là bit SMOD. Đặt bit sMOD lên một làm gấp đôi tốc độ baud trong chế độ 1,2 và 3. Trong chế độ 2, tốc độ baud có thể bị gấp đôi từ giá trị mặc nhiên của 1/64 tần số dao động (SMOD=0) đến 1/32 tần số dao động (SMOD=1)
Vì PCON không được định địa chỉ theo bit, nên để đặt bit SMOD lên 1 cần phải theo
các lệnh sau:
MOV A,PCON lấy giá trị hiện thời của PCON
SETB ACC.7 đặt bit 7 (SMOD) lên 1
MOV PCON,A ghi giá trị ngược về PCON
Các tốc độ baud trong các chế độ 1 và 3 được xác định bằng tốc độ tràn của timer 1.
Vì timer hoạt động ở tần số tương đối cao, tràn timer được chia thêm cho 32 (hay 16 nếu
SMOD=1) trước khi cung cấp xung nhịp tốc độ baud cho port nối tiếp.
CHƯƠNG 2
ĐO NHIỆT ĐỘ
I.HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG
1. Giới thiệu
Để thực hiện phép đo của một đại lượng nào đó thì tuỳ thuộc vào đặc tính của đại
lượng cần đo,điều kiện đo,cũng như độ chính xác theo yêu cầu của một phép đo mà ta có thể thực hiện đo bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sỡ của các hệ thống đo lường khác nhau.
Sơ đồ khối của một hệ thống đo lường tổng quát
_ Khối chuyển đổi: làm nhiệm vụ nhận trực tiếp các đại lượng vật lý đặc trưng cho đối tượng cần đo biến đổi các đại lượng thành các đại lượng vật lý thống nhất(dòng điện hay điện áp) để thuận lợi cho việc tính tốn.
_ Mạch đo: có nhiệm vụ tính tốn biến đổi tín hiệu nhận được từ bộ chuyển đổi sao cho phù hợp với yêu cầu thể hiện kết quả đo của bộ chỉ thị.
_ Khối chỉ thị:làm nhiệm vụ biến đổi tín hiệu điện nhận được từ mạch đo để thể hiện
kết quả đo.
2. Hệ thống đo lường số
Hệ thống đo lường số được nhóm áp dụng để thực hiện luận văn nầy vì có các ưu
điểm:các tín hiệu tương tự qua biến đổi thành các tín hiệu số có các xung rỏ ràng ở trạng thái 0,1 sẽ giới hạn được nhiều mức tín hiệu gây sai số .Mặt khác ,hệ thống này tương thích với dữ liệu của máy tính,qua giao tiếp với máy tính ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật.
Sơ đồ khối
Sơ đồ khối của hệ thống đo lường số
b. Nguyên lý hoạt động
Đối tượng cần đo là đại lượng vật lý,dựa vào các đặc tính của đối tượng cần đo mà
ta chọn một loại cảm biến phù hợp để biến đổi thông số đại lượng vật lý cần đo thành đại
lượng điện ,đưa vào mạch chế biến tín hiệu(gồm:bộ cảm biến,hệ thống khuếch đại,xử lý tín
hiệu). Bộ chuyển đổi tín hiệu sang số ADC(Analog Digital Converter) làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và kết nối với vi xử lý.
Bộ vi xử lý có nhiệm vụ thực hiện những phép tính và xuất ra những lệnh trên cơ sở
trình tự những lệnh chấp hành đã thực hiện trước đó.
Bộ dồn kênh tương tự (multiplexers) và bộ chuyển ADC được dùng chung tất cả các
kênh. Dữ liệu nhập vào vi xử lý sẽ có tín hiệu chọn đúng kênh cần xử lý để đưa vào bộ
chuyển đổi ADC và đọc đúng giá trị đặc trưng của nó qua tính tốn để có kết quả của đại lượng cần đo.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ
1. Đo Nhiệt Độ Bằng Nhiệt Điện Trở.
+ Dùng để đo nhiệt độ của hơi nước, khí than trong các đường ống, các lò phản ứng hoá học,các nồi hơi,không khí trong phòng.
+ Nhiệt điện trở platin có thể chế tạo với độ tinh khiết cao (99.999%). Điều này cho phép độ chính xác của các tính chất điện của vật liệu.
Ngoài ra tính trơ về hoá học và sự ổn định trong cấu trúc tinh thể của platin đảm bảo sự ổn định của các đặc tính dẫn điện của điện trở chế tạo từ vật liệu này. Các điện trở làm bằng platin hoạt động tốt trong một dải nhiệt độ khá rộng nếu như vỏ cho phép.
Niken có độ nhạy nhiệt cao hơn so với platin. Tuy vậy nó lại có hoạt tính hoá học cao, dễ bị oxi hoá khi nhiệt độ làm việc cao. Nhiệt độ làm việc của niken là thấp hơn 2500C.
Nguyên lý làm việc của thiết bị này là dựa vào sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ của các vật dẫn điện. Tức là điện trở của một hàm theo nhiệt độ: R =f(t). Cuộn dây điện trở thường được nằm trong ống bảo vệ, tuỳ theo công dụng mà vỏ ngoài có thể được làm bằng thuỷ tinh, kim loại hay gốm.
Đối với các vật liệu dẫn điện thì giá trị điện trở R tuỳ thuộc vào nhiệt độ T theo một hàm tổng quát:
R(T) = Ro.F(T-To)
Trong đó: Ro là điện trở ở nhiệt độ To
F phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu
F =1 khi T =To
Đối với điện trở kim loại:
R(T) =Ro(1+AT+BT2+CT3)
Trong đó: T tính bằng 0C
To = 0C
Đối với nhiệt điện trở bằng diode bán dẫn:
R(T) = Ro. Exp. [B(1/T -1/To) ]
Trong đó: T là nhiệt độ tuyệt đối .To =273,150K
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, độ nhạy cao, luôn ổn định dài hạn. Các cảm biến nhiệt điện trở được chia thành 3 loại: Điện trở kim loại, điện trở bán dẫn và nhiệt điện trở.
Nhiệt điện trở kim loại thường có dạng dây kim loại hoặc mảng mỏng, kim loại có điện trở xuất thay đổi theo nhiệt độ, điện trở suất lớn và ổn định. Người ta thường sử dụng platin, niken, đôi khi sử dụng cả đồng và vonfram.
1.1: Một số loại nhiệt điện trở:
* Nhiệt điện trở platin
Nhiệt điện trở platin được chế tạo với độ tinh khiết cao, cho phép tăng độ chính xác của các đặc tính điện của nó. Ngoài ra platin còn trơ về mặt hóa học và ổn định tinh thể, cho phép hoạt động tốt trong dải nhiệt độ rộng từ 2000C –10000C. Nhiệt độ platin được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phụ thuộc vào phương pháp chế tạo mà giới hạn đo cũng khác nhau.
+ Nếu được chế tạo bằng dây dẫn có đường kính là 0,5mm đến 0,1mm thì giới hạn đo cực đại là 7500C.
+ Nếu được chế tạo từ dây dẫn có đường kính là 0,5mm thì giới hạn đo cực đại có thể lên tới 11000C. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở từ 00C đến 6600C.
* Nhiệt điện trở Niken
Niken có độ nhạy nhiệt độ cao hơn nhiều so với platin. Điện trở của Niken ở 1000C lớn gấp 1,671 lần so với giá trị ở 00C. Đối với Platin sự chênh lệch của điện trở ở 2 nhiệt độ này chỉ bằng 1,385. Tuy vậy Niken là chất có hoạt tính hóa học cao, dễ bị oxi hóa khi làm ở nhiệt độ tăng.
Điều này làm giảm tính ổn định của nó và hạn chế dải làm việc của điện trở. Thông thường các điện trở chế tạo từ Niken làm việc ở chế độ thấp hơn 2500C.
* Nhiệt điện trở bằng đồng
Nhiệt điện trở đồng cũng được sử dụng trong một số trường hợp bởi vì sự thay đổi nhiệt của các điện trở chế tạo bằng đồ đồng có độ tuyến tính cao. Tuy vậy, do hoạt tính hóa học của đồng quá lớn nên các điện trở này chỉ được sử dụng ở nhiệt độ nhỏ hơn 1800C.
* Nhiệt điện trở bán dẫn
Nhiệt điện trở bán dẫn được chế tạo từ hỗn hợp nhiều oxit kim loại khác nhau.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở là: Rt =A.e B/T
A: Hằng số phụ thuộc vào tính chất vật lý của bán dẫn, kích thước và hình dáng của nhiệt điện trở.
B: Hằng số phụ thuộc vào tính chất của bán dẫn
T: Nhiệt độ của nhiệt điện trở tính theo Kenvin.
Ưu điểm cơ bản của nhiệt điện trở bán dẫn là có độ nhạy cao, hệ số nhiệt trở âm có giá trị gấp 6 đến 10 lần hệ số nhiệt điện trở kim loại.
1.2. Đo Nhiệt Độ Bằng Cặp Nhiệt Điện.
Cặp nhiệt điện là loại cảm biến đo nhiệt độ, biến đổi tín hiệu nhiệt độ thành tín hiệu điện áp dựa trên hiện tượng nhiệt điện.
Cặp nhiệt điện làm từ 2 dây dẫn kim loại có bản chất khác nhau, nối với nhau ở 2 đầu, một đầu không được chốt nóng gọi là đầu tự do.
Cấu tạo của nhiệt điện trở RTD
Nguyên lý hoạt động của cặp nhiệt điện: được giải thích dựa trên hiện tượng nhiệt điện với sự chuyển dịch của điện tích tự do tạo ra 1 sức điện động ở 2 mối nối.
Giả sử có 2 dây dẫn A, B điện tích tự do sẽ khuyếch tán từ dây A sang dây B có ít điện tử tự do hơn, đầu được đốt nóng có nhiệt độ là t, đầu tự do có nhiệt độ là to. Tại chỗ tiếp xúc giữa hai đầu dây do có sự khuyếch tán điện tử từ A sang B sẽ xuất hiện suất điện động theo chiều ngược lại để chống lại xu hướng chuyển động này eAB(t), eAB(to).
Bên cạnh đó do t > to nên điện tử tự do từ đầu được đốt nóng cũng sẽ khuyếch tán sang đầu to gây nên sức điện động eA(t,to),eB(t,to).
Theo định luật Kieechof ta có sức điện động trong vòng dây là:
E= eAB(t) –eA(t,to) –eB(t,to).
Vì eA ,eB rất nhỏ so với eA(t), eAB(to) nên E= eAB(t) – eA(to).
Từ phương trình trên ta thây rằng E tỷ lệ với hiệu nhiệt độ ở 2 đầu cặp nhiệt nên Et = Kt(t,to)
Trong đó: Kt hệ số hiệu ứng nhiệt điện
T nhiệt điện đầu đốt nóng
To nhiệt điện đầu tự do
- Bù nhiệt đầu tự do
Điều kiện khi xác định đặc tính của cặp nhiệt điện là nhiệt độ đầu tự do phải bằng 0, nhưng trong thực tế thì đầu tự do luôn khác 0. Vì vậy người ta phải bù đầu tự do.
E(t,0) = E(t,to) + E(to,0)
Trong đó:
E(t,to) là sức điện động đo được
E(to,0) là sức điện động chuẩn của cặp nhiệt tại nhiệt độ to(hay còn gọi là sức điện động bù)
- Yêu cầu về vật liệu làm cặp nhiệt điện
+ Bền nhiệt và bền cơ học. Độ nhạy cao
+ Đồng nhất tính chất điện để tránh gây ra các sức điện động phụ.
+ Đặc tính nhiệt ổn định có tính tái sinh cao đảm bảo độ chính xác của cặp nhiệt.
+ Mối liên hệ giữa sức điện động và nhiệt độ phải đơn trị, liên tục và tốt nhất là tuyến tính.
1.3 :Một số loại cặp nhiệt thông dụng:
* Cặp n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ phòng.doc