Đề tài Thiết kế hệ thống mạng khoa điện tử trường đại học công nghiệp Hà Nội

Mục lục.

LỜI NÓI ĐẦU 4

Mục lục. 5

Danh mục hình vẽ 7

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH 8

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC MẠNG MÁY TÍNH 8

1.1. Khái niệm về mạng máy tính : 8

1.2. Phân loại mạng máy tính : 10

1.2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý: 10

1.2.2. Phân biệt theo phương pháp chuyển mạch ( truyền dữ liệu ) 10

1.2.2.1. Mạng chuyển mạch kênh ( circuit - switched network ) 10

1.2.2.2 Mạng chuyển mạch bản tin ( Message switched network) 11

1.2.2.3 Mạng chuyển mạch gói 12

1.2.3. Phân loại mạng máy tính theo TOPO: 12

1.2.3.1. Mạng hình sao (Star topology) 12

1.2.3.2. Mạng dạng vòng (Ring topology) 13

1.2.3.3. Mạng dạng tuyến (Bus topology) 14

1.2.3.4. Mạng dạng kết hợp 15

1.2.4. Phân loại theo chức năng: 15

1.2.4.1. Mạng theo mô hình Client- Server: 15

1.2.4.2.Mạng ngang hàng (Peer- to- Peer): 16

CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH THAM CHIẾU HỆ THỐNG MỞ OSI VÀ BỘ GIAO THỨC TCP/IP 17

2.1. Mô hình OSI (Open Systems Interconnect): 17

2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của mô hình OSI: 18

2.1.2.Các giao thức trong mô hình OSI: 19

2.1.3. Các chức năng chủ yếu của các tầng trong mô hình OSI: 20

2.2. Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) 24

2.2.1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP: 24

2.2.2. So sánh TCP/IP với OSI: 27

2.2.3. Một số giao thức trong bộ giao thức TCP/IP : 28

2.2.3.1. Giao thức IP (Internet Protocol): 28

2.2.3.2. Giao thức UDP(User Datagram Protocol): 31

2.2.3.3. Giao thức TCP(Tranmission Control Protocol): 32

CHƯƠNG 3 -TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG MẠNG LAN 36

3.1 Các thiết bị LAN cơ bản: 36

3.1.1.Các thiết bị nối chính của LAN: 36

3.1.1.1.Card mạng – NIC(Network Interface Card) 36

Hình 15: Network Interface Card 37

3.1.1.2. Repeater Bộ lặp. 37

3.1.1.3. Hub: 37

Hình 16: Hub 37

3.1.1.4.Liên mạng (Internetworking ) 39

3.1.1.5.Cầu nối (bridge ). 39

3.1.1.6. Bộ định tuyến (router ) 43

3.1.1.7. Bộ chuyển mạch (switch ) 46

3.1.2. Hệ thống cáp dùng cho LAN: 46

3.1.2.1.Cáp xoắn: 46

3.1.2.2. Cáp đồng trục: 47

3.1.2.3. Cáp sợi quang 48

CHƯƠNG 4-TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG LAN 50

4.1. Mô hình phân câp các lớp mạng trong LAN (Hierarchical models): 50

4.2. Yêu cầu về SECURITY với hệ thống 51

4.3. Các bước thiết kế: 55

4.3.1. Phân tích yêu cầu sử dụng: 55

4.3.2. Lựa chọn các thiết bị phần cứng: 55

4.3.3.Lựa chọn phần mềm: 55

4.3.4. Công cụ quản trị: 56

4.3.5. Hệ thống cáp mạng bao gồm: 57

PHẦN 2: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MẠNG CỦA KHOA ĐIỆN TỬ - TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 58

1. Khảo sát mô hình của khoa điện tử 58

2. Phân tích mô hình mạng và các thiết bị mạng đuợc sử dụng trong mô hình 58

2.1. Mô hình thiết kế (mô phỏng ) 58

2.2. Các thiết bị mạng trong mô hình 59

2.2.1. ASA 5520 59

2.2.2. Cisco 2811 Integrated Service Router 60

2.2.3. Thiết bị chuyển mạch Catalyst switch models 3560 61

2.2.4. Cisco Catalyst 2960 63

2.2.5. Thiết bị kết nối mạng không dây 64

2.3. Phân tích hệ thống . 65

2.3.1 . Cấu hình VLAN trên hệ thống Switch 65

2.3.2. Sử dụng giao thức VTP (VLAN Trunking Protocol) để quản lý Switch. 66

2.3.3. Access Control List (ACL) 67

3. Triển khai mô hình mạng 67

3.1.Chia VLAN và địa chỉ IP của các VLAN trong mạng 67

3.2. Cấu hình trên các thiết bị mạng 69

3.2.1. Cấu hình trên switch core (3560) 69

3.2.2 . Cấu hình trên Switch 1 74

3.2.3. Cấu hình trên Switch2 75

3.2.3 . Cấu hình trên route Hanoi 77

3.2.4. Cấu hình trên router ISP 79

3.2.5. Cấu hình Web server 80

3.2.6. Cấu hình trên router HCM 83

3.2.6. Cấu hình Access Point để kết nối wifi 84

3.2.7. Mô hình mạng thực tế 85

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống mạng khoa điện tử trường đại học công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P datagram. UDP Checksum(16 bit): dùng để kiểm soát lỗi, nếu phát hiện lỗi thì UDP datagram sẽ bị loại bỏ mà không có một thông báo nào trả lại cho trạm gửi. UDP có chế độ gán và quản lý các số hiệu cổng (port number) để định danh duy nhất cho nên UDP có xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường dùng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận. 2.2.3.3. Giao thức TCP(Tranmission Control Protocol): TCP và UDP là hai giao thức ở tầng giao vận và cùng sử dụng giao thức IP trong tầng mạng. Nhưng không giống như UDP, TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin cậy và có liên kết . Có liên kết ở đây có nghĩa là hai ứng dụng sử dụng TCP phải thiết lập liên kết với nhau trước khi trao đổi dữ liệu. Sự tin cậy trong dịch vụ được cung cấp bởi TCP được thể hiện như sau: - Dữ liệu từ tầng ứng dụng gửi đến được TCP chia thành các segment có kích thước phù hợp nhất để truyền đi. - Khi TCP gửi 1 segment , nó duy trì một thời lượng để chờ phúc đáp từ trạm nhận. Nếu trong khoảng thời gian đó phúc đáp không gửi tới được trạm gửi thì segment đó được truyền lại. - Khi TCP trên trạm nhận dữ liệu từ trạm gửi tới trạm gửi 1 phúc đáp tuy nhiêm phúc đáp không được gửi lại ngay lập tức mà thường trễ một khoảng thời gian . - TCP duy trì giá trị tổng kiểm tra (checksum) trong phần Header của dữ liệu để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình truyền dẫn. Nếu 1 segment bị lỗi thì TCP ở phía trạm nhận sẽ loại bỏ và không phúc đáp lại để trạm gửi truyền lại segment bị lỗi đó. TCP cung cấp khả năng điều khiển luồng. Mỗi của liên kết TCP có vùng đệm (buffer) giới hạn do đó TCP tại trạm nhận chỉ cho phép trạm gửi truyền một lượng dữ liệu nhất định (nhỏ hơn khôn gian buffer còn lại). Điều này tránh xảy ra trường hợp trạm có tốc độ cao chiếm toàn bộ vùng đệm của trạm có tốc độ chậm hơn. Khuân dạng của TCP segment được mô tả như sau: Source Port Destination Port Sequence Number Acknowledgment Number Offset Reserved Flags Window Words Header Bits 0 4 3 1 2 1 6 2 0 2 4 2 8 3 1 Checksum Urgent Pointer Options Padding Data begins here… 1 2 3 4 5 6 Hình 17: Khuân dạng TCP segment Các tham số trong khân dạng trên có ý nghĩa như sau: Source Port (16 bits) là số hiệu cổng của trạm nguồn. Destination Port (16 bits) là số hiệu cổng của trạm đích. Sequence Number (32 bits) là số hiệu byte đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì sequence number là số hiệu tuần tự khởi đầu ISN (Initial Sequence Number ) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN +1. Thông qua trường này TCP thực hiện việc quản lý từng byte truyền đi trên một kết nối TCP. Acknowledgment Number (32 bits): Số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận và ngầm định báo nhận tốt các segment mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn. Header Length (4 bits): Số lượng từ (32 bits) trong TCP header, chỉ ra vị trị bắt đầu của vùng dữ liệu vì trường Option có độ dài thay đổi. Header length có giá trị từ 20 đến 60 byte. Reserved(6 bits) : dành để dùng trong tương lai. Control bits: các bit điều khiển . URG : xác định vùng con trỏ khẩn có hiệu lực. ACK : vùng bao nhận ACK Number có hiệu lực. PSH : Chức năng PUSH. RST : khởi động lại liên kết . SYN :đồng bộ hoá các số hiệu tuần tự (sequence number) FIN : không còn dữ liệu từ trạm nguồn. Window size(16 bits): cấp phát thẻ để kiểm soát luồng dữ liệu (cơ chế cửa sổ trượt). Checksum (16 bits) : mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment cả phần header và dữ liệu . Urgent Pointer(16 bits): con trỏ trỏ tới số hiệu tuần tự của byte cuối cùng trong dòng dữ liệu khẩn cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập. Option (độ dài thay đổi): Khai báo các tuỳ chọn của TCP. TCP data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu của tầng ứng dụng có độ dài ngầm định là 536 byte. Giá trị này có thể điều chỉnh được bằng cách khai báo trong vùng Option. CHƯƠNG 3 –TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG MẠNG LAN 3.1 Các thiết bị LAN cơ bản: Mạng cục bộ LAN được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác nhau cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà…. Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc. Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dùng chung tài nguyên quan trọng như máy in màu, ổ đĩa CD- ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi nối mạng LAN rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội. 3.1.1.Các thiết bị nối chính của LAN: 3.1.1.1.Card mạng – NIC(Network Interface Card) Card mạng _ NIC là một thiết bị được cắm vào trong máy tính để cung cấp cổng kết nối vào mạng.Card mạng được coi là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Mỗi card mạng có chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC- Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối của máy tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng. Card thực hiện các chức năng quan trọng: Điều khiển liên kết luận lý: liên lạc với các lớp trên trong máy tính. Danh định: cung cấp một danh định là địa chỉ của MAC. Đóng Frame: định dạng, đóng gói các bit để truyền tải. Điều khiển truy xuất môi trường: cung cấp truy xuất có tổ chức để chia sẻ môi trường. Báo hiệu: tạo các tín hiệu và giao tiếp với môi trường bằng cách dùng các bộ thu phát tích hợp sẵn. Card mạng quyết định phần lớn các đặc tính của LAN như: Kiểu cáp. Topo. Phương pháp truy nhập mạng. Tốc độ truyền thông tin. Thiết bị host không phải là một phần của bất cứ lớp nào của mô hình OSI, chúng hoạt động tại tất cả 7 lớp của mô hình OSI: kết nối vật lý với môi trường mạng bằng một card mạng với các lớp OSI khác được thực hiện bằng phần mềm bên trong host. Hình 18: Network Interface Card 3.1.1.2. Repeater Bộ lặp. Repeater là một thiết bị hoạt động ở mức 1 của mô hình OSI khuyếch đại và định thời lại tín hiệu. Thiết bị này hoạt động ở tầng Physical của mô hình OSI. Repeater khuyếch đại và gửi mọi tín hiệu mà nó nhận được từ một port ra tất cả các port còn lại. Mục đích của repeater là phục hồi lại các tín hiệu trên đường truyền mà không sửa đổi gì. 3.1.1.3. Hub: Hình 19: Hub Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua hub. Một hub thông thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy tính và các thiêt bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dây xoắn 10 BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi có tín hiệu Ethernet được truyền tự một trạm tới hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng của hub. Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub. Có ba loại hub: Hub đơn (stand alone hub ). Hub phân tầng (stackable hub, có tài liệu gọi là hub sắp xếp ). Hub modun (modular hub ) Modular hub rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức năng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun 10 BASET. Stackable hub là một ý tưởng cho những cơ quan muốn đầu tư tối thiểu ban đầu cho nhưng kế hoạch phát triển LAN sau này. Nếu phân loại theo khả năng ta có 2 loại: Hub bị động (Passive hub): Hub bị động không chứa những linh kiện điện tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức nưng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng. Hub chủ động (Active hub ): Hub chủ động có những linh kiện điện tử có thể khuyếch đại và xư lý tín hiệu điện tư truyền giữa các thiết bị của mạng. Quá trình xử lý dữ liệu được gọi là táI sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên tốt hơn, ít nhạy cảm và lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. Tuy nhiên những ưu điểm đó cũng kéo theo giá thành của hub chủ động cao hơn nhiều so với hub bị động. Về cơ bản, trong mạch Ethernet, hub hoạt động như một repeater có nhiều cổng. Chú ý: Uỷ ban kỹ thuật điện tử (IEEE 0 ) đề nghị dùng các tên sau đây để chỉ 3 loại dây cáp dùng với mạng Ethernet chuẩn 802.3. Dây cáp đồng trục (thick coax ) thì gọi là 10 BASET5 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, khoảng cáp tối đa 500m ). Dây cáp đồng trục sợi nhỏ (thin coax ) gọi là 10 BASET2 (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, khoảng cáp tối đa 200m ). Dây cáp xoắn không vỏ bọc (twisted pair ) gọi là 10 BASET (Tốc độ 10 Mbps, tần số cơ sở, sử dụng cáp sợi xoắn ). Dây cáp quang (Fiber Optic Inter- Repeater Link ) gọi là FOIRL. 3.1.1.4.Liên mạng (Internetworking ) Việc kết nối các LAN riêng lẻ thành một liên mạng chung gọi là internetworking. Internetworking sử dụng 3 công cụ chính: bridge, router và switch. 3.1.1.5.Cầu nối (bridge ). Là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau nó có thể được dùng với các mạng có giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu không giống như repeater phải phát lại tất cả những gì nó nhận được thì Bridge đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có truyền đi hay không. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ truyền đi những gói mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo. Bridge A B C D E F A B C D E F Hình 20: Hoạt động của Bridge. Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không gửi và bổ sung bảng địa chỉ. Khi đọc địa chỉ nơi gửi Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho rằng đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không gửi gói tin đó đi, nếu ngược lại thì Bridge mới huyển gói tin dó đi sang phía bên kia. Ỏ đây chúng ta thấy một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà chỉ trên phần mạng có trạm nhận mà thôi. Application Presentation Session Transport Network Datalink Physic Application Presentation Session Transport Network Datalink Physic Datalink Datalink Physic Physic Hình 21: Hoạt động của Bridge trong mô hình OSI Để đánh giá một Bridge người ta thường đưa ra khái niệm: lọc và vận chuyển. Qua trình xử lý mỗi gói tin được gọi là quá trình lọc trong đó tốc độ lọc thể hiện trực tiếp khả năng hoạt động của Bridge. Tốc độ chuyển vận được thể hiện số gói tin/ giây trong đó thể hiện khả năng của Bridge chuyển các gói tin từ mạng này sang mạng khác. Hiện nay có hai loại Bridge đang được sử dụng là Bridge vận chuyển và Bridge biên dịch. Bridge vận chuyển dùng để nối hai mạng cục bộ cùng sử dụng một giao thức truyền thông của tầng liên kết dữ liệu, tuy nhiên mỗi mạng có thể sử dụng loại dây nối khác nhau. Bridge vận chuyển không có khả năng thay đổi cấu trúc các gói tin mà nó nhận được mà chỉ quan tâm tới việc xem xét và chuyển vận gói tin đó đi. Bridge biên dịch dùng để nối hai mạng cục bộ có giao thức khác nhau nó có khả năng chuyển một gói tin thuộc mạng này sang gói tin thuộc mạng kia trước khi chuyển qua. Ví dụ: Bridge biên dịch nối một mạng Ethernet và một mạng Token ring . Khi đó cầu nối thực hiện nút token ring và một nút Enthernet trên mạng Ethernet. Cầu nối có thể chuyền một gói tin theo chuẩn đang sử dụng trên mạng Enthernet sang chuẩn đang sử dụng trên mạng Token ring. Tuy nhiên chú ý ở đây cầu nối không thể chia một gói tin ra làm nhiều gói tin cho nên hạn chế kích thước tối đa các gói tin phù hợp với cả hai mạng. Ví dụ như kích thước tối đa của các gói tin trên mangh Ethernet là 1500 bytes và trên mạng Token ring là 6000 bytes do vậy nếu một trạm trên mạng Token ring gửi một gói tin cho trạm mạng Ethernet với kích thước lớn hơn 1500 bytes thì khi qua cầu nối số lượng bytes dư sẽ bị loại bỏ. Bridge Token ring Ethernet . Hình 22: Bridge biên dịch. Người ta sử dụng Bridge trong các trường hợp sau: Mở rộng mạng hiện nay khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau khi xử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu tốt hơn bộ tiếp sức. Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng Bridge khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, các gói tin trong nội bộ từng phần mạng sẽ không được cho phép qua phần mạng khác Để nối các mạng có giao thức khác nhau. Một vài Bridge còn có khả năng lựa chọn đối tượng vận chuyển. Nó có thể chỉ chuyển vận những gói tin của những địa chỉ xác định. Ví dụ: Cho phép gói tin của máy A, B qua Bridge 1, gói tin của máy C, D qua Bridge 2. Bridge Token ring Bridge Ethernet Hình 23 : Liên kết mạng sử dụng 2 Bridge Một số Bridge được chế tạo thành một bộ riêng biệt . Các Bridge khác chế tạo như card dùng cắm vào máy tính, khi đó trên máy sẽ sử dụng phần mềm Bridge. Việc kết hợp phần mềm với phần cứng cho phép linh hoạt hơn trong hoạt động của Bridge. Bridge là thiết bị liên kết mạng được dùng để giảm bớt Collision domaint (miền xung đột), tăng băng thông cho một host nhờ chia mạng thành những segment nhỏ hơn và giảm số lượng tải phải chuyển qua giữa các segment. Bridge có tốc độ xử lý chậm hơn Repeater nhưng là thiết bị thông minh hơn Repeater do không chỉ đơn thuần là tăng chất lượng tín hiệu mạng mà có thể mở rộng mạng bằng các kết nối nhiều segment network với nhau và làm cho mạng hoạt động ổn định và hiệu quả . 3.1.1.6. Bộ định tuyến (router ) Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, router được chế tạo với hai mục đích chính : -Phân cách các mạng máy tính thành các segment riêng biệt để giảm hiện tượng đụng độ, giảm broadcast hay thực hiện chức năng bảo mật. - Kết nối các mạng máy tính hay kết nối các user với mạng máy tính ở các khoảng cách xa với nhau thông qua các đường truyền thông: điện thoại, ISDN….. Cùng với sự phát triển của switch, chức năng đầu tiên của router ngày nay đã được switch đảm nhận một cách hiệu quả. Router chỉ còn phải đảm nhận việc thực hiện các kết nối truy cập từ xa (remote access) hay các kết nối WAN cho hệ thống mạng LAN. Do hoạt động ở tầng thứ 3 của mô hình OSI, router sẽ hiểu được các protocol quyết định phương thức truyền dữ liệu. Do đó tùy theo cấu hình, router quyết định phương thức và đích đến của việc chuyển các packet từ nơi sang nơi khác. Một cách tổng quát router sẽ chuyển packet theo các bước sau : Đọc packet Gỡ bỏ dạng format quy định bởi protocol của nơi gửi Thay thế phần gỡ bỏ đó bằng dạng format của protocol của đích đến. Cập nhật thông tin về việc chuyển dữ liệu : địa chỉ, trạng thái của nơi gửi, nơi nhận. Gửi packet đến nơi nhận qua đường truyền tối ưu nhất. Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức (The protocol dependent Routers ) và Router không phụ thuộc giao thức (The protocol independent Routers) dựa vào phương thức xử lý các gói tin khi qua Router. Router có thể phụ thuộc giao thức. Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông. Application Presentation Session Transport Network Datalink Physic Application Presentation Session Transport Network Datalink Physic Datalink Datalink Physic Physic Network Network Hình 24: Hoạt động của Router trong mô hình OSI . Để ngăn chặn việc mất mát dữ liệu Router còn nhận biết được đường đi nào có thể chuyển vận và ngưng chuyển vận khi đường bị tắc. Các lý do sử dụng Router: Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Và thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua cá đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dữ liệu lên đường truyền. Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn. Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân phiên chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn. Các phương thức hoạt động của Router : Đó là phương thức mà một Router có thể nối với Router khác để qua đó chia sẻ thông tin về mạng hiện có. Các chương trình chạy trên Router luôn xây dựng bảng chỉ đường qua việc trao đổi các thông tin vơi các Router khác. Phương thức véctơ khoảng cách: mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về bảng chỉ đường của riêng mình trên mạng, thông qua đó các Router khác sẽ cập nhật lên bảng chỉ đường của mình Phương thức trạng thái tĩnh: Router chỉ truyền cá thông báo khi có phát hiện có sự thay dổi trong mạng và chỉ khi đó các Router khác cập nhật lại bảng chỉ đường, thông tin truyền đi khi đó thường là thông tin về đường truyền. Một số giao thức hoạt động chính của Router RIP (Routing Information Protocol ) được phát triển bởi Xerox Network system và sử dụng SPX/ IPX và TCP/ IP. RIP hoạt động theo phương thức véctơ khoảng cách. NLSP (Netware Link Servise Protocol ) được phát triển bởi Novell, dùng để thay thế RIP hoạt động theo phương thức véctơ khoảng cách, mỗi Router được biết cấu trúc của mạng và việc truyền các bảng chỉ đường giảm đi. OSPF (Open Shortest Path First ) là một phần của TCP/ IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ đường truyền thông… OS - IS (Open System Interconnection Intermediate System to Intermediate System ) là một phần của TCP/ IP với những phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông… 3.1.1.7. Bộ chuyển mạch (switch ) Switch là một thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối giữa các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, ngoài ra có một số loại switch cao cấp có thể hoạt động ở tần network của mô hình OSI. Là thiết bị giống như Bridge nhưng có nhiều port hơn, cho phép ghép nối nhiều đoạn mạng với nhau. Switch cũng dựa vào bảng địa chỉ MAC để quyết định gói tin nào đi ra port nao nhằm tránh tình trạng giảm băng thông khi số máy trạm tăng lên. Bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.Switch cũng hoạt động tại lớp 2 trong mô hình OSI, việc xử lý gói tin dựa trên phần cứng (chip). Ngày nay trong các giao tiếp dữ liệu, switch thường có 2 chức năng chính là chyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích .Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như tạo ra các mạng riêng ảo (VLAN). Hình 25: Mô hình bộ chuyển mạch 3.1.2. Hệ thống cáp dùng cho LAN: 3.1.2.1.Cáp xoắn: Đây là loại cáp gồm 2 đường dây bằng đồng được xoắn vào nhau làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau. Hiện nay có 2 loại cáp xoắn là cáp có bọc kim loại (STP-Shield Twisted Pair) và cáp không bọc kim loại (UTP-Unshield Twisted Pair). Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi dây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi dây xoắn vào nhau. Cáp không bọc kim loại (UTP) : tính năng tương tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễm từ và suy hao vì không có vỏ bọc. STP và UTP có 2 loại (Category-Cat) thường dùng: - Loại 1 và 2 (Cat1 & Cat2) : thường dùng cho truyền thoại và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s). - Loại 3 (Cat3) : Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16Mb/s, nó là chuẩn hầu hết cho các mạng điện thoại. - Loại 4 (Cat4) : Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s. - Loại 5 (Cat5) : Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s. - Loại 6 (Cat6) : Thích hợp cho đường truyền 300Mb/s. Đây là loại cáp rẻ , dễ lắp đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hưởng của môi trường. 3.1.2.2. Cáp đồng trục: Cáp đồng trục có 2 đường dây dẫn và chúng có cùng 1 trục chung , 1 dây dẫn trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường dây còn lại tạo thành đường ống bao xung quanh dây dẫn trung tâm ( dây dẫn này có thể là dây bện kim loại và vì nó có chức năng chống nhiễm từ nên còn gọi là lớp bọc kim). Giữa 2 dây dẫn trên có 1 lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác ( như cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh hưởng của môi trường. Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có thể có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng dạng đường thẳng. Hai loại cáp thường được sử dụng là cáp đồng trục mỏng và cáp đồng trục dày. Đường kính cáp đồng trục mỏng là 0,25 inch và dày là 0,5 inch. Cả hai loại cáp đều làm việc ở cùng tốc độ nhưng cáp đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn. Hiện nay có cáp đồng trục sau : - RG -58,50 ôm: dùng cho mạng Ethernet - RG - 59,75 ôm: dùng cho truyền hình cáp Các mạng cục bộ sử dụng cáp đồng trục có dải thông từ 2,5 - 10Mbps, cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác vì nó có lớp vỏ bọc bên ngoài, độ dài thông thường của một đoạn cáp nối trong mạng là 200m, thường sử dụng cho dạng Bus. 3.1.2.3. Cáp sợi quang Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thuỷ tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự suy hao tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vở plastic để bảo vệ cáp. Cáp sợi quang không truyền dẫn được các tin hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại chuyển đổi trở lại thành các tín hiệu điện. Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, do đường kính lõi thuỷ tinh có kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với kĩ thuật cao và chi phí cao. Dải thông của cáp quang có thể lên tới hàng Gbps và cho phép khoảng cách đi cáp khá xa do độ suy hao tín hiệu trên cáp rất thấp. Ngoài ra vì cáp sợi quang không dùng tín hiệu điện từ để truyền dữ liệu nên nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ và tín hiệu truyền không bị phát hiện và thu trộm bằng các thiết bị điện tử của người khác. Nhược điểm của cáp quang là khó lắp đặt và giá thanh cao, nhưng nhìn chung cáp quang thích hợp cho mọi mạng hiện nay và sau này. Các loại cáp Cáp xoắn cặp Cáp đồng trục mỏng Cáp đồng trục dầy Cáp quang Chi tiết Bằng đồng, co 4 cặp dây (loại 3,4,5) Bằng đồng, 2 dây, đường kính 5mm Bằng đồng, 2 dây, đường kình 10mm Thuỷ tinh 2 sợi Chiều dài đoạn tối đa 100m 185m 500m 1000m Số đầu nối tối đa trên một đoạn 2 30 100 2 Chạy 10Mbps Được Được Được Được Chạy 100 Mbps Được Được Được Được Chống nhiễu Tốt Tốt Tốt Tốt Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình Hoàn toàn độ tin cậy Tôt Trung bình Khó Khó Khắc phục lỗi Tốt Không tốt Không tốt Tốt Quản lý Dễ dàng Khó Khó Trung bình Chi phí cho một trạm Rất thấp Thấp Trung bình Cao Bảng so sánh một số loại cáp Phần II: Xây dựng và thiết kế hệ thống mạng CHƯƠNG 4-Phân tích và xây dựng hệ thống mạng 4.1. Mô hình phân câp các lớp mạng trong LAN (Hierarchical models): Cấu trúc mạng được thiết kế theo mô hình kiến trúc thiết kế hiện đại với 3 lớp chức năng bao gồm : lớp mạng xương sống (Core Network), lớp mạng phân bố (Distribution), lớp mạng truy cập ( Access Network). Access Distribute Core Hình 26:Mô hình phân cấp các lớp mạng Cấu trúc: Lớp lõi (Core Layer ): đây là trục xương sống của mạng (backbone) thường dùng các bộ chuyển mạch có tốc độ cao (Hight- Speed Switching) thường có các đặc tính như độ tin cậy cao, công suất dư thừa, khả năng tự khắc phục lỗi, khả năng thích nghi cao, đáp ứng nhanh, dễ quản lý, khả năng lọc gói, hay lọc các tiến trình trong mạng. Lớp phân phối (Distribution Layer): Làm việc ở giữa lớp Core và lớp Access layer, với vai trò đáp ứng một số giao tiếp giúp giảm tải cho lớp Core trong quá trình thông tin trong mạng.Với tác dụng của lớp này cung cấp danh giới cho việc sử dụng access list và các tính năng lọc khác để khi cần thiết sẽ gửi lên lớp Core .Tuy nhiên lớp này cũng là lớp định nghĩa các chính sách cho mạng. Một chính sách có thể áp dụng cụ thể các dạng cụ thể sau : Routing update, Router summaries, VLAN, Addres aggregation, sử dụng các chính sách bảo mật mạng và chống các giao dịch không cần thiết. Lớp truy nhập (Access Layer): cung cấp các khả năng truy nhập cho người dùng cục bộ hay từ xa truy nhập vào mạng. Thường được thực hiện bằng các bộ chuyển mạch (switch) trong môi trường campus, hay công nghệ WAN. 4.2. Yêu cầu về SECURITY với hệ thống Khi thiết kế một hệ thống mạng nào đó thì yêu cầu về “sercurity” là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mang ý nghĩa “sống còn” đối với hệ thống mạng. Khái niệm: Theo định nghĩa rộng thì “security” là tổng hợp của ba yếu tố : “tính bảo mật”, “tính toàn vẹn “, “ tính sẵn dùng” Tính bảo mật: Bảo đảm tài nguyên mạng không bị tiếp xúc, bị sử dụng bởi người không có thêm quyền. Chẳng hạn d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế hệ thống mạng khoa điện tử trường đại học công nghiệp hà nội.doc