Các trạm xửlý nước thải với công suất nhỏvà vừa phải đảm bảo một loạt
các yêu cầu nhưxây dựng đơn giản, dễhợp khối các công trình, diện tích chiếm đất
nhỏ, dễquản lý vận hành và kinh phí đầu tưxây dựng không lớn. Yếu tốhợp khối
công trình là một trong những yếu tốcơbản khi xây dựng các trạm xửlý công suất
nhỏvà vừa ở điều kiện nước ta. Các công trình xửlý nước thải được hợp khối sẽ
hạn chếviệc gây ô nhiễm môi trường không khí, diện tích xây dựng nhỏ đảm bảo
mỹquan đô thị Nước thải sinh hoạt có thểxửlý tại chỗtrong các công trình làm
sạch sơbộ(tách dầu mỡ, tách và xửlý cặn trong ‘‘nước đen’’, .), trong công trình
xửlý cục bộ đối với hệthống thoát nước độc lập hoặc trong công trình xửlý tập
trung tại trạm xửlý khu vực. Xửlý nước thải tại chỗsẽlàm giảm chi phí đầu tưxây
dựng các tuyến cống thoát nước
57 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện giao thông vận tải Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o BOD5).
+ Theo chất lơ lửng: D = 50% (Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo SS)
- Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất
thủy văn,….
- Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải của địa phương.
- Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế tại địa phương.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 18
- Diện tích và vị trí đất đai sử dụng để xây dựng trạm xử lý nước thải (diện
tích đất trống của bệnh viện hiện nay còn 4.803 m2).
- Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp, xử lý đạt yêu cầu.
- Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác.
Các trạm xử lý nước thải với công suất nhỏ và vừa phải đảm bảo một loạt
các yêu cầu như xây dựng đơn giản, dễ hợp khối các công trình, diện tích chiếm đất
nhỏ, dễ quản lý vận hành và kinh phí đầu tư xây dựng không lớn. Yếu tố hợp khối
công trình là một trong những yếu tố cơ bản khi xây dựng các trạm xử lý công suất
nhỏ và vừa ở điều kiện nước ta. Các công trình xử lý nước thải được hợp khối sẽ
hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường không khí, diện tích xây dựng nhỏ đảm bảo
mỹ quan đô thị… Nước thải sinh hoạt có thể xử lý tại chỗ trong các công trình làm
sạch sơ bộ (tách dầu mỡ, tách và xử lý cặn trong ‘‘nước đen’’,….), trong công trình
xử lý cục bộ đối với hệ thống thoát nước độc lập hoặc trong công trình xử lý tập
trung tại trạm xử lý khu vực. Xử lý nước thải tại chỗ sẽ làm giảm chi phí đầu tư xây
dựng các tuyến cống thoát nước. [ ]9
2.4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
2.4.3.1. Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 19
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện
- Nước thải sinh hoạt (phân, nước tiểu) từ WC: loại nước thải này theo ống
dẫn PVC D110 dẫn vào bể tự hoại 3 ngăn không thấm đất để xử lý sơ bộ trước khi
tập trung vào mương thoát nước chung rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại chủ yếu dựa vào biện pháp sinh học yếm
khí, gồm các quá trình lắng cặn, lên men cặn lắng và quá trình lọc cặn còn lại sau
khi lên men. Nước thải sau bể tự hoại theo ống dẫn ra mương thoát nước chung rồi
thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải sinh hoạt (nước rửa tay chân) từ WC: loại nước thải này theo ống
dẫn PVC D90 đổ ra mương thoát nước chung rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải từ nhà ăn: loại nước thải này được xử lý sơ bộ (tách rác, lắng cặn
thô, dầu mỡ) tại hố ga (đặt song chắn rác) trước khi đổ ra mương thoát nước chung
rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải khác (từ nhà giặt, nước rửa dụng cụ thiết bị, vệ sinh sàn): loại
nước thải này đổ ra mương thoát nước chung (xử lý sơ bộ tại các hố ga dọc theo
mương) rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
Môi trường
Nước thải từ WC
của các khoa, phòng
Nước thải
khác
Nước thải từ
nhà ăn
Nước rửa
(D90-PVC)
Phân tiểu
(D110-PVC)
Hố ga Hố ga
Mương
thoát chung
(D300)
Bể tự hoại
Nước mưa
chảy tràn
Hố ga Hố ga Hố ga
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 20
- Nước mưa chảy tràn: sẽ tập trung vào mương thoát nước chung (bố trí các
hố ga lắng cát, tách rác dọc theo mương) rồi đổ ra nguồn tiếp nhận. Định kỳ, lượng
cát, cặn lắng tại hố ga sẽ được nạo vét. [ ]10
Nhận xét: Các biện pháp xử lý nước thải mà bệnh viện đang áp dụng
chưa đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định, do đó nước
thải của bệnh viện đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng
đồng.
2.4.3.2. Đề xuất biện pháp thu gom và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải của
bệnh viện
a) Đề xuất biện pháp thu gom nước thải
- Tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa:
- Thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt dẫn về hệ thống xử lý tập trung để xử
lý trước khi đổ ra cống thoát nước của thành phố.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 21
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phương án thu gom, xử lý nước thải bệnh viện
b. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tại HTXL tập trung
b1) Phương án 1:
Môi trường
Nước thải
khác
Hố ga
Nước thải từ WC
của các khoa, phòng
Nước thải từ
nhà ăn
Nước rửa
(D90-PVC)
Phân tiểu
(D110-
PVC)
Hố ga Hố ga
Mương
thoát chung
(D300)
Bể tự hoại
Nước mưa
chảy tràn
Hố ga
Ống thoát
chung
HTXL tập
trung
Hố ga
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 22
Sơ đồ công nghệ PA 1:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải – PA 1
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA 1:
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
Bể chứa,
phân hủy bùn
Hút bùn
định kì
Bể khử trùng
clorine
Máy sục
khí
Bể gom(tách rác)
Bể điều hòa
Bể phân hủy kị khí
Bể lắng 2
Mương thoát
nước mưa
Cống thoát
nước
Nước thải
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
Bùn dư
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 23
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể phân hủy kị khí.
Tại bể phân hủy kị khí xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều
kiện thiếu khí, có tác dụng khử amoni- nitơ và phân hủy các chất hữu cơ kể cả chất
hữu cơ khó phân huỷ trong nước thải y tế.
Tiếp theo, nước thải tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn. Lượng nước đã xử lý
sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng (dung dịch chlorine) trên
đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới thoát nước mưa ra cống
thoát nước thành phố.
Bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước tách ra từ
bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, còn bùn nén sẽ được hút định kì.
Ưu - nhược điểm của PA1:
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản.
- Ít tốn kém năng lượng cũng như chi phí vận hành.
- Hiệu suất của quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, khử trùng lớn (80 – 90%).
Nhược điểm:
- Thời gian lưu nước trong bể dài.
- Yêu cầu về diện tích xây dựng lớn.
- Có mùi hôi khó chịu
b2) Phương án 2:
Phương pháp lọc sinh học (Biofilter) là công trình xử lý nước thải dựa trên
quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxy hóa các chất bẩn hữu cơ
có trong nước. Các màng sinh học là tập thể các vi sinh vật hiếu khí, kị khí, kị khí
tùy tiện. Các vi sinh vật hiếu khí được tập trung ở phần lớp ngoài của màng sinh
học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc.
Trong quá trình làm việc các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên
xuống, sau đó nước thải đã làm sạch được thu gom xả vào lắng 2. Nước vào lắng 2
có thể kéo theo những mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc.
Trong thực tế, một phần nước đã qua lắng 2 được quay trở lại làm nước pha loãng
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 24
cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc và giữ nhiệt cho màng sinh học
làm việc.
Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxy hóa bỡi quần thể vi sinh vật ở
màng sinh học. Màng này thường dày khoảng 0,1 – 0,4 mm. Các chất hữu cơ trước
hết bị phân hủy bỡi vi sinh vật hiếu khí. Sau khi thấm sâu vào màng, nước hết oxi
hòa tan và sẽ chuyển sang phân hủy bỡi vi sinh vật kị khí.
Lọc sinh học được dùng hiện nay chia làm hai loại:
- Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước (lọc sinh học nhỏ
giọt ).
- Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc ngập trong nước. [ ]5
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 25
Sơ đồ công nghệ PA 2:
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải – PA 2.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA2:
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
Bùn hút
định kì
Bể chứa và
phân hủy bùn
Bể khử trùng
clorine
Máy
sục
khí
Bể gom (tách rác)
Bể điều hòa
Bể lọc sinh
học nhỏ giọt
Bể lắng 2
Mương thoát nước
mưa
Cống thoát
nước
Nước thải
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
Bùn dư
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 26
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể lọc sinh học.
Tại bể lọc sinh học các chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa nhờ hệ vi sinh vật.
Tiếp theo, nước thải tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn. Lượng nước đã xử lý
sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng (dung dịch chlorine) trên
đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới thoát nước mưa ra cống
thoát nước thành phố.
Bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước tách ra từ
bùn được tuần hoàn trở lại ngăn hoà trộn nước thải, còn bùn nén sẽ được hút định
kì.
Ưu - nhược điểm của PA2:
Ưu điểm:
- Có thể xử lý nước thải hoàn toàn, hiệu suất xử lý cao.
- Diện tích tiếp xúc với nước lớn do có lớp vật liệu lọc.
Nhược điểm:
- Thiết bị cồng kềnh, phức tạp, cần vật liệu lọc.
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí vận hành cao.
- Cần phải xử lý nước sơ bộ trước khi đưa vào bể Biofilter.
- Hiệu suất xử lý giảm khi nồng độ chất bẩn tăng cao.
- Phải thường xuyên thau rửa để các màng vi sinh vật tích đọng lại không
làm tắc nghẽn các khe trong vật liệu lọc.
b3) Phương án 3:
Quá trình làm sạch trong bể aeroten là nhờ sinh vật hiếu khí. Để giữ cho bùn
hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxy cần cho quá trình oxy hóa các chất
hữu cơ thì phải đảm bảo việc sục khí. Các quá trình trong bể diễn ra như sau:
- Giai đoạn I: diễn ra quá trình hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân
hủy. Kết quả là BOD của nước thải giảm 40 – 80%. Ở giai đoạn này tốc độ tiêu thụ
oxy là lớn nhất.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 27
- Giai đoạn II: diễn ra quá trình tái sinh bùn hoạt tính ( nghĩa là phục hồi khả
năng hấp thụ của nó) và đồng thời oxy hóa đến cùng các chất hữu cơ hòa tan ( các
chất chứa nitơ) còn lại là quá trình amon hóa. Tốc độ tiêu thụ oxy ở giai đoạn này
nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn đầu.
- Giai đoạn III: diễn ra khi nước thải hầu như không còn BOD, là quá trình
nitrat hóa các muối amon và tốc độ tiêu thụ oxy lại tăng lên. [ ]8
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 28
Sơ đồ công nghệ PA 3:
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải - PA 3.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA 3:
Bể khử trùng
clorine
Bùn hút định kì
Máy
sục
khí
Bể chứa,
phân hủy bùn
Bể gom (tách rác)
Bể điều hòa
Bể phân hủy kị
khí
Bể
Aerotank
Bể lắng 2
Mương thoát
nước mưa
Cống thoát nước
Nước thải
Bùn dư
B
ùn
tu
ần
h
oà
n
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 29
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể phân hủy kị khí.
Tại bể nước thải được xử lý bằng biện pháp sinh học trong điều kiện thiếu
khí, có tác dụng khử amoni - nitơ và một phần chất hữu cơ khó phân huỷ trong
nước thải y tế.
Tiếp theo, nước thải tự chảy lên thiết bị xử lý sinh học hiếu khí . Dưới đáy
thiết bị có lắp đặt giàn ống và thiết bị phân phối khí dẫn từ máy thổi khí (được đặt
trong hố tiêu âm để giảm ồn), tại đây diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong điều kiện hiếu khí nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Nước thải tiếp tục được
chảy qua bể lắng để lắng bùn.
Nước đã xử lý sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng
(dung dịch chlorine) trên đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới
thoát nước mưa ra cống thoát nước thành phố.
Bùn sau khi được lắng xuống bể lắng thì một phần sẽ được bơm tuần hoàn
về bể Aerotank, bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước
tách ra từ bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, còn bùn nén sẽ được hút định kì.
Khí thoát ra từ các bể (bể kị khí và aerotank) sẽ được thu và đưa đi xử lý
trước khi thải ra môi trường.
Ưu - nhược điểm của PA3:
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản.
- Hiệu suất xử lý cao, có thể xử lý nước thải có nồng độ BOD cao.
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp.
- Thiết bị đơn gian có thể xây dựng dưới mặt đất, tận dụng làm bãi để xe.
- Diện tích mặt bằng xây dựng không lớn.
Nhược điểm:
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 30
- Phải cấy vi sinh vật ( bùn hoạt tính) ở bể Aeroten để kích thích sự phát triển
của vi sinh vật.
- Cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa nước vào hệ thống
- Tiêu tốn năng lượng cho máy cấp khí.
Nhận xét: Qua 3 phương án đã đưa ra ở trên thì phương án 3 là khả thi
nhất đối với điều kiện của bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng.
- Diện tích xây dựng phù hợp với diện tích đang có của bệnh viện.
- Hiệu quả xử lý cao.
- Vận hành đơn giản.
- Kinh phí đầu tư ít
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 31
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ
3.1.1. Bể gom
Nước thải bệnh viện được thu gom từ các đường ống riêng tập trung về bể
gom để xử lý sơ bộ loại bỏ cặn lớn, cát… ra khỏi nước thải để đảm bảo quá trình xử
lý cho các công trình tiếp theo.
* Nội dung tích toán bể gom bao gồm các phần sau:
- Xác định thể tích bể gom.
- Xác định kích thước bể.
3.1.1.1. Xác định thể tích bể gom
Ta xác định thể tích bể gom theo công thức sau.
tQVg .max= (m3).
Trong đó:
gV : thể tích bể gom (m
3).
hQ : lưu lượng nước thải lớn nhất theo giờ, 99,9max =Q (h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn t = 0,5 giờ
Vậy : 0,55,0.99,9 ==gV (m3).
3.1.1.2. Xác định kích thước của bể
Chọn chiều cao của bể là h = 1,5 m
Vậy diện tích mặt bằng của bể là:
3,3
5,1
5 ===
h
V
F g (m2)
Chọn bể hình vuông có cạnh a = 1,8 m
Vậy kích thước xây dựng của bể là:
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 32
Do hệ thống thoát nước của bệnh viện nằm sâu dưới mặt đất nên chọn:
4,0=bvh m.
Vậy kích thước xây dựng của bể là:
- Bể hình vuông cạnh: a = 1,8 m
- Chiều cao xây dựng: hbể = hbv+ h = 0,4+1,5 = 1,9 m.
Tại bể đặt tấm lưới tinh có kích thước lỗ 2 x 2 mm, bằng inox không rỉ để
loại bỏ các chất có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải trước khi bơm qua bể kị khí.
3.1.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và có thể làm đồng đều nồng độ
chất ô nhiễm trong nước thải để đưa vào xử lý cơ bản. Nước thải thường có lưu
lượng và thành phần các chất bẩn không ổn định theo thời gian trong một ngày đêm.
Sự dao động này nếu không được đều hòa sẽ ảnh hưởng đến chế độ công tác của
trạm xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng cơ bản và quản lý. Thông
thường khi thiết kế phải tính đến lưu lượng giờ lớn nhất và hàng loạt những thay đổi
theo lưu lượng, như thể tích bể chứa, công suất máy bơm, tiết diện ống đẩy,…. Khi
lưu lượng, nồng độ nước thải thay đổi thì kích thước các công trình xử lý cũng phải
lớn hơn, chế độ làm việc nói chung là mất ổn định.
Do vậy, lưu lượng nước thải đưa vào xử lý cần thiết phải điều hòa nhằm tạo
cho dòng nước thải vào hệ thống xử lý hầu như không đổi, khắc phục những khó
khăn cho chế độ công tác do lưu lượng nước thải dao động gây ra và đồng thời nâng
cao hiệu suất xử lý cho toàn bộ dây chuyền.
* Nội dung tích toán bể điều hòa gồm các phần sau:
- Xác định thể tích bể điều hòa.
- Xác định kích thước bể.
- Tính toán hệ thống sục khí.
3.1.2.1. Xác định thể tích bể điều hòa
Ta xác định thể tích bể điều theo công thức sau.
tQV hđ .= (m3).
Trong đó:
đV : thể tích bể điều hòa (m
3).
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 33
hQ : lưu lượng nước thải theo giờ, 08,2=hQ (m3 / h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn t = 9 h.
Vậy Vdh = 2,08 . 9 = 19 (m3).
3.1.2.2. Xác định kích thước bể
Chọn chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể là hmax = 2,2m.
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,4m.
Chiều cao tổng cộng của bể:
H = hmax + hbv = 2,2 + 0,4 = 2,6 (m).
Diện tích mặt bằng của bể:
F =
maxh
Vd =
2,2
19 = 8,64 (m2).
Chọn bể hình chữ nhật, có kích thước:
Dài (L) x Rộng (B) = 4,8m x 1,8m
3.1.2.3. Tính toán hệ thống thổi khí
- Lượng khí nén cần thiết cho khuấy trộn:
đkhí VRq .=
Trong đó:
R : tốc độ khí nén, 12=R (l/m3.phút) (nguồn “Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp - tính toán thiết kế các công trình – Lâm Minh Triết”) .
đV : thể tích thực tế bể điều hòa, 64,16=đV m3.
Vậy 68,19964,16.12 ==khíq l/phút = 3,33 l/s.
- Chọn khuếch tán khí bằng ống khoan lỗ, bố trí một phía theo chiều dài, có
lưu lượng khí là r = 120 l/phút.cái. Vậy số ống khuếch tán khí:
n =
r
q khi = 2
120
68,199 = (ống).
- Tính ống chính dẫn khí:
Chọn đường kính của thiết bị sục khí d = 25mm.
Tiết diện ống f =
4
d. 2π =
4
025,0.14,3 2 = 4,91.10-4 m2.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 34
Vận tốc khí trong ống: v =
f
q = 4
3
10.91,4
10.33,3
−
−
= 6,8 m/s.
Thõa mãn yêu cầu về tốc độ khí đặc trung trong ống dẫn (v = 6 - 9 m/s).
- Tính ống nhánh khuếch tán khí
Lưu lượng trong một ống nhánh:
qn = n
q khi =
2
33,3 = 1,67 l/s.
Chọn vận tốc trong ống nhánh v = 8 m/s.
Tiết diện ống nhánh f =
v
q n =
8
10.67,1 3− = 0,21.10-3 m2.
Đường kính ống d = π
f.4 = 16 mm.
Chọn ống có đường kính d = 17mm. Khi đó vận tốc ống nhánh là:
v = 2d.
q.4
π = 2
3
017,0.
10.67,1.4
π
−
= 7,36 m/s.
Trên các ống nhánh, bố trí các lỗ đục với đường kính lỗ d = 2mm, khoảng
cách giữa các lỗ là a = 30 ÷ 60 mm. Chọn a = 50mm.
Các ống được bố trí sao cho mặt dưới ống phải đặt tuyệt đối theo phương
ngang dọc theo bể trên các giá đỡ để ở độ cao 100 mm so với đáy bể.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 35
Bảng 3.1. Tốc độ khí đặc trưng trong ống dẫn
Đường kính, mm Vận tốc, m/s
25 – 75 6 - 9
100 – 250 9 - 15
300 – 610 14 - 20
760 – 1500 19 - 33
Bảng 3.2. Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí
Loại khuếch tán khí và
cách bố trí
Lưu lượng khí
lit/phút.cái
Hiệu suất chuyển hóa oxy
tiêu chuẩn ở độ sâu 4,6m; %
Đĩa sứ lưới 11 - 96 25 - 40
Chụp sứ lưới 14 - 71 27 - 39
Bản sứ lưới 57 - 142 26 - 33
Ống plastic xốp cứng bố trí:
+ Dạng lưới
+ Hai phía theo chiều dài
+ Một phía theo chiều dài
68 - 113
85 - 311
57 - 340
28 - 32
17 - 28
13 - 25
Ống plastic xốp mềm bố trí:
+ Dạng lưới
+ Một phía theo chiều dài
28 - 198
57 - 198
26 - 36
19 - 37
Ống khoan lỗ bố trí:
+ Dạng lưới
+ Một phía theo chiều dài
28 - 113
57 - 170
22 - 29
15 - 19
Khuếch tán không xốp:
+ Hai phía theo chiều dài
+ Một phía theo chiều dài
93 - 283
283 - 990
12 - 23
9 - 12
(Nguồn: “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - tính toán thiết kế công
trình - Lâm Minh Triết (chủ biên) – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, 2004”).
* Sau khi qua bể điều hòa:
- Hàm lượng chất lơ lửng giảm 4%, còn lại:
C1 = Cv x (100 – 4)% =200.(100 – 4)% = 192 (mg/l)
- Hàm lượng BOD5 giảm 5%, còn lại:
L1 = Lv x (100 – 5)% = 280.(100 – 5)% = 266 (mg/l)
3.1.3. Bể sinh học kị khí
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 36
Bể sinh học kị khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kị
khí do một quần thể vi sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxi không khí,
sản phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2… Trong đó có tới
65% là CH4 (khí metan). Vì vậy quá trình này còn được gọi là lên men metan và
quần thể vi sinh vật được gọi tên chung là các vi sinh vật metan.
Các chất hữu cơ được vi sinh vật phân hủy theo 2 giai đoạn: axit hóa và
metan hóa ( hay lên men kiềm). Vì vậy người ta có thể thực hiện ở 2 bể riêng biệt,
mỗi bể đảm nhiệm một giai đoạn riêng. [ ]5
Giai đoạn axit hóa: các vi sinh vật tạo thành axit gồm cả vi sinh vật kị khí và
vi sinh vật tùy tiện. Chúng phân hủy chất ban đầu và chuyển hóa các sản phẩm phân
hủy trung gian thành các axit hữu cơ bậc thấp, cùng các chất hữu cơ khác như axit
hữu cơ, axit béo, rượu, các axit amin, glyxerin, axeton, H2S, CO2, H2.
Chất hữu cơ phức tạp Chất hữu cơ đơn giản
Saccharose glucose + fuctoza
Protein peptit + axit amin
Lipit glyxerin + axit béo
Giai đoạn metan hóa: các vi sinh vật metan đích thực mới hoạt động. Chúng
là những vi sinh vật kị khí cực đoan, chuyển hóa các sản phẩm của pha axit thành
CH4 và CO2.
Sản phẩm khí của lên men có khoảng 65 – 70% khí metan, 25 – 30% CO2 và
một lượng nhỏ các khí khác.
Đặc điểm nước thải có thể xử lý bằng bể sinh học kị khí là: hàm lượng các
chất hữu cơ có trong nước cao, như protein, dầu mỡ, không chứa các chất có độc
tính đối với vi sinh vật, đủ các chất dinh dưỡng và nhiệt độ nước tương đối cao (trên
20oC). Hiệu suất phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước thải có thể đạt tới 80 –
90%. [ ]5
3.1.3.1. Nguyên lý làm việc của bể sinh học kị khí
Bể sinh học kị khí là bể có chứa vật liệu rắn trơ là giá thể cố định cho vi sinh
vật kị khí sống bám trên bề mặt. Giá thể đó có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng
hợp, tấm nhựa, vòng sứ,… Dòng nước thải phân phối đều, đi từ dưới lên tiếp xúc
với màng vi sinh dính bám trên bề mặt giá thể. Do khả năng bám dính tốt của màng
VSV
VSV
VSV
VSV
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 37
vi sinh dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lên và thời gian lưu bùn kéo dài, vì
vậy thời gian lưu nước nhỏ. Bể kị khí sử dụng giá thể là đá hoặc sỏi thường bị bít
tắc do do các chất lơ lửng hoặc màng vi sinh không bám dính giữ lại ở khe rỗng
giữa các viên đá hoặc sỏi. Giá thể là vật liệu nhựa tổng hợp có cấu trúc thoáng, độ
rỗng cao (95%) nên vi sinh vật dễ bám dính và chúng thường được thay thế dần cho
đá, sỏi.
Trong bể kị khí do dòng chảy quanh co đồng thời do tích lũy sinh khối, nên
rất dễ gây ra các vùng chết và dòng chảy ngắn. Để khắc phục nhược điểm này, có
thể bố trí thêm hệ thống xáo trộn bằng khí biogas sinh ra thông qua hệ thống phân
phối khí đặt dưới lớp vật liệu và máy nén khí biogas. [ ]4
3.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men metan
- Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trước tiên đến quá trình. Nhiệt độ tối ưu của
quần thể vi sinh vật sinh metan từ 35 – 55oC. Dưới 10oC vi sinh vật metan hầu như
không hoạt động.
- Nguyên liệu là các loại nước thải có độ ô nhiễm cao, các loại cặn phân, rác
thải,.v.v. Hàm lượng chất rắn của nguyên liệu cần có là 7 – 9%.
- pH môi trường: pH tối ưu của quá trình là 6,4 – 7,5. Song trong thực tế,
người ta có những biện pháp kĩ thuật cho lên men ở pH = 7,5 – 7,8 vẫn có hiệu quả.
- Các ion ion kim loại có ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật sinh metan.
Người ta đã xác định được tính độc của các ion kim loại đến hệ vi sinh vật như sau:
Cr > Cu > Zn > Cd > Ni. Giới hạn nồng độ của kim loại này cho phép là: crom –
690; đồng - 150÷500; chì – 900; kẽm – 690; niken – 73 mg/l. [ ]5
3.1.3.3. Tính toán bể sinh học kị khí
Tính toán thiết kế bể sinh học kị khí căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Thành phần và tính chất nước thải.
- Mức độ xử lý nước thải.
* Nội dung tính toán bể sinh học kị khí bao gồm những phần sau:
- Xác định thể tích bể kị khí.
- Xác định kích thước bể.
a. Xác định thể tích bể sinh học kị khí
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 38
Ta xác định thể tích bể điều theo công thức sau.
tQV hkk .= (m3).
Trong đó:
kkV : thể tích bể kị khí (m
3).
hQ : lưu lượng nước thải theo giờ, 08,2=hQ (h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn 16=t h.
Vậy 28,3316.08,2 ==kkV (m3).
b. Xác định kích thước bể
Chọn chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể là hmax = 3,2m.
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3m.
Chiều cao tổng cộng của bể:
H = hmax + hbv = 3,2 + 0,3 = 3,5 (m).
Diện tích mặt bằng của bể:
F =
maxh
Vd =
2,3
28,33 = 10,4 (m2).
Chọn bể hình chữ nhật, chia thành 2 ngăn bằng nhau.
- Kích thước của bể kỵ khí: Dài (L) x Rộng (B) = 4,6m x 2,3m
- Kích thước mỗi ngăn: Dài (L) x Rộng (B) = 2,3m x 2,3m
* Sau khi qua bể sinh học kị khí:
- Hàm lượng BOD5 giảm 50%, còn lại:
L2 = L1 x (100 – 50)% = 266 x (100 – 50)% = 133 (mg/l)
- Hàm lượng COD giảm 40%, còn lại:
L1.COD = Lv.COD x (100 – 40)% = 350 x (100 – 40)% = 210 (mg/l)
- Hàm lượng TSS giảm 35%, còn lại:
C2 = C1 x (100 - 35)% = 192 x (100 – 35)% = 125(mg/l).
3.1.4. Bể Aerotank
Aerotank là một trong những công trình thường được sử dụng trong phương
pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo. Phương pháp này dựa
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 39
trên nhu cầu oxy cần cung cấp cho sinh vật hiếu khí có trong nước thải hoạt động và
phát triển. Quá trình này của vi sinh vật gọi chung là các hoạt động sống, gồm hai
quá trình: quá trình dinh dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và
các yếu tố vi lượng khác để xây dựng tế bào mới, phát triển tăng sinh khối, phục vụ
cho sinh sản; quá trình phân huỷ các chất hữu cơ còn lại thành CO2 và nước. Cả hai
quá trình trên đều cần oxy. Để đáp ứng nhu cầu oxy của hai quá trình trên người ta
thường phải khuấy đảo khối nước hoặc sử dụng các biện pháp hiếu khí tích cực hơn
như khí nén hoặc quạt gió với áp lực cao.
3.1.4.1. Nguyên lý làm việc của bể aerotank
Nước thải sau khi đã xử lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng.pdf