Chương I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài. 2
1.3 Giới hạn của đề tài. 2
1.4 Phương pháp thực hiện. 3
1.5 Khả năng áp dụng của đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU
2.1 Tổng quan về cây cao su 4
2.2. Thành phần cấu tạo của mủ cao su 4
2.3 Quy trình chế biến mủ cao su 5
2.3.1 Phân loại và sơ chế mủ 5
2.3.2 Bảo quản mủ 6
2.3.3 Quy trình chế biến mủ tạp 7
2.3.4 Quy trình chế biến mủ nước 7
2.4 Chế biến, sản xuất các sản phẩm từ cao su thiên nhiên 9
2.5 Một số chủng loại cao su đặc biệt 10
2.6 Tình hình sản xuất cao su trên thế Giới 13
2.7 Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam. 13
2.7.1 Trước ngày giải phóng miền Nam. 13
2.7.2. Từ ngày giải phóng miền Nam đến nay 14
2.7.8 Tình hình xuất khẩu 15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU HIỆN NAY
3.1 Tổng quan về nước thải chế biến cao su. 16
3.1.1 Các nguồn thải và thành phần- tính chất của nước thải cao su. 16
3.1.2 Mùi hôi trong nước thải cao su. 21
3.2 Các công nghệ đã được nghiên cứu để xử lý nước thải chế biến mủ cao su.22
3.2.1 Bể lọc sinh học hiếu khí. 22
3.2.2 Hồ Ổ Định. 23
3.2.3 Mương Oxy hoá. 24
3.2.4 Bể đĩa quay. 25
3.2.5 Bể lọc sinh học kị khí. 25
3.2.6 Bể sục khí. 26
3.3 Một số công nghệ đã và đang thực hiện trong nước. 29
3.4 Tình hình chất lượng nước thải ngành chế biến cao su sau khi xử lý. 31
79 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Đức thuận - Bình thuận công suất 100 m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất xử lý BOD khoảng 85% với thời gian lưu nước khoảng 17,5 ngày và lượng bùn hồi lưu là 75%. Cùng đó Ibrahim và cộng sự (1979) đã khẳng định rằng khả năng của kênh oxy hoá trong xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm, với thời gian lưu nước là 22 ngày có thể loại bỏ 96% BOD và 93% COD. Tuy nhiên ở công trình này hiệu quả xử lý Nitơ còn thấp, chỉ đạt 46% đối với tổng Nitơ còn Amonia là 44%. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý làm thoáng mở rộng, sử dụng các thiết bị làm thoáng đặt nằm ngang, nước thải lưu thông trong các mương hình bầu dục ở tốc độ 30 cm/s, thiết bị làm thoáng cung cấp oxy để thực hiện quá trình phân huỷ hiếu khí, trong một số trường hợp người ta sục khí nén trực tiếp vào nước thải thay thiết bị làm thoáng. Nguyên tắc xử lý là phản ứng phân huỷ các chất hữu cơ được thực hiện bởi các vi sinh vật trong bùn hoạt tính có số lượng và mật độ lớn, các chất hữu cơ được phân huỷ nhanh và cho hiệu quả xử lý cao, chỉ trong vài giờ tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ đã có thể giảm xuống 60 – 80%. Quá trình vận hành có tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ vi sinh vật.
Ưu điểm của hệ thống là làm việc ổn định, khi vận hành ít gây mùi hôi, kích thước công trình xử lý nhỏ thích hợp đối với các nhà máy gần các khu đông dân cư, những nơi hạn chế về đất đai. Nhược điểm là khả năng chịu sự biến đổi tải trọng đột ngột kém, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí vận hành và bảo trì lớn.
3.2.4 Bể đĩa quay.
Borchardt, 1970. Bể đĩa quay là một công nghệ bùn hoạt tính. Đối với nước thải chế biến cao su, hiệu quả xử lý được ghi nhận với COD là 94%, BOD là 98%, Tổng Nitơ là 90% và Amonia là 92% từ nước thải chế biến cao su cốm đã qua xử lý kị khí (John và cộng sự, 1975). Tuy nhiên đối với nước thải chế biến mủ ly tâm, vốn có hàm lượng Amonia cao hơn nên không thể phù hợp để xử lý loại mủ này.
3.2.5 Bể lọc sinh học kị khí.
Công trình bể lọc sinh học kỵ khí đối với nước thải chế biến mủ lý tâm đã pha loãng để có hàm lượng COD đầu vào từ 3000 mg/l đến 6000 mg/l. Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm hữu cơ đạt được là từ 89% đến 98% COD với thời gian lưu nước tương ứng là 4 đến 26 ngày. Hiệu xuất xử lý trung bình là 85% COD với tải trọng hữu cơ ở mức 3 kg COD/m3/ngày. Khi tăng thêm tải trọng hữu cơ hàm lượng COD đầu vào tăng lênh đáng kể, nhưng bể này có thể vận hành ổn định với tải trọng hữu cơ đến 8 kg COD/m3/ngày.
3.2.6 Bể sục khí.
Một nghiên cứu của Isa 1997, [73]. Đó là hệ thống hiếu khí đối với nước thải chế biến mủ ly tâm. Hệ thống này sử dụng cả thiết bị sục khí từ đáy đã được dùng để xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm ở quy mô công nghiệp. Nước thải này được nâng pH lên 9 trước khi đưa vào bể. Hệ thống này với thời gian lưu nước 32,5 ngày.
Bảng 9: Thống kê công trình nghiên cứu và hiệu quả xử lý nước thải chế biến mủ cao su.
Công trình
Tác giả/năm
Ghi chú
Bể lọc sinh học hiếu khí
Molesworth 1957 [100]
- Sử dụng biện pháp hồi lưu nước thải.
- Thời gian lưu nước 22 ngày.
- Hiệu quả loại BOD dưới 60%, 22%Nitơ
Muthurajah (1973) [104]
- Bể sâu kị khí/hồ tuỳ chọn.
- Thời gia lưu nước 22 ngày.
- Hiệu quả 72%COD, 60%Nitơ.
Poniah (1976) [132]
- Hồ kị khí/hồ tuỳ chọn.
- Thời gian lưu nước 90 ngày.
- Hiệu quả 96% BOD, 89%COD, 66%TN, 71% N-NH3, 58%SS.
Tháp khử Amonia
Nordin (1978) [109]
- Hàm lượng TN(3-8kg/tấn SP) và N-NH3(1-7kg/tấnSP).
- Hàm lượng Amoia cao (trên 1000mg/l)
cản trở quá trình sinh học.
- Làm bay hơi Amonia bằng phương pháp thổi khí.
Ponniah (1975) [130]
- Hiệu xuất 85% BOD.
- Thời gian lưu nước 17,5 ngày.
- Lượng bùn hồi lưu 75%.
Ibrahim (1979) [73]
- Sử dụng kênh oxy hoá xử lý Nitơ (93,5-99%)TN với tải trọng hữu cơ 0,108-0,158mgBOD/mgMLVSS/ngày.
- Nitrat hoá/khử Nitrat " N2.
Nordin (1990) [110]
- Sử dụng thêm 1 bể kị khí tăng cường khả năng oxy hoá của kênh.
- Thực hiện hồi lưu nước thải sau bể lắng và bể kị khí.
- Thời gian lưu nước 1 ngày (bể kị khí), 6,6 ngày (lưu bùn ở kênh).
- Hiệu quả 99%BOD, 99%N-NH3, 86%TN (COD khoảng 3000 mg/l).
Bể đĩa quay (Rotating Biological Contactor)
Borchardt (1970) [17]
- Công nghệ bùn hoạt tính, tăng khả năng lắng bùn.
- Hiệu quả 94%COD, 98%BOD, 90%TN, 92%N-NH3 đối với nước thải đã qua xử lý kị khí.
Bể lọc sinh học kị khí
Ibrahim (1983)
- COD đầu vào 3000 – 6000mg/l, hiệu suất (89%-98%)COD.
- Tải trọng hữu cơ 3kgCOD/m3/ngày (ổn định với tải trọng 8kgCOD/m3/ngày.
- Thời gian lưu nước 26 ngày.
Bể cao tải (High rate Algal Pond)
Nordin và Karim (1989) [111]
- Thời gian lưu nước 6 ngày.
- Bể vận hành o83 chế độ khuấy trộn hoàn toàn.
- Hệ số khử Nitơ bậc nhất 0,339kg/ngày.
- Kết hợp bể cao tải và cây lục bình (tăng cường khả năng khử Nitơ bằng quá trình đồng hoá).
Bể sục khí
Isa (1997) [76]
- Sử dụng các thiết bị sục khí bề mặt và thổi khí từ đáy bể.
- pH = 9, thời gian lưu nước 32,5 ngày.
- Hiệu quả 54%COD và 52% TN.
Công nghệ do Mardec Engineering Sdn. Bhd (Malaysia) thiết kế:
Bể gạn mủ
Hồ kị khí
Hồ lắng
Hồ sục khí
Hồ tuỳ nghi
Công nghệ do DAMIFA. Ltd (Pháp) thiết kế:
Bể gạn mủ
Bể tuyển nổi
Bể thổi khí
Bể lắng
Bể lọc sinh học
Bể thổi khí
3.3 Một số công nghệ đã và đang thực hiện trong nước.
Những công nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng trong ngành chế biến cao su tại Việt Nam, cụ thể tại một số nhà máy:
Bảng 10: Hệ thống các công nghệ xử lý nước thải tại các nhà máy.
STT
Nhà máy
Nhóm công nghệ
1
Cua Pari
Bể gạn mủ – Bể điều hoà – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
2
Bố Lá
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
3
Bến Súc
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí – Hồ lắng.
4
Dầu Tiếng
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí – Hồ lắng.
5
Long Hoà
Bể gạn mủ – Hồ sục khí – Hồ lắng.
6
Phú Bình
Hồ lắng cát – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
7
Tân Biên
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí.
8
Vên Vên
Bể gạn mủ – Bể kị khí tiếp xúc – Bể sục khí – Bể lắng.
9
Bến Củi
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
10
Hàng Gòn
Hồ lắng cát – Bể UASB – Hồ sục khí – Hồ lắng.
11
Long Thành
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
12
Cẩm Mỹ
Bể gạn mủ – Bể điều hoà – Bể thổi khí – Bể lắng.
13
Xà Bang
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ sục khí - Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Bảng 11: Hiệu suất xử lý của các công nghệ đang được áp dụng.
Thiết bị/công nghệ
Loại nước thải
Giá trị trung bình
Thời gian lưu nước
Tải trọng (kgCOD/m3/ngày)
Hiệu suất xử lý COD (%)
Hiệu suất xử lý Tổng Nitơ (%)
Bể sục khí
Thô hoặc đã xử lý kị khí
14 ngày
1,7
54
52
Hồ ổn định
Thô
28 ngày
1,2
72
70
Bể tuyển nổi
Thô
2 giờ
2,6
34
-
Bể kị khí lớp bùn
Thô
6 giờ
8,4
70
11
Bể thổi khí
Thô
3,2 ngày
2,8
44
45
Bể luân phiên
Đã xử lý kị khí
14 giờ
3,8
33
16
Bể lọc sinh học
Đã xử lý hiếu khí
-
3,6
25
22
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.
Công nghệ do Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (CEFINEA) kết hợp với Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam thực hiện.
Bể gạn mủ
Bể UASB
Hồ sục khí
Hồ tuỳ nghi
Mô hình nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.
Bể lục bình
Bể gạn mủ
Bể kị khí
Bể tảo cao tải
Bể điều hoà
3.4 Tình hình chất lượng nước thải ngành chế biến cao su sau khi xử lý.
Từ các nguồn số liệu trên có thể cho thấy rằng đặc tính của nước thải ngành chế biến cao su chứa 2 thành phần ô nhiễm chính đó là chất hữu cơ (thể hiện ở các chỉ tiêu BOD và COD) và các chất dinh dưỡng (thể hiện ở các chỉ tiêu Tổng N và N-NH3). Về mức độ ô nhiễm, nếu ta đem so sánh với chất lượng nước thải đô thị thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao su cao hơn gấp nhiều lần.
Bảng 12: So sánh hàm lượng các chất ô nhiễm giữa nước thải chế biến cao su và nước thải đô thị.
Chỉ tiêu
Nước thải đô thị điển hình
Nước thải chế biến cao su
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm vừa
Ô nhiễm nặng
COD
250
500
1000
7084
BOD
110
220
400
3315
TSS
100
220
350
658
Tổng N
20
40
85
253
N – NH3
12
25
50
78
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam – Báo cáo đánh giá hiện trạng kỹ thuật các hệ thống XLNT Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, tháng 4/2003.
Do hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến cao su quá cao nên mặc dù đã qua xử lý nhưng nước thải ra không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bảng 13: Chất lượng tổng quát của nước thải chế biến cao su sau xử lý (mg/l).
Chỉ tiêu
Giá trị trung bình
Biến thiên (CV%)
Cột B TCVN 5945-1995
COD
786
159,02
100
BOD5(200C)
322
147,81
50
Tổng N
72
90,30
60
N – NH3
50
89,14
1
TSS
128
95,21
100
pH
7,58
15,77
6 - 9
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.
CV:Coefficient of Variation (Hệ số daođộng)
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ XƯỞNG CHẾ BIẾN CAO SU ĐỨC THUẬN- BÌNH THUẬN.
4.1 Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên.
4.1.1 Vị trí địa lý.
Nhà máy được xây dựng tại: Cụm Cơng Nghiệp- Tiểu thủ cơng nghiệp xã Đức Hạnh, thơn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích nhà xưởng khoảng : 12.500m2.
- Phía Đông giáp với đường chính cụm CN TTCN.
- Phía Bắc giáp Cơ Sở chế biến gạch ngĩi Nghĩa Thành.
- Phía Nam giáp đường nội bộ.
- Phía Tây giáp với Dự án Mây Tre Đan.
Thời tiết, khí hậu:
Nằm trong vùng đệm khí hậu giữa cao nguyên Di Linh và đồng bằng ven biển, khí hậu của huyện Đức Linh nói chung và xã Đức Hạnh nói riêng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình và phân ra 2 mùa đó là: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Đặt trưng của các yếu tố khí hậu được phân tích theo số liệu của Trạm văn Xuân Lộc- Đồng Nai như sau:
Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân cả năm là 26,06 0C.
Thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 là 24,650C. Cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 là 28,420C.
Tổng tích ôn trong năm từ 9100- 98000C.
Lượng mưa
Lượng mưa dao động trong năm từ 1800- 2800mm, phân bố không đều, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại mưa rất ít, tháng 1 và tháng 2 hầu như không có mưa. Số ngày mưa trong năm khoảng 120- 140 ngày.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 81,83%. Thấp nhất là tháng 2 khoảng 71%. Cao nhất là tháng 8 và tháng 9 tới 90-91%.
Số giờ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2643,91 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,2giờ nắng, so với Hà Nội là 4,5giờ. Tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng 3- 293,56 giờ, ít nhất là tháng 8- 140,43giờ.
Gió
Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11. Tốc độ gió từ 18- 27m/s.Gió mùa tây nam thường mang nhiều hơi nước gây mưa rào.
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1200- 1300mm, cao nhất là tháng 3- 130mm, thấp nhất là tháng 8- 8,8mm.
Ngoài ra vào các tháng mùa mưa thường có giông kèm theo sấm sét, bão ít xuất hiện, mùa mưa thường có mưa lớn kéo dài gây nên lũ lụt cho vùng đồng bằng. Các tháng mùa khô đôi khi có sương muối xuất hiện nhưng không kéo dài, thờ gian này ít hoặc không có mưa nên gây khô hạn trên diện rộng. Biên độ nhiệt chênh lệch nhỏ, ít gây sự biến đổi đột ngột về thời tiết. Do có mùa mưa và mùa khô tập trung nên gây ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của dân cư.
Bảng14: Tổng hợp các số liệu khí hậu
Tháng
Nhiệt độ trung bình(0C)
Lượng mưa
Lượng bốc hơi(%)
Độ ẩm không khí
Gió
Số giờ nắng
mm
Số ngày
Hướng gió
Vận tốc (m/s)
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
24,65
25,42
26,62
28,42
27,8
26,52
26,32
26,12
25,72
25,62
24,88
24,65
3,4
42,17
202,96
330,66
318,5
306,26
315,3
345,6
101,45
5,8
1
4
14
19
20
20
21
17
8
2
115
128
130
125
105
95
90
88
89
90
95
105
73
71
73,33
74,66
83
88,66
87
91
90,66
87,66
82
80
ĐB
ĐB
ĐB
ĐB
TN
TN
TN
TN
TN
TN
TN
ĐB
12
23
27
27
23
21
22
23
21
19
18
19
276,60
262,60
293,56
273,10
207,20
186,40
186,46
140,43
164,60
197,53
203,53
251,80
Cả năm
26,06
120-140
81,83
25
2643,91
4.2 Cơ sở hạ tầng trong khu vực nhà máy.
Nguồn cung cấp điện:
Nhà máy sử dụng điện 3 pha từ nguồn điện lưới quốc gia qua hệ thống phân phối của tỉnh Bình Thuận. Công ty đã trang bị một trạm biến áp công suất 750 KVA. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy, Công ty sử dụng máy phát điện công suất 200 KVA, sử dụng dầu DO làm nguồn dự phòng.
Nguồn cung cấp nước:
Hiện tại khu vực Nhà máy chưa có hệ thống cấp nước thủy cục nên Công ty khoan giếng khai thác nước ngầm để sử dụng. Khu vực huyện Đức Linh có trữ lượng nước ngầm dồi dào, chất lượng nước tốt đảm bảo có thể sử dụng trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt mà không cần áp dụng các biện pháp xử lý.
Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất trung bình khoảng 250 m3/ngày.
Hệ thống giao thông khu vực:
Nguyên liệu Công ty chủ yếu được vận chuyển bằng đường nơng thơn, đường liên xã, liên huyện. Sản phẩm vận chuyển theo đường tỉnh lộ 713 ra quốc lộ 01 đi TP.HCM và các tỉnh lân cận. Nhìn chung, hệ thống giao thông trong khu vực đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của Công ty.
Nguồn tiếp nhận nước thải:
Theo kết quả ghi nhận khối lượng nước tiêu thụ của nhà máy hằng ngày, lượng nước thải ra là 100m3/ngày. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7586 – 2006 cột B sẽ được thải ra suối cụt, sông La Ngà.
Tồn trữ và xử lý chất thải rắn:
Các loại rác thải, phế liệu công nghiệp và rác thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý theo các quy định của cơ quan chức năng. Công ty sẽ ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải công nghệp, rác thải sinh hoạt với các đơn vị chuyên trách việc vận chuyển và xử lý hay lưu trữ chất thải rắn để xử lý tất cả lượng chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án. Đối với chất thải nguy hại, Công ty sẽ phải lập đầy đủ kế hoạch, phương án nhằm ứng phó với tình trạng khẩn cấp và có hợp đồng ủy thác xử lý với các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định, quy chế của nhà nước Việt Nam như Quy chế quản lý chất thải nguy hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-CP.
4.3 Tóm Tắt Công Nghệ Sản Xuất
4.3.1 VỐN ĐẦU TƯ
Tổng vốn đầu tư: 10.500.000.000 đồng bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí máy móc thiết bị sản xuất.
NHU CẦU LAO ĐỘNG
Nhu cầu nhân lực vào năm sản xuất ổn định của Dự án là 40 người, trong đó:
- Lao động trực tiếp : 30 người
- Lao động gián tiếp : 10 người
4.3.3 SẢN PHẨM – CÔNG SUẤT
Sản phẩm sản xuất chính của Nhà máy là mủ cao su SVR 3L, SVR5, SVR 10.Công suất vào năm sản xuất ổn định: 3.000 tấn/năm.
Hình 3: Sản phẩm SVR 3L của nhà máy
MÁY MÓC, THIẾT BỊ
Phần lớn máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất có chất lượng tốt, mới 100%. Do cơng ty TNHH Cơ Khí An Sơn lắp đặt.
Bảng 15: Danh mục máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất mủ SVR 3L và SVR5
STT
TÊN THIẾT BỊ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
1
Máy cán kéo
Máy
1
2
Máy cán cao su
Máy
3
3
Máy cán cắt
Máy
1
4
Máy ép kiện 100 tấn hộc di động
Máy
1
5
Hệ thống đánh đông tự động (bồn acid + máng chia mủ)
Hệ
1
6
Máy quậy mủ
Máy
3
7
Băng tải cao su 700 dài
Máy
1
8
Băng tải cao su 700 ngắn
Máy
3
9
Bơm cốm
Máy
1
10
Sàn rung
Máy
1
11
Cân điện tử
Cái
1
12
Hệ vô bao + Bàn để mủ
Hệ
1
13
Lò sấy 1.200 kg/giờ
Máy
1
14
Hệ thống nước
Hệ
1
15
Hệ thống điện chiếu sáng
Hệ
1
16
Tủ điện trung tâm + đường dây điện động lực
Hệ
1
Hình 4: Dây chuyền công nghệ sản xuất mủ SVR 3L và SVR5
Bảng 16: Danh mục máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất mủ SVR kết hợp:
STT
TÊN THIẾT BỊ
ĐVT
SỐ LƯỢNG
1
Máy xắt lát thô
Máy
1
2
Máy xắt lát tinh
Máy
1
3
Máy băm thô
Máy
1
4
Máy cán ba trục
Máy
2
5
Máy cán hai trục
Máy
2
6
Máy cán cắt
Máy
1
7
Băng tải cao su 700 dài
Bộ
2
8
Băng tải cao su 700 ngắn
Bộ
2
9
Băng tải gầu
Bộ
4
10
Bơm rửa trộn
Máy
2
11
Máy khuấy trộn
Cái
2
12
Sàn trượt rải mủ
Cái
1
13
Băng tải cao su di động
Bộ
1
14
Hệ thống nước
Hệ
1
Hình 5: Dây chuyền công nghệ sản xuất mủ SVR kết hợp
4.3.6 NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT
Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất là 6.000 tấn mủ thô/năm. Nguyên vật liệu sản xuất được cung cấp từ các tiểu điền trong vùng.
Hình 6: Công đoạn tiếp nhận mủ nước
Nhiên liệu sử dụng cho Nhà máy chủ yếu là dầu DO dùng để chạy lò sấy. Tống lượng dầu sử dụng khoảng 12-15 tấn/tháng tính theo định mức và công suất thực tế. Ngoài ra Công ty còn sử dụng máy phát điện dùng nhiên liệu là dầu DO.
Nhu cầu sử dụng hóa chất:
Acid acetic : 5.200 lít/năm.
Amoniac : 26.000 lít/năm.
4.3.6 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG ĐOẠN SINH RA NƯỚC THẢI.
BỒN NGÂM RỬA
Nước rửa
Nước rửa
Nước rửa
Nước rửa
MỦ NƯỚC VƯỜN CÂY
BỒN NHẬN MỦ
CÁN CREP SỐ 2
CÁN CREP SỐ 3
CÁN CREP SỐ 1
MÁY CÁN CẮT
LÒ SẤY
ĐÓNG BÀNH / ĐÓNG GÓI
CAO SU CỐM
MƯƠNG ĐÁNH ĐÔNG
MÁY BĂM BÚA
Nước rửa
Nước pha loãng
Axit foocmic / Axit acetic
MỦ TẠP
Nước thải
Rửa
Serum/Rửa
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải hỗn hợp của nhà máy
Hình 6: Quy trình sản xuất và các công đoạn sinh ra nước thải của nhà máy
Mô tả quy trình sản xuất:
Trong công nghệ này, mủ nước từ vườn cây sau khi được đánh đông bằng acid và mủ đông vườn cây được đưa vào dây chuyền máy sơ chế để đạt kết quả sau cùng là các hạt cao su có kích thước trung bình 3 mm trước khi đưa vào lò sấy. Cao su sau khi sấy được đóng thành bành có trọng lượng 33,3 kg. Phương pháp này cũng được sử dụng để chế biến cao su cốm từ mủ đông phát sinh từ mủ skim.
+ Mủ đông: Sau khi đánh đông mủ được đưa qua dàn máy cán để cán mỏng, loại bỏ acid, serum trong mủ. Do yêu cầu và nhiệm vụ của từng loại máy nên mỗi máy có chiều sâu và số rãnh của trục khác nhau, khe hở giữa hai trục giảm dần theo thứ tự, số lần cán tùy theo từng loại mủ, để cuối cùng cho ra tờ mủ mịn, đồng đều có độ dày 3 -4 mm. Mỗi máy có hệ thống phun nước ngay trên trục cán để làm sạch tờ mủ trong khi cán. Sau cùng tờ mủ được chuyển qua máy cán bơm liên hợp tạo hạt.
Để xác định lượng acid đánh đông: tính dựa vào hàm lượng cao su khô.
+ Cán băm: Qua máy cán băm liên hợp, máy được cán nhỏ thành hạt có đường kính khoảng 6mm, rồi cho vào hồ rửa, sau đó bơm sẽ hút các hạt cốm sang xe chứa các hộc sấy.
+ Sấy: Để ráo mủ trong 30 phút, sau đó đẩy xe vào lò xông, sấy ở nhiệt độ 110 – 1200C, thời gian sấy 2 giờ. Điều chỉnh quạt nguội 15 phút trước khi cho ra lò sấy.
+ Cán ép: Ra khỏi lò sấy, cân khối mủ và ép thành từng bánh ở nhiệt độ 400C, thời gian ép 1 phút. Sau đó, chuyển qua máy kiểm tra kim loại. Giai đoạn cuối cùng là lấy mẫu kiểm phẩm.
+ Đóng kiện:Bao bánh mủ bằng bao PE, xếp thành kiện, đóng palet, tồn kho.
4.4 Các vấn đề về môi trường của nhà máy chế biến cao su Đức Thuận
4.4.1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.
Nguồn ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy bao gồm:
- Bụi sinh ra do đốt nhiên liệu chạy máy sấy cùng với các khí thải SO2, CO, NO2, THC
Các tác nhân vật lý như tiếng ồn, độ rung, nhiệtsinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy.
Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khuôn viên Nhà máy.
Bụi sinh ra trong các công đoạn chuyên chở, tiếp nhận nguyên liệu.
Mùi hôi (NH3) sinh ra từ quá trình chống đông, từ các mương đánh đông mủ tinh (hơi acid acetic), từ khu vực kho chứa nguyên liệu, từ khu vực lò sấy (mùi hôi tự nhiên của cao su).
Mùi hôi do sự lên men và phân hủy kị khí chất hữu cơ trong nước thải từ hệ thống xử lý nước thải.
Ô nhiễm bụi
Bụi phát sinh chủ yếu trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu. Tùy theo điều kiện, chất lượng đường sá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít.
Bụi do nguyên liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển hoặc từ các kho bãi cuốn theo gió phát tán vào không khí gây ảnh hưởng các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này sẽ giảm nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý thích hợp.
Ô nhiễm mùi
Mùi hôi phát sinh trong nhà xưởng sản xuất gồm:
Mùi hôi sinh ra từ quá trình chống đông mủ do bổ sung amoniac (NH3).
Mùi hôi acid acetic từ các mương đánh đông mủ tinh.
Mùi hôi H2S từ nước thải cao su.
Ô nhiễm do đốt nhiên liệu
Dự án sử dụng dầu DO để cung cấp nhiệt cho lò sấy. Lượng dầu DO cần thiết khoảng 345 kg/ngày (tương ứng 11 tấn thành phẩm/ngày).
Ô nhiễm từ quá trình sấy cao su
Khi sấy cao su khối ở nhiệt độ 1100C, các chất hữu cơ gây mùi như acid hữu cơ, acid béo dễ bay hơi, khí H2S, NH3, mêtanbay hơi vào môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp sản xuất.
Hình 8: Mủ chuẩn bị đưa vào lò sấy
Ô nhiễm nhiệt trong khu vực sản xuất
Nhiệt độ môi trường làm việc trong phạm vi nhà xưởng phát sinh chủ yếu do:
- Bức xạ mặt trời xuyên qua trần mái trong những ngày trời nắng gắt.
- Quá trình tích tụ nhiệt thừa từ các máy móc sản xuất.
Nhiệt độ cao hơn mức trung bình là 32o C sẽ gây ra một số tác động tiêu cực đến môi trường lao động (vi khí hậu) và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân như đổ mồ hôi gây mất nước, khó chịu gây mất tập trung, về lâu dài gây ra nhiều thứ bệnh lý về thần kinh. Tuy nhiên, nhà máy có mặt bằng thông thoáng và có hệ thống thông gió nhân tạo nên tình hình ô nhiễm nhiệt cũng được giảm nhiều.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất của nhà máy chủ yếu phát sinh từ quá trình chống đông (NH3 dư), từ các mương đánh đông (acid acetic dư), từ công đoạn vệ sinh chi tiết, linh kiện, máy móc và nước rửa xe chứa mủ cao su Nguồn nước này có các thành phần ô nhiễm chủ yếu như pH, COD, SSnếu không được quan tâm xử lý sẽ gây tác động đến nguồn tiếp nhận nước thải
Lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh trong ngày khoảng 100 m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên của nhà máy chủ yếu là nước vệ sinh cá nhân, nước thải ra từ các khu bếp, nhà ăn, chứa các chất hữu cơ (BOD,COD), chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Khi thải ra môi trường nếu không được xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm.