LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT DẺO THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT CÁC CHI TIẾT VÀ ĐỒ DÙNG DÂN DỤNG 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Phân loại các loại vật liệu nhiệt dẻo 4
1.2.1. Các loại vật liệu vô định hình 4
1.2.2. Vật liệu tinh thể 5
1.2.3. Vật liệu nhựa nhiệt dẻo đàn hồi. 5
1.2.4. Các loại vật liệu công nghiệp kĩ thuật . 6
1.3. Tính chất cơ bản của chất dẻo polyme 6
1.3.1. Tính chất cơ lý của nhựa 6
1.4. Tính chất hoá học của vật liệu nhựa 9
1.5. Đặc điểm chính của một số vật liệu nhiệt dẻo 11
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ KHUÔN ĐÚC 20
2.1. Định nghĩa về khuôn 20
2.2. Phân loại khuôn 21
2.2.1. Khuôn hai tấm 22
2.2.2. Khuôn ba tấm 22
2.2.3. Khuôn nhiều tầng 23
2.3. Hệ thống đẩy 24
2.3.1. Chức năng và các nguyên tắc của hệ thống đẩy 24
2.3.2. Phân loại các hệ thống đẩy 24
2.3.3. Hệ thống đẩy cho quá trình phun khuôn tự động 25
2.4. Điều khiển nhiệt độ khuôn. 26
2.4.1. Vị trí bộ phận làm nguội 26
2.4.2. Làm nguội tấm khuôn 26
2.4.3. Làm nguội lõi 27
2.4.4. Làm nguội chốt 27
2.4.5. Làm nguội lòng khuôn 27
2.5. Lõi mặt bên. 27
2.5.1. Đối với các sản phẩm có cắt sâu ở phía ngoài: 27
2.5.2. Đối với các sản phẩm có cắt sâu ở phía trong 28
2.6. Các chi tiết khuôn cơ bản 30
2.6.1. Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng 30
2.6.2. Các bộ định vị 31
2.6.3. Bộ vòng định vị 31
2.6.4. Miếng ghép 31
2.6.5. Rãnh thoát khí 32
2.6.6. Phương pháp thiết kế khuôn 32
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM VÀ CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO PHÙ HỢP 34
3.1. Tìm hiểu về kính 34
3.1.1. Yêu cầu chung đối với kính. 34
3.1.3. Một vài lưu ý trong khai thác sử dụng 37
3.2. Lựa chọn vật liệu 37
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ KHUÔN ÉP PHUN KÍNH CHẮN GIÓ MŨ BẢO HIỂM XE GẮN MÁY 39
4.1.Phân tích đặc điểm kính chắn gió 39
4.2. Phương án thiết kế khuôn 40
3.Thiết kế khuôn với phần mềm SOLIDWORK 2007 40
CHƯƠNG5. THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG LÒNG KHUÔN 46
5.1.Phân tích chức năng làm việc của chi tiết 46
5.2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết. 46
5.3. Xác định dạng sản xuất 47
5.4. Chọn phương pháp chế tạo phôi 47
5.5. Thiết kế qui trình công nghệ gia công lòng khuôn 47
5.1. Xác định đường lối công nghệ 47
5.2. Lập quy trình công nghệ 47
5.6. Trình tự nguyên công gia công lòng khuôn 49
5.7. Quy trình công nghệ 50
5.7.1. Nguyên công 1: Cưa phôi trên máy cưa 50
5.7.2. Nguyên công 2: Mài phẳng 50
5.7.3. Nguyên công 3: Khoan Ø8 51
5.7.4.Nguyên công 4: Ta rô M10 x 1.25 53
5.7.6. Nguyên công 6: Taro M16x1.25 61
5.7.7. Nguyên công 7: Phay CNC lòng khuôn 63
7.8. Nguyên công 8: Hàn đính 73
7.9. Nguyên công 9: Gia công lỗ chốt xiên 73
CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MOLDFLOW VÀO QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ KHUÔN 75
6.1.Nhập mô hình và thông tin về vật liệu 75
6.2.Tính toán để lựa chọn điểm phun tốt nhất 76
6.3.Quá trình điền đầy 77
6.4.Thông số thiết lập 78
6.5.Thời gian điền nhựa vào khuôn 79
6.6. Áp suất phun tại các điểm 79
6.7. Ứng suất dư 80
8.Khả năng điền đầy 80
9.Nhiệt độ bề mặt 81
10.Dự đoán chất lượng sản phẩm (chất lượng giảm dần từ màu xanh “high” đến màu đỏ “low”) 81
PHỤ LỤC 82
Thử kính chắn gió 82
1. Thử đặc tính cơ học 82
2. Kiểm tra hệ số truyền sáng 82
3. Kiểm tra sự sai khác về hình ảnh và mầu sắc 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế khuôn ép nhựa chế tạo kính chắn gió mũ bảo hiểm xe gắn máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài
Khối đỡ: Dùng cho phần ngăn giữ tấm đỡ và tấm kẹp phía sau để cho tấm đẩy hoạt động được.
Tấm giữ: Giữ chốt đẩy và tấm đẩy
Tấm đẩy: Đẩy chốt đẩy đồng thời với quá trình đẩy.
Vòng định vị: Đảm bảo vị trí thích hợp của vòi phun với khuôn.
Chốt dẫn hướng: Dẫn phần chuyển động tới phần cố định của khuôn.
Bạc dẫn hướng: Tránh làm mài mòn nhiều hoặc làm làm hỏng tấm khuôn sau.
Bạc mở rộng: Dùng làm bạc kép để tránh mài mòn hỏng tấm kẹp phía sau khối ngăn và tấm đỡ.
Bộ định vị : Đảm bảo vị trí phù hợp giữa phần cố định và phần chuyển động của khuôn.
Chốt hồi về: Làm cho chốt đẩy có thể quay trở lại khi khuôn đóng lại.
Chốt đẩy: Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi bị mở.
Bạc dẫn hướng chốt: Tránh hao mòn và hỏng hóc chốt đỡ.
Chốt đỡ: Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đỡ tránh khỏi bị cong do áp lực cao.
Bạc cuống phun: Nối vòi phun và kênh nhựa với nhau thông qua tấm kẹp phía trước và tấm khuôn trước.
2.2. Phân loại khuôn
Kết cấu khuôn thường gồm có hai phần cơ bản, một phần ohun được cố định gọi là tấm khuôn trước, phần còn lại chuyển động trong khi khuôn mở gọi là khuôn sau.
Căn cứ vào hình dáng của khuôn người ta có thể chia làm ba loại khuôn: Khuôn hai tấm, khuôn ba tấm, và khuôn nhiều tầng.
2.2.1. Khuôn hai tấm
Loại khuôn này chỉ gồm có hai phần: Khuôn trước và khuôn sau. Hệ thống khuôn này có thể có một lòng khuôn hoặc nhiều lòng khuôn.
Hình 2.1. Khuôn 2 tấm
Khuôn hai tấm rất thông dụng trong hệ thống khuôn nhằm sản xuất những sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên đối với những sản phẩm loại lớn không bố ttrí được miệng khuôn ở tâm hoặc sản phẩm có nhiều miệng phun hoặc lòng khuôn cần nhiều miệng phun ở tâm thì kết cấu khuôn hai tấm trở nên không thích hợp.
2.2.2. Khuôn ba tấm
Hệ thống khuôn này tương tự như hệ thống khuôn hai tấm nhưng có thêm hệ thống thanh đỡ. Nó tạo ra hai chỗ mở khuôn khi khuôn mở. Một chỗ để lấy sản phẩm còn chỗ kia để lấy kênh nhựa ra.
Hình 2.2. Khuôn 3 tấm
Nhược điểm của khuôn ba tấm là khoảng cách giữa vòi phun của máy và lòng khuôn rất dài. Nó làm giảm áp lực khi phun vật liệu lỏng vào khuôn và tạo ra nhiều phế liệu trong hệ thống kênh nhựa
2.2.3. Khuôn nhiều tầng
Khi yêu cầu một số lượng sản phẩm lớn và để giử giá thành sản phẩm thấp, hệ thống khuôn nhiều tầng được chế tạo để giữ lực kẹp của máy thấp.
Hình 2.3. Khuôn nhiều tầng
2.3. Hệ thống đẩy
2.3.1. Chức năng và các nguyên tắc của hệ thống đẩy
Chức năng của hệ thống đẩy là lấy sản phẩm sau khi khuôn mở. Hệ thống đẩy phải tuân theo những quy tắc sau :
Khoảng đẩy lớn hơn từ 5¸10 mm so với chiều cao của sản phẩm.
Sau khi sản phẩm được lấy ra, hệ thống đẩy phải trở về vị trí ban đầu.
Kích thước chốt đẩy phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm nhưng đường kính lớn hơn 3 mm.
Hệ thống đẩy đảm bảo không làm yếu khuôn sau.
Nên sử dụng chốt dẫn hướng cho hệ thống đẩy
2.3.2. Phân loại các hệ thống đẩy
2.3.2.1 Các chốt đẩy tròn
Đây là hệ kiểu đẩy đơn giản nhất. Các lỗ tròn và chốt tròn dễ gia công. Nên doa rộng các lỗ các chốt đẩy. Chiều dài của lỗ doa có đường kính D nên lấy như sau :
Đối với lỗ nhiệt luyện trước khi gia công : L = 4.D
đối với lỗ đã nhiệt luyện : L=3.D
Lớn nhất L=20mm, nhỏ nhất L=6mm.
Đối với những loại khuôn đã tôi mà vật liệu phun vào là Polyacetal, Poliamide thì các lỗ cần để lượng dư trước khi nhiệt luyện.
2.3.2.2. Lưỡi đẩy
Lưỡi đẩy tạo ra nhiều bề mặt đẩy hơn là chốt đẩy. Nhưng các lỗ đẩy hình chữ nhật khó làm và cần đặt chúng từ các miếng ghép lên đường phân khuôn .
2.3.2.3. Các ống đẩy
Các ống đẩy rất thuận lợi cho các ống đẩy quanh các chốt lõi . Khi dùng hệ thống đẩy này tạo các hốc thoát có thể giảm xuống đến 0,50 để tránh các vết chìm trên bề mặt phía trên.
2.3.2.4. Thanh đẩy
Thanh đẩy thường được dùng cho sản phẩm lớn . để thanh đẩy không làm hỏng hệ thống lõi trong khi đẩy và lùi về, thanh đẩy phải cách bề mặt thẳng đứng của khuôn ít nhất là 0,5mm .
2.3.2.5. Tầm tháo
Các tấm tháo là một trong những hệ thống đẩy tốt nhất .Cần chú ý đến việc dẫn hướng tránh làm hỏng lõi khuôn cũng rất quan trọng.
2.3.2.6. Các van đẩy
Hệ thống các van đẩy không thông dụng trong chế tạo khuôn nhựa . Nó thường được dùng bằng các vật hình cốc và có sự thông khí trong quá trình đẩy có hiệu quả. Dùng van đẩy cũng dễ hơn so với dùng tấm thấo , tuy nhiên phải có một góc lớn hơn 20 .
2.3.3. Hệ thống đẩy cho quá trình phun khuôn tự động
Quá trình phun khuôn tự động cần có một hệ thống hoàn hảo mà trong đó các sản phẩm phải được rơi ra một cách dễ dàng trước khi khuôn đóng để tránh làm hỏng lòng khuôn.
Hệ thống đẩy có thể được cải tiến bằng cách thêm vào các lò xo xung quanh chốt hồi để hệ thống đẩy có thể tự chuyển động lùi lại không để sản phẩm dính vào các chốt đẩy. Điều này cho phép đẩy được hai lần hoặc nhiều hơn .
Cách tốt nhất là nối hệ thống đẩy của khuôn vào hệ thống đẩy của máy gia công nhựa bằng các bulông .
2.3.3.1. Hệ thống đẩy từ nửa cố định
Nói chung không thể luôn luôn đặt được hệ thống đẩy vào phần chuyển động của khuôn. nhất là trong trường hợp sản phẩm hình hộp . Ta cần nối lõi khuôn và hệ thống đẩy vào phần khuôn cố định . Kiểu làm khuôn này không thông dụng vì:
Việc nối giữa vòi phun của máy gia công với khuôn tạo sản phẩm là xa .
Khi kéo hệ thống đẩy: có thể dùng đến thiết bị kéo từ xa hoặc dùng xích .
2.3.3.2. Hệ thống đẩy đặc biệt
Đối với những sản phẩm thiết kế có hệ thống giữa ta có thể lợi dụng tính đàn hồi của nhựa để đẩy sản phẩm . Quá trình gồm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Khi thanh đẩy của hệ thống, chốt giữa chuyển động cùng hệ thống đẩy do sức nén của lò xo .
Giai đoạn 2 : Khi đầu chốt giữa chạm vào tấm đỡ
Giai đoạn 3: Các chốt đẩy chuyển động tiếp và đẩy sản phẩm ra khỏi chốt giữa.
2.4. Điều khiển nhiệt độ khuôn.
Khi chúng ta gia công sản phẩm song cần phải làm nguội khuôn trước khi tháo khuôn để lấy sản phẩm. Thực tế thời gian làm nguội khuôn chiếm 50¸60% thời gian chu kì. Do đó quá trình làm nguội rất quan trọng trong việc giảm thời gian chu kì và làm tăng năng suất.
2.4.1. Vị trí bộ phận làm nguội
Vị trí này phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm và sự khác nhau về độ dầy của thành. Nói chung, bộ phận làm nguội thường đặt ở chỗ mà nhiệt khó truyền từ nhựa nóng qua thân khuôn. Kênh làm nguội đặt càng xa bề ngoài mặt khuôn càng tốt . Các kênh làm nguội nên đặt gần nhau . Đường kính kênh làm nguội lớn hơn 8mm. Cần chia hệ thống kênh làm nguội thành nhiều vòng , tránh để các kênh làm nguội quá dài dẫn đến sự chênh nhiệt quá lớn. Việc làm nguội phải như nhau trên toàn bộ sản phẩm.
Để làm nguội tốt cần chú ý đến lõi , lõi bị nhựa bao phủ làm cho nhiệt độ lõi tăng nhanh và làm cản trở thời gian chu kì.
2.4.2. Làm nguội tấm khuôn
Làm nguội trong tấm khuôn là một trong những hệ thống thông thường nhất chủ yếu được dùng cho các sản phẩm nhỏ.
2.4.3. Làm nguội lõi
Lõi khuôn thường được bao phủ bởi lớp nhựa nóng và để truyền được nhiệt từ đó ra các bộ phận khác là một vấn để phức tạp . Cách đơn giản nhất là sử dụng vật liệu làm lõi khuôn có độ dẫn nhiệt cao như đồng . Tuy nhiên độ bền sẽ giảm.
Biện pháp tốt nhất là đặt các kênh làm nguội xung quanh lõi. Do đó có thể điều khiển được sự tăng giảm nhiệt độ dòng chất lỏng đang làm nguội chạy qua lõi.
2.4.4. Làm nguội chốt
Làm nguội chốt còn khó hơn làm nguội lõi vì việc truyền nhiệt đến các phần khác nhau của khuôn rất khó.
Cách làm nguội đơn giản là đật các kênh làm nguội xung quanh chốt . Tuy nhiên biện pháp này đạt hiệu quả không cao.
Ta có thể thêm đồng vào chốt hoặc làm chốt bằng đồng để tăng cường quá trình truyền nhiệt.
2.4.5. Làm nguội lòng khuôn
Lòng khuôn có thể được làm nguội tốt vì nó dễ truyền nhiệt đến các phần khác của khuôn. Ta có thể đặt kênh làm nguội xung quanh lòng khuôn.
2.5. Lõi mặt bên.
Khi khuôn được thiết kế và đường phân khuôn đã cố định, thường có một số phần của sản phẩm không tháo được ra theo hướng mở khuôn. Trong các trường hợp đó cần đến lõi mặt bên . Các trường hợp cần lõi mặt bên là :
2.5.1. Đối với các sản phẩm có cắt sâu ở phía ngoài:
Sản phẩm có lỗ ở thành bên .
Sản phẩm có rãnh trang trí hoặc bề mặt hoa văn.
Sản phẩm có hoa văn hoặc đường gân trên thành bên.
Sản phẩm có tay xách mà không tháo rời.
Sản phẩm gấp khúc
2.5.2. Đối với các sản phẩm có cắt sâu ở phía trong
Sản phẩm có đường gân hoa văn phía trong
Sản phẩm có rãnh chữ T bên trong
Sản phẩm có khe xung quanh mặt trong của thành bên
Trước khi dùng lõi mặt bên người thiết kế cần chú ý những đặc điểm sau:
Chuyển động của lõi mặt bên phải đáng kể để gỡ sản phẩm ra dễ dàng
Khi lõi mặt bên mở hoặc đóng cần phải có cữ chặn ở mỗi hướng chuyển động
Lõi bên cần có hệ thống dẫn hướng phù hợp với chuyển động của nó
Phải tránh các góc nhọn trên bề mặt lõi mặt bên để tránh cào xước vật liệu.
Không được để chốt đẩy chạm vào lõi mặt bên.
Phải đảm bảo sản phẩm không dính vào lõi mặt bên
Cố gắng thiết kế lõi mặt bên chuyển động được khi khuôn mở để có thể bảo trì dễ dàng khi sản xuất.
Việc dẫn hướng phải được điều khiển theo các bước sau:
Các chuyển động mặt bên đảm bảo cho lõi mặt bên luôn quay lại vị trí cũ.
Nhìn chung tất cả chuyển động của lõi bên ngoài đều được định hướng theo thiết kế lõi mặt bên hình chữ T. Tuy nhiên để tránh nhiều áp lực lên lõi mặt bên cần tỉ lệ 1:1 giữa chiều cao và chiều dài, chiều rộng và chiều dài.
Để cải tiến quá trình dẫn hướng và có khả năng điều chỉnh khoảng cách nên dùng các tấm đã tôi cứng đặt dưới lõi mặt bên.
Để dẫn hướng cho lõi mặt bên người ta có thể sử dụng một số giải pháp như : sử dụng chốt xiên , sử dụng cam chân chó, tác động bằng đường cam, tác động bằng lò xo, tác động bằng thuỷ lực, tác động góc.
2.5.2.1. Sử dụng chốt xiên
Hệ thống chốt xiên là một trong những hệ thống phổ biến nhất để tác động lên lõi mặt bên. Chốt xiên thường được làm bằng thép tôi cứng hoặc bề mặt thép tôi cứng.
Khi thiết kế chốt xiên cần phải lưu ý một số điểm sau:
Chiều dài chốt xiên vì điều khiển chốt xiên cũng cần có một khoảng trượt
Tại tất cả các vị trí của lõi mặt bên, chốt xiên có thể luôn luôn đi vào lõi mặt bên .
Khi bề rộng mở ra hơn 60mm nên dùng nhiều hơn một chốt xiên
Trong nhiều trường hợp chốt xiên đi qua lõi mặt bên. Khi đó cần chú ý có đủ chỗ thoát cho chốt xiên .
Hệ thống chốt xiên làm việc như sau: Trong giai đoạn khuôn đóng chốt xiên đẩy lõi vào mặt trong . Tuy nhiên khối ép sẽ thực hiện lần đóng cuối cùng.
2.5.2.2. Tác động của cam chân chó
Hệ thống này tương tự như chốt xiên. Nó có ưu điểm là khi mở khuôn , lõi mặt bên vẫn tạm thời bị đóng chặt để sản phẩm ra ngoài khuôn trước. Hệ thống cam chân chó khoẻ hơn hệ thống chốt xiên, sự dẫn hướng tốt hơn .
2.5.2.3. Tác động bằng đường cam
Hệ thống này đặt ngoài lõi mặt bên có ưu điểm là có thể thiết kế rãnh theo hình dạng bất kì. Nhờ tác động bên ngoài việc làm nguội cũng dễ dàng hơn, trong trường hợp này bộ dẫn hướng phải được đặt trên các lõi mặt bên.
2.5.2.4. Tác động của lò xo
Tác động lò xo của lõi mặt bên là một hệ thống rất thông dụng. Nó được dùng trong trường hợp vết cắt sau trên sản phẩm nhỏ. Khi sử dụng lò xo người thiết kế luôn phải chú ý đến cách chuyển động vào trong do khối ép thực hiện.
Đối với các lõi mặt bên phía trong rất khó vận hành nếu thiếu hệ thống lò xo vì thực tế thường không có khả năng khác . Tuy nhiên việc lắp các lõi mặt bên kiểu này thường khó.
2.5.2.5. Tác động thuỷ lực
Thông dụng đói với các khoảng vận hành dài . Hệ thống này đắt và tăng thời gian chu kì. Tuy nhiên lực mở cùng chiều với các chuyển động do đó làm giảm lực căng cho bộ phận dẫn hướng.
2.5.2.6. Tác động góc
Tác động góc thường được sử dụng phổ biến để nối chuyển động của hệ thống đẩy. Trong hầu hết các trường hợp của hệ thống này việc gia công tự động sẽ khó. Do vậy hệ thống này chỉ tốt cho loại khuôn rẻ tiền và sản xuất với số lượng nhỏ.
2.6. Các chi tiết khuôn cơ bản
2.6.1. Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng
Chức năng chính của chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng là để định hướng đưa khuôn sau vào khuôn trước và làm cho hai phần thẳng hàng. Chốt dẫn hướng nằm ở khuôn trước còn bạc dẫn hướng nằm ở khuôn sau để dễ dàng đẩy sản phẩm ra.
Nguyên tác của chốt dẫn hướng là phải dài hơn miếng ghép cao nhất để tránh hỏng hóc khi đóng khuôn, đặc biệt là khi lắp ráp.
Nếu không có gì cản trở chuyển động của sản phẩm thì nên đặt chốt dẫn hướng ở khuôn sau.
Kiểu bạc dẫn hướng rẻ nhất là khoan lỗ chính xác vào tấm khuôn. Tuy nhiên nó sẽ khó sửa chữa khi bị mòn. Người ta đưa ra giải pháp tốt hơn là dùng bạc dẫn hướng dưới dạng tấm ghép. Cần khoan rộng lỗ bạc dẫn hướng dài để giảm yêu cầu đối với lỗ dài chính xác.
Hình 2.4. Chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng
Việc đặt các chốt dẫn hướng trong khuôn rất quan trọng. Bình thường cần có 4 chốt dẫn hướng trong khuôn. Tuy nhiên đối với các loại khuôn đơn giản thì chỉ cần từ 2 đến 3 chốt là đủ.
Để tránh việc lắp nhầm chiều cho hai phần khuôn người ta thường dùng các chốt dẫn hướng có đường kính khác nhau
2.6.2. Các bộ định vị
Thông thường các chốt dẫn hướng có thể giữ được một độ thẳng hàng sơ bộ nhưng với khuôn chính xác thì dung sai của chốt dẫn hướng và bạc dẫn hướng là qúa lớn vì thế cần có bộ định vị
Đối với các sản phẩm lớn nhất thiết cần có bộ định vị
2.6.3. Bộ vòng định vị
Chức năng của vòng định vị là đặt khuôn đúng tâm vào máy gia công nhựa. Vòng định vị thường đặt ở khuôn trước nhưng cũng một số trường hợp nó là phần bổ sung ở khuôn sau. Kích thước của vòng phải nhỏ hơn lỗ mở của máy gia công nhựa là 0,1mm
2.6.4. Miếng ghép
Miếng ghép dùng để đơn giản hoá quá trình gia công hoặc tạo nên mảng cứng trong khuôn tưong đối mềm. Việc sử dụng miếng ghép để khuôn dễ gia công và khi hỏng dễ thay. Ví dụ khi gia công các lỗ lồi tròn không đơn giản ta có thể thay thế bằng một miếng ghép tròn.
Hình 2.5. Miếng ghép
Khi cần lòng khuôn cứng , không nên dùng tấm tôi cứng lớn trong tất cả các lòng khuôn . Nó có thể bị méo sau khi nhiệt luyện hoặc nếu một lòng khuôn bị hỏng thì phải sửa toàn bộ tấm hoặc một trong các lòng khuôn cần được che chắn để khuôn tiếp tục hoạt động
Lỗ để lắp miếng ghép có thể được làm bằng các phương pháp khác nhau như khoan , phay hoặc gia công bằng tia lửa điện.
2.6.5. Rãnh thoát khí
Khi nhựa vào khuôn làm đầy hệ thống cũng như lòng khuôn , nó đẩy không khí ra ngoài lòng khuôn qua bề mặt phân khuôn. Khi tốc độ phun cao , nó không thể đẩy kịp không khí ra ngoài do vậy khí bị tắc trong lòng khuôn. Dòng khí nén này có thể chặn dòng chảy nhựa hoặc đốt cháy nhựa khi tiếp xúc với nó. Để tránh điều này cần có rãnh thoát hơi.
2.6.6. Phương pháp thiết kế khuôn
Thiết kế khuôn đúng phương pháp là phải có một trình tự tổ chức, có danh mục kiểm tra từng bước. Trước khi thiết kế khuôn, người thiết kế cần phải có những yêu cầu sau đây:
Bản vẽ sản phẩm rõ ràng, có nói đến vật liệu được phun vào khuôn của sản phẩm
Kiểu máy gia công đã dùng để nhà thiết kế có thể đảm bảo việc lắp ráp khuôn.
Số lượng lòng khuôn
Quy trình thiết kế khuôn gồm có những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Vẽ hình to sản phẩm.
- Bước 2: vẽ đường phân khuôn, trong trường hợp đường phân khuôn bên trái và bên phải không ngang bằng nhau cần phải có góc vát mép để cho các thanh thép không cọ xát vào nhau làm hỏng đường phân khuôn
Hình 2.6
- Bước 3: đặt thêm các miệng phun và các chốt đẩy kênh nhựa.
- Bước 4: khi đã cố định vị trí của lòng khuôn, ta thêm vào bạc cuống phun
- Bước 5: khi đã bố trí xong lòng khuôn ta có thể xác định hình dạng ngoài miếng ghép lòng khuôn
- Bước 6: thiết kế hệ thống làm nguội xung quanh miếng ghép đảm bảo cho quá trình làm nguội tiết kiệm nhất
- Bước 7: đặt bổ xung các chốt dẫn hướng sau khi kích thước của khuôn đã cố định.
- Bước 8: sau khi làm xong khuôn thiết kế độ dầy các miếng ghép đồng thời xác định độ dầy tấm khuôn
- Bước 9: xác định các miếng ghép lõi
Bước 10: xác định quá trình đẩy sau đó cố định độ dầy tấm
- Bước 11: sơ đồ khuôn đã hoàn chỉnh . Thiết kế lõi liên quan đến vị trí lòng khuôn. Bổ sung thêm phần làm nguội xung quanh các miếng ghép và hoàn chỉnh hình dạng ngoài của tấm khuôn.
- Bước 12: thêm các chốt hồi về và xác định hệ thống đẩy
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM VÀ CHỌN VẬT LIỆU CHẾ TẠO PHÙ HỢP
3.1. Tìm hiểu về kính
3.1.1. Yêu cầu chung đối với kính.
Để đảm bảo khả năng quan sát của người điều khiển phương tiện cũng như hạn chế thương tích cho người ngồi trên xe khi xảy ra tai nạn thì kính sử dụng phải là loại kính an toàn và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:
Tất cả các loại kính, bao gồm cả kính để sản xuất kính chắn gió phải giảm đến mức tối đa nguy cơ gây thương tích cho người khi kính bị vỡ. Kính phải có đủ độ bền đối với các điều kiện nhiệt độ và khí quyển, các tác dụng hoá học, cháy và mài mòn.
Kính an toàn phải đủ trong suốt, không gây ra các hình ảnh méo mó khi nhìn qua kính chắn gió, không gây ra lẫn lộn giữa các màu được sử dụng trong bảng hiệu giao thông và đèn tín hiệu.
Trong truờng hợp kính chắn gió bị vỡ các mảnh vỡ vẫn còn phải bám lại đủ thời gian cho người lái xe quan sát đường rõ ràng để phanh và dừng xe an toàn.
3.1.2. Một số loại kính dùng trên thị trường
Kính an toàn: là loại kính đã được xử lý để đảm bảo yêu cầu đã được nêu trên
Kính độ bền cao: các loại kính chỉ có một lớp kính đã được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi bị vỡ.
Kính nhiều lớp: loại kính có hai hoặc nhiều lớp kính được gắn với nhau bằng một hoặc nhiều lớp chất dẻo. Trong đó có loại kính bình thường tức là không có lớp kính nào được xử lý và loại có ít nhất một lớp kính được xử lý đặc biệt để tăng độ bền cơ học và các điều kiện phân mảnh khi kính bị vỡ
Loại kính an toàn phủ chất dẻo: là loại kính an toàn được phủ thêm một lớp vật liệu tổng hợp.
Kính thuỷ tinh chất dẻo
Kính chắn gió cong, kính chắn gió phẳng
Kính của sổ vv
Để sản xuất kính an toàn người ta dùng nhiều cách trong đó có hai cách thông dụng sau:
* Sau khi cán thuỷ tinh nóng chảy thành tấm (như cán thép) nguời ta không làm nguội tấm thuỷ tinh bằng cách thông thường mà làm lạnh một cách đột ngột(ví dụ bơm khí Nitơ lỏng vào), vì bị làm lạnh đột ngột cấu trúc tinh thể của tấm kính xuất hiện ứng suất không đều xung quanh tinh thể thuỷ tinh. Khi đó cấu trúc tinh thể của tấm thuỷ tinh sẽ bị rạn nứt theo hình dạng và kích thước của tinh thể thuỷ tinh. Sự phân bố các đường rạn nứt này phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nhiệt độ khi đông đặc, tuy nhiên những vết nứt này không làm ảnh hưởng đến đặc tính quang học của kính. Khi bị va chạm và vỡ các mảnh vỡ sẽ nhỏ vụn và không có cạnh sắc. Dựa vào sự phân cực của ánh sáng do lưỡng triết ta có thể quan sát được hình dạng của các đường nứt này hay nói cách khác có thể biết trước hình dạng của các mảnh vỡ của tấm kính sau khi kính bị vỡ.
* Người ta dùng một tấm phin mỏng bằng vật liệu trong suốt làm lớp trung gian để dán hai hay nhiều tấm thuỷ tinh lại với nhau, khi bị va đập và vỡ các mảnh vỡ sẽ được bám dính lại trên tấm kính một thời gian nhờ lớp phin mỏng làm giảm việc văng bắn đột ngột các mảnh vỡ ra môi trường xung quanh.
Để sản xuất kính chắn gió sao cho phù hợp với thiết kế của mũ bảo hiểm người ta phải bẻ cong tấm kính và khi đó các thông số quang học của tấm kính sẽ bị thay đổi. Như ta đã biết độ tụ của tấm kính có công thức như sau:
Hình 3.1. Độ tụ của tấm kính
Nếu là tấm kính phẳng R1 & R2 = ¥ khi đó D = 0.Nhưng khi bẻ cong tấm kính thì R1 & R2 tồn tại và khi đó D ≠ 0 tấm kính sẽ có độ tụ (biến thành thấu kính).
Việc tấm kính chắn gió bị biến thành thấu kính và thành nhiều lớp sẽ làm cho tấm kính sẽ bị các sai lệch về quang học như :
Hệ số truyền sáng. Đó là khả năng cho phép truyền ánh sáng qua kính. Yêu cầu đối với kính chắn gió phải không nhỏ hơn 75% khi đó ảnh sẽ không bị mờ quá khi nhìn qua kính.
Độ méo quang học. Các tia sáng khi đi qua kính sẽ bị khúc xạ và gây ra hiện tượng méo ảnh, rất dễ gây ra nhầm lẫn cho lái xe. Chúng ta cũng đã từng gặp những chiếc gương mà khi soi vào thấy mặt mình béo hơn hoặc gầy hơn đó chính là hiện tượng méo quang học cũng như câu nói của các cụ “nhìn Gà hoá Cuốc”.
Độ phân tách hình ảnh thứ cấp. Là việc ảnh sơ cấp của vật khi nhìn qua kính bị tách thành ảnh thứ cấp. ảnh chính và ảnh phụ mờ hơn, rất tai hại như việc “nhìn một thành hai”
Khả năng rối loạn màu. Đó là khả năng làm thay đổi màu sắc của vật khi nhìn qua kính. Mắt của người lái xe không được bị mù màu nhưng chỉ vì chất lượng của kính mà thành mù màu thì thật tai hại.
Tất cả những sai lệch trên là không thể tránh khỏi, vấn đề là chúng có nằm trong giới hạn cho phép hay không.
3.1.3. Một vài lưu ý trong khai thác sử dụng
Đối với kính an toàn dùng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì chúng ta đã có tiêu chuẩn việt nam TCVN 6758:2000 (ECE 43.00/S3) Phương tiện giao thông đường bộ - Kính an toàn và vật liệu kính - Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu, trong đó đã quy định rõ ràng về yêu cầu cũng như các phương pháp kiểm tra kính.
Mặc dù kính được lắp đặt trên mũ bảo hiểm phải là kính an toàn đã được xử lý chỉ để dành riêng cho mũ bảo hiểm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân kinh tế là chủ yếu nên nhiều loại kính không đảm bảo chất lượng vẫn xuất hiện trên thị trường. Vì an toàn của bản thân cũng như cộng đồng các chủ phương tiện khi cần thay thế nên thật thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm cũng như đại lý cung cấp.
3.2. Lựa chọn vật liệu
Qua tìm hiểu về tính chất các loại chất dẻo thường dùng để chế tạo sản phẩm dân dụng và đặc điểm kỹ thuật yêu cầu đối với kính chắn gió ta chọn vật liệu dùng để chế tạo kính chắn gió là nhựa Polycarbonate vì nó có các ưu điểm nổi trội và phù hợp mang lại kết quả tôt nhất cho sản phẩm.Ở đây xin bổ xung thêm 1 số thông tin về nhựa Polycarbonate.
Nhựa Polycarbonate được phát minh ra từ năm 1953 do một nhân viên của tập đoàn Bayer. Năm 1958 chính thức được sản xuất trên quy mô công nghiệp và đưa ra thị trường với thương hiệu là Makrolon.
Nhựa Polycarbonate là loại nhựa kỹ thuật cao với các đặc tính nổi bật như:
Trong suốt hoặc có màu.
Khả năng chịu va đập cao.
Chịu nhiệt cao>125oC.
Độ co ngót rất nhỏ, sản phẩm có tính chính xác cao.
Khả năng cách điện và bề với từ trường dòng điện.
Hấp thụ nước rất thấp.
Khả năng dẫn nhiệt thấp.
...
Ngoài ra, Polycarbonate-Makrolon có thể được bổ sung thêm các phụ gia chống cháy, chống UV, tác nhân dễ tháo khuôn, pha sợi thuỷ tinh...tuỳ từng mục đích sử dụng.
Với tác nhân chống UV (tia cực tím), nhựa Polycarbonate - Makrolon hoàn toàn có thể dùng cho các ứng dụng ngoài trời bởi Polycarbonate - Makrolon rất bền với thời tiết và rất ít bị ố vàng dưới ánh nắng mặt trời (ứng dụng cho tán đèn cao áp trên đường phố).
Nhựa Polycarbonate - Makrolon được sử dụng nhiều để sản xuất đĩa CD, VCD, DVD...ngoài ra còn ứng dụng cho các thiết bị điện (mặt công tắc, ổ cắm...), kính mũ bảo hiểm, thấu kính đèn pha ô tô, xe máy, các loại tán đèn.
Hiện tại đã có một số nhà sản xuất tại Việt nam đang sử dụng Polycarbonate- Makrolon để sản xuất mắt kính bởi nó trong suốt, rất bền về cơ tính ( sử dụng nhựa khác rất dễ bị gẫy và vỡ khi lắp với gọng) và bền về thời gian. Với các loại mắt kính cao cấp, nhà sản xuất sẽ tráng thêm lớp chống trầy xước gọi là hard coating lên bề mặt.
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ KHUÔN ÉP PHUN KÍNH CHẮN GIÓ MŨ BẢO HIỂM XE GẮN MÁY
4.1.Phân tích đặc điểm kính chắn gió
Sản phẩm nghiên cứu sản xuất là loại kính chắn gió có thể tháo rời có hình dạng như sau:
Hình 4.1. Hình dạng kính chắn gió
Đối với quá trình thiết kế khuôn thì kính chắn gió có 2 đặc điểm nổi bật sau:
- Kính chắn gió yêu cầu độ trong suốt cao nên bề mặt sản phẩm phải không có tì vết.
- Sản phẩm có lỗ ở mặt bên.
4.2. Phương án thiết kế khuôn
- Vì bề mặt sản phẩm phải không có tì vết và sản phẩm có kết cấu tựa lòng chảo nên rất dễ đẩy ra khỏi lòng khuôn nên ta thiết kế chốt đẩy vào vị trí của cuống phun và vào kênh dẫn nhựa để tăng lực đẩy.
- Để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất ta thiết kế khuôn có 2 lòng khuôn.
- Sản phẩm có lỗ ở mặt bên nên em thiết kế khuôn có lõi mặt bên.
3.Thiết kế khuôn với phần mềm SOLIDWORK 2007
Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi lòng khuôn
Hình 4.2. Sản phẩm lấy ra khỏi khuôn
Xét các phương án thiết kế khuôn
Thiết kế lòng khuôn dưới như sau:
Hình 4.3. Lòng khuôn dưới
Như vậy lòng khuôn trên sẽ như sau:
Hình 4.4. Lòng khuôn trên
Ưu điểm của lòng khuôn trên này dễ gia công,nhưng do mặt phân khuôn bị vướng lõi mặt bên,chốt dẫn hướng nên chốt hồi sẽ phải ở vị trí có lỗ như sau:
Hình 4.5. Vị trí các chốt hồi
Chốt hồi ở vị trí trên là không thể vì đầu chốt hồi có hình dạng không phù hợp. Vì vậy ta thiết kế lòng khuôn dưới như sau:
Hình 4.6. Lòng khuôn dưới thiết kế
Lòng khuôn trên sẽ như sau:
Hình 4.7. Lòng khuôn trên
Các chi tiết chính khác
Lõi mặt bên
Hình 4.8. Lõi mặt bên
Tấm dẫn hướng
Hình 4.9. Tấm dẫn hướng
Tấm khuôn sau
Hình 4.10. Tấm khuôn sau
Bản vẽ lắp 3D kết cấu khuôn
Hình 4.11. Bản vẽ lắp khuôn hoàn chỉnh
CHƯƠNG5. THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG LÒNG KHUÔN
5.1.Phân tích chức năng làm việc của chi tiết
Lòng khuôn là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống khuôn ép phun. Đây là nơi tạo hình sản phẩm cần chế tạo. Lòng khuôn yêu cầu phải có đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6246.doc