Listen to the story.Write the letter of the most suitable moral lesson.
a. Dont kill the chickens.
b. Dont be foolish
c. Be happy with what you have.
d. Its difficult to find gold.
Đối với bài nghe này thay vì yêu cầu học sinh nghe một bài dài để tìm ra tựa đề đúng cho câu chuyện, giáo viên nên thiết kế ra một bài tập nghe điền từ khuyết. Những từ điền vào chổ trống là những từ cần thiết để hiểu nội dung của câu chuyện. Sau khi đã hoàn thành bài tập trên, giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bộ câu chuyện và lựa chọn tựa đề thích hợp.
Bài tập thiết kế cho bài nghe này là:
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế lại bài tập nghe tiếng anh 8+9 ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục Krông Ana
Trường THCS Buôn Trấp
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2009-2010
TÊN ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ LẠI BÀI TẬP NGHE TIẾNG ANH 8+9 Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ BÀI HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA SAO CHO PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH GIẢNG DẠY
Họ và tên : BÙI THỊ HỒNG THƯƠNG
Đơn vị công tác : Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Cử nhân
Môn đào tạo : Sư phạm Tiếng Anh
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Lý do khách quan :
Trong hơn tám năm học qua, Bộ Giáo dục phát hành phổ biến bộ sách cải cách đổi mới nội dung dạy học. Bôï sách này có tính ưu việt hơn hẳn so với các bộ sách đã ban hành trước đây. Ngoài ra Bộ giáo dục còn chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ sự vận dụng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học mà chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, có sự tiến triển rõ rệt. Là một giáo viên dạy môn Tiếng Anh tôi đã dạy bộ sách cải cách đổi mới nội dung này được tám năm tôi nhận thấy các thiết kế bài tập nghe trong sách rất hay, các dạng bài đa dạng. Tuy nhiên các phần thiết kế này phù hợp với đối tượng học tiếng Anh ở những nơi vùng miền phát triển, có trình độ dân trí cao, học sinh có khả năng và môi trường học tiếng tốt như các thành phố, thị tứ lớn. Còn những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng hải đảo, nơi mà học sinh còn có cuộc sống còn nhiều khó khăn, môi trường học tiếng không thuận lợi thì các phần thiết kế bài tập nghe ở nhiều bài còn quá khó, quá sức đối với các em. Nhìn chung phần lớn học sinh ở những vùng miền này chưa biết học kỹ năng nghe, không thích học kỹ năng nghe và không có thói quen rèn luyện kỹ năng nghe. Chính vì thế trong các tiết luyện nghe các em học hoàn toàn thụ động. Hầu như ba phần tư học sinh không hoàn thành bài tập nghe. Chính vì điều này phần đa họïc sinh không thể giao tiếp bằêng tiếng Anh ở những tình huống đơn giản như chào hỏi, làm quen, giới thiệu về bản thân sau khi đã học xong chương trình tiếng Anh bậc Trung học cơ sở chỉ vì không hiểu được người đối diện đang nói gì.
Lý do chủ quan :
Trong ba năm học gần đây (năm học 2009- 2010) Tôi được phân công dạy bộ môn Tiếng Anh khối 8+9. Tôi nhận thấy học sinh khối 8+9 học kỹ năng nghe đạt hiệu quả không cao, các em thụ động trong rèn luyện kỹ năng nghe, nhiều em chán học nghe, sợ học nghe. Thông thường đến tiết học nghe các em dùng sách học tốt ghi sẵn kết quả vào vở soạn, khi luyện tậïp nghe các em giả vờ chú ý học, giáo viên hỏi bài các em dùng đáp án đã soạn trả lời trong khi trong đầu trống rỗng.
Từ thực tế học kỹ năng nghe của học sinh học hiện nay tôi trăn trởû suy nghĩ tìm ra giải pháp nhằm phát huy hiệu quả dạy nghe cho học sinh khối 8+9 đó là: “Thiết kế lại bài tập nghe ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh 8,9 để hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy”.
II. ĐỐI TƯỢNG,CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
Đối tượng :
Học sinh khối 6+7 học tiếng Anh nhìn chung là tốt. Các em hào hứng đam mê học Tiếng Anh, hào hứng luyện nói cũng như luyện nghe. Có lẽ trong chương trình Tiếng Anh lớp 6,7 các bài tập nghe trong sách giáo khoa được thiết kế phù hợp ngắn gọn và dễ nghe.
Đối với học sinh học khối 8+9 dường như các em không hào hứng với việc học nghe. Có lẽ vì sự phát triển tâm sinh ly ở độ tuổi này, các em ngại nói trước đám đông, ngại phát biểu trước tập thể. Chính điều này hạn chế khả năng giao tiếp của các em. Vì lí do trên học sinh ở khối 8+9 học nói cũng như học nghe kém hiệu quả so với học sinh khối 6+7.
Cơ sở và phương pháp nghiên cứu .
a.Cơ sở nghiên cứu :
- Nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết
- Nghiên cứu dựa vào thực tiễn thông qua qúa trình dạy học
b. Phương pháp nghiên cứu :
- Điều tra việc học nghe của học sinh tại trường Trung học cơ sở Buôn Trấp.
- Phỏng vấn một số giáo viên dạy tiếng Anh khối 8+9 trên địa bàn huyện Krông Ana nói chung và giáo viên đang trực tiếp dạy tiếng Anh tại trường Trung học cơ sở Buôn Trấp nói riêng.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .
Nội dung nghiên cứu :
Đa số các dạng bài nghe trong sách giáo khoa lớp 8+9 là quá khó đối với học sinh Trung học cơ sở nói chung và học sinh vùng núi nói riêng. Trong khi nhiều học sinh vùng núi nói tiếng Việt chưa trôi chảy, viết văn bản bằng tiếng Việt chưa mạch lạc thì các em làm sao có thể nghe tiếng Anh lưu loát. Vậy để học sinh có thể nghe và thực hiện các yêu cầu của các bài tập nghe thì giáo viên phải thiết kế laị một số bài tập ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa lớp 8+9 cho phù hợp với học sinh nhằm đơn giản hoá bài tập trong sách giáo khoa và giảm bớt độ khó, giúp học sinh tập trung hơn, hứng thú hơn khi học nghe. Thường thì học sinh rất thích thú khi làm được bài tập và hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên
Thiết kế lại bài tập trong sách giáo khoa nhằm phát huy hiệu quả việc dạy kỹ năng nghe thì giáo viên phải có sự nghiên cứu kỹ nội dung, mục tiêu của bài bài tập nghe để từ đó thiết kế các bài tập một cách phù hợp. Nhiều đơn vị bài học trong chương trình Tiếng Anh khối 8+ 9 ta phải thiết kế thêm môït hoặc hai bài tập thì học sinh mới có thể hoàn thành bài tập của sách giáo khoa hiện hành. Nhưng cũng có những bài tập ta phải thiết kế lại hoàn toàn thì học sinh mới có thể luyện nghe được vì phần bài tập hiện hành trong sách giáo khoa còn quá khó đối với các em (ví dụ : phần nghe của bài 4 –Tiếng Anh 8). Học sinh ở địa phương chưa có điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho việc luyện nghe ởû nhà, hơn thế nữa các em cũng chưa xây dựng được thời gian biểu cho việc tự học nghe thì làm sao lên lớp có thể nghe được qua ba, bốân lầøn mở băng của giáo viên.
Do vậy thiết kế lại bài tập luyện nghe nhằm phát huy hiệu quả của bài dạy kỹ năng nghe là phải đạt được mục đích làm giảm độï khó của bài tập nghe, giúp học sinh học nghe dễ dàng hơn, gây hứng thú đối với học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng nghe và hơn thế nữa học kỹ năng nghe sẽ phát triển khả năng nghe của mình để học tốt hơn bộ môn Tiếng Anh .
1.1 Các dạng bài nghe còn quá khó đối với học sinh vùng núi , miền cao.
a. Dạng bài nghe điền từ khuyết :(Listen and fill in the gaps)
Ví dụ: Unit two: Making Arrangements (Chương trình Tiếng Anh lớp 8 )
Listen to the telephone conversation. Fill in the missing information.( Dạng nghe và điền từ khuyết)
KINGSTON JUNIOR HIGH SCHOOL
DATE_________________________________TIME:_________
FOR: The principal
MESSAGE:________________________________________________________________________________________________
TELEPHONE NUMBER:_______________________________
Nếu bài nghe này yêu cầu học sinh nghe và viết lại lời nhắn thì đa phần học sinh không thể hoàn thành được bài tập trên vì phần viết thông tin quá dài. Hơn thế nữa học sinh phải biết chuyển đổi ngôi khi viết lời nhắn.
b. Dạng nghe và đặt tựa đề
Ví dụ: Unit four: Our past. (Chương trình Tiéng Anh lớp 8)
Listen to the story.Write the letter of the most suitable moral lesson.
Don’t kill the chickens.
Don’t be foolish
Be happy with what you have.
It’s difficult to find gold.
Đối với bài nghe này nếu ta để nguyên thiết kế bài tập trong sách giáo khoa , yêu cầu học sinh nghe để tìm ra tựa đề đúng cho câu chuyện thì rỏ ràng học sinh không thể nào nghe và hiểu được bài này vì dạng bài nghe này tương đối khó đối với đối tượng học sinh khá giỏi thì làm sao đối tượng học sinh đại trà có khả năng nghe được.
c. Dạng nghe và sắp xếp thứ tự
Ví dụ: Unit nine: A Fist –Aid Course.
ambulance crutches scale stretcher wheelchair eyechart
Match the letter A,B,C,D,E or F to the correct words in the box , then put them in the correct order as you hear.
Với thiết kế của bài tập nghe này, phần nối các từ cho sẵn trong khung với các bức tranh thì khá dễ dàng nhưng phầøn nghe và xếp đúng thứ tự thì không dễ đối với học sinh. Vì bài nghe này có chứa nhiều từ khó và bài nghe tương đối dài.
d. Dạng bài nghe chọn tranh tương ứng (Listen and check the correct picture)
Ví dụ: Unit two : Clothing ( Chương trình Tiếng Anh lớp 9 )
You will hear a puplic announcement about a lost little girl called Mary .Listen and check (v) the correct picture to show what Mary is wearing.
Với bài nghe này thoạt nhìn ta thấy cũng không khó lắm. Thế nhưng khi cho học sinh luyện nghe các em vẫn khó có câu trả lời đúng vì các thông tin dễ gây nhầm lẫn dẫn đến học sinh không phân biệt được
e. Dạng nghe và nốii từ cụm từ với tranh ảnh , địa điểm.
Ví dụ Unit 3 : A trip to the countryside. ( Chương trình Tiéng Anh lớp 9)
Look at the map. Then listen to the trip to Ba’s village. Match the places on the bus route with the letters on the map. Start at “ =>”
Ở bài nghe này nội dung bài nghe rất dài , học sinh không chỉ nghe mà còn quan sát bản đồ theo dõi lộ trình của xe buýt. Cùng một lúc các em phải sử dụng hai giác quan với sự tập trung cao độ thì giác quan quan sát sẽ chi phối giác quan nghe nên các em chỉ mải quan sát mà không nghe được nội dung của bài.
1.2 Các dạng bài nghe được thiết kế lạïi.
a. Dạng bài nghe điền từ khuyết : ( Listen and fill in the gaps )
Ví dụ: Unit two: Making arrangements (Chương trình Tiếng Anh lớp 8 )
Listen to the telephone conversation. Fill in the missing information.( Dạng nghe và điền từ khuyết)
KINGSTON JUNIOR HIGH SCHOOL
DATE_________________________________TIME:_________
FOR: The principal
MESSAGE: Mary Nguyen wanted to ............... you at .......... in the ......................on ...................
TELEPHONENUMBER:_______________________________
Thay vì yêu cầu học sinh điền toàn bộ lời nhắn, bài nghe này yêu cầu học sinh nghe điền những từ còn thiếu trong lời nhắn thì bài tập nghe đã đơn giản đi nhiều. Do vậy học sinh sẽ nghe được và hoàn thành bài tập nghe trên.
b. Dạng nghe và đặt tựa đề
Ví dụ: Unit four: Our past. (Chương trình Tiếùng Anh lớp 8)
Listen to the story.Write the letter of the most suitable moral lesson.
Don’t kill the chickens.
Don’t be foolish
Be happy with what you have.
It’s difficult to find gold.
Đối với bài nghe này thay vì yêu cầu học sinh nghe một bài dài để tìm ra tựa đề đúng cho câu chuyện, giáo viên nên thiết kế ra một bài tập nghe điền từ khuyết. Những từ điền vào chổ trống là những từ cần thiết để hiểu nội dung của câu chuyện. Sau khi đã hoàn thành bài tập trên, giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bộ câu chuyện và lựa chọn tựa đề thích hợp.
Bài tập thiết kế cho bài nghe này là:
Listen to the story, fill in the missing words. Then write the letter of the most suitable moral lesson.
Once a farmer lived a comfortable life with his family. His (1).............. laid many (2)..............which the farmer used to buy food and clothing for his family. One day, he went to (3)................ the eggs and discovered one of chicken laid a (4)....................... egg. He shouted excitedly to his wife: " We're rich! We're rich!" His wife ran to him and they both looked at the egg in amazement. The wife (5).............. more, so her husband decided to (6)................open all the chickens and fine more gold eggs. Unfortunately, he (7 ).................... find any eggs. When he finished, all the chickens were dead. There were (8)................. more eggs of any kind for the foolish farmer and his greedy wife.
* Write the letter of the most suitable moral lesson.
Don’t kill the chickens.
Don’t be foolish
Be happy with what you have.
It’s difficult to find gold.
c. Dạng nghe và sắp xếp thứ tự
Ví dụ: Unit nine: A Fist –Aid Course.
Match the letter A, B, C,D, E or F to the correct words in the box , then put them in the correct order as you hear.
ambulance crutches scale stretcher wheelchair eyechart
Với bài nghe này giáo viên giữ nguyên phần nối các chữ cái A, B, C, D, E với các từ cho sẵn trong khung, còn phần yều cầu nghe và xếp đúng thứ tự của các sự việc ứng với các chữ cái giáo viên nên thiết kế lại bằng cách cho sẵn các thông tin và yêu cầu nghe ,xếp lại các thông tin cho sẵn theo bài nghe.
Bài tập thiết kế cho bài nghe này là:
ambulance crutches scale stretcher wheelchair eyechart
Match the letter A, B, C, D, E or F to the correct words in the box, listen then put the statements in the correct order as you hear.
a. The crutches, which are for someone with a broken leg, are leaning against the wall.
b. A nurse is pushing an empty wheelchair towards to the exit. She is probably taking it to a patient in the ambulance.
c. A doctor is trying to weigh a baby on the scale. The baby's mother is standing nearby. She is trying to stop her child from crying.
d. A paramedic is wheeling a a patient on a stretcher into the emergency room where a doctor is waiting to treat the patient. The patient does not look well . His arm is bandaged and his eyes are closed
e. The eye chart on the wall is used to check people's eyesight. The chart consists of about 28 letters ranging in size from about 5 centimeters in height at the top of the chart to about 1 centimeter at the bottom.
Với thiết kế của bài tập nghe này việc xếp đúng thứ tự của các thông tin đưa ra dễ dàng hơn đối với học sinh so với yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa hiện hành . Vì thế học sinh sẽ hoàn thành tốt bài tập nghe.
d. Dạng bài nghe chọn tranh tương ứng (Listen and check the correct picture)
Ví dụ: Unit two : Clothing ( Chương trình Tiếùng Anh lớp 9)
You will hear a puplic announcement about a lost litter girl called Mary .Listen and check (v) the correct picture to show what Mary is wearing.
Để giúp học sinh nghe và chọn đúng tranh chỉ ra bé Mary đang mặc gì. Giáo viên có thể đưa thêm một bài tập khác để giúp học sinh nắm được các đặc điểm tâm lí em bé b ằng cách yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trước khi nghe.
Answer the following questions :
a. How old is the lost little girl, Mary?
b. Does the little girl like wearing blue shorts?
c. Which shirt is the little girl wearing?
d. Does the litte girl often wear boots or shoes?
* Suggested answers:
a. She is from two to five years old.
b. Yes, she does.
c. She is wearing short sleeved - shirt.
d. The litte girl often wears shoes
Sau khi trả lời câu hỏi, các em đã được trang bị một số thông tin về các loại trang phục mà em nhỏ thường hay mặc .Điều này giúp các em không bị nhầm lẫn khi làm bài tập nghe theo yêu cầu của sách giáo khoa.
e. Dạng nghe, và nồi từ , cụm từ với tranh ảnh , địa điểm.
Ví dụ: Unit 3 : A TRIP TO THE COUNTRYSIDE. ( Chương trình Tiếng Anh lớp 9)
Look at the map. Then listen to the trip to Ba’s village. Match the places on the bus route with the letters on the map. Start at “ =>”
Để học sinh không bị phân tán khi nghe, học sinh vẫn có thể quan sát bản đồ và hiểu lộ trình của xe buýt, giáo viên nên thiết kế bài tập nghe và chọn thông tin đúng hoặc sai. Sau khi hoàn thành bài tập, yêu cầu học sinh điền các địa điểm trên lộ trình với các chữ cái trên bản đồ Qua thông tin đúng sai học sinh sẽ hiểu rõ nội dung của bài nghe nắm rõ lộ trình xe buýt, việc điền các địa điểm sẽ chính xác hơn
Bài tập thiết kế cho bài nghe này là:
Look at the map. Listen to the trip to Ba’s village and decide the following “true” or “false”. Then match the places on the bus route with the letters on the map. Start at “ =>”
The bus collected Ba and his family at 6.30 am
It crossed the Dragon Bridge and stopped at the gas station to get some more fuel
It left the high way and turned left to a smaller road westward
The road ended before a big store beside a pond
The bus didn’t pass the small airport to the left of the store
The bus continued to go through a small bamboo forest.
It dropped off everybody at a big old banyan tree then parked at the parking lot.
Ở bài nghe này giáo viên nên cho học sinh quan sát bản đồ theo dõi lộ trình của xe buýt làm bài tập chọn thông tin đúng sai, sau đó dựa vào bài tập trên để nối các địa danh trong lộ trình của xe buýt với các địa điểm trên bản đồ.
Ngoài những bài nghe trên, những bài tập nghe còn lại phần thiết kế nhìn chung là hợp lí tuy nhiên để giúp học sinh nghe tốt thì giáo viên cần làm tốt khâu “Pre-listening” nhằm tạo hứng thú cho học sinh trước khi luyện nghe và làm giảm độ khó của bài
1.3 Hiệu quả cụ thể của các bài tập sau khi đã thiết kế lại .
Trước đây khi chưa có kinh nghiệm trong thiết kế lại bài tập nghe, tôi dạy các bài nghe đạt hiệu quả không cao, đến tiết học nghe học sinh học rất thụ động. Sau nhiều lần dạy kỹ năng nghe có sự thiết kế lại bài cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình thì khả năng nghe của học sinh tiến bộ rỏ rệt và học sinh hoàn thành các bài tập nghe tốt hơn.
Nhờ có sự nghiên cứu kỹ về các nội dung của bài nghe trong chương trình Tiếng Anh 8+9 và chuẩn bị tốt ở khâu “pre listening” đặc biệt là nhờ vào việc thiết kế lại các bài tập phù hợp với đối tượng học sinh giảng dạy của mình thì khi thực hành nghe các em dễ dàng phát hiện ra thông tin chính của bài và hoàn thành yêu cầu của bài tập đã đề ra .
Vậy để học sinh có thể nghe và thực hiện các yêu cầu của các bài tập nghe thì giáo viên phải thiết kế laị một số bài tập ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa lớp 8+9 cho phù hợp với học sinh nhằm đơn giản hoá bài tập trong sách giáo khoa và giảm bớt độ khó, giúp học sinh tập trung hơn, hứng thú hơn khi học nghe.
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
A. Bài học kinh nghiệm
Từ khi dạy bài kỹ năng nghe có sự thiết kế lại bài tập nghe ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình giảng dạy thì tôi thấy tiết học nghe thành công hơn. Chúng ta phải nắm được một nguyên lí rằng học sinh rất thích thú khi chính các em làm được bài tập và hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên. Đây chính là động lực kích thích các em học nghe tốt hơn, rèn luyện kĩ năng nghe tốt hơn, quan trọng hơn cả là điều này mang đến cho các em một sự tự tin, sự đam mê đối với môn học được xem là khó học
B. Những đề xuất kiến nghị
Tiếng Anh là môn học khó học đối với học sinh nói chung, đặc biệt là đối với học sinh miền núi nói riêng. Để đạt được khả năng giao tiếp đàm thoại bằêng tiếng Anh thì học sinh phải thành thạo bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kỹ năng trên, kỹ năng nghe và kỹ năng nói là kỹ năng khó rèn luyện và khó học đối với tất cả học sinh ở mọi cấp học, đặêc biệt là đối với học sinh ở miền núi.Để rèn luyện tốt kỹ năng nghe đòi hỏi học sinh phải siêng năng cần cù và có nhiều thời gian luyện tập. Tuy nhiên học sinh ở vùng núi chưa thật sự chịu khó trong tự học tự rèn luyện. Thêm vào đó phân phối chương trình hiện hành do Bộ Giáo Dục ban hành, bài dạy kỹ năng nghe và kỹ năng nói được phân phối dạy trong một tiết. Với lớp học sĩ số quá đông trung bình 45 học sinh trên một lớp thì 45 phút để thực hiện hai kỹ năng nghe và nói không giáo viên nào có thể hướng dẫn học sinh học bài đạt hiệu quả cao được. Phân phối chương trình hiện hành chưa đảm bảo thời gian cho tiến trình dạy kỹ năng nghe và nói cho học sinh vùng cao và học sinh vùng núi.
Một yếu tố rất quan trọng khác liên quan đến việc dạy kỹ năng nghe và nói đó là điều kiện cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất tối ưu để đáp ứng cho việc thực hành kỹ năng nghe nói là phòng lab ( phòng thực hành nghe nhìn ) với trang thiết bị máy móc chuyên biệt như máy tính, tai nghe, máy thu âm, màn hình Video, máy chiếu. Nhưng hiện nay đa số các trường học ở vùng núi hầu như chưa được lắp đặt hệ thống phòng chức năng này, các trường chỉ mới có trang bị máy cát sét để dạy nghe trong môi trường tạp âm .
1. Đối với Phòng Giáo Dục
Phòng Giáo Dục hỗ trợ thêm kinh phí cho các trường để đầøu tư cho việc mua sắêm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy bộ môn Tiếng Anh
Phòng Giáo Dục đề xuất kiến nghị Bộ Giáo Dục xem xét lại phân phối chương trình để phân phối thời gian hợp lí hơn cho việc dạy bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết ( không được phân phối một tiết học dạy hai kỹ năng ) cụ thể hầu hết tiết Speak + Listen ở sách giáo khoa lớp 8.9.
Đối với nhà trường
Lãnh đạo trường đầu tư thêm kinh phí trang bị máy cát sét, băng đĩa đủ dùng cho mỗi giáo viên trong tổ Tiếng Anh.
Đối với giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh .
Giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy, thường xuyên làm và sử dụng đồ dùng dạy học, soạn giảng kịp thời, vận dụng phương pháp đổi mới nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh.
V. Kết luận .
Để dạy kỹ năng nghe cho học sinh lớp 8+9 nói chung và học sinh lớp 8+9 thuộc vùng miền núi nói riêng đạt hiệu quả là việc làm rất khó. Do đó giáo viên phải nghiên cứu thiết kế bài học sao cho làm giảm độ khó của yêu cầu bài tập, giúp các em học bài, làm bài dễ dàng. Để từ đó khích lệ các em có lòng đam mê, thích thú học nghe, tìm ra phương pháp học nghe hiệu quả và tự trau dồi kỹ năng nghe của chính mình. Một trong những kinh nghiệm để dạy nghe hiệu quả đó là giáo viên dạy tiếng Anh hãy làm tốt việc” Thiết kế lại bài tập nghe ở một số đơn vị bài học trong sách giáo khoa Tiếng Anh 8,9 để phù hợp với đối tượng học sinh giảng dạy”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về việc nâng cao hiệu quả của việc dạy kỹ năng nghe. Rất mong nhận sự góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Buôn Trấp, ngày 03 tháng 03 năm 2010
Người viết
Bùi Thị Hồng Thương
Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Xếp loại:.............................. Điểm:...........................
Chủ tịch hội đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thietkelaibaitapngheomo.doc