MỤC LỤC
Lời mở đầu 5
Chương I: Tổng quan lý thuyết 6
A. Tổng quan về DE 6
I. Giới thiệu về DE 6
I.1. Tính chất vật lý 6
I.2. Tính chất hoá học 7
I.2.1. Nhận xét về phân tử dicloetan 7
I.2.2. Phản ứng thế nucleophyl 8
I.2.3. Phản ứng thế nucleophyl 9
I.2.4. Một số phản ứng hoá học khác 9
II. Cơ chế phản ứng clo hoá etylen 9
III. Nguyên liệu sản xuất dicloetan 10
III.1. Etylen 10
III.1.1. Tính chất vật lý 10
III.1.2. Tính chất hoá học 11
III.1.3. Ứng dụng của etylen 14
III.1.4. Điều chế etylen 14
III.2 Clo 14
III.2.1. Tính chất vật lý 14
III.2.2. Tính chất hoá học 15
III.2.3. Ứng dụng của clo 17
III.2.4. Điều chế clo 18
IV. Các yếu tố ảnh hưởng 18
IV.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ 18
IV.2 Ảnh hưởng của thành phần khí 19
IV.3 Ảnh hưởng của xúc tác 20
V. Ứng dụng của dicloetan 20
B. Các phương pháp sản xuất DE 21
I. Phương pháp clo hoá trực tiếp etylen 21
I.1 Clo hoá trực tiếp etylen trong pha lỏng 21
I.1.1. Nguyên liệu 21
I.1.2. Phản ứng quá trình 21
I.1.3. Công nghệ clo hoá nhiệt độ thấp (LTC) 22
I.1.4. Công nghệ clo hoá nhiệt độ cao (HTC) 23
I.2 Clo hoá trực tiếp etylen trong pha khí 24
II. Phương pháp oxyclo hoá etylen 26
II.1. Phương pháp oxyclo hoá etylen trong phan khí 26
II.1.1. Xúc tác quá trình 26
II.1.2. Cơ chế phản ứng 26
II.1.3. Đặc trưng công nghệ và sản phẩm 27
II.1.4. Nguyên liệu28 28
III. Phương pháp oxyclo hoá etan 30
IV. Các quá trình khác sản xuất DE 30
C. Lựa chọn phương pháp sản xuất 30
I. So sánh các quá trình sản xuất DE 30
II. Lựa chọn và thuyết minh dây chuyền 31
II.1. Lựa chọn dây chuyền 31
II.2. Thuyết minh dây chuyền 32
Chương II: Tính toán 33
A. Tính cân bằng vật chất 33
I. Cân bằng vật chất cho quá trình clo hoá 33
I.1. Lượng chất đi vào thiết bị clo hóa 34
I.1.1. Lượng etylen cần để tạo thành DE và TCE 34
I.1.2. Lượng clo cần để tạo thành DE, TCE và DCP 35
I.2. Lượng chất đi ra khỏi thiết bị clo hoá 36
B. Cân bằng nhiệt của thiết bị clo hóa 37
I. Lượng nhiệt do nguyên liệu mang vào 38
I.1. Lượng nhiệt do etylen kỹ thuật mang vào 38
I.2. Lượng nhiệt do etylen kỹ thuật mang vào 38
II. Lượng nhiệt do các phản ứng clo hóa 39
II.1. Lượng nhiệt do phản ứng (1) tạo thành 39
II.2. Lượng nhiệt do phản ứng (2) tạo thành 39
II.3. Lượng nhiệt do phản ứng (3) tạo thành 40
III. Lượng nhiệt do sản phẩm mang ra 40
III.1. Lượng nhiệt do sản phẩm khí mang ra 40
III.2. Lượng nhiệt do sản phẩm lỏng mang ra 41
IV. Lượng nhiệt mất ra môi trường 42
V. Lượng nhiệt do tác nhân làm lạnh 42
C. Kích thước thiết bị chính 43
I. Thể tích thiết bị 43
II. Kích thước thiết bị 44
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
43 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất dicloetan năng xuất 20.000 tấn/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e phân tử lượng lớn có thể gia công bằng nhiệt và cán thành tấm, thành màn mỏng cũng như chế tạo các vận dụng khác nhau. Cùng với PVC và Polystyren, Polyetylen là loại chất dẻo được sản suất với chất lượng lớn.
Ngoài ra, etylen còn là nguồn nguyên liệu sản suất ra các sản phẩm hữu cơ khác nhau: etylenglycol, oxitetylen, andehytaxetic, etylbenzen, styren, vinylclorua, vinylaxetat, etylenclorua, các ancol bậc một không phân nhánh có từ 4-20 nguyên tử cacbon và các sản phẩm đồng trùng hợp một số hợp chất vinyl.
III.1.4 Điều chế etylen [9]
Người ta thường điều chế etylen băng cách tách nước từ rượu Etylic khi tác dụng với axit H2SO4 đặc ở điều kiện 160-170oC.
Ngày nay, người ta điều chế etylen bằng cách sử dụng phương pháp nhiệt phân hydrocacbon (sản suất 50% từ naphta, 25-30% từ etan, propan, còn lại là từ gasoil và một số phân đoạn khác).
Naphta thu được bởi quá trình chưng cất dầu thô, khoảng sôi, tỷ trọng và thành phần biến đổi rộng theo nguồn gốc của dầu thô và điều kiện nhà máy lọc dầu, điểm sôi đầu từ 30-100oC, điểm sôi cuối từ 65-200OC.
Etan thu được từ khí tự nhiên béo và khí thải các nhà máy lọc dầu.
Propan thu được từ khí tự nhiên béo, xăng tự nhiên và khí thải nhà máy lọc dầu.
Butan thu được từ xăng tự nhiên và khí thải các nhà máy lọc dầu.
Một hỗn hợp của các hydrocacbon nhẹ như propan, iso-butan và n- butan thông thường được gọi là khí hoá lỏng (LPG) thu được từ xăng tự nhiên và khí thải của nhà máy lọc dầu, nó vẫn được sử dụng làm nguyên liệu.
Gasoil thu được bởi quá trình chưng cất dầu thô, khoảng sôi và tỷ trọng thay đổi theo nguồn gốc của dầu thô và điều kiện của nhà máy lọc dầu.
III.2. Clo [3], [11]
III.2.1 Tính chất vật lý
clo là một chất khí có mầu vàng lục, có mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí. Các tính chất vật lý của clo được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 4. Tính chất vật lý của clo.
Số nguyên tử – Z
17
Tỷ lệ với khối lượng nguyên tử
35,453
Đồng vị bền
35 (71,53%)
Nhiệt độ nóng chảy
172,1oK (-100,98oC)
Nhiệt độ nóng chảy
239,1oC (-34,,05oC)
Tỷ trọng tới hạn
565kg/m3
Nhiệt độ tới hạn Tc
417,15oK (144oC)
áp suất tới hạn Pc
7,71083MPa
Độ tới hạn liên quan đến khí
2,48
Enanpy nóng chảy
90,33kj/kg
Entanpy hoá hơi
287,1kj/kg
Điện cực tiêu chuẩn (E)
1,359V
Entanpy định hướng
239,44kj/mol
ái lực điện tử
364,25kj/mol (3,77Ev)
Tại 20OC một thể tích nước hoà tan được 2,3 lần thể tích Clo.
Dung dịch clo trong nước gọi là nước clo. Clo là chất khí độc khi hít thở nhiều clo thì bị ngạt hoặc có thể chết.
III.2.2. Tính chất hoá học của Clo [4].
a. Đối với các hợp chất vô cơ.
Liên kết giữa clo và các halogen khác chủ yếu là liên kết hoá trị, clo rất hoạt động có thể kết hợp với hầu hết các nguyên tố trừ N2, O2 và C.
Tác dụng với kim loại.
Natri nóng chảy trong clo tạo thành natriclorua.
2Na + Cl2 = 2NaCl
Nếu rắc bột sắt đã nung nóng vào lọ chứa đầy clo, bột sắt cháy tạo thành khói màu nâu gồm những hạt rất nhỏ sắt (III) clorua.
2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3
Tác dụng với hydro.
Khí clo không phản ứng với hydro ở nhiệt độ thường. Chỉ trong điều kiện ánh sáng nhân tạo (khoảng 470mm) hoặc nhiệt độ lớn hơn 250oC thì hydro cháy trong clo với ngọn lửa mờ, xanh nhạt, khí hydrocacbon được tạo thành.
Cl2 + H2 = 2HCl
Giới hạn nổ của hỗn hợp khí tinh khiết nằm trong khoảng 8% thể tích khí hydro và 14% thể tích clo. Giới hạn này phụ thuộc vào áp suất nhưng khi ta thêm khí trơ như N2, CO2 thì giới hạn này giảm.
Tác dụng với nước.
Clo tác dụng với nước tạo thành axit clo hydric và axit hypoclorơ
Cl2 + H2O = HCl + HClO
HClO là hợp chất không bền, dễ bị phân huỷ và giải phóng oxy nguyên tử khi bị chiếu sáng.
Tổng hợp các phản ứng trên ta có:
Cl2 + 2H2O = 4HCl + O2
Oxy nguyên tử hoạt động hoá học rất mạnh, nó oxy hoá phẩm nhuộm và phá huỷ chúng. Clo ẩm có tính tẩy màu.
Tác dụng với amoniac.
Lượng clo dư với sự có mặt của các muối amoniac tạo thành tricloruanitro NCl3 (hỗn hợp nổ)
3Cl2 + 4NH3 = NCl3 + 3NH4Cl
Tác dụng với oxit nitơ.
Với sự có mặt của xúc tác Br, clo phản ứng với oxit nitơ tạo thành cloruanitrosyl (NOCl) theo phản ứng.
1/2Cl2 + NO = NOCl
Tác dụng với SO2
Với sự có mặt của ánh sáng, xúc tác cacbon hoạt tính, clo phản ứng với SO2 tạo thành cloruasunfuryl
Cl2 + SO2 = SO2Cl2
Tác dụng với CO.
Dưới những điều kiện trên, clo phản ứng với CO tạo thành cacboniclorau (phosgen) không màu, có độ độc tính cao.
Cl2 + CO = COCl2
Tác dụng với natrithiosunfat.
Phản ứng này dùng để loại bỏ clo tự do khỏi dung dịch.
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O = 2NaHSO4 + 8HCl
Tác dụng với cacbondisunfit.
Clo tác dụng với cacbondisunfit tạo thành cacbontetraclorua và disunfuadiclorua.
3Cl2 + CS2 = CCl4 + S2Cl2
Tác dụng với photpho.
Tạo thành Photphotriclorua
2Cl2 + 2P = 2PCl2
Tạo thành Photphopentaclorua.
5Cl2 + 2P = 2PCl5
Tác dụng với muối của Brôm và Iốt.
1/2Cl2 + KBr = KCl + 1/2Br2
Ngoài ra, clo còn phản ứng mãnh liệt với iốt, phốt pho đỏ, arsen, antimoan, thiếc và bitmut.
b. Đối với các hợp chất hữu cơ.
Trong các hợp chất hữu cơ thì liên kết Cl-Cl là hoá trị. Do đó, clo có thể phản ứng với các hydrocacbon theo phản ứng thế hoặc phản ứng cộng.
Trong các hydrocacbon bão hoà, clo tham gia phản ứng thế hydro một phần hoặc hoàn toàn để tạo thành hydrocacbon chứa cacbon và clohydro.
Trong công nghiệp, người ta tăng tốc độ phản ứng bằng cách sử dụng ánh sáng, nhiệt hoặc xúc tác.
Trong các hydrocacbon thơm, phản ứng thế và cộng có thể xảy ra phụ thuộc vào điều kiện (ánh sáng, nhiệt độ, áp suất, xúc tác).
Phản ứng của clo với các hợp chất hữu cơ đặc biệt là các hydrocacbon no có thể xảy ra mãnh liệt dưới các điều kiện tương tự và phân huỷ hoàn toàn thành cacbon tự do.
III.2. 3. ứng dụng của Clo [3].
Clo là nguyên tố thứ 11 phổ biến rộng rãi và có hoạt tính cao.
Clo được dùng để tẩy trắng vải, giấy và điều chế những chất cũng dùng để tẩy trắng như clorua vôi. Một lượng lớn clo được dùng để chế tạo axit clohydric, dược phẩm, thuốc trừ sâu, chất màu, chất dẻo, tơ sợi và cao su.
Trong tự nhiên, clo chỉ ở trạng thái tự do trong phakhí phun ra từ núi lửa. Những hợp chất của clo như NaCl, KCl, MgCl2 phổ biến trong tự nhiên có nhiều trong nước biển, hồ.
III. 2.4. Điều chế Clo [3].
Clo được tạo thành là do quá trình oxy hoá axit HCl hoặc clorua bằng các hợp chất như: dioxitmangan, pemanganat, diclomat, axitnitric, clorat hoặc NO2.
Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng phản ứng của axit clohydric với một lượng chất oxy hoá mạnh như MnO2.
4HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng quá trình clo-kiềm, trong quá trình điện phân clo-kiềm dung dịch natriclorua bị phân huỷ trực tiếp tạo ra Cl2, H2 và NaOH theo phản ứng sau:
2NaCl + 2H2O = 2NaOH + Cl2 + H2O
Hiện nay, trên thế giới 95% sản lượng clo nhận được từ quá trình clo-kiềm. Công suất clo trên thế giới vượt quá 40.106 tấn/năm nhưng với mức tiêu thụ hiện năng lượng điện hàng năm khoảng 1011KW.h là vấn đề cần quan tâm.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng.
IV.1. ảnh hưởng của nhiệt độ.
Đặc trưng của quá trình halogen hoá là toả nhiệt nên quá trình tổng hợp 1,2 Dicloetan toả nhiệt rất lớn
CH2 = CH2 + Cl2 ClCH2= ClCH2 – 220 Kj / mol
Do toả nhiệt làm cho trong hỗn hợp phản ứng tăng lên nhanh, nếu nhiệt độ cao quá sẽ dẫn đến sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ, mặt khác sẽ tạo điều kiện cho phản ứng thế clo hình thành cơ chế chuỗi gốc. Vì vậy, quá trình điều chế dicloetan cần phải khống chế nhiệt độ thấp vừa phải. Để thuận lợi cho phản ứng cộng bằng cách lấy nhiệt phản ứng ra ngoài, đòi hỏi thiết bị phản ứng phải có hệ thống làm lạnh.
Mặt khác khi nhiệt độ tăng nên thi phản ung thế cũng xảy ra. Nhiệt độ càng tăng thì phản ứng thế càng chiếm ưu thế. Người ta định nghĩa nhiệt độ tới hạn là nhiêt độ tại đó phản ứng thế trội hơn phản ứng cộng. Đối với etylen nhiệt độ tới hạn trong khoảng 270 -3500C. Sự phụ thuộc của thành phần sản phẩm clo hoá vào nhiệt độ như sau:
Dẫn xuất clo
-250C
00C
200C
Dicloetan
93
69
20
Ticloetan
2
21
53
Tetracloetan
1
4
6
Polyclorit
3
4
13
Bảng 5: Thành phần sản phẩm clo hoá ở các nhiệt độ khác nhau
IV. 2. ảnh hưởng của thành phần khí.
Như trên đã nói có thể biến đổi thành phần sản phẩm nếu cho vào môi trường phản ứng một lượng oxy tự do, lượng sản phẩm phụ tạo thành do phản ứng thế sẽ ít đi và có thể không có. Điều đó có thể giải thích bằng sự đứt mạch của phản ứng thế khi có oxy.
Vì thế khi thêm oxy vào cho phép ta tiến hành phản ứng ở nhiệt độ khoảng 30oC, quá trình kỹ thuật sẽ đơn giản rất nhiều, không cần làm lạnh bằng nước muối mà có thể làm lạnh bằng bằng nước thường, thiết bị sẽ đơn giản hơn do đó giá thành Dicloetan sẽ giảm.
Tỷ số giữa clo và etylen cũng ảnh hưởng nhiếu đến lượng sản phẩm phụ, tỷ số clo/etylen càng lớn sản phẩm phụ càng nhiều. Vì vậy, trong thực tế người ta thường dùng thiếu clo.
IV.3. ảnh hưởng của xúc tác.
Xúc tác có vai trò quan trọng trong quá trình phản ứng. Trong quá trình clo hoá etylen thường dùng xúc tác là FeCl3 hay AlCl3. Nó có tác dụng thúc đẩy quá trình phản ứng, tăng độ chịu lọc về phía tạo sản phẩm chính, xúc tác có đặc điểm là tiện lợi và rẻ tiền. Điều quan trọng là cách đưa xúc tác vào thiết bị phản ứng
V. ứng dụng của dicloetan
Dicloetan là bán sản phảm quan trọng của ngành tổng hợp hữu cơ hoá dầu. Nó được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp ra nhiều hợp chất có ý nghĩa kinh tế.
ứng dụng quan trọng nhất của dicloetan là sản xuất vinylclorua một monome quan trọng trong công nghiệp sản xuất nhựa PVC một loại nhựa được sử dụng rất phổ biến.
Cl- CH2- CH2- Cl CH2= CHCl + HCl
Cl- CH2- CH2- Cl + NaOH CH2= CHCl + NaCl + H2O
nCH2- CH2- Cl -(CH2 - CH)n-
Cl
Dicloetan được dùng để sản xuất etylenglycol được dùng trong sản xuất tơ sợi tổng hợp và chất nổ.
Dùng dicloetan để sản xuất etylendiamin là dung môi hữu cơ được dùng phổ biến trong triết tách và làm chất hấp thụ.
Cl- CH2- CH2- Cl + NH3 NH2- CH2- CH2- NH2 + NH4Cl
Từ dicloetan tổng hợp được cao su tổng hợp thiokol từ phản ứng:
Ngoài ra dicloetan còn đựoc dùng làm dung môi rất tốt nhờ khả năng hoà tan nhiều hợp chất hữu cơ. Trong công nghệ clo hoá etylen trong pha lỏng để sản xuất dicloetan người ta dùng chính dicloetan làm dung môi hoà tan. Dicloetan được dùng làm dung môi trích ly chất béo ra khỏi đông thực vật, khử dầu mỡ ở ra và lông thú, làm sạch kim loại trước khi mạ crom và niken. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp dicloetan được sử dụng hạn chế vì nó tương đối độc.
B. các phương pháp sản xuất DE
Dicloetan là sản phẩm quan trọng trong tổng hợp hữu cơ. Sau đây là một số phương pháp dùng để sản xuất dicloetan
I. Phương pháp clo hoá trực tiếp etylen [1], [2], [6].
Đây là phương pháp hay dùng để sản xuất dicloetan, cho hiệu xuất thu dicloetan cao. Ngày nay trong công nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp này do nguyên liệu etylen dễ kiếm từ quá trình chế biến từ dầu mỏ và khí hoá.
Phản ứng kết hợp giữa clo và etylen
CH2=CH2 + Cl2 CH2Cl-CH2Cl
I.1. Clo hoá trực tiếp etylen trong pha lỏng [2].
I.1.1. Nguyên liệu.
Etylen có độ sạch cao để ngăn ngừa vấn đề sản phẩm phụ và vấn đề làm sạch sản phẩm. Hàm lượng propan/propylen phải được điều khiển để làm giảm tối thiểu sự tạo thành propanclorua, propenclorua vì nó khó tách dicloetan bằng chưng cất.
Clo phải sạch brom, để tránh tạo sản phẩm phụ. Người ta thường cho thêm oxy không khí vào thiết bị phản ứng để ức chế các phản ứng thế tiếp theo tạo ra từ dicloetan và các dẫn suất clo hoá cao hơn.
I.1.2. Phản ứng của quá trình.
Phản ứng được tiến hành trong pha lỏng (điều khiển nhiệt độ dicloetan) với sự có mặt của xúc tác Lewis (FeCl3) dạng hoà tan, phản ứng được tiến hành phần lớn trong môi trường dicloetan lỏng vì dicloetan hoà tan cả clo và etylen. Do đó, quá trình có thể tiến hành an toàn (vì etylen và clo tạo thành hỗn hợp nổ) sự rút nhiệt phản ứng tương đối dễ dàng, tránh được hiện tượng đun nóng cục bộ.
Trong quá trình còn có một số phản ứng phụ tạo ra từ cloetan, tetracloetan và polycloric
CH2= CH2 + 2Cl2 CH2Cl- CH2Cl + HCl
CH2= CH2 + 3Cl2 CH2Cl- CHCl2 + 2HCl.
Tuỳ theo sự khống chế nhiệt độ của quá trình mà sản phẩm phụ tạo nhiều hay ít. Khoảng nhiệt độ từ –30 á -20oC ta thu được chủ yếu dicloetan, ở 20oC ta thu được chủ yếu là tricloetan và nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thì lượng tetracloetan tạo thành càng nhiều.
Qua các quá trình nghiên cứu. Khi cho vào môi trường phản ứng một lượng oxy hoặc không khí sẽ ức chế sự tạo thành sản phẩm phụ, vì thế cho phép phản ứng tiến hành ở nhiệt độ 20 á 30oC với thiết bị đơn giản hơn và giá thành của dicloetan sẽ giảm.
Tỷ số giữa clo và etylen cũng ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm phụ, tỷ lệ giữa clo/etylen càng lớn sản phẩm phụ càng nhiều, vì thế trong thực tế người ta thường dùng thiếu clo. Khi lượng etylen dư nhiều cần có thiết bị ngưng tụ phức tạp, để ngăn ngừa mất mát etylen ở khí cuối.
Sự biến đổi quá trình cơ bản sản xuất dicloetan bằng phương pháp clo hoá trực tiếp etylen trong pha lỏng được đặc trưng bởi hai công nghệ sau
I.1.3. Công nghệ clo hoá nhiệt độ thấp (LTC)[6].
Nhiệt độ cần tiến hành cho quá trình clo hoá ở 20oC – 30oC.
Thiết bị phản ứng hình trụ có cánh khuấy, có thiết bị làm lạnh bên ngoài và bên trong (bên ngoài có vỏ bọc, bên trong có ống xoắn ruột gà để cho nước lạnh tuần hoàn rút nhiệt phản ứng). Sục clo và etylen vào dicloetan có sẵn trong trong thiết bị . Cần phải sấy khô clo trước khi phản ứng vì clo dễ ăn mòn thiết bị (do clo là một chất oxy hoá mạnh và co hoạt tính mạnh, nó oxy hoá kim loại đến mức oxy hoá dương cao nhất, đặc biệt là quá trình oxy hoá tăng khi có độ ẩm).
* Ưu nhược điểm của quá trình
+ Ưu điểm của công nghệ clo hoá ở nhiệt thấp
Do phản ứng thực hiện ở nhiệt độ thấp 20-30oC thấp hơn nhiệt độ sôi của dicloetan và làm lạnh khối phản ứng (bằng cách trao đổi nhiệt bên ngoài thiết bị hay băng cách tuần hoàn thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài và bên trong) nên ít tạo sản phẩm phụ. Đồng thời phản ứng clo hoá tạo ra nhanh, thiết bị phản ứng khá đơn giản, không chế nhiệt độ dễ dàng, làm việc an toàn, dicloetan có độ tinh khiết cao, hiệu suất dicloetan cao, sự chuyển hoá đạt tới 100% đối với clo và độ chọn lọc của etylen gần bằng 99%
+ Nhược điểm của công nghệ clo hoá nhiệt độ thấp
Do phải làm lạnh khối phản ứng và tốn năng lượng cho quá trình chưng cất vì phản ứng ở nhiệt độ thấp ( lượng hơi cần cho quá trình làm sạch dicloetan) tốn nhiều công đoạn xử lý làm sạch.
I.1.4. Công nghệ clo hoá Etylen nhiệt độ cao (HTC).
Công nghệ clo hoá trực tiếp etylen nhiệt độ cao là một xu thế mới trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ hoá dầu hiện nay. Do phản ứng tiến hành ở nhiệt độ cao tương đương 100oC, không phải làm lạnh khối phản ứng mà kết hợp nhiệt phản ứng dùng để bốc hơi dicloetan và chưng tách hỗn hợp phản ứng
Sơ đồ quá trình sản xuất 1,2 dicloetan bằng phương pháp clo hoá trực tiếp etylen ở nhiệt độ cao.
Hình 3: Sơ đồ quá trình sản xuất EDC ở nhiệt độ cao
1: Thiết bị phản ứng; 2: thiết bị trao đổi nhiệt; 3, 5: bộ phận tách lỏng hơi;
4: tháp tinh luyện.
Ưu nhược điểm của công nghệ clo hoá ở nhiệt độ cao
+ Ưu điểm của quá trình
Hiệu suất của quá trình đạt được có thể so sánh với quá trình clo hoá ở nhiệt độ thấp nhưng tiêu tốn năng lượng thấp hơn nhờ tận dụng nhiệt phản ứng cho quá trình bay hơi dicloetan. Độ chuyển hoá hoàn toàn.
+ Nhược điểm của quá trình:
Thiết kế thiết bị phản ứng phức tạp
I. 2. Clo hoá trực tiếp Etylen trong pha khí [2].
Quá trình clo hoá trực tiếp trong pha khí tiến hành phản ứng clo hoá etylen cùng với nhiệt phân tách HCl. Trong quá trình clo và etylen liên tục thổi vào thiết bị trong đó duy trì nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, hỗn hợp hơi đem phân riêng
Nhược điểm của quá trình này là sự truyền nhiệt không đồng đều vận tốc phản ứng trong pha khí nhỏ hơn trong pha lỏng, khó không chế được nhiệt độ , thiết bị phản ứng phức tạp nên quá trình này không sử dụng trong công nghiệp.
Sơ đồ công nghệ.
II. Phương pháp Oxy clohoá Etylen [2].
II.1. Phương pháp Oxy clohoá Etylen trong pha khí. [6]
Tận dụng nguồn HCl từ nhiều quá trình sản xuất Clo hoá (quá trình Cracking Dicloetan), quá trình Hydro hoá Clo
Trong quá trình Oxy clohoá Etylen và HCl phản ứng với Oxy theo phản ứng sau
CH2= CH2 + 2HCl + 1/2O2 CH2Cl- CH2Cl + H2O - 295KJ/mol
Phản ứng này toả nhiệt rất mạnh
II.1.1. Xúc tác của quá trình.
Xúc tác kim loại hai chức (lưỡng tính). Xúc tác thường dùng là Clorua đồng (CuCl2), trong một số trường hợp Clorua kiềm, kiềm thổ hoặc Clorua nhôm được thêm vào để làm giảm sự bay hơi của muối đồng. Các muối này hình thành nên hỗn hợp đồng Tectic làm hạ nhiệt độ nóng chảy do đó có lợi cho tốc độ phản ứng. Mặt khác việc thêm các muối kiềm làm ức chế các phản ứng công trực tiếp tạo thành Monocloetan.
Có một số nghiên cứu đã khẳng định một số muối đất hiếm (hỗn hợp nguyên tố đất hiếm) được dùng như một chất trợ xúc tác hoặc dùng Na/(NH4)HS hoặc là các muối của nguyên tử TCH.
Do diện tích bề mặt của Al2O3 cao ( 150-300m2/g ) nên được dùng làm chất mang. Cloruacanxi có nồng độ từ 3-12% trọng lượng, lượng muối kiềm thêm vào gấp đôi lượng cloruacanxi, muối đất hiếm có nồng độ 1-10% trọng lượng.
II.1.2. Cơ chế phản ứng.
+ Cơ chế của quá trình:
Muối đồng được tái sinh bởi HCl và O2
2CuCl + 1/2O2 CuO.CuCl2
CuO.CuCl2 + 2HCl 2CuCl2 + H2O
II.1.3. Đặc trưng của công nghệ và sản phẩm của quá trình.[6]
+ Đặc trưng của công nghệ
Công nghệ oxyclo hoá trong pha khí với sự có mặt của xúc tác CuCl2/Al2O3, nhiệt độ phản ứng từ 200-300oC, áp suất từ 0,1-1Mpa (thường ở 0,4 – 0,6 MPa)
Độ chuyển hoá đối với HCl và etylen ở 93 – 97%, thời gian tiếp xúc từ 0,5 – 40s với độ chọn lọc của dicloetan ở 91 – 96%.
+ Sản phẩm phụ của quá trình.
- Monocloetan do phản ứng cộng trực tiếp HCl với etylen.
- Vinylclorua từ quá trình cracking dicloetan.
- 1,1,2 Tricloetan tạo thành do phản ứng clo hoá dicloetan hoặc phản ứng cộng clo vào vinylclorua.
- 1,1 Dicloetan hình thành bởi phản ứng cộng HCl và vinylclorua, quá trình cracking khác hoặc sự thay thế các sản phẩm như 1,1 dicloetan; cis và trans; 1,2 dicloetan; tricloetylen và tetracloetan.
- Khi có mặt oxy tạo ra các sản phẩm oxy hoá như axetandehyt và các dẫn xuất clo hoá chủ yếu là tricloaxetandehyt (clorat ) và glycol có thể dùng được tạo thành. Khi ở nhiệt độ cao xảy ra sự oxyhoá sâu có thể tạo thành cacbonoxit và axitfomic.
Trong một số nhà máy các sản phẩm phụ chủ yếu như là cloetan; 1,1,2 tricloetan thì được thu hồi và bán sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình clo hoá hydrocacbon khác như là sản xuất 1,1 dicloetan và clophan.
Số lượng sản phẩm phụ thu được thay đổi theo điều kiện xúc tác và phản ứng.
II.1.4. Nguyên liệu cho quá trình oxyclo hoá etylen.
- Etylen tinh khiết hơn cho quá trình clo hoá do cần làm giảm sự hình thành sản phẩm (cực tiểu)
- HCl được sử dụng từ phân đoạn cracking dicloetan nhưng cần phải quan tâm tới hàm lượng axetylen (bắt nguồn từ cracking vinylclorua). Bởi vì axetylen có xu hướng hình thành sản phẩm phụ clo hoá cao hơn và nhựa mà có thể dẫn tới sự khử hoạt tính xúc tác do quá trình cốc hoá.
Khử axetylen bằng cách hydro hoá chọn lọc thành etylen hoặc hấp thụ vinylclorua từ phản ứng (C2H2 + HC --> VC).
Hơn nữa thêm lượng HCl từ quá trình cracking dicloetan, HCl từ quá trình clo hoá hydrocacbon khác như 1,1,1 tricloetan , tri và tetracloetylen có thể sử dụng nếu ta chú ý các chất độc xúc tác như flo và các hợp chất của lưu huỳnh.
Oxy sử dụng là oxy không khí, hoặc oxi kỹ thuật.
III. Phương pháp Oxyclo hoá etan [6].
Quá trình oxyclo hoá etan tạo thành dicloetan trải qua hai giai đoạn sau
+ Clo hoá trực tiếp etan tạo ra monocloetan
+ Các khí phản ứng được oxyclo hoá tạo thành dicloetan
Các quá trình biến đổi khác
Etan được oxy hoá bởi oxy với sự có mặt của HCl ở 400 – 600oC tạo thành etylen. Kết quả hỗn hợp lại được oxy clo hoá theo các phương pháp ở trên tạo thành dicloetan. Tuy nhiên cả hai quá trình này đều không được ứng dụng trong công nghiệp vì độ chuyển hoá và độ chọn lọc thấp, sản phẩm phụ nhiều vì vậy tăng tốc độ tuần hoàn và làm tăng chi phí.
Ngày nay người ta đang nghiên cứu và phát triển loại xúc tác zeolit là con đường trực tiếp sản xuất vinylclorua từ etan mà không cần sử dụng quá trình cracking dicloetan. Các quá trình như thế có thể đưa ra lợi nhuận và làm giảm chi phí cho các nhà máy là sử dụng trực tiếp etan một cách dễ dàng và thu hồi sản phẩm phụ một cách kinh tế hơn.
IV. Các quá trình khác sản xuất Dicloetan [6].
Quá trình sản xuất dicloetan từ etanol thì không được sử dụng trong công nghiệp. Nó có thể khả thi nếu giá thành etanol không quá đắt. Dicloetan cũng là sản phẩm phụ của sản xuất oxyran (etylenoxit ), sản xuất bằng con đường clohydrin cổ điển. Hiệu suất dicloetan chỉ đạt thấp hơn 50% nên không được sử dụng trong công nghiệp.
Bởi vì oxyran là sản phẩm chủ yếu của quá trình oxyclo hoá trực tiếp, do đó quá trình này không quan trọng trong công nghiệp sản xuất dicloetan.
B. Lựa chọn phương pháp sản xuất
I. So sánh các quá trình sản xuất.
Do nhu cầu sử dụng dicloetan ngày càng tăng và vai trò của dicloetan cũng quan trọng trong nền công nghiệp tổng hợp hữu cơ hoá dầu.
Việc lựa chọn và sử dụng công nghệ sản xuất dicloetan loại nào là tuỳ thuộc vào vốn đầu tư, khả năng công nghệ và mức độ phối hợp của dây chuyền sản xuất, nguồn nguyên liệu và xúc tác cho quá trình.
Căn cứ vào điều kiện thực tế ở nước ta, lựa chọn công nghệ sản xuất dicloetan bằng phương pháp clo hoá trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp trong môi trường dicloetan lỏng ở nhiệt độ 20 –30oC. Do nguồn nguyên liệu etylen có sẵn, rẻ tiền được lấy từ quá trình nhiệt phân hydrocacbon nhẹ ( naphta >50%), khi tổng hợp khí nhà máy lọc dầu. Mặt khác điều kiện tiến hành phản ứng trong môi trường dicloetan lỏng thì dicloetan hoà tan cả etylen và clo do đó quá trình có thể tiến hành an toàn (vì etylen và clo tạo thành hỗn hợp nổ), sự rút nhiệt phản ứng tương đối sử dụng tránh được hiện tượng đun nóng cục bộ, ít tạo thành sản phẩm phụ, phản ứng sảy ra nhanh, thiết bị phản ứng đơn giản, khống, chế nhiệt độ dễ dàng, sản phẩm co độ tinh khiết cao, độ chuyển hoá đạt tới 100% đối với clo và độ chọn lọc của etylen xấp xỉ 99%, xúc tác cho quá trình dễ kiếm rẻ tiền. Ngoài ra dicloetan còn có khả năng làm xúc tác cho phản ứng cho giữa clo và etylen. Phương pháp clo hoá etylen ở nhiệt độ cao (100oC), do thiết bị phản ứng phức tạp, hiệu suất thấp hơn quá trình clohoá etylen ở nhiệt độ cao. Và phương pháp oxyclo hoá etylen trên xúc tác CuCl2/Al2O3 ở nhịêt độ 200- 300oC với hai kiểu thiết bị phản ứng tầng chặt và tầng sôi. Do hiệu suất quá trình thấp hơn quá trình clohoá etylen ở nhiệt độ cao và tạo ra sản phẩm phụ nhiều, do khó thu được dicloetan sạch. Do vậy phương pháp nay không được chọn lựa.
II. Chọn lựa dây chuyền sản xuất cà thuết minh dây chuyền.
II.1. Chọn phương pháp sản xuất.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nước ta, nên việc chọn lưa công nghệ cho quá trình sản xuất là hết sức cần thiết. Đối với nước ta thì nguồn nguyên liệu etylen và clo rất phong phú và rẻ tiền nên ta chọn công nghệ sản xuất dicloetan bằng phương pháp clo hoá trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp (T= 20- 30oC).
II.2. Thuyết minh dây chuyền sản xuất.
Khí clo và etylen đã được sấy khô qua bộ phận đo lưu lượng rồi cho vào thiết bị clo hoá trực tiếp (1) theo tỷ lệ clo/etylen = 1 – 1,1. Không nên cho dư clo vì để ngăn ngừa sản phẩm phụ và cho clo dư sẽ tác dụng với cacbuahydro trong ống dẫn, phản ứng toả nhiệt mạnh có thể bốc cháy cacbuahydro. Pha loãng khí clo bằng không khí (8 - 10 % thể tích khí phản ứng) để có thể tiến hành phản ứng ở nhiệt độ t = 20 – 30oC. Dicloetan chứa trong bể chứa (2), khí thoát ra trên đỉnh tháp của thiết bị clo hoá gồm có hơi Dicloetan, etylen chưa phản ứng, N2, O2, CO2 .... có thể dùng dung môi (kerosen) hấp thụ hoặc ngưng tụ trong tháp (3) làm lạnh đến –20oC, ở nhiệt độ này hầu hết các dicloetan đều ngưng tụ. Sản phẩm lỏng ngưng tụ cho về bể chứa (2). Các khí tách ra từ phía trên của thiết bị làm lạnh (3) cho vào thiết bị (5) dùng nước tưới để làm sạch HCl, phần không hấp thụ được thải ra ngoài khí quyển như O2, CO2, N2
Dicloetan thô cho sang thiết bị (6) để trung hoà HCl có trong dicloetan thô bằng NaOH 5 –10 % rồi phân riêng trong tháp (7), dung dịch kiềm thừa cho quay lại thiết bị (8), một phần dung dịch kiềm bẩn được thải ra ngoài. Sản phẩm sạch HCl được cho vào thùng chứa (9) và tiếp tục đi tinh luyện trong tháp (10). Tại đáy tháp (10) duy trì nhiệt độ là 75- 80oC. Hỗn hợp đẳng phí của dicloetan với nước đi ra khỏi tháp, được ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ hồi lưu (12) và một phần tuần hoàn lại tháp chưng (10), còn một phần cất phân lớp ở thiết bị phân ly (13), nước được đưa đến trạm làm sạch, còn dicloetan cho quay lại thùng chứa (9). Phần đáy của tháp (10) cho sang tháp tinh luyện lần hai (14). ở đây dicloetan là phần cất tách ra ở đỉnh tháp, còn ở đáy tháp là polyclorit.
Chương II. Tính toán.
A. Tính cân bằng vật chất
I. cân bằng vật chất cho quá trình clo hoá
Chọn thiết bị clo hoá trực tiếp etylen ở nhiệt độ thấp, áp suất trung bình, làm việc liên tục. Thiết bị chỉ nghỉ làm việc khi đến kỳ sửa chữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HA30.doc