Đề tài Thiết kế và thi công mạch quang báo ứng dụng EPROM
I. LỜI GIỚI THIỆU: Ngày nay, trước khi bước vào một hiệu sách, bạn có thể biết được hiệu sách đó bán các loại sách gì, có loại sách mà mình cần mua không nhờ vào bảng đèn quang báo rất bắt mắt đặt trước cửa hiệu. Hoặc khi vào sân bay bạn biết được giờ giấc các chuyến bay, các thông báo ngắn của phi trường, cũng nhờ vào quang báo. Đôi khi đi ngoài đường ở thành phố lúc về đêm, bạn sẽ thấy được các bảng quang báo lớn hơn với các hình ảnh cử động được như li Coca Cola đang sủi bọt, các logo sản phẩm xuất hiện dần dần theo nhiều kiểu (tràn từ dưới lên, từ trên xuống, lan dần từ trái qua phải, từ phải qua trái, ) Như vậy quang báo ngày nay đã được đưa vào sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: giới thiệu sản phẩm, thông báo tin tức (thay cho các bản tin bằng giấy) Với ứng dụng rộng rãi như vậy, ta hãy thử tìm hiểu xem một mạch quang báo gồm những gì, nguyên lý hoạt động của nó ra sao, qua đề tài “Thiết kế và thi công mạch quang báo dùng EPROM”. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Như đã giới thiệu ở trên, quang báo có thể hiển thị được các hình ảnh cử động chứ không gói gọn trong việc hiển thị các chữ. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn ở việc hiển thị các chữ chạy, chớp tắt với màu của chữ được thay đổi theo ý của người viết chương trình. PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ MẠCH QUANG BÁO VÀ CÁC IC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MẠCH CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU MẠCH QUANG BÁO Có nhiều cách để làm một mạch quang báo: dùng IC rời, dùng EPROM, dùng vi xử lý hoặc dùng máy vi tính để điều khiển mạch. Nếu dùng IC rời thì ta sử dụng các IC giải đa hợp (Demultiplexer) kết hợp với các Diode để làm thành mạch ROM (kiểu ROM này được gọi là Made Home). Chương trình cho loại ROM này được tạo ra bằng cách sắp xếp vị trí các Diode trong ma trận, mỗi khi cần thay đổi chương trình thì phải thay đổi lại vị trí các Diode này (thay đổi về phần cứng). Dung lượng bộ nhớ kiểu này thay đổi theo kích thước mạch, kích thước càng lớn thì dung lượng càng lớn (vì khi tăng dung lượng thì phải thêm IC giải đa hợp, thêm các Diode nên kích thước của mạch tăng lên). Nếu muốn đủ bộ nhớ để chạy một mạch quang báo bình thường thì kích thước mạch phải rất lớn nên giá thành sẽ lên cao, độ phức tạp tăng lên. Do đó, dạng ROM này không đáp ứng được yêu cầu của mạch quang báo này. Khi thay các IC rời ở trên bằng EPROM thì kích thước mạch và giá thành sẽ giảm đáng kể. Kích thước của EPROM hầu như không tăng theo dung lượng bộ nhớ của nó. Ngoài ra, khi muốn thay đổi chương trình hiển thị thì ta chỉ việc viết chương trình mới (thay đổi về phần mềm) nạp vào EPROM hoặc thay EPROM cũ bằng một EPROM mới có chứa chương trình cần thay đổi. Việc thay đổi chương trình kiểu này thực hiện đơn giản hơn rất nhiều so với cách dùng IC rời ở trên. Đặc biệt, khi có yêu cầu hiển thị hình ảnh thì việc sử dụng EPROM để điều khiển là hợp lý nhất, nó đơn giản hơn nhiều so với việc dùng vi xử lý hoặc máy vi tính để điều khiển. Điều này được giải thích như sau: do vi xử lý và máy vi tính muốn giao tiếp với bên ngoài đều phải thông qua chương trình và các IC ngoại vi còn EPROM thì giao tiếp trực tiếp và không cần chương trình điều khiển nó. Vì phải dùng chương trình nên tín hiệu điều khiển đưa ra ngoài tuần tự, không được liên tục như EPROM nên khi muốn hiển thị hình ảnh thì sẽ gặp nhiều khó khăn (do hiển thị hình ảnh thì cần quét cả hàng lẫn cột, và vì tín hiệu điều khiển xuất hiện tuần tự nên sẽ khó đồng bộ giữa quét hàng và cột, từ đó sẽ gây khó khăn cho việc hiển thị hình ảnh trên bảng đèn).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế và thi công mạch quang báo ứng dụng EPROM.DOC
- DESKTOP.INI
- QB.COM
- QB1.BRD
- QUANGBAO.BRD
- QUANGBAO.DSN