Đề tài Thiết kế xây dựng trạm BTS phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm BTS bằng phương pháp đo Drive test

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: MẠNG DI ĐỘNG GSM 6

1.1 Giới thiệu chung 6

1.2 Các đặc trưng cơ bản của hệ thống GSM 7

1.3 Cấu trúc mạng GSM 7

1.4.1 MS (Mobile station) 8

1.4.2 BSS (Base Station System - Hệ thống trạm gốc) 8

1.4.3 NSS (Network Switching System - Hệ thống chuyển mạch) 10

1.4.4 Khối TRAU 11

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ BTS HÃNG ALCATEL - LUCENT 12

2.1 Giới thiệu chung về BTS 12

2.1.1 Khái niệm về BTS 12

2.1.2 Vị trí của BTS trong hệ thống GSM 12

2.1.3 Phân loại BTS 13

2.2.1 Cấu trúc chung của hệ thống BTS 15

2.2.2 Cấu trúc và chức năng của các khối chính trong hệ thống BTS 16

2.3 Nguyên lý hoạt động của BTS 19

2.3.1 Kết nối các khối chức năng trong hệ thống BTS 19

2.3.2 BCB (Base Station Control Bus) 19

2.3.3 BSII (Base Station Internal Interface) 20

2.3.4 Nguyên lý hoạt động của BTS 20

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN MẠNG DI ĐỘNG GSM 23

3.1 Lưu lượng trong mạng GSM 23

3.2 Cấp độ dịch vụ - GoS (Grade of Service) 23

3.3 Nhiễu đồng kênh C/I 24

3.4 Tái sử dụng lại tần số 25

3.4.1 Khái Niệm 25

3.4.2 Các mẫu tái sử dụng tần số 28

3.5 Các cấu hình của trạm BTS 33

3.5.1 Cấu hình 4/4/4 (cấu hình Full) 33

3.5.2 Cấu hình 2/2/2 33

CHƯƠNG IV: DRIVE TEST TRONG MẠNG GSM 34

4.1 Mục đích của việc thực hiện Drive Test 34

4.2 Thiết bị đo và thủ tục đo drive test 34

4.2.1 Đội Drive test 34

4.2.2 Thiết bị Drive test và các nguồn hỗ trợ 34

4.2.3 Thủ tục đo 35

4.3 Drive test trong chu trình tối ưu 37

4.3.1 Drive test 38

4.3.2 Phân tích dữ liệu 39

4.3.3 Yêu cầu thay đổi cấu hình Site 51

4.3.4 Thực hiện 52

CHƯƠNG V: BÀI TOÁN THỰC TẾ 53

5.1 Xây dựng các trạm BTS phục vụ cho một vùng 53

5.1.1 Các yếu tố cần quan tâm trước khi đi vào tính toán 53

5.1.2 Bài toán thực tế 53

5.2 Báo cáo Drive test chất lượng mạng tại Bát Tràng – Hà Nội 57

Thực hiện Drive Test trạm Bát Tràng và phân tích ta có kết quả sau: 57

5.2.1 Thống kê cuộc gọi 57

5.2.2 Thống kê KPIs DT ngày 15-10-2011 58

5.2.3 Logfile call 58

5.2.4 Logfile Scanning 61

5.2.5 Phân tích: 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

doc67 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 11207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế xây dựng trạm BTS phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm BTS bằng phương pháp đo Drive test, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin Qmux được ghép chung với thông tin OML trên cùng một TS + Các tín hiệu về vận hành bảo dưỡng thì kết cuối tại khối OMU, khối nhận thông tin O&M, xử lý và đưa ra các lệnh liên quan đến quá trình vận hành bảo dưỡng. + Các tín hiệu về lưu lượng và báo hiệu sẽ được đưa đến khối TRE ở đây sẽ thực hiện quá trình xử lý thoại và sau đó đưa đến ANC rồi tới antenna rồi phát ra môi trường vô tuyến. CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN MẠNG DI ĐỘNG GSM 3.1 Lưu lượng trong mạng GSM Trong hệ thống viễn thông, lưu lượng là tin tức được truyền dẫn qua các kênh thông tin. Lưu lượng của một thuê bao được tính theo công thức: A = Trong đó: C: số cuộc gọi trung bình trong một giờ của một thuê bao. t: thời gian trung bình cho một cuộc gọi. A: lưu lượng thông tin trên một thuê bao (tính bằng Erlang). 3.2 Cấp độ dịch vụ - GoS (Grade of Service) Lưu lượng muốn truyền = Lưu lượng được truyền + Lưu lượng nghẽn. Offered Traffic = Carried Traffic + Blocked Traffic Cấp phục vụ (GoS = Grade of Service): Để một kênh đường trục có chất lượng phục vụ cao thì xác suất nghẽn phải thấp. Vậy nên số người dùng có thể phải bị giới hạn, tức là lưu lượng muốn truyền phải giữ trong dung lượng kênh. Nếu chấp nhận một cấp phục vụ thấp hơn, tức là xác suất nghẽn lớn hơn, thì tương ứng tăng được dung lượng muốn truyền (tăng số người dùng). GoS cùng một nghĩa với xác suất nghẽn: Lưu lượng muốn truyền: A (lưu lượng muốn truyền) Lưu lượng bị nghẽn: A*GoS (lưu lượng mất đi) Lưu lượng được truyền: A*(1 - GoS) (lưu lượng phát ra) Theo thống kê cho thấy thì các thuê bao cá nhân sẽ không nhận ra được sự tắc nghẽn hệ thống ở mức dưới 10%. Tuy nhiên để mạng hoạt động với hiệu suất cao thì mạng cellular thường có GoS = 2 % nghĩa là tối đa 2% lưu lượng bị nghẽn, tối thiểu 98% lưu lượng được truyền. Mô hình ERLANG B Đây là mô hình hệ thống thông tin hoạt động theo kiểu tiêu hao. Thuê bao không hề gọi lại khi cuộc gọi không thành. Đồng thời giả thiết rằng: Xác suất cuộc gọi phân bố theo luật ngẫu nhiên, số người dùng rất lớn so với số kênh dùng chung, không có kênh dự trữ dùng riêng, cuộc gọi bị nghẽn không được gọi lại ngay. Hình vẽ 3.1: Xác suất nghẽn GoS Mô hình Erlang B là mô hình thích hợp hơn cả cho mạng GSM. Từ các công thức toán học, người ta lập ra bảng Erlang B cho tiện dụng Ví dụ: Số kênh dùng chung là 10, GoS là 2%. Tra bảng Erlang B ta có lưu lượng muốn truyền là A = 5,084 Erl. Vậy lưu lượng được truyền là: A*(1 - GoS) = 5,084*(1 – 0,02) = 4,9823 Erl. 3.3 Nhiễu đồng kênh C/I Nhiễu đồng kênh xảy ra khi cả hai máy phát phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát. Tỉ số sóng mang trên nhiễu được định nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu. C/I = 10log(Pc/Pi) . Trong đó: Pc = công suất tín hiệu thu mong muốn Pi = công suất nhiễu thu được. Hình vẽ 3.2: Tỷ số nhiễu đồng kênh C/I Hình ở trên chỉ ra trường hợp mà máy di động (cellphone) đặt trong xe đang thu một sóng mang mong muốn từ một trạm gốc phục vụ (Serving BS) và đồng thời cũng đang chịu một nhiễu đồng kênh do nhiễu phát sinh của một trạm gốc khác (Interference BS). Giả sử rằng cả hai trạm đều phát với một công suất như nhau các đường truyền sóng cũng tương đương (hầu như cũng không khác nhau trong thực tế) và ở điểm giữa, máy di động có C/I bằng 0 dB, có nghĩa là cả hai tín hiệu có cường độ bằng nhau. Nếu máy di động đi gần về phía trạm gốc đang phục vụ nó thì C/I > 0 dB. Nếu máy di động chuyển động về phía trạm gây ra nhiễu thì C/I < 0 dB. Tỉ số C/I được dùng cho các máy di động phụ thuộc rất lớn vào việc quy hoạch tần số và mẫu tái sử dụng tần số. Nói chung việc sử dụng lại tần số làm dung lượng tăng đáng kể tuy nhiên đồng thời cũng làm cho tỉ số C/I giảm đi. Do đó việc quy hoạch tần số cần quan tâm đến nhiễu đồng kênh C/I. 3.4 Tái sử dụng lại tần số 3.4.1 Khái Niệm Đối với mạng vô tuyến của GSM, do số lượng kênh phát trong dải tần cho phép là hữu hạn, nên để tối ưu việc sử dụng các kênh tần số, tăng dung lượng phục vụ, toàn bộ vùng phục vụ được chia thành các phân khu nhỏ hơn, gọi là cluster. Tại mỗi cluster, tất cả các tần số (f1 …. fn ) được cấp đều được sử dụng. Trong trường hợp này, độ rộng vùng phủ sóng và dung lượng phục vụ đều được nâng cao, tuy nhiên sẽ xảy ra trường hợp nhiễu đồng kênh giữa tần số fi của cluster này với tần số fi của cluster khác. Như vậy, cần thiết phải có một kỹ thuật phân bổ, sắp xếp sử dụng các tần số sóng mang riêng lẻ trong các nhóm hợp lý để tránh gây nhiễu và đảm bảo các thông số kỹ thuật theo yêu cầu, đó chính là kỹ thuật tái sử dụng tần số trong GSM. Tùy theo số lượng tần số được cấp, mức độ yêu cầu về dung lượng, độ rộng vùng phủ mà có nhiều kỹ thuật tái sử dụng tần số khác nhau, ta gọi đó là mẫu tái sử dụng tần số FRP (Frequency Reuse Pattern). Kích cỡ nhóm N: Kích cỡ nhóm N là số lượng cell có trong một nhóm tần số, nhóm tần số này được tái sử dụng trong một khu vực phủ sóng, sao cho khoảng cách giữa hai tần số giống nhau thuộc hai nhóm khác nhau là D, trạm phát sóng BTS được xem như đặt tại trọng tâm của hình lục giác, bán kính của cell là R. R Dc D f1 f2 f5 f3 f4 f7 f6 N = 7 ; i = 1 , j = 2 Hình vẽ 3.3: Các cell hình lục giác, mỗi nhóm gồm 7 cell. i=1 j=2 Ta có công thức tính khoảng cách sử dụng lại tần số: D = R* (trong đó: R là bán kính cell) Hình vẽ 3.4: Khoảng cách tái sử dụng tần số - Tính toán C/I Đồng thời ta có công thức tính tỉ số C/I như sau: Hình vẽ 3.5: Sơ đồ tính C/I P là vị trí của MS thuộc cell A, chịu ảnh hưởng nhiễu kênh chung từ cell B là lớn nhất. Tại vị trí P (vị trí máy di động MS) có: C.a.Rx = I .a.(D-R)x Þ = = = (-1)x Trong đó: x là hệ số truyền sóng, phổ biến nằm trong khoảng từ 3 đến 4 đối với hầu hết các môi trường. Þ = 10*lg(-1)x Số cell (N) Kích thước mảng Tỉ số C/I (dB) x 3,0 3,5 4,0 3 9,0 10,5 12,0 4 11,7 13,7 15,6 7 16,6 19,4 22,2 9 18,7 21,8 24,9 12 21,0 24,5 28,0 21 25,2 29,4 33,6 Bảng quan hệ N & C/I Để xác định vị trí của các cell đồng kênh ta sử dụng công thức: N = i2 + i.j + j2. (i; j nguyên) 3.4.2 Các mẫu tái sử dụng tần số Ký hiệu tổng quát của mẫu sử dụng lại tần số: Mẫu M /N Trong đó: M = tổng số sites trong mảng mẫu N = tổng số cells trong mảng mẫu Ba kiểu mẫu sử dụng lại tần số thường dùng là: 3/9, 4/12 và 7/21. 3.4.2.1 Mẫu tái sử dụng tần số 3/9 Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 có nghĩa các tần số sử dụng được chia thành 9 nhóm tần số ấn định trong 3 vị trí trạm gốc (Site). Mẫu này có khoảng cách giữa các trạm đồng kênh là D = 5,2R. Các tần số ở mẫu 3/9 (giả thiết có 41 tần số từ các kênh 84 đến 124 - là số tần số sử dụng trong mạng GSM900 của VMS): Ấn định tần số A1 B1 C1 A2 B2 C2 A3 B3 C3 BCCH 84 85 86 87 88 89 90 91 92 TCH1 93 94 95 96 97 98 99 100 101 TCH2 102 103 104 105 106 107 108 109 110 TCH3 111 112 113 114 115 116 117 118 119 TCH4 120 121 122 123 124 Ta thấy mỗi cell có thể phân bố cực đại đến 5 sóng mang. Như vậy, với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước thì phải dành một khe thời gian cho BCH, một khe thời gian cho SDCCH/8. Vậy số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (5 x 8 – 2) = 38 TCH. Tra bảng Erlang-B (Phụ lục), tại GoS 2% thì một cell có thể cung cấp dung lượng 29,166 Erlang. Giả thiết trung bình mỗi thuê bao trong một giờ thực hiện 1 cuộc gọi kéo dài 120s tức là trung bình mỗi thuê bao chiếm 0,033 Erlang, thì mỗi cell có thể phục vụ được 29,166/0,033 = 833 (thuê bao). Hình vẽ 3.6: Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 Theo lý thuyết, cấu trúc mảng 9 cells có tỉ số C/I > 9 dB đảm bảo GSM làm việc bình thường. Tỉ số C/A cũng là một tỉ số quan trọng và người ta cũng dựa vào tỉ số này để đảm bảo rằng việc ấn định tần số sao cho các sóng mang liền nhau không nên được sử dụng ở các cell cạnh nhau về mặt địa lý. Tuy nhiên, trong hệ thống 3/9 các cell cạnh nhau về mặt địa lý như A1 & C3, C1 & A2, C2 & A3 lại sử dụng các sóng mang liền nhau. Điều này chứng tỏ rằng tỉ số C/A đối với các máy di động hoạt động ở biên giới giữa hai cell A1 và C3 là 0dB, đây là mức nhiễu cao mặc dù tỉ số này là lớn hơn tỉ số chuẩn của GSM là (- 9 dB). Việc sử dụng các biện pháp như nhảy tần, điều khiển công suất động, truyền dẫn gián đoạn là nhằm mục đích giảm tối thiểu các hiệu ứng này. 3.4.2.2 Mẫu tái sử dụng tần số 4/12 Mẫu sử dụng lại tần số 4/12 có nghĩa là các tần số sử dụng được chia thành 12 nhóm tần số ấn định trong 4 vị trí trạm gốc. Khoảng cách giữa các trạm đồng kênh khi đó là D = 6R. Các tần số ở mẫu 4/12: Ấn định tần số A1 B1 C1 D1 A2 B2 C2 D2 A3 B3 C3 D3 BCCH 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 TCH1 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 TCH2 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 TCH3 120 121 122 123 124 Ta thấy mỗi cell có thể phân bố cực đại là 4 sóng mang. Như vậy, với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước, một khe thời gian dành cho kênh BCH, một khe thời gian dành cho kênh SDCCH/8. Vậy số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (4 x 8 – 2) = 30 TCH. Tra bảng Erlang-B ( Phụ lục), tại GoS = 2 % thì mỗi cell có thể cung cấp dung lượng 21,932 Erlang. Giả sử mỗi thuê bao chiếm 0,033 Erlang thì mỗi cell có thể phục vụ được 21,932/0,033 = 664 thuê bao. Trong mẫu 4/12 số lượng các cell D sắp xếp theo các cách khác nhau để nhằm phục vụ cho các cell A,B,C. Hiệu quả của việc điều chỉnh này là để đảm bảo hai cell cạnh nhau không sử dụng hai sóng mang liền nhau (khác với mẫu 3/9). Với mẫu này, khoảng cách tái sử dụng tần số là lớn hơn. Hình vẽ 3.7: Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12 Hình vẽ 3.7: Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12 Về lý thuyết, cụm 12 cells có tỉ số C/I > 12 dB. Đây là tỉ số thích hợp cho phép hệ thống GSM hoạt động tốt. Tuy nhiên, mẫu 4/12 có dung lượng thấp hơn so với mẫu 3/9 vì: a) Số lượng sóng mang trên mỗi cell ít hơn (mỗi cell có 1/12 tổng số sóng mang thay vì 1/9). b) Hệ số sử dụng lại tần số thấp hơn (đồng nghĩa với khoảng cách sử dụng lại là lớn hơn). 3.4.2.3 Mẫu tái sử dụng tần số 7/21 Mẫu 7/21 có nghĩa là các tần số sử dụng được chia thành 21 nhóm ấn định trong 7 trạm gốc. Khoảng cách giữa các trạm đồng kênh là D = 7,9R. Các tần số ở mẫu 7/21: Hình vẽ 3.8 Ta thấy mỗi cell chỉ được phân bố tối đa 2 sóng mang. Như vậy với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước. Phải có một khe thời gian dành cho BCH và có ít nhất một khe thời gian dành cho SDCCH, số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (2 x 8 – 2) = 14 TCH. Tra bảng Erlang-B (Phụ lục), tại GoS = 2% thì mỗi cell có thể cung cấp một dung lượng 8,2003 Erlang. Giả sử mỗi thuê bao chiếm 0,033 Erlang, như vậy một cell có thể phục vụ được 8,2003/0,033 = 248 thuê bao. Hình vẽ 3.8: Mẫu tái sử dụng lại tần số 7/21 Nhận xét: Khi số nhóm tần số N giảm (21, 12, 9), nghĩa là số kênh tần số có thể dùng cho mỗi trạm (å /N) tăng thì khoảng cách giữa các trạm đồng kênh D sẽ giảm 7,9R; 6R; 5,2R. Điều này nghĩa là số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên là: 248, 664 và 883, nhưng đồng thời nhiễu trong hệ thống cũng tăng lên. Như vậy, việc lựa chọn mẫu sử dụng lại tần số phải dựa trên các đặc điểm địa lý vùng phủ sóng, mật độ thuê bao của vùng phủ và tổng số kênh å của mạng. - Mẫu 3/9: số kênh trong một cell là lớn, tuy nhiên khả năng nhiễu cao. Mô hình này thường được áp dụng cho những vùng có mật độ máy di động cao. - Mẫu 4/12: sử dụng cho những vùng có mật độ lưu lượng trung bình. - Mẫu 7/21: sử dụng cho những khu vực mật độ thấp. 3.5 Các cấu hình của trạm BTS 3.5.1 Cấu hình 4/4/4 (cấu hình Full) Một trạm BTS có cấu hình là 4/4/4. Như vậy thì mỗi cell có 4 TRx và sẽ có số kênh vật lý là: 4x8 =32 kênh trong đó số kênh phục vụ cho thoại là 32-2=30 kênh (vì 1 kênh dùng để truyền tần BCCH, và 1 hay nhiều kênh dùng cho kênh SDCCH, ở đây là dùng 1 kênh cho SDCCH). Như vậy là một cell thì có thể phục vụ tối đa 30 cuộc gọi đồng thời cùng 1 lúc và cả trạm sẽ phục vụ là 3x30=90 cuộc gọi đồng thời cùng một lúc. 3.5.2 Cấu hình 2/2/2 Tương tự thì một trạm BTS có cấu hình 2/2/2 thì mỗi cell có 2 TRX và sẽ có 2 x 8=16 kênh trong đó số kênh phục vụ cho thoại là: 16 - 2=14 kênh Như vậy thì một cell có thể phục vụ tối đa 14 cuộc gọi đồng thời cùng 1 lúc và cả trạm sẽ phục vụ 14 x 3=42 cuộc gọi đồng thời. CHƯƠNG IV: DRIVE TEST TRONG MẠNG GSM 4.1 Mục đích của việc thực hiện Drive Test Thực hiện Drive Test nhằm đánh giá chất lượng vô tuyến của các điểm/trạm/khu vực/vùng nhằm phát hiện và xử lý các tồn tại trên mạng di động và định hướng cho việc lập kế hoạch nhằm tăng cường phủ sóng tại các điểm/trạm/khu vực/vùng đo. 4.2 Thiết bị đo và thủ tục đo drive test 4.2.1 Đội Drive test Đội Drive test phải cần ít nhất 2 người, một lái xe và một kỹ sư Drive test. Người lái xe phải cần hiểu được đường phố và cấu trúc của khu vực cần đo, và như vậy lái xe có thể cung cấp thông tin về tuyến đường có thể và cung cấp những thông tin có thể thay đổi. 4.2.2 Thiết bị Drive test và các nguồn hỗ trợ 4.2.2.1 Thiết bị Drive test Thiết bị Drive test gồm có: - Một phần mềm đo (TEMS) và một máy tính xách tay - Một điện thoại di động để test (T610 Ericsson) - Một GPS - Nguồn điện cung cấp (được nối với Acqui của xe để chuyển đổi điện thành 220V cho máy tính và GPS) - Cáp dữ liệu kết nối giữa Laptop và máy TEMS - Hệ thống antenna (anten gắn từ đẳng hướng có cáp nối với điện thoại) Tems 8.0 và cáp dữ liệu GPS Holux Máy tính xách tay Bộ đổi nguồn DC - AC 4.2.2.2 Các nguồn hỗ trợ - Ô tô phải có nguồn làm việc ổn định và acqui hoạt động tốt - Một bản đồ đường phố cho phép định hướng đường đi - Vị trí của Site và cấu hình chi tiết, có thể trên các bản đồ riêng rẽ hoặc trên bản đồ có thể chỉ ra Azimuth, titls, độ cao và các thông số cần thích hợp khác - Sơ đồ đường đi, bao gồm cả bản đồ đường phố và hướng chỉ dẫn - Một simcard test - Một file mô tả mạng với định dạng tương ứng với phần mềm cần đo (CDD) - Even Log mà kĩ sư có thể ghi chú các sự kiên về thời gian địa điểm mà có thể ảnh hưởng đến đọc chính xác của phép đo (ví dụ như đi trong đường ngầm cầu cao), những thông tin này có thể sử dụng cho việc phân tích lỗi sau này 4.2.3 Thủ tục đo 4.2.3.1 Các thủ tục chuẩn bị Đường đi phải được xác định cẩn thận trước khi thực hiện, đường đi là như nhau trong suốt quá trình tối ưu. Các điểm sau phải được cân nhắc khi lên kế hoặc đo: - Khoảng thời gian tối đa cho mỗi cluster là 4h. Đủ số cuộc gọi >=200 để có thể cung cấp một số liệu đáng tin cậy - Đường đi phải bao gồm tất cá các Cells của một cluster - Nếu có thể đường đi phải được lên kế hoạch để có thể đi được handover cả 2 chiều - Ít nhất tất cả các tuyến đường chính phải được đo - Đường đi vào các vùng mà không có trên bản đồ số thì không cần thiết đo Trước khi Drive test được tiến hành tất cả các thông tin bao gồm độ cao, góc và hướng anten phải được kiểm tra lại. Những vấn đề về cài đặt phải được giải quyết trước khi thực hiện phép đo. Các site chưa hoạt động cần phải được lưu ý và nếu cần thiết có thể hoãn lại phép đo và thay đổi tuyến đường 4.2.3.2 Cài đặt thiết bị Các lỗi ngắt nguồn trong phép đo có thể sinh ra lỗi dữ liệu khi tiến hành phép đo. Với mục đích để ngăn ngừa các hiện tượng trên phải đảm bảo rằng máy tính xách tay, Điện thoại test và GPS phải được nạp điện. Kiểm tra tất cả các kết nối với nguồn đã an toàn chưa và bộ chuyển đổi không bị quá tải. Hệ thống Anten được sử dụng và vị trí anten có thể thay đổi: + Để đo mức tín hiệu trên đường hoặc để kiểm tra mức tín hiệu cho trước, Anten phải được đặt trên nóc của xe không gần hơn 45cm từ bất cứ cạnh nào. Nếu chiều cao của xe lớn hơn 1.8m, thì có thể đặt Anten trên nắp đậy máy ô tô và không gần hơn cạnh nào 45cm và cách kính chắn gió là 1m. + Để đo đặc tính trong xe Antenna có thể đặt ở một vị trí cố định ngang đầu lái xe Một qui tắc rất quan trọng cần phải nhớ đó là giữ cho các thiết bị đo được ổn định suốt quá trình đo. Điều này đảm bảo cho một kết quả chính xác. Kiểm tra tất cả các kết nối để đảm bảo rằng phần mềm đo đã được kết nối với các thiết bị. Kiểm tra xem phần mềm đo có thể thu được các bản tin lớp ba và các phép đo khác từ MS hay không. Cài đặt chế độ cuộc gọi theo thủ tục sau khi đo bench marking là thời gian thiết lập cuộc gọi là 90s, chờ 25s và lặp lại Lưu logfile vào vị trí qui định trên máy tính với định dạng MMDDYY_Name. 4.2.3.3 Quá trình kiểm tra Bởi vì khi khởi động xe sẽ có một xu hướng làm rớt điện thế acqui do đó sinh ra lối hiệu điện thế trên hầu hết các Inverter. Do vậy cần phải giữ xe chạy liên tục trong suốt quá trình cần đo. Tiến hành thực hiện đo tại một tốc độ xe cố định nếu có thể nhưng không quá 60km/h. Khoảng thời gian dài dừng lại cần được ghi chú bởi vì có thể sinh ra trên một vùng một kết quả sai lệch có thể rất tốt cũng có thể rất xấu. Trong suốt quá trình đo, kĩ sư nên quan sát bên ngoài để xem xét lỗi (sai fiđo, mức tín hiệu thấp, cài đặt Antena hoặc vật chắn) và nơi nào cần thiết thì ghi chú lại để kiểm tra lại. Đảm bảo rằng logfile được bắt đầu và kết thúc khi MS ở trạng thái rỗi; Điều này ngăn ngừa sự thống kê sai. 4.3 Drive test trong chu trình tối ưu Có 2 nguồn có thể để cho một kỹ sư sử dụng để giám sát mạng lưới, bảng dưới đây sẽ thể hiện lợi ưu điểm cũng như nhược điểm của 2 nguồn này. Đặc điểm Chi phí hiệu quả Phạm vi vật lý Field Test measurement Thể hiện một cái nhìn của khách hàng mục tiêu về chất lượng mạng phù hợp cho phân tích đối thủ Tiêu tốn nhiều thời gian Trong một vùng giới hạn tốt cho xác định các vấn đề - xác định được lỗ hổng vùng phủ sóng NMS/OMC Cho phép lựa chọn dữ liệu tập trung. Thông tin liên tục, có ích cho giám sát. Một cách hiệu quả để quản lí chất lượng mạng Vị trí giới hạn có thể xác định các vấn đề trong từng cell. Trong quá trình trước khi đưa vào khai thác, số lượng các thuê bao nhỏ nên việc thu được các thống kê từ NMS là không đáng kể. Tuy nhiên, các thông báo khác của NMS như Equipment Alarm là rất hữu ích để phát hiện các vấn đề có thể và cũng cung cấp câu trả lời cho đặc tính mạng được tìm thấy trong Drive Test. Ngoài ra còn có nguồn dữ liệu được lấy từ các thông báo Measurement Report được lấy từ MS và các đo đặc đường lên được lấy từ BTS khi kênh được kích hoạt. Acalter RMS và Ericson MRR là 2 hệ thống có thể cung cấp sâu hơn về các vấn đề nhờ lựa chọn dữ liệu như Timing Advance Distribution, Sự phân bố của tín hiệu trên đường xuống và đường lên, sự phân bố RxQual và sự giảm bớt hoặc điều khiển công suất, các dữ liệu này có thể được biểu diễn riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau để phát hiện ra vấn đề. Ví dụ như RxQual và RxLev có thể chỉ ra được vấn đề vùng nhiễu do mức tín hiệu thấp hoặc do kế hoạch ấn định tần số kém. Chu trình tối ưu Hình vẽ 4.1: Chu trình Drive Test 4.3.1 Drive test 4.3.1.1 Kế hoạch khảo sát kiểm tra Nhóm RNP tổ chức các đội và các thiết bị để tiến hành khảo sát đo đạc, bởi vì hành động này tiêu tốn rất nhiều thời gian, do đó có thể phải thêm nhân lực. Trong trường hợp này nhóm RNP sẽ hướng dẫn đổi khảo sát có thể tập trung nhiều hơn vào phân tích các kết quả phép đo 4.3.1.2 Định dạng tuyến đường kiểm tra Nhóm sẽ xác định tuyến đường cho nhóm kháo sát, những tuyến đường này nên nhất quán và nên xem trước chỉ vài tháng hoặc những vùng có khả năng thay đổi Ví dụ sự thay đổi gồm có: tích hợp site mới, các nhà cao tầng mới xây dựng, những con đường mới. Trong trường hợp có thêm người để tiến hành phép đo, RNP nên đưa ra một form yêu cầu phép đo với bản đồ kèm theo. 4.3.1.3 Lựa chọn phép đo Đội Drive test nên điều khiển phép đo tuân theo hướng dẫn kế hoạch và những tuyến đường được xác định bởi RNP. Các đội nên ghi chú lại những vấn đề về thiết bị và các sự kiện không bình thường khác (sai phi đơ) và thông báo đến các đội tương ứng. Nếu các vấn đề được sửa chữa ngay tại điểm đó, đội đo nên tiến hành tiếp tục Drive Test, nếu không thì phép đo phải được hoãn lại vào ngày khác. 4.3.2 Phân tích dữ liệu Sự phân tích của nhóm Drive test sẽ cho phép nhóm RNP có thể quyết định đặc tính mạng, phát hiện ra các vấn đề và khuyến cáo thay đổi để cải thiện mạng. Để kết nối tất cả các nguồn của dữ liệu là rất cần thiết để có một sự kiểm tra hoàn chỉnh của các giai đoạn mạng luới sau này. Phần này mô tả một số lỗi thông thường được tìm thấy trong mạng lưới và cách giải quyết. 4.3.2.1 Không thể xác định được hoặc thiếu Neighbor Vấn đề này được liệt kê đầu tiên bởi vì các triệu chứng có thể giống với các vấn đề này như được nêu ở phần sau. Một ví dụ của việc chuẩn đoán nhầm của việc thiếu Neighbour là khi Drive test chỉ ra rằng mức tín hiệu đã rơi xuống dưới mức chỉ tiêu. Và điều này được chỉ ra là có vấn đề về vùng phủ. Do đó tốt hơn là để phân tích dữ liệu Drive test cho việc thiết lập handover trước khi tiến hành các thủ tục khác. Trước khi xem qua các ví dụ về chẩn đoán thiếu handover, phải chú ý rằng điều khiển công suất được kích hoạt trên kết nối hiện tại hay không. Điều khiển công suất sẽ có ảnh hưởng đến mức tín hiệu đo được có thể không được thực hiện với BTS tại mức công suất tối đa do đó nó có thể so sánh với mức tín hiệu neighbor được thông báo chúng luôn được phát đi bởi BTS tại một mức cố định. Điều này có thể được thực hiện bởi việc kiểm tra các thông số của Cell trong OMC, Drive test hoặc dùng bảng dưới đây. Nó sẽ giúp cho việc quyết định khả năng nào của mức tín hiệu của kết nối hiện tại đã được giảm đi bởi ảnh hưởng của việc điều khiển công suất. Kết nối hiện tại chỉ sử dụng BCCH Không dùng điều khiển công suất Điều khiển công suất không được kích hoạt Không dùng điều khiển công suất BCCH serving cell trong danh sách BA-Active và được thông báo có RxLev liên quan với RxLev của kết nối (1-2dB) Không dùng điều khiển công suất Rxlev dưới mức tín hiệu đường xuống mong muốn hoặc ngoài khoảng điều khiển công suất Nhiều khả năng không sử dụng điều khiển công suất Rxlev gần với mức tín hiệu mong muốn đường xuống hoặc bên trong cửa sổ điều khiển công suất đường xuống Nhiều khả năng điều khiển công suât được sủ dụng BCCH của cel đang phục vụ trong danh sách BA list được thông báo có mức tín hiệu lớn hơn so với Rxlev của kết nối Nhiều khả năng sử dụng điều khiển công suất Có thể thấy trên bảng trên, có những trường hợp mà không thể nói tuyệt đối rằng có sử dụng điều khiển công suất hay không, nguyên nhân chủ yếu là do thực tế rằng BTS không thông báo tới MS về điều khiển công suất được sử dụng. Do đó trong trường hợp còn nghi ngờ, Drive Test có thể được thực hiện lại để kiểm tra vấn đề. Trong trường hợp Rxlev của cell đang phục vụ cũng chỉ được thông báo một trong các neighbor, khi đó nhờ sử dụng giá trị Rxlev này ảnh hưởng của điều khiển công suất được loại bỏ. Nếu không phải là trường hợp này và điều khiển công suất có thể được sử dụng cho kết nối khi đó Drive test có thể ra các thao tác thông thường. Nếu Neighbor bị thiếu sử dụng tần số BCCH như là một phần của BA list của cell đang phục vụ khi đó việc phát hiện thiếu neigbor là khá dễ dàng. Một ví dụ của điều này được chỉ ở hình vẽ dưới đây. Hình vẽ 4.2: Ví dụ thiếu vùng Neighbor Từ hình vẽ ta có thể thấy rằng kết nối trên BCCH, do đó từ bảng cho trước có thể thấy rằng điều khiển công suất không được sủ dụng. Chúng ta có thể thấy rõ hơn rằng MS thông báo một mức tín hiệu mạnh hơn mức tín hiệu đang được phục vụ nhưng không có sự chuyển giao nào xảy ra vào cell có cường độ mạnh hơn. Ví dụ này chỉ ra rằng Cell đó là một ứng cử cho việc missing neighbor, nhưng các bước kiểm tra dưới đây cần thiết phải được tiến hành để chắc chắn: - Kiểm tra nếu kết hợp BCCH/ BSIC được thông báo đã phù hợp chưa. Nếu BSIC không được giải mã, sử dụng planning tool để tìm ra một cell thích hợp, nếu không có cell nào được tìm thấy phải kiểm tra xem có mạng nào khác đó đang sử dụng tần số này. - Nếu quan hệ neighbor đã được xác định cho cell ứng cử: + Trong trường hợp này BSIC không giải mã được hoặc không liên tục thì phải kiểm tra xem có khả năng nhiễu trên kênh đó không. Nếu có một BSIC không đáng tin cậy được decode, một handover sẽ không được xảy ra. + Kiểm tra xem nếu cell được điều khiển bên trong BSC, LAC và hoặc MSC. Nếu bất kì một trong các yếu tố trên là khác, thì kiểm tra xem các cơ sở dữ liệu liên quan để đảm bảo rằng các thông tin định dạng cell và handover là xác định đúng. + Kiểm tra xem có nghẽn không trên cell ứng cử. Nếu nó nghẽn, không một hand-over nào xảy ra. + Kiểm tra thông số “disable hand-over” cho cell ứng cử. Nếu Handover đến bị khoá, MS sẽ không chuyển giao được tới cell kiểm tra cài đặt lớp HCS và các thông số thuật toán handover của các nhà cung cấp để tìm ra nguyên nhân có thể. + Kiểm tra sự truyền dẫn giữa các cell ứng cử. Một số nhà cung cấp đã thiết kế thiết bị của họ để tiếp tục truyền dẫn kênh BCCH thậm chí ngay cả BTS không được nối với phần còn lại của mạng lưới. Tuy nhiên nếu nhìn sau khi drive test có thể thấy cell ứng cử được sử dụng, lỗi truyền dẫn có vẻ như không đúng. Một yêu cầu thay đổi có thể được phát ra chỉ cho missing neighbor tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN - CANH20110521.doc
Tài liệu liên quan