Các chuyên gia của Mỹ đều cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu từ
sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới chuẩn, hay còn gọi là tín dụng thế
chấp bất động sản rủi ro cao, Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (FED) thực thi chính sách tiền tệ nới
lỏng làm cho Đô la rẻ so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới. Kết quả là thị trường tài chính
và thị trường bất động sản sôi lên và nổ tung.
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AM.
3.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển.
3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì Châu Á
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế luôn ở mức cao, trung bình 7.26% trong vòng 10 năm từ 2000
– 2009 .
Biểu đồ 3.1 GDP bình quân qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh
tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Tuy chưa được đánh giá một
cách sâu sắc và toàn diện về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, nhưng về cơ bản nó đã đạt
được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Cần khẳng định rằng dưới tác động
mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo
dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Biểu đồ dưới cho thấy nền kinh tế chạm đáy
suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải tiến tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng
GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và quý IV đạt 6,8%. Trong quý I năm 2010 con số này là
5.83% tuy chưa đạt được mục tiêu đặt ra song đã tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2009.
5689 6122
6736
7623
8783
10185
11694
13579
17445
19278
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP bình quân đầu ngƣời
(nghìn đồng)
6.79 6.89 7.08
7.34
7.79
8.44 8.23 8.46
6.31
5.32
0
2
4
6
8
10
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
GDP qua các năm(%)
-43-
Biểu đồ 3.2 GDP qua các quý
Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là
5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III, tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ thực
hiện cả năm 2009 đạt 6,5%. Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt
được ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế. Với mức tăng trưởng GDP
cả năm 2009 đạt 5,32%, cao hơn so với mức tăng trưởng đáy trong 20 năm qua ở mức 4,77%
của năm 1999. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt trong bối cảnh Việt
Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương.
Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với
năm 2008 . Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn
trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các
doanh nghiệp nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư
của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. Những kết quả này cho thấy các nguồn
lực trong nước được huy động tích cực hơn.
Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập
kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) cả nước năm 2009 chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá
tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn
đến đời sống và sản xuất của người dân.
-44-
Biểu đồ 3.3 Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng
tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2009 là tương đối phức tạp.
Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng
4/2009, trên thị trường tự do giá ngoại tệ nhanh chóng áp sát mức 18.300 đồng/đô la Mỹ và đến
tháng 11 đã lên trên 19.000 đồng/đô la Mỹ
Biểu đồ 3.4 Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009
Hình trên cho thấy càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại
hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu.
Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng
-45-
cao hơn mức tỷ giá trần do NHNN quy định. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá
hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền
mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối
cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần
phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và
ổn định thị trường tiền tệ.
Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô và giảm thu do
suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Ước tính tổng thu ngân sách cả
năm đạt 390,65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự toán (389,9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với
thực hiện năm 2008. Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ có thu
nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng so với năm 2008 (tăng 9,8 nghìn tỷ) còn các khoản thu
khác đều sụt giảm. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm
bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự
toán và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng
6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4,82%). Trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng khó khăn trong nước và áp lực phải tăng chi
để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn
nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm
tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu
cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.
Biểu đồ 3.5 Bội chi ngân sách 2005-2009
-46-
Tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn
cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu
lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt
khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi
quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế
giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ
USD) - một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuất
khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất
khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao
động. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc
nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế
biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so
sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau
để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ
chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương
mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ
dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản,
nông, lâm, hải sản.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này
phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các
tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy
tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc
độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm
2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy,
so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm
của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập
siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm
2008, trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng; trợ cấp cứu
đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu khắc phục hậu
quả bão số 9 là 10.300 tấn). Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng
chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76 nghìn tỷ đồng,
-47-
tăng 45,3% so với năm 2008. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng.
Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội.đặc biệt là đối với người nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11%. Tuy nhiên, tình hình suy giảm kinh
tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Dự kiến đến
cuối năm 2009, có khoảng 1,51 triệu lượt lao động được giải quyết việc làm, đạt 88,5% kế
hoạch năm và bằng 93,2% so với thực hiện năm 2008. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài
năm 2009 ước đạt 7 vạn người, giảm đáng kể so với con số 8,5 vạn người của năm 2008.
3.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam.
Một là, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp khó khăn, sụt giảm. Năm 2008, một
số ngành kinh tế phải giảm sản lượng, như khai thác than (giảm 8,5%), dệt may (giảm 5%), thép
tròn (giảm hơn 40%)... Thị trường xuất khẩu hàng hóa thu hẹp do những thị trường lớn tiêu thụ
hàng hóa của Việt Nam là Mỹ và châu Âu (chiếm tới gần 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu,
riêng Mỹ là gần 20%) và một số thị trường châu Á bị khủng hoảng kinh tế. Từ đó, dẫn đến giảm
nguồn thu ngoại tệ, kìm hãm sức sản xuất trong nước. Mặt khác, giá cả hàng xuất khẩu giảm do
thị trường xuất khẩu thu hẹp cùng với nó là lượng tiền kiều hối giảm theo. Một số doanh nghiệp
đứng trước nguy cơ phá sản, dự kiến hàng triệu lao động mất việc làm.
Hai là, khả năng tài chính của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia bị giảm sút gây khó khăn
trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2009 là một năm đầy thách
thức đối với thu hút FDI vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn
của năm 2008 như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm
mạnh… lại phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn
cầu tiếp tục suy giảm đáng kể. FDI đầu tư ra tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dòng FDI ra toàn
cầu, trong đó có các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Đức, Pháp và Hoa Kỳ) đã giảm 57% trong
năm 2009. Dòng FDI vào 57 nền kinh tế (chiếm 60% tổng FDI toàn cầu, trong đó các quốc gia
tiếp nhận lớn nhất như Trung Quốc, Bra-xin và Nga) cũng sụt giảm tới 54% trong năm 2009.
Giá trị các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) qua biên giới cũng sụt giảm tới 77% trong
năm 2009. Khả năng và ý định đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) một
nguồn FDI lớn đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của suy thoái kinh tế dẫn tới các chính
sách thắt chặt tín dụng tại nước đầu tư, giảm kỳ vọng thị trường, giảm giá trị tài sản do thị
trường chứng khoán đi xuống và giảm lợi nhuận của các tập đoàn. Thêm vào đó, các TNCs còn
-48-
phải đối mặt với những thay đổi khó lường trong chính sách của các nền kinh tế để ứng phó với
khủng hoảng.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tế trong nước,
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI
với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và
30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng
87% so với cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN, kể cả dầu khí, năm 2009 ước đạt
29,9 tỉ USD, bằng 86,6% so với năm 2008 và chiếm 52,7% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không
tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỉ USD, chiếm 41,7% tổng xuất khẩu và bằng 98%
so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 ước đạt 24,8 tỉ USD, bằng 89,2% so
với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỉ
USD trong khi mức thâm hụt thương mại của các khu vực kinh tế lên tới 12 tỉ USD năm 2009.
Ba là, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản "đóng băng". Chỉ số VN -
Index giảm mạnh từ trên 900 điểm (đầu năm 2008) xuống mức thấp nhất 235,5 điểm (ngày 24-
2-2009). Giá cổ phiếu, nhất là cổ phiếu của một số ngân hàng thương mại giảm mạnh, mức vốn
hóa thị trường của các công ty niêm yết năm 2007 là 40% GDP, năm 2008 giảm còn 17,5%
GDP, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của một số doanh nghiệp khó khăn,
thậm chí phải tạm hoãn. Số lượng các công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh thua lỗ trong
năm 2008 chiếm 50%, số lượng lao động mất việc làm gia tăng, dự kiến năm 2009 khoảng 400 -
500 ngàn lao động trong các doanh nghiệp mất việc làm, khả năng sinh lời của các ngân hàng
thương mại có xu hướng giảm, nợ xấu có xu hướng tăng.
Bốn là, tăng trưởng kinh tế giảm. Trước diễn biến của khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn
biến tình hình kinh tế trong nước, Quốc hội đã xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế
năm 2009 xuống còn 5%. Đến nay, đã có nhiều dấu hiệu khả quan hơn để cho phép đạt mức
tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, tăng trưởng kinh
tế năm 2009 của Việt Nam sẽ thấp hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới
(WB) dự báo GDP Việt Nam 2009 tăng trưởng tương ứng là 3,3% - 5,5%. Ngân hàng Châu Á
(ADB) dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 chỉ vào khoảng 4,5%.
3.2. Tiềm năng của ngân hàng đầu tƣ tại Việt Nam .
3.2.1. Tiềm năng
Thực tế cho thấy từ Trung Quốc và một số nước khác đã khai thác triệt để thị trường vốn quốc
tế hàng thập kỷ qua. Minh chứng, giai đoạn 2002- 2005, dù thị trường cổ phiếu Trung Quốc tụt
-49-
dốc mạnh, nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn huy động được trên 100 tỉ USD từ các thị
trường vốn quốc tế (thị trường nội địa khi đó chỉ khoảng 40 tỉ USD). Từ năm 2000 đến nay,
Trung Quốc đã huy động thành công gần 200 tỷ USD từ các thị trường vốn quốc tế. Như vậy,
các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay có đủ lực để cạnh tranh toàn cầu. Thành công đó của
doanh nghiệp Trung Quốc có sự góp sức rất lớn của các ngân hàng đầu tư.
Tại Việt Nam, mô hình ngân hàng đầu tư còn khá lạ lẫm, vì đa phần các doanh nghiệp Việt
Nam chưa sẵn sàng huy động vốn từ các thị trường quốc tế (do chưa đáp ứng được các tiêu
chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp, chẳng hạn như tính minh bạch và rõ ràng). Bên cạnh
đó, những năm trước đây thị trường nội địa có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp không cần
phải tìm đến nguồn vốn nước ngoài, nên cũng không cần đến mô hình ngân hàng đầu tư. Nhưng
chuyện giờ đã khác, cùng với sự tụt dốc của thị trường chứng khoán kể từ năm 2007 và tăng
trưởng tín dụng giảm, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nguồn vốn quốc tế ngày càng trở nên
quan trọng. Và ngân hàng đầu tư, với vai trò là định chế tài chính trung gian, đang có nhiều đất
để dụng võ hơn. Thời gian tới, các doanh nghiệp lớn Việt Nam chắc chắn sẽ huy động vốn
nhiều hơn từ các thị trường quốc tế với 4 mục đích chính. Đó là 1) Góp phần đa dạng hoá nguồn
vốn, phòng khi thị trường vốn trong nước gặp khó; 2) Thông qua đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp
doanh nghiệp quản trị tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu; 3) Doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương
hiệu trong nước và quốc tế và, 4) Chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các nước trong khu vực khi
các rào cản thương mại được xoá bỏ. Trong đó, việc các rào cản thương mại được xoá bỏ có lẽ
là vấn đề quan trọng nhất trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng, một khi
các rào cản này biến mất, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khu vực. Một trong
những chiến lược chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khu vực là hợp tác với các đối tác chiến lược
quốc tế, những người có khả năng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, các sản phẩm và cả thị
trường của họ. Đây chính là điểm mấu chốt để trả lời cho câu hỏi vì sao ngân hàng đầu tư lại trở
nên quan trọng thời gian tới, bởi ngân hàng đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tác
chiến lược quốc tế và đưa cả hai đến với nhau. Dù đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn
nhưng mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam hiện nay còn khá sơ khai.
Giống như các thị trường khác, Việt Nam sẽ phải trải qua một giai đoạn “củng cố và tái lập”,
nhất là trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Một lãnh đạo đầu ngành chứng khoán từng
tuyên bố, trong 5 năm tới, sẽ chỉ còn khoảng 10 ngân hàng và 5 công ty chứng khoán thành
công tại Việt Nam. Hiện tại, hầu hết các công ty chứng khoán đều tập trung vào hoạt động bán
lẻ với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cộng với sự bấp bênh về lợi nhuận trong mảng tự doanh. Vì
thế, sắp tới, các công ty chứng khoán sẽ phải dốc sức tìm kiếm những nguồn lợi nhuận mới. Và
-50-
một cách để tăng thêm nguồn tiền cho công ty là từ các nhà đầu tư tài chính và chiến lược, đây
chính là hoạt động ngân hàng đầu tư. Muốn được như thế, ngân hàng đầu tư phải có uy tín với
cả doanh nghiệp muốn huy động vốn lẫn nhà đầu tư (người rót vốn), phải có khả năng đánh giá
thương vụ. Vì hoạt động ngân hàng đầu tư còn mới tại Việt Nam nên không nhiều nhà kinh
doanh mô hình này có khả năng trên. Vậy, sẽ có khoảng bao nhiêu công ty chứng khoán vươn
lên mô hình ngân hàng đầu tư một cách hiệu quả nhất? Và cần bao nhiêu ngân hàng đầu tư thì
đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong 5 năm tới? Cách đây vài năm, có người cho rằng, có quá
nhiều công ty chứng khoán, có người lại bảo quá ít, điều đó không quan trọng, mà tuỳ thuộc
chất lượng của công ty ấy. Ngân hàng đầu tư cũng thế. Sự sàng lọc khắc nghiệt trong ngành
ngân hàng đầu tư tất yếu sẽ diễn ra. Và các nhà kinh doanh ngân hàng đầu tư ngay từ bây giờ đã
phải hình dung những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt. Thị trường vốn Việt Nam còn non trẻ,
đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sẵn sàng trả phí hoặc trả phí chưa thoả đáng cho
dịch vụ ngân hàng đầu tư. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhu cầu sử
dụng dịch vụ ngân hàng đầu tư đa phần đã loại bỏ banker Việt Nam ngay từ khâu chọn thầu.
Đương nhiên doanh nghiệp có lý, vì banker Việt Nam chưa đủ năng lực để gánh vác nhiệm vụ
mà họ giao. Một số dịch vụ đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) hoặc niêm yết cổ phiếu cho các
doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian qua thực chất chỉ là thực hiện
các thủ tục hành chính và pháp lý với mức phí rất nhỏ, chứ không phải là dịch vụ IPO theo đúng
đặc trưng trên thị trường vốn. Thị trường chưa có nhu cầu cao về dịch vụ ngân hàng đầu tư,
nhưng các ngân hàng đầu tư vẫn không thể trả lương thấp cho những banker có năng lực. Mặt
khác, để xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, các ngân hàng đầu tư phải đầu tư chi phí
không nhỏ. Giống như sự hình thành một doanh nghiệp mới trong bất kỳ thị trường mới nào, đó
chính là vòng xoáy “con gà- quả trứng” mà các nhà kinh doanh ngân hàng đầu tư phải đối mặt.
Không chỉ có những thách thức nói trên, mô hình kinh doanh ngân hàng đầu tư còn phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro. Lợi nhuận của ngân hàng đầu tư thông thường đến từ 3 hoạt động. Một là từ
huy động vốn và M&A, ngân hàng đầu tư được hưởng một khoản phí trên số tiền huy động
được cho khách hàng. Hai là từ môi giới, ngân hàng đầu tư được nhận một khoản phí để mua và
bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán và ba là từ đầu tư, có thể được hoặc mất những khoản tiền
dựa trên giá trị khoảng đầu tư. Hầu hết lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư nhỏ chỉ đến từ các
hoạt động thuộc nhóm 1, nhưng các ngân hàng đầu tư lớn đều tạo lợi nhuận trên cả 3 hoạt
động. Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng đầu tư, phần lớn rủi ro thường đến từ hoạt
động thứ 3 (hoạt động đầu tư), vì nó phụ thuộc rất nhiều vào biến động thị trường.
-51-
3.2.2. Thị trƣờng vốn ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, thị trường vốn còn trong giai đoạn sơ khai
song đã có sự phát triển vượt bật cả về quy mô lẫn chất lượng trong những năm gần đây. Mặc
dù năm 2000 đánh dấu sự hình thành một cách chính thức của thị trường chứng khoán Việt
Nam, nhưng mãi đến năm 2006 thì nó mới thực sự lớn mạnh khi hội tụ những điều kiện cần
thiết.
Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC), con số công ty chứng khoán hiện nay
là 105, 46 là số lượng công ty quản lý quỹ, có 382 quỹ đầu tư nước ngoài và 8 ngân hàng lưu ký
tính đến hết năm 2009. Số lượng công ty chứng khoán và tài khoản của các nhà đầu tư ở Việt
Nam đã tăng theo từng năm với tốc độ nhanh chóng. Nếu như số lượng tài khoản nhà đầu tư cá
nhân năm 2005 chỉ 50.000 tài khoản thì năm 2007 là 350.000 và năm 2009 khép lại với gần
800.000 tài khoản tăng hơn 1.5 lần so với năm 2008. Còn số lượng công ty chứng khoán tăng từ
15 công ty năm 2005 lên 105 công ty năm 2009.
Biểu đồ 3.6: Số lượng CTCK và số tài khoản cá nhân từ 2005-2009 tại Việt Nam
Bên cạnh đó mức vốn hóa thị trường chứng khoán đến cuối năm 2009 là 620 nghìn tỷ đồng
tương đương 38% GDP. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ) mức vốn hóa đã tăng
gấp 3 lần. Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30% (đạt 453 công ty). Bộ Tài Chính dự kiến đến
hết năm 2010 quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đạt mức 50% GDP.
Mặc dù trong năm qua Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng tài chính toàn cầu và sự giảm
của thị trường chứng khoán quốc tế. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán
Việt Nam đã sụt giảm mạnh, chỉ số VN-Index đã giảm 25% so với đầu năm, giá trị giao dịch
giảm 60%. Hầu hết hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
bị trì trệ do hoạt động phát hành , cổ phần hóa không thành công , nhiều công ty chứng khoán bị
thua lỗ. Tuy nhiên, nhờ những giải pháp quan trọng, đồng bộ và quyết liệt của Chính phủ cũng
như các giải pháp mà Bộ Tài chính đã triển khai , từ đầu Quý II /2009 đến nay , TTCK đã hồi
0
20
40
60
80
100
120
2005 2006 2007 2008 2009
15
55
78
102 105
Công ty chứng khoán qua từng
năm
10000
210000
410000
610000
810000
2005 2006 2007 2008 2009
Số lƣợng tài khoản cá nhân qua
từng năm
-52-
phục và đóng góp tích cực cho việc huy động vốn trong và ngoài nước , trở thành đôṇg lưc̣ kích
cầu và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể , chỉ số chứng khoán VN-Index tăng lên 624 điểm (ngày
24/10), tăng 150% so với thời điểm thấp nhất là 235 điểm (ngày 24/2). Tại thời điểm cuối năm
2009, chỉ số Vn-Index ở mức 494 điểm (ngày 31/12), so với thời điểm đầu năm 2009 (1/1/2009)
là 315 điểm, chỉ số VN-Index tăng gần 60%. Và những ngày đầu tháng 4/2010 chỉ số VN-Index
luôn dao động ở mức khả quan trên 500 điểm.
Cùng với sự lên xuống của chỉ số giá chứng khoán, giá trị giao dịch cũng thay đổi theo diễn
biến thị trường. Giá trị giao dịch bình quân năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp hơn 7
lần so với Quý I/2009, gấp gần 4 lần so với mức bình quân năm 2008. Đặc biệt trong tháng 10
và 11, giá trị giao dịch đạt trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, trong đó riêng tháng 10 đạt trung
bình 6.000 tỷ đồng/phiên.
Bên cạnh đó năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng là việc tiến hành cổ phần hóa của các
doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn tại Việt Nam như Tập đoàn bảo hiểm Việt Nam (Bảo
Việt) và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Việt Nam dự kiến cổ phần hóa
khoảng 1400 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 104 tổng công ty lớn trong giai đoạn 2008 –
2010. Thực tế cho thấy quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra một cách chậm
chạp ngay cả khi nền kinh tế ở vào thời điểm thuận lợi. Nguyên nhân là do khung pháp lý về cổ
phần hóa không phù hợp với thực tiễn, thông lệ thị trường và các mâu thuẩn lợi ích khác.
Ngoài ra thị trường vốn Việt Nam có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài với
tư cách là một thị trường mới nổi.
Biểu đồ 3.7 Nguồn vốn FDI giai đoạn 2000-2009
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy nguồn vốn FDI tăng mạnh từ năm 2006 - 2008, đây là giai đoạn
thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh. Riêng năm 2009 đã có sự sụt giảm do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên so với tình hình chung thì đây vẫn là một con số
0
4000
800
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.pdf