MỤC LỤC
Chuyên đề1:“VỀTHỰC TẾXÉT XỬCỦA TOÀ ÁN TRONG VIỆC CÔNG
NHẬN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở& HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT” – Thẩm phán Phan Thanh Tùng– TAND Tp.HCM. 1
Chuyên đề2:“THỜI ĐIỂM GIAO KẾT VÀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘLUẬT DÂN SỰ2005” CÒN ĐÓ NHIỀU
QUY ĐỊNH CHƯA ĐẦY ĐỦ- ThS. LS. Trương ThịHoà – Đoàn LS Tp. HCM. 8
Chuyên đề3: “THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG VÀ VIỆC CÔNG
CHỨNG HỢP ĐỒNG” – LS. Huỳnh Văn Nông - Đoàn LS Tp. HCM. 13
Chuyên đề4: “THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO CÓ
ĐIỀU KIỆN THEO ĐIỀU 470 BỘLUẬT DÂN SỰ2005" – CCV Phan Văn Cheo–
Phòng Công chứng Sài Gòn . 19
Chuyên đề5:“THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN” – TS. Dương Anh Sơn – Khoa Kinh tế, ĐHQG Tp. HCM. 22
Chuyên đề6: “THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ VẤN ĐỀXUNG ĐỘT
PHÁP LUẬT TRONG THỜI GIAN”- TS. ĐỗVăn Đại– ĐHL Tp. HCM. 28
Chuyên đề7:“THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THEO QUI ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH – THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN” –
NCS Lê Minh Hùng - ĐHL Tp. HCM . 41
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo qui định của bộ luật dân sự 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc qui định cụ thể tại Điều 404 BLDS 2005.
Với qui định này, nhà làm luật Việt Nam thừa nhận đồng thời hai loại thời điểm
khác nhau: thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Có thể nói, qui
định này là một điểm pháp lý khá thú vị và đặc thù, vì các BLDS trên thế giới hoặc các
Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế đều không có qui định tương tự như vậy.
Một số ý kiến cho rằng, các qui định của BLDS Việt Nam ít nhiều chịu ảnh
hưởng từ các BLDS của Pháp26, Đức, Nga,27 thậm chí là của Nhật. Nhưng tìm trong
BLDS của các nước nói trên, cũng như các Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc
tế đều không thấy các qui định tương đồng như Điều 405 BLDS 2005. Trong hầu hết
26
Hoàng Thế Liên (Cb), Sđd, tr. 17 – 8; Pierre Bézard, Hai trăm năm BLDS Pháp và ảnh hưởng đối với BLDS
Việt Nam, trích Kỷ yếu Hội thảo “Hai trăm năm Bộ luật Dân sự Pháp”, tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 03/11 –
05/11/2004, tr. 47 - 69.
27
Phan Hữu Thư, Lê Thu Hà (Cb) Giáo trình Luật Dân sự, Nxb. CAND, H.2007, 83 – 4.
43
các bộ pháp điển về Luật Hợp đồng trên thế giới đều qui định về một loại thời điểm là
thời điểm giao kết hợp đồng, và thời điểm giao kết cũng là thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong hầu hết các bộ pháp điển
này đều dựa vào phương thức giao kết.
Thời điểm giao kết hợp đồng với người có mặt thường là thời điểm các bên thỏa
thuận xong nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, qui định về thời điểm giao kết hợp
đồng với người vắng mặt trong các bộ pháp điển lại có một sự khác biệt cơ bản. Theo
các luật gia, việc qui định về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp này thường
dựa theo một trong các học thuyết: thuyết tuyên bố ý chí, thuyết vận tống (hay bày tỏ),
thuyết tiếp nhận và thuyết thông đạt.28 BLDS Đức không qui định về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng, nhưng có qui định chung về thời điểm có hiệu lực của sự tuyên
bố ý chí, và qui định này cũng được áp dụng cả với việc giao kết hợp đồng: “Tuyên bố
ý chí đối với một người vắng mặt có hiệu lực vào thời điểm người đó nhận được tuyên
bố” (khoản 1 Điều 130). BLDS Liên bang Nga cũng có qui định tương tự: “hợp đồng
được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận” (khoản 1
Điều 433). Qui định này của BLDS Nga tương đồng với qui định tại khoản 1 Điều 404
BLDS 2005 của Việt Nam. Khác với các BLDS của Đức và Nga, BLDS của Pháp
không có qui định về thời điểm giao kết hợp đồng nói chung, mà chỉ có qui định về
thời điểm có hiệu lực của hai hợp đồng cụ thể là hợp đồng tặng cho (Điều 932) và hợp
đồng ủy quyền (khoản 2 Điều 1985). Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nói
chung, án lệ của Pháp cho rằng, “việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng…thuộc thẩm quyền của tòa án”, và theo quan điểm mới đây của Tòa Phúc thẩm,
“trường hợp các bên không có ý kiến ngược lại, thì áp dụng thuyết bày tỏ”, tức là khi
bên được đề nghị “trao thư trả lời chấp nhận cho bưu điện”.29 BLDS của Nhật Bản
cũng dựa trên thuyết “bày tỏ” (‘vận tống’) khi qui định rằng: “Hợp đồng giao kết với
những người vắng mặt có hiệu lực từ thời điểm trả lời chấp nhận đã được chuyển đi”
(đoạn 1 Điều 526). Qui định này của Nhật cũng tương đồng với nguyên tắc thư được
gửi đi - ‘postal rule’ (hay ‘mail-box’ rule) của các nước theo hệ thống pháp luật Anh -
Mỹ: hợp đồng được giao kết tại thời điểm thư trả lời chấp nhận được gửi đi.30
28
Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật - luợc khảo, Quyển II : Nghĩa vụ và khế ước, Phần thứ nhất: Nguồn gốc của
nghĩa vụ, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn 1963, tr. 99 – 100; Corinne Renault – Brahinsky, Đại cương về
pháp luật hợp đồng, Nxb. Văn hóa Thông tin, H. 2002, tr. 38.
29
Corinne Renault – Brahinsky, Sđd, tr. 38.
30
David Oughton & Martin Davis, Sourcebook on Contract Law, 2nd ed., Cavendish, London 2000, tr. 59 - 61;
Richard Stone, The Modern Law of Contract, 5th ed., Cavendish, London 2002, tr. 49 -50; Nguyễn Ngọc Khánh,
Chế định hợp đồng trong BLDS Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H. 2007, tr. 248 – 9.
44
Xem xét qui định tại khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 cho thấy, luật Việt Nam
chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi thuyết “tiếp nhận”: thời điểm hợp đồng giao kết với người
vắng mặt là thời điểm bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận.
Nói tóm lại, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bắt đầu sự ràng
buộc pháp lý giữa các bên, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng, mà kể từ thời điểm đó các bên không được đơn phương thay đổi hoặc rút lại các
cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng.
Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa pháp lý quan
trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn sau đây:
(1) Về mặt lý luận, việc xác định hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng là cơ sở phân loại hợp đồng. Dựa vào tiêu chí này, hợp đồng được chia thành hợp
đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.31 Theo đó, hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà
theo qui định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh ngay sau khi các
bên thỏa thuận xong nội dung chủ yếu của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản,
hợp đồng thuê tài sản. Còn hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận,
hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối
tượng của hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản…
(2) Về mặt pháp lý, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác
định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Kể từ thời
điểm này, các bên đã chính thức tạo lập nên quan hệ pháp luật về hợp đồng, đồng thời
các bên không thể tự ý rút lại, sửa đổi, hủy bỏ cam kết trong hợp đồng. Cũng từ thời
điểm này, hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giống như pháp luật. Bên có quyền
được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng, và được hưởng
mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng. Còn bên có nghĩa vụ phải thực hiện
đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, và phải chịu trách nhiệm dân sự trước
bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.
(3) Đối với các hợp đồng được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo qui
định của pháp luật, việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định hợp đồng có giá trị pháp lý đối kháng với người
thứ ba, thực hiện quyền ưu tiên thanh toán, và bảo vệ người thứ ba ngay tình. Ví dụ:
hợp đồng được công chứng thì có giá trị pháp lý đối với các bên liên quan;32 hoặc một
tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều món nợ khác nhau mà giá trị không đủ để thanh
31
Đinh Văn Thanh và Nguyễn Minh Tuấn (Cb), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân
dân, H. 2006, tr. 104 - 5.
32
Khoản 3 Điều 4, khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật Công chứng 2006.
45
toán cho toàn bộ các món nợ, hợp đồng bảo đảm giữa các chủ nợ với người mắc nợ
đều được đăng ký, thì áp dụng nguyên tắc ai đăng ký hợp đồng trước thì được ưu tiên
thanh toán trước từ tiền bán tài sản bảo đảm;33 hoặc để bảo vệ quyền ưu tiên thanh
toán của bên nhận bảo đảm ngay tình theo pháp luật về bảo đảm.34
(4) Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là căn cứ pháp lý để tòa
án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định thời điểm các bên bị xem là vi phạm hợp
đồng, và đưa ra đường lối xét xử phù hợp nhằm buộc bên vi phạm phải gánh chịu trách
nhiệm dân sự tương ứng. Theo đó, nếu hợp đồng đã có hiệu lực mà các bên không tuân
thủ, thì tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc bên vi phạm phải thực
hiện đúng hợp đồng và/hoặc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; nếu hợp đồng
chưa có hiệu lực, thì tùy trường hợp cụ thể mà tòa án có thể công nhận hoặc không
công nhận hợp đồng; nếu hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực thì có thể xác định hiệu lực
ràng buộc nghĩa vụ tiền hợp đồng và trách nhiệm dân sự tương ứng: trách nhiệm do đã
từ chối giao kết hợp đồng một cách trái pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời gian chờ trả lời làm thiệt hại cho bên
kia, trách nhiệm do sửa đổi hoặc rút lại đề nghị một cách trái pháp luật...
2.2. Qui định chung về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Theo qui định tại khoản 1 Điều 405 BLDS 2005, thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng được xác định là một trong ba thời điểm sau đây:
2.2.1. Thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có qui định
khác, thì hợp đồng mặc nhiên có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết
hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội của hợp đồng, hay khi bên
đề nghị đã nhận được trả lời chập nhận hợp lệ35 của bên được đề nghị. Như đã phân
tích, pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc
tuyên bố ý chí, tức dựa vào hình thức công bố ý chí thể hiện sự thỏa thuận. Cụ thể:
- Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời thì hợp đồng giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên kia;
- Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên
sau cùng ký vào văn bản;
33
Khoản 3 Điều 323 và Điều 325 BLDS 2005.
34
Khoản 2 và khoản 3 Điều 13, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 163/2006/NĐ – CP của Chính phủ.
35
Theo qui định tại Điều 396 và Điều 397 BLDS 2005, có thể hiểu trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng hợp lệ
nếu người được đề nghị trả lời “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị” và nếu đề nghị có nêu thời hạn trả lời
thì việc trả lời phải “trong thời hạn đó”.
46
- Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết
vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;
- Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao
kết hợp đồng, thì hợp đồng cũng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả
lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Ví dụ: khoản 1 Điều 460 qui định về việc người
mua dùng thử vẫn im lặng khi hết thời hạn dùng thử thì coi như chấp nhận giao kết
hợp đồng.
- Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân
theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử. Theo Luật Giao dịch điện
tử 2005, “trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua
thông điệp dữ liệu” (khoản 2 Điều 36). Theo qui định tại các Điều 18, 19, 20 của Luật
Giao dịch điện tử 2005, và khoản 2 Điều 11 Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày
09/06/2006, thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là “thời điểm người nhận có thể truy
cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra. Thời điểm
nhận một chứng từ điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm người
nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ
chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này”. Theo qui định này thì “Người nhận
được coi là có thể truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ điện tử đó tới được
địa chỉ điện tử của người nhận”.
Có thể thấy, tùy theo hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên mà pháp
luật qui định thời điểm giao kết tương ứng. Nhìn nhận vấn đề này nhiều học giả cho
rằng, không nên quá lệ thuộc vào yếu tố hình thức để xác định thời điểm giao kết hợp
đồng vì làm như thế là trái với bản chất của hợp đồng.36 Tuy vậy, tôi cho rằng không
nên chỉ chú trọng vào ý chí đích thực, vì ý chí là yếu tố chủ quan của mỗi người. Ý chí
sẽ không thể được biết đến, nếu không được công bố ra bên ngoài dưới một hình thức
khách quan nhất định. Khi ý chí của mỗi bên không được công bố thì cũng không thể
tạo ra sự thống nhất ý chí của các bên. Trên thế giới, không có Bộ pháp điển về Luật
Hợp đồng nào thuần túy chỉ dựa trên yếu tố ý chí hoặc hình thức biểu lộ ý chí để xác
định thời điểm giao kết hợp đồng. Ngay cả với BLDS của Đức vốn được xem là chấp
nhận thuyết tuyên bố ý chí và BLDS Pháp được xem là chấp nhận lý thuyết ý chí đích
thực, thì các qui định về giao kết hợp đồng vẫn dựa trên cả hai lý thuyết trên.37
Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng.
Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm xác định sự gặp gỡ ý chí và sự thống nhất ý
36
Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Tlđd, tr. 15.
37
Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo, Sđd, tr. 88 – 9.
47
chí của các bên. Thời điểm giao kết hợp đồng còn là cơ sở để công nhận hiệu lực của
hợp đồng, và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng. Kể từ thời điểm
hợp đồng được giao kết, các bên phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ pháp lý
đối với nhà nước nhằm hoàn tất các yêu cầu pháp lý để hợp đồng có hiệu lực, như
hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất, nộp thuế hoặc
các khoản lệ phí theo qui định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, thời điểm giao
kết hợp đồng còn là cơ sở để xác định thời điểm chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh
chấp hợp đồng, trừ những thỏa thuận có liên quan tới lợi ích chung hoặc trật tự công
cộng.38 Theo nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực dân sự, khi
xem xét hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực của các điều khoản liên quan trong hợp đồng,
tòa án thường căn cứ vào văn bản pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp
đồng.39 Mặt khác, thời điểm giao kết hợp đồng là cơ sở để xác định năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia hợp đồng. Dựa vào thời điểm
giao kết hợp đồng, người ta có thể xác định được địa điểm giao kết hợp đồng. Ngoài
ra, thời điểm giao kết hợp đồng còn là mốc tính thời hiệu khởi kiện trong việc giải
quyết các tranh chấp liên quan tới việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 136 BLDS
2005).
2.2.2. Thời điểm do các bên thỏa thuận
Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên có
thể thỏa thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Qui định này dựa
trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung
hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tất
nhiên, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với qui định
của pháp luật, nhưng không được trái pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.
Trong thực tiễn, khi các bên đàm phán và soạn thảo hợp đồng, không ít trường
hợp các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm xác định,
khác với thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực do luật định. Ví dụ: Trong Qui tắc
điều khoản sản phẩm bảo hiểm “Nhất niên gia hạn” của Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ
AIA (Việt Nam), có nội dung như sau: “Ngày có hiệu lực của hợp đồng: nếu hồ sơ
bảo hiểm được Công ty chấp thuận, ngày có hiệu lực của hợp đồng là ngày chủ hợp
đồng hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp đủ phí bảo hiểm đầu tiên…”.40 Hay
38
Về vấn đề “nguyên tắc hiệu lực luật pháp bất hồi tố” trong việc áp dụng pháp luật dân sự, xem thêm: Vũ Văn
Mẫu, Dân luật khái luận, Nxb. Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn 1958, tr. 393 – 7.
39
Mục 3 Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội khóa IX về việc thi hành BLDS 1995; Mục 2 Nghị quyết
45/2005/NQ-QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội khóa XI về việc thi hành BLDS 2005.
40
Được Bộ Tài chính phê chuẩn bởi Công văn số 3365 TC/TCNH ngày 18/8/2000.
48
trong Điều 2 của Điều khoản “An khang thịnh vượng” của Công ty Bảo hiểm Việt
Nam (Bảo Việt) qui định như sau: “Hợp đồng phát sinh hiệu lực khi Bảo Việt nhận
được Giấy yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm đầu tiên theo Hóa đơn thu phí bảo hiểm
đầu tiên do Bảo Việt phát hành.”41
Trong thực tiễn thương mại quốc, việc các bên thỏa thuận thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng khác với thời điểm giao kết hợp đồng cũng diễn ra khá phổ biến. Trong
đó, cũng có nhiều trường hợp, các bên loại trừ một cách có chủ ý hiệu lực của các
tuyên bố giao kết hợp đồng42. Ví dụ: mặc dù các bên đã giao kết xong toàn bộ nội
dung của hợp đồng, nhưng lại đưa ra điều khoản xác nhận hiệu lực: “cho đến khi hợp
đồng này được phê chuẩn của người có thẩm quyền của công ty, hoặc cho đến khi
được lãnh đạo của hai công ty ký kết chính thức…”. Hệ quả pháp lý của việc này là
hợp đồng chỉ có thể phát sinh hiệu lực vào thời điểm được xác định kể trên. Trong các
bộ nguyên tắc về hợp đồng quốc tế cũng có các điều khoản để dự liệu về những trường
hợp này. Ví dụ: theo Điều 2.1.13 Bộ Nguyên tắc của UNDROIT, các bên có thể xác
nhận việc giao kết hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận về một số vấn đề liên quan
đến hình thức hay nội dung của hợp đồng.
2.2.3. Thời điểm do pháp luật qui định
Nếu pháp luật qui định thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hợp đồng
được lập theo đúng hình thức nhất định, thì chỉ khi các bên đã tuân theo hình thức đó,
hợp đồng mới có hiệu lực.Trong những trường hợp đặc thù cần có sự kiểm soát chặt
chẽ về thủ tục xác lập hợp đồng và để bảo vệ các bên thiếu kinh nghiệm trước những
quyết định bất ngờ, nhà làm luật thường qui định hợp đồng phải được lập bằng các
hình thức văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Theo pháp luật Việt Nam,
thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng sau đây là do pháp luật qui định:
- Hợp đồng tặng cho bất động sản có đăng ký có hiệu lực tại thời điểm hợp
đồng đã được lập bằng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực và tài sản tặng
cho đã được đăng ký quyền sở hữu (Điều 467 BLDS 2005);
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực từ “thời điểm đăng ký quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” (Điều 692 BLDS 2005) và theo
pháp luật đất đai thì “hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử
dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến
41
Được Bộ Tài chính phê chuẩn bởi Công văn số 2755 TC/TCNH ngày 28/3/2001.
42
Johanna Schmidt, Thư bày tỏ ý định giao kết hợp đồng, trích Kỷ yếu hội thảo “Hợp đồng Thương mại Quốc
tế”, do Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội, các ngày 13, 14/12/2004, (từ tr. 123-134), tr.123.
49
quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất” (khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP);
- Hợp đồng bảo đảm, như: Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển
giao tài sản cho bên nhận cầm cố; thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký thế chấp; Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc
chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định (khoản 2 Điều 323 BLDS 2005,
khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP);
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển
giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép
chuyển giao công nghệ (khoản 2 Điều 19 Luật Chuyển giao công nghệ 2006);
- Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký
theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng
quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà
nước về quyền sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)…
Thường thì thời điểm hoàn tất thủ tục luật định là thời điểm hợp đồng có hiệu
lực đối với các bên. Nhưng trong nhiều trường hợp, thời điểm hoàn tất thủ tục chỉ là
thời điểm hợp đồng có hiệu lực đối kháng (giá trị pháp lý) đối với người thứ ba. Ví dụ:
giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký
(khoản 3 Điều 323 BLDS 2005); hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có
hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba
khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, nếu
đối tượng của hợp đồng đó là loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở
đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này (khoản 2 Điều 148 Luật
Sở hữu trí tuệ 2005)…
Nói tóm lại, thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là hai loại
thời điểm khác nhau. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nếu
các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm do
pháp luật qui định. Nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật cũng không có qui
định thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng.
2.3. Hợp đồng có điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện
2.3.1. Khái niệm hợp đồng có điều kiện
Ngoài việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dựa vào qui định chung
như vừa trình bày, nguyên tắc tự do hợp đồng còn cho phép các bên thỏa thuận về các
sự kiện, các điều kiện khác làm phát sinh, hoặc chấm dứt hiệu lực hợp đồng. Hợp đồng
50
có thời điểm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực lệ thuộc vào các điều kiện khác như vậy
được gọi là hợp đồng có điều kiện.
Theo qui định tại khoản 6 Điều 406 BLDS 2005 thì “Hợp đồng có điều kiện là
hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một
sự kiện nhất định”.
Về mặt lý luận, khái niệm hợp đồng có điều kiện còn được hiểu là “những hợp
đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn
thỏa thuận để xác định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng mới được
thực hiện hoặc phải chấm dứt”;43 hoặc “những hợp đồng trong đó các bên thỏa thuận
về một hay nhiều sự kiện là điều kiện mà chỉ khi điều kiện đó xảy ra hoặc không xảy ra
thì hợp đồng mới được coi là phát sinh hay chấm dứt hiệu lực”.44
Khi nói tới hợp đồng có điều kiện, người ta thường nói tới hai loại là hợp đồng
có điều kiện phát sinh và hợp đồng có điều kiện chấm dứt. Để nhận thức thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng, mục này chỉ trình bày về hợp đồng có điều kiện phát sinh.
Theo TS. Phạm Công Lạc thì “Hợp đồng với các sự kiện là điều kiện phát sinh là hợp
đồng đã được giao kết nhưng còn ‘chờ’ điều kiện mới làm phát sinh hiệu lực, mới làm
phát sinh hậu quả pháp lý”.45 Ví dụ: A thỏa thuận tặng cho B một căn nhà, với điều
kiện B phải chăm sóc A lúc tuổi già. Ở đây, việc “B chăm sóc A lúc tuổi già” là điều
kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Sự kiện này hoàn toàn khác
với các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, tức là khác với các yêu cầu pháp lý để hợp
đồng được coi là hợp pháp.
Một trong những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng có điều kiện chính là
‘điều kiện’ để hợp đồng có hiệu phát sinh hoặc chấm dứt. BLDS 2005 tuy có qui định
về giao dịch có điều kiện (Điều 125) và hợp đồng có điều kiện (khoản 6 Điều 406),
nhưng không giải thích khái niệm “điều kiện” là gì. Tuy vậy, “điều kiện” nói ở đây
không phải là “điều kiện” để giao dịch có hiệu lực như qui định tại Điều 122, mà “điều
kiện” ở đây được hiểu là một hoặc nhiều “sự kiện” thực tế có thể xảy ra hoặc chấm dứt
để làm cơ sở xác định hợp đồng (giao dịch) sẽ được thực hiện hoặc bị hủy bỏ. Theo
qui định tại khoản 1 Điều 125 BLDS 2005 thì điều kiện bao gồm hai loại là điều kiện
phát sinh và điều kiện hủy bỏ: “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện
phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự
phát sinh hoặc hủy bỏ”. Nhưng “điều kiện không có nghĩa chỉ là một sự kiện mà có thể
bao gồm nhiều sự kiện, khi hội đủ các sự kiện này thì mới coi là sự kiện xảy ra”. Hơn
43
Đinh Văn Thanh & Nguyễn Minh Tuấn (Cb), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Sđd, tr. 105.
44
Phạm Công Lạc, Về “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện, Luật học, số 2/1998, tr. 29.
45
Phạm Công Lạc, Tlđd, tr. 29.
51
nữa, sự kiện nói ở đây không chỉ là những sự kiện “xảy ra” mà còn có cả những sự
kiện “không xảy ra”.46
2.3.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có điều kiện
Thời điểm hợp đồng có điều kiện phát sinh hiệu lực là thời điểm hợp đồng đó
đã được xác lập và điều kiện của hợp đồng đã xảy ra. Thiếu một trong hai yếu tố (như
hợp đồng chưa được xác lập hoặc điều kiện chưa xảy ra) thì hợp đồng chưa có hiệu
lực. Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có hiệu lực tại thời điểm tài sản đã
được giao và công việc (điều kiện của hợp đồng) đã được thực hiện xong. Nếu công
việc đã được thực hiện xong mà tài sản chưa giao thì hợp đồng tặng cho chưa có hiệu
lực, và bên đã làm công việc chỉ có thể “yêu cầu thanh toán nghĩa vụ” chứ không được
đòi bên kia giao tài sản (khoản 2 Điều 470 BLDS 2005); ngược lại, nếu tài sản đã giao
mà công việc không được thực hiện thì hợp đồng cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật và định hướng hoàn thiện.pdf