Đề tài Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm xã hội thành phố Hải Dương

 Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu cần thiết và khách quan của người lao động nói chung ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy nó đã trở thành một trong những quyền về con người và được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua trong tuyên ngôn về nhân quyền ngày 10/12/1948. BHXH ngày nay là một trong những chính sách xã hội lớn của quốc gia, chính sách này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý Nhà nước.

 Việc phân tích tình hình thu và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu BHXH của đề tài đã khẳng định được vai trò của chính sách BHXH. Để hoàn thiện công tác thu hiện nay đề tài đã đưa ra một số vấn đề cơ bản. Để thực hiện vấn đề đó được tốt hơn cần thiết phải làm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, đồng thời cần sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH, công tác thu và tăng cường hiệu quả thu BHXH, góp phần ổn định và phát triển quỹ BHXH , ổn định kinh tế xã hội, trật tự và an toàn xã hội .

 

doc38 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm xã hội thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân viên ngành BHXH, chi phí mở các lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác BHXH, in ấn hồ sơ và giấy tờ, chi phí sửa chữa nhỏ và mua sắm trang thiết bị, chi đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH... Như vậy, theo cơ cấu chi, quỹ BHXH gồm: QCBH=CTC+CQL+CK Trong đó: QCBH : Quỹ BHXH CTC: Chi trả các chế độ BHXH CQL: Chi quản lý CK: Chi khác Các nguyên tắc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Do quỹ BHXH có những đặc trưng, khác hẳn với những tổ chức tài chính khác, nên việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định: Nguyên tắc thứ nhất:phải đảm bảo an toàn khi đầu tư Mục tiêu hình thành quỹ BHXH là để góp phần đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động và sâu xa hơn là đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân. Vì vậy, an toàn là nguyên tắc hàng đầu trong việc đầu tư quỹ BHXH. Quỹ BHXH được bảo toàn và tăng trưởng tốt sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người lao động tham gia BHXH và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần vào ổn định và phát triển đất nước. Ngược lại, nếu quỹ BHXH không được sử dụng đúng, không đảm bảo được giá trị, mất an toàn (thâm hụt) thì đời sống của người tham gia và thụ hưởng sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên; hậu quả là sẽ dẫn đến rối loạn xã hội nghiêm trọng. Nhiều Chính phủ đã phải sụp đổ do những vấn đề có liên quan đến lợi ích của người tham gia BHXH. Để thực hiện được nguyên tắc này, Nhà nước cần có những định hướng đầu tư và ở những chừng mực nào đó Nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư của quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất. Việc đầu tư tăng trưởng của quỹ BHXH cần chú ý đến 3 yếu tố sau: + Xác định xác suất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. + Tính toán chặt chẽ khả năng sinh lời. + Xác định lợi ích xã hội của việc đầu tư. Nguyên tắc thứ hai: Phải có sinh lời. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, nếu không sinh lời (không có lợi nhuận) thì không nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để đầu tư. Do đó xét trên giác độ kinh tế, sinh lời cũng là mục tiêu quan trọng trong hoạt động của quỹ BHXH. Hơn nữa, quỹ BHXH còn phải thực hiện các mục tiêu chính là đảm bảo thu nhập (cả về quy mô và giá trị) cho người lao động tham gia BHXH không chỉ hiện tại mà cả tương lai của họ. Vì vậy, đầu tư của quỹ phải đảm bảo được nguyên tắc có lãi. Nguyên tắc thứ ba: phải có khả năng thanh toán (thanh khoản); Mục tiêu lập quỹ BHXH là để đáp ứng được những chi trả các trợ cấp BHXH vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu. Nói cách khác, quỹ BHXH luôn ở chế độ sẵn sàng có tiền để chi trả các trợ cấp BHXH định kỳ hoặc đột xuất. Chính vì vậy, phần chưa dùng đến của quỹ BHXH mới được gọi là phần nhàn rỗi tương đối (hoặc tạm thời). Do đó, một nguyên tắc rất cơ bản khi tổ chức các hoạt động đầu tư của quỹ BHXH là dù đầu tư quỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền và có thể thu hồi được dễ dàng để chi trả các trợ cấp BHXH. Nguyên tắc thứ tư: Đảm bảo lợi ích xã hội. BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Mục đích của BHXH là đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và mục đích xa hơn của BHXH là nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao mức sống chung của nhân dân. Vì vậy, song song với các yêu cầu về hiệu quả kinh tế nhằm tăng trưởng quỹ, việc đầu tư quỹ BHXH phải đạt hiệu quả về mặt xã hội. Đầu tư quỹ BHXH phải luôn gắn liền với các chính sách về xã hội như dân số, lao động, việc làm. cải thiện môi trường lao động và môi trường sống...Việc đầu tư quỹ BHXH cần chú trọng tới các dự án phục vụ công cộng và các mục tiêu xã hội thực sự, mặc dù lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) đầu tư có thể thấp. Các dự án đầu tư phải là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đông đảo người lao động, phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Do vậy quỹ BHXH có thể được đầu tư vào các công trình dân sinh, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, tham gia vào các quỹ giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợ dạy nghề cho người lao động, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. III. Vai trò của công tác thu BHXH Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH. 1. Vai trò của công tác thu BHXH trong việc tạo lập quỹ. Công tác thu được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tài chính đấy là quỹ BHXH. Quỹ này tạo ra để đảm bảo khả năng tài chính chi trả BHXH. Công tác thu được tiến hành đều đặn hàng tháng (theo quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của tổng giám đốc BHXH ra quyết định ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc) đối với tất cả các ngành, các đơn vị có sử dụng lao động sẽ giúp Nhà nước trong việc giảm chi từ ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Do vậy công tác thu có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà. Vì hàng năm khoản chi này từ ngân sách Nhà nước là rất lớn. Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến, đây cũng là một trong những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Bởi nhiều công trình, hạng mục của đất nước muốn được thi công thì phải có vốn mà ngay lập tức Nhà nước chưa thể cung cấp kịp thời. 2. Công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên trong BHXH. Sự nghiệp BHXH, bước đầu được luật pháp hoá trong chương XII Bộ luật Lao động và được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và đặc biệt công tác BHXH đã được ban hành thành luật BHXH số 71/2006/QH 11. Điều luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa trên cơ sở đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Vì vậy thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong cơ quan đơn vị, để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định. Đây là những nội dung mang tính nghiệp vụ chuyên sâu và đòi hỏi sự chuẩn xác cao, cụ thể từng người lao động trong từng tháng và liên tục kéo dài trong nhiều năm. Kết quả thu BHXH luôn gắn liền với nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH, do đó việc theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở nơi người chủ sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm đóng BHXH. BHXH thành phố có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồng thời trực tiếp thanh quyết toán và chi trả các chế độ cho người lao động.Để có căn cứ thu BHXH, công tác nhgiệp vụ phải căn cứ vào mẫu biểu quy định của Bộ Tài chính. Ví dụ tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số lao động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Danh sách, họ tên, tuổi và mức tiền lương của từng người lao động thuộc quỹ tiền lương của từng đơn vị đến từng người lao động. Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên để ghi kết quả đóng BHXH vào sổ theo dõi của từng người, tạo thành mối quan hệ ba bên là người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi công tác thu BHXH tiến hành đều đặn và nhiệt tình. Công tác thu diễn ra tốt đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 3. Công tác thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH. Một trong các nguyên tắc của BHXH không thể không nhắc tới, đó là nguyên tắc có đóng có hưởng trong BHXH. Có đóng góp phí BHXH thì mới có hưởng các chế độ BHXH. Chính nhờ sự theo dõi, đôn đốc thu của công tác thu đã làm cơ sở đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ về BHXH. Cũng chính nhờ sự theo dõi cẩn thận trong quá trình thu đã góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách BHXH. CHƯƠNG II THựC TRạNG CÔNG TáC THU BHXH TạI THàNH PHố HảI DƯƠNG. THựC TRạNG TìNH HìNH THU BHXH ở BHXH TP HảI DƯƠNG 1. Quy trình thu BHXH. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu như sau: Phân cấp thu thực hiện theo nguyên tắc: Căn cứ vào số lượng các đơn vị sử dụng lao động đã được xác định trên địa bàn, BHXH tỉnh tiến hành thực hiện phân cấp thu BHXH. Việc phân cấp thu BHXH được quy định như sau: * BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại tỉnh bao gồm: - Các đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh. - Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý. - Các đơn vị, tổ chức quốc tế có trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 50 lao động trở lên. Trường hợp các huyện thuộc tỉnh không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới 50 lao động hoặc các đơn vị Trung ương, đơn vị thuộc tỉnh có số lao động không nhiều, thì giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định việc phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể. * BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại huyện bao gồm: - Các đơn vị thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý. - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động đến dưới 50 lao động. - Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu theo quyết định phân cấp thu. Trường hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tượng thu BHXH tự nguyện đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động phải báo cáo BHXH Việt Nam để trình hội đồng quản lý xem xét quyết định. Lập kế hoạch và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT - BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước ngày 20/10. - BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. - BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm. - Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh. - BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc tình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong vòng 1 năm sau. - BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHX, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch. 2. Tình hình thu BHXH từ năm 2004 đến năm 2006. Để hiểu thực trạng thu một cách toàn diện thì chuyên đề tập trung vào những nội dung sau đây: - Quản lý đối tượng tham gia. - Quản lý trích nộp quỹ. - Quản lý tiền Thu. Bảng biểu số 1: Bảng tổng hợp tình hình thu BHXH từ năm 2004-2006 Đơn vị: Đồng Năm Số đơn vị Số lao động Tổng quỹ lương BHXH phải thu BHXH đã thu (%) Thực/phải thu (%) Đã thu năm sau/ trước 2004 274 9.540 97.084.504.101 16.294.896.383 16.973.850.399 104,1 2005 322 11.944 107.247.537.761 25.536.000.000 27.762.145.709 108.7 163.6 2006 428 18.157 207.984.799.100 43.891.551.402 46.963.960.001 107 277.6 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương. 2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH. Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nghiệp vụ thu BHXH. Vì đây là cơ sở để hình thành nên nguồn quỹ BHXH cũng như là việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động của BHXH. Trong thời gian qua BHXH TP Hải Dương đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến người lao động trong tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Dương. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã động viên người lao động yên tâm làm việc, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH là do các nguyên nhân sau: - Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên tìm mọi cách trốn tránh đóng BHXH. - Các doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật kinh tế thị trường, phần đông doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có quy mô sản xuất nhỏ, thiếu ổn định. Lực lượng lao động thường xuyên thay đổi, những biến động tăng, giảm thu nộp BHXH diễn ra hàng ngày. Vì vậyviệc theo dõi quản lý đối tượng lao động tham gia BHXH hết sức khó khăn, đặc biệt là việc theo dõi cấp phiếu khám chữa bệnh luôn phải điều chỉnh. Nên việc quyết toán, đối chiếu thu, chi BHXH gặp khó khăn. Hàng năm số lao động tăng thêm khoảng 2000-2500 lao động nhưng số lao động tham gia đóng BHXH chỉ tăng 15-20%. Trong khi đó lao động thôi việc hưởng trợ cấp một lần chiếm hơn 10% trong tổng số lao động tăng mới. Việc người lao động phải đóng toàn bộ 20% phí BHXH vẫn xảy ra ở một số doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là việc làm trái với quy định. Các doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách không ký kết hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng với người lao động. Việc phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra và giám sát các đơn vị sử dụng lao động chưa thường xuyên dẫn đến các đơn vị chưa thật sự nghiêm túc. Số lao động tham gia mỗi năm tăng nhiều nhưng số lao động được đóng BHXH lại không tương xứng. 2.2 Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH Cùng với việc quản lý đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra là cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra quản lý quỹ lương trích nộp BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động. Trong những năm qua quỹ lương trích đóng BHXH luôn không ngừng tăng điều đó là do số lượng người lao động và lương của công nhân tăng lên không đáng kể. Một nguyên nhân khác là do các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Nếu năm 2004 tổng quỹ lương là 97 tỷ thì đến năm 2006 con số này tăng vọt lên 207 tỷ tăng gấp 2,1 lần sau 3 năm. Mặc dù tăng cao như vậy nhưng con số đó chỉ là tương đối, vì có những đơn vị còn trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động nên họ không khai hết quỹ tiền lương đóng BHXH tại doanh nghiệp. Để tránh tình trạng doanh nghiệp không khai báo đúng và đầy đủ quỹ lương trích nộp BHXH, BHXH TP Hải Dương đã tiến hành công tác kiểm tra tình hình lao động và khai báo quỹ trích nộp BHXH một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất để tình trạng trên không kéo dài, gây thiệt thòi cho người lao động và bất lợi cho cơ quan BHXH. 2.3 Quản lý nguồn thu BHXH Xác định nguồn thu BHXH là vấn đề quan trọng cho nên ngay sau khi đi vào hoạt động, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định 177/BHXH ngày 30/12/1996 về quy định quản lý thu BHXH. Theo đó nguồn thu quỹ BHXH bao gồm: - Đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH theo quy định tai điều 36 của điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. - Ngân sách chuyển sang gồm có: + Chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH trước ngày ban hành điều lệ BHXH (cụ thể NSNN chi trả các đối tượng hưởng BHXH trước 01/01/1995). + Đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động sau ngày ban hành điều lệ BHXH. + Đóng BHYT cho người đang được hưởng các chế độ BHXH. - Tiền lãi, tiên sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo hiểm và phát triển quỹ BHXH. - Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế trong nước và quốc tế. - Gía trị tài sản của BHXH được đánh giá theo quy định của Chính phủ. - Thu khác. Thông qua số liệu ở bảng biểu số 1 chúng ta có thể thấy được việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH TP Hải Dương theo phân cấp quản lý có thể nói là chặt chẽ thông qua việc rà soát số lượng lao động tại mỗi cơ quan doanh nghiệp. Thông qua danh sách lao động được lập theo biểu C45/TBH của BHXH Việt Nam với đầy đủ các yếu tố làm cơ sở và tính toán mức đóng BHXH của từng cá nhân và của các đơn vị, đồng thời làm căn cứ gốc của từng năm để điều chỉnh tăng, giảm giữa các cơ quan BHXH TP với các cơ quan, doanh nghiệp về số lao động, tổng quỹ tiền lương cấp bậc làm cơ sở để tính toán phí BHXH phải nộp hàng tháng, quý và tổng cả năm. Tính đến cuối năm 2006 số tiền BHXH còn bị nợ đọng là2.746.743.509, số đơn vị nợ đọng là 84 đơn vị. Thực tế cho thấy việc nợ đọng phí BHXH ở các doanh nghiệp chủ yếu là do: Sự ràng buộc về pháp luật đối với các doanh nghiệp chưa có một Bộ Luật hoàn chỉnh, do đó vẫn có kẽ hở để chủ lao động lợi dụng trốn hoặc làm chậm trễ trong việc đóng phí BHXH theo quy định. Cơ quan BHXH biết nhưng không có quyền xử lý triệt để mà chỉ có quyền hạn, từ chối việc thanh toán các quyền lợi về BHXH khi các đơn vị, doanh nghiệp chưa nộp lệ phí BHXH. Điều này sẽ chỉ gây thiệt thòi cho người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp nói trên khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo điều 9 Chương II thuộc quy chế “Quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam” kèm theo quyết định số 02/2003/QĐ-TT ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định thì “Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm từ 30 ngày trở lên so với quy định, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, còn phải nộp số tiền phạp chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Đối với những đơn vị cố tình vi pham hoặc chây ì thì BHXH được quyền đề nghị kho bạc Nhà nước, ngân hàng nơi đơn vị giao dịch trích tiền từ tài khoản của đơn vị để nộp đủ số tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền nộp phạt chậm mà không có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động (trừ các đơn vị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nộp chậm)”. Tuy nhiên lãi suất mà ngân hàng Nhà nước ấn định thường thấp hơn lãi suất mà doanh nghiệp đi vay, nên các doanh nghiệp sẵn sàng chịu nộp phạt để chiếm dụng số tiền đóng phí BHXH nói trên để làm vốn kinh doanh mà không phải thế chấp hay chịu sự ràng buộc nào khác. Nguyên nhân thứ hai mà không thể không đề cập đến đó là sự làm ăn, kinh doanh thua lỗ, người lao động thiếu việc làm của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, ngành công nghiệp...Trên địa bàn thành phố hiện nay có 12 doanh nghiệp xây dựng thì cả 12 doanh nghiệp đều nợ đọng một số lượng lớn phí BHXH là 700 triệu đồng. Giải quyết việc kinh doanh thua lỗ, người lao động không có việc làm, giảm thu nhập không thuộc riêng trách nhiệm của hệ thống BHXH mà liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Quyền lợi của người lao động còn ảnh hưởng ở việc khi người lao động đã đóng đủ 5% cho chủ doanh nghiệp nhưng chủ doanh nghiệp lại chưa nộp đủ 15% còn lại . Nguyên nhân thứ ba dẫn đến việc nộp chậm phí BHXH là sự chiếm dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Trong cơ chế thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường tự bỏ vốn của mình ra để thực hiện các hợp đồng kinh tế nhưng đến khi hoàn thành bên A lại chậm thanh toán đó là nguyên nhân dẫn đến một số doanh nghiệp chậm BHXH. Ngoài vấn đề nợ đọng phí BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP Hải Dương là việc khai thác thu BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên và hợp đồng từ 3 tháng trở lên đều phải thực hiện BHXH. Hiện tại trên địa bàn TP Hải Dương có 195 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH nhưng tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp này tính đến cuối năm 2006 là 1,4 tỷ đồng. Nếu tính số lượng doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động thì con số này sẽ cao hơn nhiều. Thực tế cho thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện BHXH đối với người lao động là do việc hợp đồng giữa người lao động và chủ hợp đồng lao động hầu hết thoả thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản rất đơn giản không theo quy định, do vậy sự thiếu ràng buộc giữa chủ sử dụng lao động với người lao động về việc đảm bảo chế độ BHXH. Trong 3 năm qua BHXH TP Hải Dương đã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý và khai thác thu BHXH đối với các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp của BHXH tỉnh Hải Dương được thể hiện số liệu thu năm sau luôn cao hơn năm trước điều đó thể hiện công tác thu BHXH của thành phố là có hiệu quả. Song vấn đề nợ đọng phí BHXH vẫn là một tồn tại cần sớm tìm ra hướng giải quyết như vậy mới đảm bảo cho quỹ BHXH luôn tồn tại và phát triển. TìNH HìNH THựC HIệN CáC CHế Độ TạI BHXH TP HảI DƯƠNG Chi trả BHXH Chi trả BHXH bao gồm: chi trả các chế độ BHXH, chi quản lý và chi khác. Hiện nay chi trả chế độ ở BHXH thành phố được chia thành hai phần tương ứng với hai nguồn NSNN cấp và quỹ BHXH đảm bảo như sau: * Chi các chế độ BHXH từ nguồn NSNN cấp: (Đối với những người đã nghỉ việc hưởng hưu trí và trợ cấp BHXH trước 01/01/1995 hoặc được giải quyết hưu trí và trợ cấp BHXH từ 01/01/1995 trở đi nhưng do nguồn NSNN cấp theo quy định). - Chi hàng tháng: + Lương hưu: quân đội, công nhân viên chức + Trợ cấp BHXH: đối tượng hưởng chế độ mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, người phục vụ tai nạn lao động, người hưởng tuất(tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng), trợ cấp 91/CP. - Trợ cấp một lần: + Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Mai táng phí đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Chi đóng BHYT: Chi đóng BHYT cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) được tính bằng 3% tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực) - Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động - Lệ phí chi trả - Chi khác (nếu có) * Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH: (Đối với những người nghỉ việc hưởng hưu trí hoặc trợ cấp BHXH từ 01/01/1995 trở đi). - Chi hàng tháng: + Lương hưu: quân đội, công nhân viên chức + Trợ cấp BHXH: đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người phục vụ tai nạn lao động, cán bộ xã phường, người hưởng tuất cơ bản, tuất nuôi dưỡng. - Trợ cấp một lần + Trợ cấp theo điều 28, điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. + Trợ cấp một lần đối với cán bộ xã, phường theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ. + Trợ cấp cho người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm (theo điều 27 khoản 2, điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 06/01/1995 của Chính phủ) + Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Mai táng phí đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cán bộ xã, phường. - Chi trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động đang làm việc. Chi đóng BHYT: Chi đóng BHYT cho đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng( hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) được tính bằng 3% tổng số tiền lương hưu, trợ cấp (không tính phụ cấp khu vực). - Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động. - Lệ phí chi trả - Chi khác (nếu có). Phân tích tình hình chi trong 2 năm 2005 và 2006. Biểu số 2: Bảng chi BHXH năm 2005 Đơn vị: Đồng Nội dung Chi từ quỹ BHXH Chi từ NSNN Tổng số Hỗ trợ quỹ BHXH 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Lương hưu 35.909.870.416 78.815.007.500 114.724.877.916 Hưu xã, phường 32.080.081 0 32.080.081 ốm đau 408.854.117 0 408.854.117 Thai sản 1.019.044.187 0 1.019.044.187 Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 654.592.000 0 654.592.000 Mất sức lao động 0 5.278.040.200 5.278.040.200 Trợ cấp 91 0 48.326.000 48.326.000 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 262.901.400 269.203.700 532.105.100 Mai táng phí 67.760.000 245.120.000 312.880.000 Tử tuất 470.472.700 1.207.835.200 1.678.307.900 Thanh toán KCB bắt buộc 1.523.221.791 0 1.523.221.791 Thanh toán KCB người nghèo 1.220.250.213 0 1.220.250.213 Chi KCB tự nguyện 258.065.281 0 258.065.281 Lệ phí chi trả 139.837.000 313.684.000 453.521.000 Tổng cộng 41.966.949.186 86.177.216.600 128.144.165.786 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương. Nhìn vào bảng chi trong năm 2005 ta thấy BHXH TP Hải Dương đã chi cho các chế độ là 128144.165.786 đồng. Trong đó chi từ quỹ BHXH là 41.966.949.186 đồng chiếm khoảng 32,6% trong tổng số nguồn chi. Trong đó chi cho lương hưu chiếm tỷ lệ cao nhất 98,5% trong số tổng chi, tiếp đó là chi mất sức lao động 4,2%, chi tử tuất là 1,3%...còn các khoản chi khác chiếm tỷ lệ nhỏ là 5%. Trong năm 2005 chi BHXH thành phố vẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0044.doc
Tài liệu liên quan