Kiểng cổ là loại kiểng được uốn sửa một cách công phu theo những nguyên tắt nhất định giống như một bài thơ Đường luật. Người chơi kiểng trước hết phải kiên trì, nhẫn nại. mỗi cây kiểng là một tác phảm nghệ thuật sống đúng tàn, đúng thế, đúng điệu, không thừa, không thiếu. mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong đó “ tâm ư trung, hình ư ngoại”. do vậy người chơi kiểng không đơn thuần chỉ là người có bàn tay khéo léo không thôi mà còn phải hiểu biết một số kiến thức cơ bản về âm dương, tam tài, ngũ hành, nguồn gốc vạn vật.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thú chơi kiểng của người Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thần kinh sau những ngày lao động mệt mỏi, vất vả. Thú chơi kiểng cũng được hình thành, phát triển từ những con người yêu thích, muốn hòa hợp với thiên nhiên, tìm trong thiên nhiên những vẻ đẹp để tạo niềm vui cho tâm hồn và trí tuệ của mình.
Phân loại
Có nhiều cách để phân loại kiểng cổ Nam Bộ
Phân loại theo tính chất
Cây đại diện cho phái nam: Là cây xuy phong thế phụ tử. Hình dáng của cây mạnh mẽ, gân guốc. Cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, phóng thoáng, nét mạnh. Cây thường được sửa theo thế “tam cương ngũ thường” tiêu biểu cho đạo làm người của phái nam trong thời kỳ đó.
Cây đại diện cho phái nữ: Là cây xuy phong thế mẫu tử. Hình dáng cây thường mềm mại, uyển chuyển. Cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn. Cành có thể uốn chéo qua thân( chéo đại diện cho nữ) biểu hiện cho nữ tính cho nên thông thường những loại cây có hoa, có hương thơm thường được sử dụng cho loại hình này. Cây kiểng được sửa theo ý này là cây “tam tòng tứ đức”.
Phân loại theo thế
Thế trực: Cây kiểng có thân hình đứng thẳng, có tàn nhánh, kích thước tùy theo dáng đó mà uốn sửa thành thế như thế trực quân tử, thế tam đa…
Thế xiên: Cây kiểng có thân hơi nghiêng từ 15 độ đến 30 độ hoặc nghiêng về một bên 45 độ so với đường thẳng đứng. Nếu từ 15 độ đến 30 độ thì cành nhánh hơi nghiêng theo chiều gió, từ dáng hơi nghiêng này mới uốn sửa thành thế xuy phong hoặc thế trung bình cong, cắt sửa chỉ chừa lại tàn nhánh nào đúng điệu đúng thế mới thôi. Còn nếu nghiêng 45 độ, cây, thân và tàn lá bị gió thổi tạt về một bên, dáng này tùy theo gốc, rễ, tàn nhánh có thể sửa thành thế xuy phong mẫu tử, thế bạt phong hồi đầu, quy căn rất đẹp, ngọn cây quay về ngay gốc giúp cho cây đứng vững không đổ ngã.
Thế hoành: Cây có thân nằm, bò sát đất, có thể uốn thành hình thú như gốc hóa long, hóa hổ, ngọn phải uốn vươn lên để giữ thăng bằng.
Thế huyền: Cây có thân bò qua mép chậu rồi thòng xuống sâu khỏi đáy chậu, phần ngọn mới quay đầu trở lên, phải uốn cây thật mềm mại, tàn nhánh uyển chuyển rồi vươn lên. Tuy nhiên cây có dáng này rất ít thấy.
Ngoài ra còn có cách phân loại theo nhu cầu người chơi. Có người thích chơi lá, có người thích chơi thân nhưng cũng có người lại thích chơi hoa.
Đặc điểm
Về chiều cao của cây kiểng cổ thông thường là 1,6m. Vì nó là dạng kiểng dung để trang trí trước sân nhà cho nên tầm vóc được sửa cho cân đối hài hòa với nhà và cũng ngang tầm quan sát của người thưởng ngoạn. chiều cao của cây phụ thuộc vào độ lớn của thân gốc một cách hài hòa, một phần do ý muốn chủ quan của việc trang trí.
Về mặt nguyên tắc, cây kiểng cổ thường chiết chi nhị diện, bộ cành được uốn sửa theo lối âm dương nghĩa là một tàn bên này, một tàn bên kia.
Các cây kiểng dù được tao ra theo thế nào cũng mang một đặc điểm chung là thể hiện triết lí về cội nguồn, về đạo làm người.
Mỗi một cây kiểng đều có quá trình thiên tạo và nhân tạo.
Và thú chơi kiểng đa số thuộc về những người lớn tuổi về hưu, những người am hiểu về loại hình nghệ thuật này.
Chương II: Giá trị của thú chơi kiểng
Giá trị chủ thể
Xuất phát điểm của nghệ thuật kiểng cổ chính là thú chơi tao nhã vào thời gian rảnh rỗi. Song, đây không chỉ đơn giản là một thú tiêu khiển, giải trí tầm thường mà nó đã trở tahnhf một loại hình văn hóa. Việc trồng kiểng, chơi kiểng là cả một nghệ thuật công phu, tinh tế mà người chơi không phải chỉ có long đam mệ nghệ thuật mà còn pahir có đôi mắt thẩm mĩ, biết thưởng cái đẹp, phải có đôi bàn tay tài hoa để phản ánh được nhận thức thẩm mĩ và nhân sinh quan của con người. Và trên hết là tài biết cách chọn lọc giống cây để tạo tác và đặt tên cho những giáng thế khác nhau làm cho gốc kiểng vô tri trở thành những tạo vật có tính biểu tượng triết lý và tính giáo dục sâu sắc.
Con người Nam bộ - hòa mình với thiên nhiên
Cho đến cuối thế kỷ XVI thì Nam bộ cơ bản còn là một vùng đất hoang vu, hiểm trở. Không phải thiên nhiên ở đây đã hào phóng giành sẵn cho con người mọi thứ cần thiết mà là tự thân những con người can trường, gan góc. Bằng tất cả những nỗ lực lớn lao và những sang kiến phong phú trong quá trình lao động nên chỉ trong vòng hai thế kỷ những lưu dân Việt và con cháu của họ đã chinh phục và biến cải cơ bản môi trường tự nhiên của vùng đất mới họ đã thu được những kết quả to lớn, biến một vùng đất đầy rừng hoang cỏ dại thành những cánh đồng lúa mênh mông và những vườn cây trĩu quả sau những vất vả, gian lao của buổi đầu khai phá vùng đất mới càng ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi về tự nhiên. Điều này làm cho con người ngày càng yêu quý thêm mảnh đất của mình hơn. Và trên đường tìm về với lẽ sống ai cũng muốn đem cái tâm bé nhỏ của mình hòa với cái tâm bao la của trời đất để được gần gũi với thiên nhiên. Vì thiên nhiên nơi đây tuy hoang sơ hiểm trở trong buổi đầu khai phá nhưng lại rất trù phú, tụ do, khoáng mỡ và hiền hòa như một bà mẹ. Bà mẹ thiên nhiên ấy được người chơi kiểng cảm và thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo, long đammê muốn hòa mình vào thiên nhiên bao la.
Hơn nữa, người chơi kiểng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của triết lý phương Đông (Lão Tử) cho rằng: “Đại khối trầm tĩnh vô ngôn”, một cây kiểng sống lâu năm cũng giống như một ông già minh triết đang trầm tư trước trời đất bao la. Người chơi kiểng đặc biệt phải có long yeu thương cây cỏ, coi đời sống cây cỏ như một phần xương thịt của mình. Có như vậy mới thật sự tìm được sự yên tĩnh của tâm hồn trong mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên. Vì vậy mà những người chơi kiểng rất thích băng rung, lội suối để tìm những dáng cây độc đáo, thân hình vặn vẹo, có gốc rễ ngoằn ngoèo, tượng trưng cho sự sống trơ trụi, một mình giữa đỉnh hú mây gào mà vẫn hiên ngang vượt phong ba bão táp.
Ý thức cội nguồn, giáo dục đạo làm người
Người Nam bộ là một trong những bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam. Cho nên, dù người Nam bộ hay Bắc bộ cũng đều có những đặc tình chung, nhất định của người Việt Nam. Nhưng do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường tự nhiên đã hình thành ở người Miền Nam những nét đặc trưng nổi bật.
Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ đầy dẫy những mối nguy hiềm, bất trắc lại là sợi dây liên kết những con người xa lạ lại với nhau. Vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết. Qua bao nhiêu lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly họ càng thấm thía thế nào là tình người. Điều này đã hình thành nên tính cách trọng nghĩa, bao dung, nhân hậu. Họ ý thức được rằng trước điều kiện tự nhiên như vậy thì chia rẽ là chết, tinh thần đoàn kết sống với nhauvif nghĩa không chỉ giúp cho mọi người chia sẻ công việc với nhau, hợp sức đnáh đuổi các loài ác thú mà còn đã có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau.
Hơn nữa do ảnh hưởng tinh thần nho giáo nen những bậc tiền thân dù xa quê cha đất tổ, dù có bạc xứ mà đi họ vẫn không quên được cội nguồn, gốc gác, quê hương và đạo làm người. Điều này thể hiện rất rõ trong phong cách, lối uốn sửa, tạo dáng cây kiểng. Trong quá trình chơi kiểng, người chơi muốn gửi gắm tinh thần, tâm lý của mình vào từng chậu cảnh, từng tán lá nhằm mục đích sửa mình và giáo dưỡng con cháu. Theo Sơn Nam: “Non bộ và cây kiểng bắt nguồn từ một triết lý nôm na là một đạo nghệ, đạo nghĩa”.
Tác giả Thá Văn Thiện trong bào viết “kiểng cổ miền nam” cho rằng: “từ khi Nguyễn Hữu Cảnh đưa dân vào nam lập ấp, họ chwoi và uốn sửa cây kiểng theo các kiểu dáng riêng với chủ ý nói lên đạo làm người”.
Ông Ngô Văn Bi ở Gò Công, một người rất say mê cổ ngoạn và cây kiểng từ nhỏ, ông nói: “Kiểng cổ miền nam ra đời trong bối cảnh Nhà Nguyễn kiến thiết đất nước và củng cố triều đình nên cho các nho sĩ là những người nghĩ ra cách chơi, cách tạo dáng thế theo quan niệm Nho giáo nhằm đề cao đạo đức thánh hiền”
Ông Nguyễn Văn Đủ, một người am hiểu về kiểng cổ cũng đã viết “ các quan đại thần chơi kiểng nhằm mục đích cải hóa nhà vua, còn vua Nguyễn khuyến khích dân chơi kiểng để nâng cao đạo lí luân thường”
Như vậy lối chơi kiểng cổ của người Nam bộ là cách giúp thẻ hiện rõ tâm lí của người tạo ra nó. Qua việc thưởng ngoạn người xem còn thấy rõ được triết lí sống, hiểu rõ cang thường, đạo lí giữa con người với con người, để từ đó xác lập được giềng mối gia đình và xã hội, tự tu tâm dưỡng tánh, giáo dưỡng tinh thần. nó không những là một môn nghệ thuật mà còn là một triết lí sống đưa con người đến chân, thiện, mỹ.
Trí tuệ
Kiểng cổ là loại kiểng được uốn sửa một cách công phu theo những nguyên tắt nhất định giống như một bài thơ Đường luật. Người chơi kiểng trước hết phải kiên trì, nhẫn nại. mỗi cây kiểng là một tác phảm nghệ thuật sống đúng tàn, đúng thế, đúng điệu, không thừa, không thiếu. mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong đó “ tâm ư trung, hình ư ngoại”. do vậy người chơi kiểng không đơn thuần chỉ là người có bàn tay khéo léo không thôi mà còn phải hiểu biết một số kiến thức cơ bản về âm dương, tam tài, ngũ hành, nguồn gốc vạn vật.
Một cây kiểng lí tưởng trước hết phải thể hiện được sự quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Người sành điệu về kiểng cổ phải là người phải biết về dịch lí, nguyên tắt “âm cực sinh dương, dương cực sinh âm” để biết cách mà điều phối các tàn chi theo đúng quy luật
Thí dụ như cây kiểng phải lấy số 3, 5 làm căn bản. do xuất phát từ nguyên lí âm dương, ngũ hành của phương Đông là số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển, mà ít khi dùng số chẵn ngoại trừ một số cây thể hiện điển tích. Cành ở cây kiểng phải được uốn sửa theo lối chiết chi nhị diện có âm có dương, có văn có võ thật hài hòa. Cành được xếp đặt ở phần lồi của thân. Cành được uốn sửa theo kiểu còi chạo cong lên, cong xuống thể hiện nguyên lí cực âm biến dương, cực dương biến âm.
Khi thể hiện tính chất thì cây kiểng đại diện cho phái nam thì hình dáng của cây phải mạnh mẽ, gân guốc, cành nhánh được uốn sửa thiên về dương tính, mạnh mẽ, phóng khoáng. Còn cây đại diện cho phái nữ thì hình dáng phải chọn những cây mềm mại, uyển chuyển. cành nhánh được uốn sửa một cách ẻo lả hơn, thiên về âm tính. Cành có thể uốn tréo qua thân (tréo chữ nữ). Biểu hiện cho nữ tính nên thông thường phải chọn những loại cây có hoa , có hương thơm.
Ba yếu tố thiên –thiên - địa – nhân (ngọn cây, thân cây, gốc rễ) được coi là những yếu tố quan trọng nhất để người nghệ sĩ mang hết tài năng, trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa của mình vào việc cắt tỉa, uốn sửa, phân tàn, tạo dáng để cây có được giá trị và tiềm ẩn một triết lí sống thật cụ thể.
Như vậy, tri thức, sự am hiểu tường tận về các triết lí phương Đông của người chơi kiểng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị cảu cây kiểng. vì chính những triết lí, tri thức đó sẽ làm nên cái hồn cho tác phẩm sống và sống mãi.
4. Ý thức thẩm mỹ, đôi tay tài hoa
Việc thưởng thức một tác phẩm kiểng cũng giống như thưởng thức một baì thơ. Cho nên muốn nắm bắt được cái hồn của cây, người chơi trước hết phải từng trải,hiểu biết, đầy đủ bản lĩnh và tay nghề mới cảm nhân được cái hay, cái đẹp của cả một nghệ thuật. một tác phẩm thực sự có giá trị thì cốt lõi phải thể hiện được ý nghĩa, tâm hồn, tài năng và cả sức sang tạo không ngừng nghỉ của người nghệ sĩ. Để người xem cảm được, thấu được cái tình của tác phẩm thì không thể không kể đến công sức của người đã tỉa tót, uốn nắn ra nó.
Trong thiên nhiên cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng dù sao đó cũng là cái đẹp của thiên nhiên, nếu không có sự nâng niu, chắt lọc từ những bàn ta tài hoa, lịch lãm của con người thì cái đẹp đó cũng chỉ là tương đối, chưa được gọi là hoàn chỉnh.tuy nhiên, trong quá trình đục đẽo, cắt khoét, uốn sửa mà người chơi can thiệp một cách thô bạo có thể làm cho cây biến dạng thaí quá kiểu quạ thành “công”, mèo thành “ chồn” thì không thể coi là nghệ thuật. người xưa thường nói “người đi nhanh trên cát thường không để lại dấu vết gì ”.người chơi kiểng cũng thế, không để lại dấu ấn thô thiển của bàn tay trên vết cắt, đục khoét hoặc tạo ra những đường thô thiển cho cây bị dị dạng, gò bó, tàn nhánh trở nên rời rạc mất hết vẻ thanh thót.
Cái đẹp thì muôn hình muôn vẻ, nhưng con đường tìm tòi cái đẹp thật lắm gian nan. Có cây mới nhìn đã thấy đẹp,nhưng cũng có cây mất nhiều thời gian mới khám phá cái sâu lắng vốn dĩ tìm ẩn từ bên trong, một tác phẩm được coi là tương đối hoàn thiện được coi là cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, đường nét diệu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm ngay từ đầu. cụ thể là các vết cắt phải liền sẹo, tàn nhánh phải hài hòa với tổng thể của cây.trong đó dáng thế của cây là quyết định nhất. tiếp đó là bộ rễ phải phơi bày trên mặt chậu với đày vẻ sung mãn, kiêu hãnh. Một bộ rễ lí tưởng bao giờ cũng nổi lên trên mặt giá thế gợi lên sự vững chải và bền bỉ với đất trời. cây càng già, rễ càng nhô lên tượng trưng cho sự chiến thắng trong cuộc chiến sinh tồn. vỏ cây có thể lồi lõm, sần sùi nhưng không được mang dấu vết thô kệch. Vòm cây phải thoáng, không che khuất thân cây. Lá phải nhỏ phù hợp với kích thước của cây và lúc nào cũng phải xnah mơn mởn.
Giá trị hoạt động
Giá trị hoạt động
Cây kiểng ngoài chức năng đơn thuần là một sinh vật sống, nó còn là một tác phẩm nghệ thuật. Vì thế, nó đòi hỏi người trồng phải có lòng say mê và biết được đặc điểm cụ thể của từng loại cây để áp dụng kỹ thuật cho chính xác. Đối với Nam bộ, được thiên nhiên ưu đãi nên thực vật ở đây rất phong phú, do đó người nghệ nhân có thể sưu tầm, tìm kiếm, và biến đổi những cây theo sở thích của mình.
Người nghệ nhân trồng kiểng có thể nhìn thấy được giá trị nghệ thuật từ những cây có hình dáng độc đáo, gốc rể già nua, cằn cỗi…Đó có thể là những cây hoang dại được tìm thấy từ những chuyến đi rừng . Để tạo ra một cây kiểng đẹp, đòi hỏi người trồng kiểng phải nắm vững nội dung kỹ thuật và đặc tính của từng loại cây đồng thời phải có sự phân định rõ giữa các kiểu cách cây kiểng.
Thiên tạo và nhân tạo là hai yếu tố cơ bản đối với một cây kiểng. Thiên tạo bao gồm các đặc điểm tự nhiên của cây, như: bộ cội rễ, thân, cành, hoa và lá. Nhân tạo là sự tác động của con người bằng nhiều biện pháp khác nhau để cải biến các đặc điểm tự nhiên của cây theo ý muốn, nhưng tất cả đều được đánh giá từ góc độ thẫm mĩ của người nghệ nhân trồng kiểng. Kiểng cổ được uốn sửa công phu theo những nguyên tắc nhất định giống như một bài thơ Đường luật. Đó là một tác phẩm nghệ thuật sống, đúng tàn đúng thế, đúng điệu, không thừa không thiếu, mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa sắc thái riêng biệt tiềm ẩn một triết lý sống thật cụ thể. Để có được một cây kiểng đẹp, cần trải qua nhiều công đoạn, và đòi hỏi sự tỉ mĩ, công phu của người nghệ nhân.
Cây kiểng khi mới đem về thường được trồng trong chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên thì cho cát vào, hoặc xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.. Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian thì lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp thì chuyển qua chậu cạn, dùng cách này có thể làm cho gốc cây lồi ra. Công việc đổi chậu cho cây có thể giúp nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.
Việc tạo ra một vết chai đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh . người nghệ nhân chỉ cần cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này được áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai.
Khi cây kiểng đã phát triển tốt hơn, người nghệ nhân sẽ tiến hành tạo dáng cho cây kiểng. Có nhiều cách tạo dáng khác nhau. Ví dụ như: Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ đã có hàng trăm năm tuổi, thì họ dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên. Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Ở một số vùng khác thì họ dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình.
Dây kim loại được các nghệ nhân dùng để uốn cành tạo dáng rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì họ tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành phải tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên dây được buộc ở thân chính sau đó đến cành chính, cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây cần cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng không được uốn gấp vì sẽ gãy cành. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng. Dây kẽm được dùng phổ biến để uốn cành, vì nó nhanh chóng và tiện lợi hơn.Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan. Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau .
Cắt tỉa cho cây cảnh là công việc thường xuyên của người nghệ nhân. Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó. Cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây. có hai giai đoạn cắt tỉa :
+ Cắt tỉa để tạo dáng
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Phương pháp chiết và ghép cành cũng được các nghệ nhân áp dụng nhằm làm cho cây cảnh ngày càng thêm phong phú và tăng vẻ mĩ quan hơn.
Ngoài ra, phải luôn luôn quan sát, thằm nom thường xuyên các cây, nếu phát hiện sâu bệnh, phải nhanh chóng có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho hợp lý
Những công cụ đáp ứng nhu cầu cho các công đoạn chăm sóc cây: gồm có cưa tay, kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.
Giá trị của cây kiểng cổ
Cây kiểng cổ đã tồn tại khá lâu đời ở đất phương Nam và nó đi đi vào hồn, vào tâm thức của người chơi kiểng. Có người còn coi cây kiểng như một tác phẩm sống có hồn, có khí, có thần, bởi thế khi trong nhà có người mất, gia đình cũng dành cho cây kiểng một vành khăn tang. Vì thế, cây kiểng cổ mang những giá trị riêng và có một vai trò nhất định trong suy nghĩ của những nghệ nhân chơi kiểng.
Giá trị thẩm mỹ
Một cây kiểng cổ lý tưởng trước hết phải thể hiện được sự quân bình thiêng liêng trong vũ trụ, đó là sự hài hòa âm dương và thiên - địa - nhân hợp nhất.
“Uốn kiểng nào khác sương mù
Giang sơn tô điểm đền bù chút công
Thiên hòa, địa lợi song song
Nhơn hòa vạn vật vô cùng thắm tươi”
Bên cạnh đó, cây kiểng còn lấy số ba, số năm làm căn bản trong việc tạo nên vẻ đẹp cho cây. Vì thế, số tàn nhánh phải là số lẻ, vừa tạo nên sự cân đối, vừa tượng trưng cho sự dương tính của cây kiểng.
Để đánh giá một cây kiểng đẹp, người ta thường dựa vào vào các tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật thông qua hình tượng: Nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp.
Hình tức là thân cây, tượng trung cho thiên đạo, gốc phải to và nhỏ dần lên ngọn.
Thế tượng trưng cho nhân đạo, do bàn tay con người tác động vào để tạo ra những dáng thế mà con người muốn ký thác vào trong đó.
Chi tức là cành nhánh, tượng trưng cho thần, có nhánh cong lên (dương), có nhánh chúc xuống (âm). Nhánh dưới phải dài và lớn hơn nhánh trên.
Diệp là lá, tượng trung cho đạo làm con. Lá cây phải tương xứng và phù hợp với khối lượng cành nhánh. Cùng một loại cây, cây nào lá càng nhỏ càng có giá trị nghệ thuật cao.
Tóm lại, kiểng cổ là loại kiểng được uốn sửa công phu theo những nguyên tắc nhất định giống như một bài thơ Đường luật. Đó là một tác phẩm nghệ thuật sống, đúng tàn đúng thế, đúng điệu, không thừa không thiếu, mỗi chi tiết đều mang một ý nghĩa mà tác giả muốn gởi gắm trong đó “tâm ư trung, hình ư ngoại”.
Ý nghĩa triết lý
Hầu hết các cây kiểng xưa đều uốn sửa theo phép tắc lễ nghi, đạo đức thánh hiền. Mỗi thế cây đều có ý nghĩa luân lý và triết lý khác nhau, tùy theo tâm ý của mỗi người, nếu uốn ngọn cao lên thì gọi là tàn võ, uốn thấp hơn thì gọi là tàn văn. Có người lại thích kiểu trung dung vừa văn vừa võ. Tam cương ngũ thường và tam tòng tứ đức là hai thế tiêu biểu cho triết lý nho gia.
Tam cương ngũ thường: tam cương là ba đoạn thân ở giữa cây và năm nhánh lá làm thành bốn tầng và một tán ở đỉnh thể hiện cho ngũ thường.
Tam tòng tứ đức: cây cũng chia làm ba đoạn và bốn tầng thể hiện bốn đức tính: công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ.
Ngoài ra, cây kiểng cổ còn được uốn sửa một cách công phu, đúng số tàn, đúng nhánh, không thừa, không thiếu, và mỗi thành phần trong cây đều có một giá trị nhất định, tiềm ẩn một triết lý sống thật cụ thể. Tiêu biểu như những thế cây sau:
Thế ngũ phúc
Thế ngũ phúc to cao với năm tầng cây, tượng trưng cho Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, có an là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, êm ải thoải mái. Đây là một câu chúc rất ý nghĩa mà ai cũng muốn hướng đến.
Thế bạt phong hồi đầu
Thế này bị gió xô đẩy mạnh nên thân cây nghiêng ngã nhiều hơn, có khi đến 60-70 độ, cành nhánh đều ngã về một bên theo sức của gió, nhưng ngọn bắt buộc phải quy căn và hồi đầu mới đứng vững được. Mặc dầu các cành hầu sơ vơ, xiêu vẹo, nhưng dũng cảm chống chọi với sức gió quay cuồng. Hai nhánh dưới đòi hỏi phải vương tiền phóng hậu, giữ trọng tâm ở trong lòng chậu, hai nhánh trên dù có chênh vênh cũng vẫn giữ được thăng bằng không ngã. Thế này biểu hiện lòng bền chí hiên ngang không khuất phục.
Thế phụ tử, mẫu tử
Thế mẫu tử (mẹ con) phải có hai cây cùng một gốc, cây lớn là mẫu, cây nhỏ là tử; cây mẫu cao gấp 3 lần cây tử mới đúng là mẹ con. Cây này phải cổ thụ, bộ rễ xoè ra nổi lên trên mặt chậu, gốc dạng xuy phong phải cỡ 45 độ, cây tử cũng vậy, cây mẫu và cây tử phải xiên cỡ 90 độ mới đẹp, đủ chỗ để phân chi tán cành nhánh ôm lấy cây tử, như mẹ chăm sóc con với dáng vóc trìu mến thương yêu tình cảm thật sự của mẹ đối với con.
Thế phụ tử: Thế này cũng y như thế mẫu tử, nhưng cây phụ, nhưng cây cha phải to cao và đứng thẳng hơn cây mẫu, tạo vóc dáng cuả người cha, ít dịu dàng hơn, cứng rắn hơn, nhưng không phải là không che chở cho con, thể hiện đúng tình cảm cha con,cây tử nhỏ hơn cây phụ nhiều, cũng ba tàn, quấn quýt lấy cây phụ, lúc nào cũng nhờ sự bao bọc cuả người cha.
Thế quần tụ tam sơn
Là ba cây kiểng nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây kiểng trực thụ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết vẻ đẹp. Cho nên thế tam sơn biểu tượng cho sự đòan kết:
"Một cây làm chẳng nên nonBa cây dụm lại thành hòn núi cao".Thế tam sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất đẹp.
Ngoài ra, còn rất nhiều thế kiểng rất độc đáo với những ý nghĩa khác nhau như thế trực quân tử, thế tam đa, thế nhất trụ kình thiên, thế ngũ nhạc hay tiều phu quải tử,… Tuy nhiên, những thế trên đã khái quát nên suy nghĩ cũng nhưng tính cách của người Nam Bộ như trọng gia đình, luôn đoàn kết lẫn nhau để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Chương III: sự phát triển của thú chơi kiểng cổ ngày nay
1. Ảnh hưởng của các trường phái chơi kiểng khác
Gần đây, do chịu ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hoá phương Tây, nhiều nghệ đã dần dần cách tân và uốn sửa cây kiểng cổ thành những kiểu thức đơn giản mang tính địa phương. Các trường phái công viên Âu Mỹ đã dần dần lấn áp, ít nhiều đã phá vỡ những nguyên tắc chuẩn mực của cây kiểng cổ truyền thống và ngày càng có xu hướng phóng khoáng hơn.
Đặc biệt là kiểng Bonsai của Nhật phát triển ngày càng mạnh đã ảnh hưởng nhiều đến cây kiểng cổ, nhưng với bản sắc và bản lĩnh độc đáo của mình, cây kiểng cổ tuy có thay đổi nhưng vẫn giữ được những giá trị ban đầu và làm giàu thêm cho nghệ thuật cây kiểng Việt Nam. Các thế kiểng đều nhằm vào việc ký thác những tâm tư nguyện vọng sâu xa mà người trồng đều gởi gắm vào trong quá trình uốn sửa kiểng. Và như thế, kiểng cổ xưa đã mang lại những giá trị đặc biệt vượt cả thời gian.
Trong cuộc hội thảo về kiểng cổ Nam bộ do Hội Hoa lan Cây cảnh tỉnh Cần Thơ kết hợp với Hội Hoa la
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn hóa học ( thú chơi kiểng của người Nam bộ).doc