EU thực hiện việc hỗ trợ tài chính ngay từ khi các nước này bắt tay vào cải tổ, dỡ bỏ hạn ngạch áp dụng cho một số hàng hoá, mở rộng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), ký một số hiệp định thương mại với Hungary, Balan.
Từ đầu những năm 1990, nhằm thúc đẩy quan hệ toàn diện hơn nữa với các nước Trung và Đông Âu. Hiệp định Châu Âu (EUropean Agreements) được hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Bublin (4/1990) thông qua. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại giữa EC với các nước Trung và Đông Âu. Nội dung là thúc đẩy tự do hoá thương mại trong hợp tác.
Hội nghị thượng đỉnh ESSEN 1994, đánh dấu việc EU chuyển sáng chiến lược tiền hội nhập. Chương trình PHARE theo tinh thần của Agenda 2000, hợp tác gia nhập cũng được đổi mới. Trong giai đoạn 2000-2006 sẽ hỗ trợ hàng năm 1 tỷ 560 triệu EURO cho các nước chuẩn bị gia nhập EU. Những ưu tiên của PHARE trong giai đoạn này là xây dựng thể chế và khuyến khích đầu tư. Đó là:
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cản kỹ thuật hay phi thuế quan hết sức phức tạp, nó còn được gọi là những rào cản thể chế, xuất phát từ những khác biệt giữa các thành viên về luật pháp, quy định, chính sách trợ giá… Để xoá bỏ các rào cản kỹ thuật cuối 1985 Uỷ ban Châu Âu phát hành sách trắng về hoàn thiện thị trường thống nhất Châu Âu với 282 giải pháp nhằm xoá bỏ các rào cản về lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn, lao động, hoàn tất thị trường nội khối vào 31/12/1992, dựa trên hệ thống song hành mới. Một mặt, các qui định, các tiêu chuẩn về sản xuất và tiêu thụ ở các nước cần đáp ứng các yêu cầu nhằm đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho cộng đồng. Mặt khác, các nước thành viên phải cùng việc ban hành các luật lệ, quyết định liên quan đến các rào cản kĩ thuật và phải thừa nhận những quy định về tiêu chuẩn của nhau, nếu đáp ứng được các đòi hỏi tối thiểu trên. Chỉ trong trường hợp cần thiết việc hoà hợp tiêu chuẩn kĩ thuật mới cần đệ trình lên uỷ ban và toà án Châu Âu để tham chiếu các tiêu chuẩn Châu Âu. Với hệ thống song hành này đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất.
Ngoài ra, trong Hiệp ước Rome còn qui định các cá nhân được đảm bảo tự do di chuyển chọn việc làm và bảo đảm các điều kiện xã hội tối thiểu ở bất cứ nước thành viên nào mà họ cư trú. Các nước thành viên được tự do cung cấp dịch vụ liên quan tới hoạt động có tính giới hạn về thời gian và tính chất xuyên biên giới giữa các nước thành viên. Hơn nữa một qui định giúp hoàn thiện thị trường thống nhất đó là được tự do luân chuyển vốn và thanh toán. Trong qui định này cho phép các doanh nghiệp cũng như các cá nhân được mở tài khoản ở bất cứ đâu trong liên minh và được phép chuyển một lượng vốn không hạn chế giữa các nước thành viên.
* Chính sách cạnh tranh của thị trường thống nhất
Các nước thành viên trong liên minh có quyền hạn rộng rãi trong việc tự quyết định mức độ can thiệp của mình vào nền kinh tế. Tuy nhiên có sự can thiệp của cộng đồng. Như vậy chính sách cạnh tranh của EU liên quan không chỉ tới hoạt động của các doanh nghiệp mà còn tới hoạt động của các nước thành viên. Nền tảng cơ bản của chính sách cạnh tranh của EU là dựa vào các diều khoản về cạnh tranh từ điều khoản 85 đến 94 của hiệp ước Rome, sau này là điều khoản 81 đến 89 trong hiệp ước thống nhất năm 1965 (thống nhất Cộng đồng Than – Thép, Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế Châu Âu) được giữ nguyên trong Hiệp ước Maastricht năm 1992.
Nội dung chính là:
- Chống độc quyền và lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp, bao gồm các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước.
- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các nước thành viên.
Kiểm soát hỗ trợ nhà nước của các nước thành viên.
Việc thành lập thị trường thống nhất cùng với việc phát triển khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã góp phần thúc đầy vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của EU theo hướng tăng dần tỷ lệ dịch vụ.
Bảng 3 cơ cấu kinh tế của EU, Mỹ, Nhật
Khu vực
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1988
1997
1988
1997
1988
1997
EU-15
3,1
2,1
35,3
30,3
61,8
67,4
Mỹ
1,8
1,6
28,8
25,2
69,4
73,2
Nhật
2,6
1,7
39,0
35,6
58,5
62,7
Nguồn Eurostat và OECD (trích tại “ các nước Đông Âu gia nhập liên minh Châu Âu- Trang2 9”) Nhà xuất bản KHXH – HN - 2005
Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế EU ở mức 5,6% cao hơn so với Mỹ, Nhật ở mức 4% trong giai đoạn 1988 - 1997.Mặt khác thương mại nội khối và ngoại khối đều gia tăng trong quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất. EU chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất trên toàn cầu 1980 đạt 519 tỷ ECU, chiếm 39,4%. Năm 1988 đạt 1966 tỷ ECU, chiếm 39,7% tổng xuất khẩu toàn cầu. Nếu chỉ tính xuất khẩu ra thế giới năm 1998 EU: 19,6%, Mỹ: 16,3%, Nhật: 9,5%. Đồng thời trong lĩnh vực đầu tư, theo đánh giá của Uỷ ban Châu Âu, EU đã thu hút FDI toàn cầu ngày càng lớn, trong quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất. Tỷ lệ FDI vào EU từ 28,2% FDI của toàn cầu những năm 1980 đã tăng lên 44,4% năm 1993.
Bảng 4 tỷ lệ dòng FDI vào/ GDP
1980
1985
1990
1997
EU-15
5,5
8,6
11,0
15,2
Mỹ
3,1
4,6
7,2
8,4
Nhật
0,3
0,4
0,3
0,6
Nguồn UNTACD 1999
Bảng 5 phân bổ FDI toàn cầu 1998 (Đơn vị %)
Vào
EU-15
35,7
95,5
Mỹ
30,0
20,5
Nhật
0,5
3,7
Các nước khác
33,8
16,3
Nguồn UNTACD 1999
2.1.1.2 Liên minh kinh tế - tiền tệ
Sau khi hoàn thành liên minh hải quan, năm 1971 kế hoạch Werner đưa ra những giải pháp được xem như tuyên bố về việc thành lập một liên minh kinh tế - tiền tệ trong cộng đồng. Năm 1972, có 11 nước tham gia vào hệ thống này là Anh, Ailen, Đan mạch, Na uy, Thuỵ điển và 6 nước sáng lập EEC. Nội dung chính của Hệ thống này là tỉ giá trao đổi giữa đồng tiền của các nước tham gia chỉ được phép dao động trong khoảng cộng trừ 2,25%. Nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế nên trong giai đoạn này các nước đều phải chịu lạm phát mạnh dẫn đến hợp tác liên minh tiền tệ tan rã, đầu tiên là Anh sau đó là Pháp, Italia rồi Thuỵ Điển đều rút khỏi hệ thống.
Tháng 3 năm 1979, Pháp và Đức kiên trì với ý tưởng liên minh tiền tệ đưa ra sáng kiến hệ thống tiền tệ Châu Âu EMS. Hưởng ứng sáng kiến này mộ tiểu ban được thành lập để chuẩn bị báo cáo cho việc hình thành liên minh. Kết quả báo cáo Delors với kế hoạch xây dựng liên minh này theo 3 giai đoạn được đệ trình vào tháng 6 năm 1989. Giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/7/1990 với việc tăng cường các cam kết trong hệ thống tiền tệ EMS bảo đảm biên độ tỷ giá ± 2,25% , được hoàn tất cùng với việc hoàn thiện thị trường thống nhất vào cuối 1992.
Trong Hiệp ước Maastricht qui định những tiêu chuẩn cụ thể và đưa ra thời gian biểu cho việc hoàn tất liên minh kinh tế tiền tệ. Tháng 12/1995 đồng tiền chung Châu Âu ra đời: EURO.
Năm 1997, EU còn thông qua hiệp ước “ổn định và phát triển” (GSP-stability and growth pact).
Tháng 5/1998 Uỷ ban Châu Âu đã quyết định 11 nước thành viên đủ tiêu chuẩn tham gia đợt đầu là: Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Áo, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ailen, Lúc-xem-bua. Hi Lạp không đủ tiêu chuẩn còn Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch không muốn tham gia.
Tháng 6/1998 ECB được thành lập. Tháng 1/1999 Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn 1999 - 2001 là bước quá độ, đồng EURO ra đời và tồn tại song song với các đồng tiền quốc gia thông qua tỉ giá chuyển đổi được công bố sử dụng trong các giao dịch thanh toán nhưng chưa xuất hiện dưới dạng tiền mặt. Ngày 1/1/02 EURO được phát hành dưới dạng tiền giấy và tiền xu thì Hi Lạp cũng tham gia vào liên minh tiền tệ.
Việc lưu hành một đồng tiền chung thống nhất tạo nên những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế khu vực:
-Tăng cường cạnh tranh trên các thị trường hàng hoá dịch vụ, vốn và lao động.
-Tiết kiệm chi phí giao dịch ngoại hối (ước tính 0,4% GDP giữa các nước thành viên), tăng cường hiệu quả kinh tế chung.
-Tạo nên môi trường đầu tư ổn định hơn với các rủi ro vể tỷ giá giảm hẳn.
2.1.1.3 Một số chính sách kinh tế chung của EU, thể chế và quá trình hoạch định chính sách.
* Một số chính sách kinh tế chung của EU bao gồm: Chính sách ngân sách, chính sách nông nghiệp chung, chính sách vùng và gắn kết kinh tế xã hội.
Trong đó chính sách vùng và gắn kết kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU. Năm 1975 Quỹ phát triển vùng của EU hay được gọi là quĩ cơ cấu thiết lập. Năm 1987 ra đời đạo luật Châu Âu đơn nhất (SEA) nhằm mục tiêu thúc đẩy chương trình hoàn thiện.
* Thể chế của EU gồm 4 thể chế quyền lực cơ bản là: Cơ quan tối cao, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng bộ trưởng các nước thành viên, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu.
Ngoài ra còn có các thể chế bổ trợ như ngân hàng đầu tư Châu Âu, uỷ ban kinh tế xã hội, uỷ ban vùng và vùng kiểm toán.
Khi chuẩn bị thành lập liên minh kinh tế tiền tệ thể chế chính quan trọng thứ năm là ngân hàng trung ương Châu Âu (ra đời vào tháng 8/1998)
* Quá trình hoạch định chính sách của Châu Âu
Những hiệp ước mà các nước thành viên cùng cam kết là nền tảng pháp lý cơ bản của việc xây dựng thể chế và hoạch định chính sách của EU trong đó những hiệp ước quan trọng là:
- Hiệp ước Rome - 1957 Thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu
- Hiệp ước hợp nhất, thống nhất các thể chế của liên minh, 1965
- Đạo luật Châu Âu đơn nhất, 1987
- Hiệp ước liên minh Châu Âu hay hiệp ước Maastricht
- Hiệp ước Amsterdam 1997
- Hiệp ước Nice 2001
2.1.2 Giai đoạn mở rộng EU – 27
EU đã trải qua 5 lần mở rộng nhưng những lần trước là kết nạp các nước công nghiệp phát triển có điều kiện về kinh tế xã hội gần tương đồng nhau. Đợt 1 kết nạp Anh, Ailen, Đan mạch đây là những nước công nghiệp phát triển; đợt 2,3 kết nạp Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha những nước này nghèo hơn các nước trong thành viên EU làm cho cải tổ chính sách ngân sách trở nên cấp thiết, thu nhập bình quân đầu người của những nước kết nạp (ngang giá sức mua) xấp xỉ 70% mức trung bình của cộng đồng, còn về dân số đóng góp them 16%. Sau đợt mở rộng lần 3 đạo luật Châu Âu thống nhất (SEA) thúc đẩy quá trình liên kết chặt chẽ hơn nữa trong cộng đồng Châu Âu là tiền đề cho việc cải tổ ngân sách theo hướng thể chế hoá sâu hơn. Với mục tiêu gắn kết trong việc hoàn thành thị trường thống nhất với việc tăng cường quĩ cơ cấu chủ yếu cho các nước nghèo hơn như Hi Lạp, Ai len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nội dung của Delors - 1 gồm các đặc điểm chính:
- Tăng nguồn thu ngân sách cộng đồng, đạt tới mức trần 1,2% GDP – 1992.
- Mở rộng hệ thống nguồn lực riêng tạo ra nguồn thu thứ tư dựa vào sự đóng góp theo GDP của các nước giầu hơn.
- Củng cố kỉ luật ngân sách, hạn chế dần chi cho hỗ trợ nông nghiệp
- Tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan tới chênh lệch giữa đóng góp và phân bổ ngân sách cộng động với Anh, đảm bảo sự khác biệt giới hạn ở 66% so với mức chung
- Tăng gấp đôi nguồn ngân sách cho các vùng kém phát triển của cộng đồng trong giai đoạn 1988 - 1993.
Lần mở rộng thứ tư của liên minh Châu Âu kết nạp Thuỵ Điển, Áo và Phần Lan không gây ra những vấn đề lớn trong ngân sách ngoài việc bổ sung mục tiêu thứ sáu hỗ trợ cho các vùng dân cư thưa thớt của các nước này, khoản phân bổ dưới 3% quỹ cơ cấu.
Lần mở rộng thứ 5 với việc kết nạp 10 nước thành viên Trung và Đông Âu vào 1/5/04 vừa qua là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử phát triển của EU.
Bảng 6 Một vài số liệu về các nước thành viên mới - 2001
(tính theo đồng EURO)
Nước
Diện tích
Dân số (triệu người)
GDP
GDP ngang giá
Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân ngang giá
SIP
9.251
0,762
10,2
12,5
15.100
18.500
SEC
78.866
0,2
63,3
136,2
6.200
13.300
ETONIA
45.227
1,4
6,2
13,4
4.500
9.800
HUNGARI
93.030
10,2
58,0
120,6
5.700
11.900
LATVIA
64.589
2,4
8,5
18,2
3.600
7.700
LITHUANIA
65.300
3,5
13,4
30,5
3.800
8.700
MALTA
316
0,394
4,0
n.a
10.300
n.a
BALAN
312.685
38,6
196,7
355.6
5.100
9.200
SLOVAKIA
49.035
5,4
22,8
59,5
4.200
11.100
SLOVENIA
20.273
2,0
20,9
31,8
10.500
16.00
EU-15
3.237.900
376,4
8.828.9
8.828,9
23.200
23.200
(Nguồn Uỷ ban Châu Âu 2003.)
Dân số đợt mở rộng lần này tăng 20% xấp xỉ lần mở rộng thứ nhất năm 1973, diện tích tăng 23% xấp xỉ lần mở rộng thứ tư, tài sản của 10 nước thành viên mới không bằng 5% của cải vật chất của 15 thành viên cũ; thu nhập bình quân đầu người của 10 nước đông Âu chỉ bằng 45% thu nhập GDP bình quân đầu người của 15 nước tây Âu. Kể cả khi nhận được sự giúp đỡ đầy đủ của Tây Âu, 10 nước thành viên mới cũng phải mất ít nhất 15 năm mới đạt được mức sống ngang với phần còn lại của tổ chức khu vực này. Đợt mở rộng lần này có những khác biệt cơ bản so với những lần trước: Thứ nhất số thành viên gia nhập rất lớn có tới 10 nước lớn nhỏ cùng gia nhập. Thứ hai, có tới 8 trong số 10 nước này là những nước chuyển đổi trong đó có tới 7 nước là những nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Balan, Hungari…Các nước này đang trong quá trình hoàn tất chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sáng nền kinh tế thị trường và đều trải quan giai đoạn cải tổ đầy khó khăn để liên kết với EU. Thứ ba khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên cũ và mới khá lớn.
Chính vì vậy đợt mở rộng lần này đưa tới nhiều thuận lợi cũng như nhiều khó khăn cần phải đối mặt với EU. Nên EU đã phải xây dựng một chiến lược đàm phán hỗ trợ hội nhập công phu, tập trung nhiều năng lực nhằm giúp các nước trung và Đông Âu thực hiện các tiêu chuẩn hội nhập, rút ngắn thời gian chuyển đổi, sớm gia nhập EU vào tháng 5-2004. Đồng thời,EU cũng phải thực hiện những cải tổ sâu rộng về thể chế, các liên kết và chiến lược phát triển cho phù hợp với liên minh bao gồm 25 nước thành viên. Mặt khác, đưa ra những tiêu chuẩn gia nhập cả về kinh tế và chính trị đối với các nước ứng viên để đảm bảo rằng sau quá trình mở rộng liên minh vẫn tiếp tục phát triển và những thành quả đạt được cùng với các giá trị tiêu chuẩn của mình phải được củng cố tăng cường.
Tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 1993, đưa ra tuyên bố lịch sử bằng việc kết nạp các thành viên Trung và Đông Âu sẽ được tiến hành khi các nước này đáp ứng được tiêu chuẩn Copenhagen về kinh tế và chính trị:
- Ổn định thể chế, đảm bảo dân chủ, tuân thủ pháp luật, quyền con người, tôn trọng và bảo vệ các nhóm thiểu số;
- Hình thành một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có thể chịu được áp lực cạnh tranh trong liên minh;
- Có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của cac nước thành viên, tuân thủ các mục tiêu của liên minh trong các lĩnh vực chính trị,kinh tế, tiền tệ và thực thi các luật pháp hay các acquis (hay luật pháp EU) của cộng đồng.
* Chiến lược hỗ trợ của EU đối với các nước Trung và Đông Âu
Việc hỗ trợ cho hội nhập của các nước Đông Âu gia nhập EU chia ra làm ba giai đoạn: hợp tác, tiền hội nhập, hội nhập.
Năm 1993, EU chính thức tuyên bố các tiêu chuẩn hội nhập cho các nước Trung và Đông Âu. Năm 1997 mới đưa ra chương trình nghị sự 2000, cụ thể hoá các tiêu chuẩn trên và thiết kế một chiến lược hội nhập toàn diện để rồi đến 1998, bắt đầu mở các cuộc đàm phán chính thức với các ứng viên. Tuy nhiên, trên thực tế chiến lược này được thực hiện sớm hơn.
EU thực hiện việc hỗ trợ tài chính ngay từ khi các nước này bắt tay vào cải tổ, dỡ bỏ hạn ngạch áp dụng cho một số hàng hoá, mở rộng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), ký một số hiệp định thương mại với Hungary, Balan.
Từ đầu những năm 1990, nhằm thúc đẩy quan hệ toàn diện hơn nữa với các nước Trung và Đông Âu. Hiệp định Châu Âu (EUropean Agreements) được hội nghị thượng đỉnh Châu Âu tại Bublin (4/1990) thông qua. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại giữa EC với các nước Trung và Đông Âu. Nội dung là thúc đẩy tự do hoá thương mại trong hợp tác.
Hội nghị thượng đỉnh ESSEN 1994, đánh dấu việc EU chuyển sáng chiến lược tiền hội nhập. Chương trình PHARE theo tinh thần của Agenda 2000, hợp tác gia nhập cũng được đổi mới. Trong giai đoạn 2000-2006 sẽ hỗ trợ hàng năm 1 tỷ 560 triệu EURO cho các nước chuẩn bị gia nhập EU. Những ưu tiên của PHARE trong giai đoạn này là xây dựng thể chế và khuyến khích đầu tư. Đó là:
- PHARE dành 30% nguồn lực phân bổ cho mục đích hỗ trợ xây dựng thể chế nhằm giúp cho các ứng viên phát triển cơ cấu, các chiến lược nguồn lực con người và kĩ năng quản trị cần thiết.
- Trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư, PHARE được thực hiện theo nguyên tắc chỉ đóng vai trò xúc tác cho các ưu tiên, các hoạt động hướng gia nhập mà không thể trì hoãn được. Phần đầu tư còn lại theo nguyên tắc đồng tài trợ có sự đóng góp của các nước thành viên, cùng điều phối dưới sự kết hợp của Uỷ ban Châu Âu với Ngân hàng đầu tư Châu Âu và thể chế tài chính quốc tế khác.
Ngoài ra, từ năm 2000 trở lại đây còn có hai chương trình hỗ trợ nữa là hỗ trợ về đầu tư giao thông và môi trường ISPA với ngân sách hàng năm trên 1 tỷ EURO và hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn SAPRD với ngân sách hàng năm trên 500 triệu EURO.
Bảng 7 Chỉ tiêu ngân sách của EU cho chuẩn bị hội nhập
Chương trình hỗ trợ
1990-1999 (triệu EURO)
2000-2003 (triệu EURO)
PHARE
6776
6240
ISPA
4160
SAPARD
2800
Nguồn: Uỷ ban Châu Âu – 2003
Song song với các chương trình hỗ trợ tài chính cho hội nhập, còn một sự giúp quan trọng từ EU cho các nước ứng viên là hợp tác với Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) và các thể chế tài chính khác cung cấp tín dụng cho những nước này. Năm 1999, EIB đã cung cấp khoản vay 2,17 tỷ EURO và dự kiến sẽ cung cấp một khoản tín dụng trị giá 16 tỷ EURO trong giai đoạn 2000 -2007 cho các bước ứng viên mới.
Bảng 8 Phân bổ ngân sách cho 10 nước thành viên mới trong giai đoạn 2004-2006 (theo giá 1999, triệu EURO)
Lĩnh vực
2004
2005
2006
Nông nghiệp(NN)
- Chính sách NN chung
- Phát triển nông thôn
1897
327
1570
3747
2032
1715
4147
2322
1825
Cơ cấu
- Quỹ cơ cấu
- Quỹ găn kết
6070
3453
2617
6907
4755
2152
8770
5948
2822
Chính sách và chỉ tiêu chuyển đổi
- Các chính sách hiện hành
- Biện pháp an toàn hạt nhân
-Hiệp định Schegen
1457
846
125
286
1428
881
125
302
1372
916
125
271
Bộ máy hành chính
503
558
612
Bù trừ ngân sách lưu thông tiền tệ
- Lưu thông tiền tệ
- Bù trừ ngân sách
1273
1011
262
1173
744
429
940
644
296
(Nguồn: Uỷ ban Châu Âu, 2003)
* Những cơ hội và thách thức của đợt mở rộng lần này là:
Việc mở rộng sáng phía Đông năm 2004, là cơ hội để EU trở thành một cộng đồng kinh tế mạnh nhất, một thị trường thống nhất lớn nhất thế giới, tới hơn 450 triệu người tiêu dùng, chiếm 27,8% GDP toàn cầu, 17,3% thị phần thế giới (chỉ tính thương mại giữa EU và thế giới - số liệu Wold Bank, tính cho EU-15 và 10 nước chuẩn bị gia nhập, 2003), tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu cũng như giải quyết những thách thức mới của thế kỉ 21. Sự hình thành thị trường thống nhất rộng lớn hơn sẽ thúc đẩy sự luân chuyển hàng hoá và dịch vụ, vốn và công nghệ từ các nước thành viên phát triển hơn của EU sáng các nước Đông Âu, góp phần phát triển và kích thích đầu tư trong khu vực. Mặt khác, giúp củng cố an ninh quân sự, đảm bảo lợi thế cho EU trong cạnh tranh giành giật khu vực trung và đông Âu với Nga và Mỹ…
Đồng thời tạo ra những thách thức không nhỏ. Với những đặc thù về số lượng thành viên kết nạp lớn, khoảng cách chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế, khác biệt về chính trị, thể chế, luật pháp...lớn nhất, đòi hỏi EU không những chỉ nỗ lực hỗ trợ cho các thành viên mà còn phải cải tổ chính mình cả về chính trị và kinh tế.
+ Điều chỉnh khuôn khổ chính trị - cải tổ thể chế
Hiệp ước NICE là bước tiến quan trọng của EU trong việc cải tổ thể chế cũng như hoạch định chính sách chuẩn bị cho đợt mở rộng lần thứ 5. Nội dung chính là:
Mở rộng thủ tục bỏ phiếu đa số cho việc thông qua quyết định của hội đồng trong các lĩnh vực cơ sở mà trước đây vẫn áp dụng.
Phân bổ lại số phiếu của các nước thành viên cũ và mới trong thủ tục đa số đủ thẩm quyền;
Phân bổ lại số ghế trong Hội đồng Châu Âu
Tăng cường quyền hạn cho Uỷ ban Châu Âu
Sau khi mở rộng Uỷ ban Châu Âu được cho phép them quyền tự quyết định hơn trước thì tính minh bạch hiệu quả đòi hỏi thể chế này phải có những cải tổ để nâng cao hơn nữa năng lực quản lý. Ngoài ra, theo dự kiến mỗi nước chỉ được đề cử một uỷ viên…
Hội đồng Châu Âu: hiện nay, đang diễn ra những chuyển biến lớn về quyền lực của quốc hội Châu Âu như một thể chế siêu quốc gia được bầu cử tập trung nhằm tăng cường tính dân chủ hợp pháp của cộng đồng như đưa ra các thể chế EU gần dài hơn; việc mở rộng EU đòi hỏi tăng số ghế của Quốc hội từ 626 lên 732…
Còn với toà án Châu Âu hiệp ước gia nhập qui định sẽ có sự thay đổi 3 năm một lần, 13 rồi 12 thẩm phán trong 25 nước thành viên, toà sơ thẩm cũng tăng lên 25 thành viên.
Ngoài 4 thể chế trên cải tổ cũng được thực hiện trong tất cả các thể chế khác của EU.
+ Điều chỉnh chính sách
Cải tổ chính sách ngân sách cuả liên minh thứ nhất vẫn duy trì ở mức 1,27% GDP, nhưng việc tăng ngân sách sẽ dựa vào tăng trưởng GDP, phấn đấu đạt tới 105 tỷ EURO năm 2006. Thứ hai, ưu tiên cho quỹ cơ cấu, duy trì ở mức 0,46% GDP của cộng đồng cả giai đoạn 2000 - 2006 tức 247 tỷ EURO cho các thành viên hiện nay và 47 tỷ EURO cho các thành viên mới cho cả giai đoạn chuẩn bị gia nhập và sau này. Thứ ba hỗ trợ nông nghiệp, tiếp tục cải cách chính sách nông nghiệp chung theo hướng như năm 1992.
+ Xây dựng chiến lược phát triển mới - chiến lược Lisbon
Tháng 3/2000 tại Lisbon, cũng những chương trình cải tổ thể chế ngân sách, hội nghị thượng đỉnh EU đã xây dựng một chiến lược tạo ra một khu vực kinh tế Châu Âu năng động, có khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở kinh tế tri thức vào năm 2010. Đây là chiến lược cải tổ kinh tế toàn diện nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từ cải tổ hệ thống pháp lý EU cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện của các thành viên, đổi mới thị trường lao động, củng cố liên kết xã hội và đảm bảo phát triển bền vững.
Sau 50 năm xây dựng và phát triển EU đã thành công trong việc tạo dựng một thị trường chung và sử dụng một đồng tiền mạnh đồng EURO. VớI sự kiện ngày 01/01/2007 kết nạp thêm 2 thành viên mớI là Bulgaria và Romania, đã nâng số thành viên của EU lên con số 27. Hiện nay đân số của EU là trên 500 triệu ngườI, sống trên diện tích 4 triệu km2, GDP hàng năm trên 10.000 tỷ USD.
2.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam
Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và EU được bắt đầu từ năm 1987. Từ đó đến nay nó không ngừng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thể hiện bằng các cuộc viếng thăm của các vị lãnh đạo cấp cao hai nước như sau đại hội IX các cuộc viếng thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh với một số nước Châu Âu, tháng 10 năm 2002 Chủ tịch Trần Đức Lương sang thăm Pháp, tham dự ASEM 4, tháng 5 năm 02 Uỷ ban Châu Âu đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 với ngân sách là 162 triệu EURO, tập trung vào hai lĩnh vực: Tăng cường phát triển năng lực thông qua phát triển nông thôn (nhất là các vùng nghèo), Phát triển giáo dục giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thông qua hỗ trợ cung cấp để tiến tới nền kinh tế thị trường và nhiều chương trình khác nữa. Việt Nam luôn coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU là một chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu là thu hút được những nguồn vốn từ nước có công nghệ nguồn. Tuy nhiên, qua nhiều chính sách và biện pháp mà cả hai bên đã thực hiện thì đầu tư của EU còn khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm lực của hai bên. Cụ thể, từ năm 1988 đến tháng 6 năm 2006 cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho trên 7550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD, trong đó có 6390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 53,9 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hiệu lực) đạt trên 28 tỷ USD (nếu tính cả dự án hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt 36 tỷ USD) trong đó EU chỉ chiếm 10% về số dự án và 16,7% về vốn đăng ký. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU hiện xấp xỉ 24% xuất khẩu và 11,2% nhập khẩu. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 1990 đạt chưa đến 300 triệu USD, năm 2002 đạt gần 5 tỷ USD năm 03 đạt hơn 6,8 tỷ USD.
EU chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ít nhất là vào lĩnh vực nông lâm nghiệp. Các dự án của EU được đánh giá là có hiệu quả.
Các đối tác nhận được FDI của EU thì Mỹ là đối tác quan trọng nhất. Nguồn vốn FDI của EU tăng lên về tỷ lệ đối với đầu tư sang các nước Trung và Đông Âu giai đoạn 2001 - 2004. Riêng Châu Á chỉ chiếm được 10,8% tổng nguồn vốn FDI của EU (1999, năm 2000 là 7,4% và liên tiếp giảm về cả số lượng và tỷ lệ trong các giai đoạn sau), Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Châu Á nhưng không phải là đối tác chiến lược của EU nếu so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore…
2.2.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam giai đoạn EU – 15
Tính đến tháng 5 năm 2004 có 11 trong số 15 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 367 dự án, tổng vốn là 6023 triệu USD, vốn pháp định là 3564 triệu USD, vốn thực hiện là 4196 triệu USD. Trong tổng số vốn FDI đã được đăng ký, các khu vực Châu Á chiếm 63,2%, EU chiếm 20,4%, Mỹ chiếm 13,4%, Oxtrâylia, Niudilân chiếm 3%. Thời kỳ 1996 - 2000 FDI từ các nước thuộc EU, có chiều hướng tăng hơn 5 năm trước (tỷ lệ vốn đăng ký của các dự án từ EU bình quân chiếm 23,2% thời kỳ 1991 - 1995, tăng lên 25,8% thời kỳ 1996-2000). Riêng các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm 44% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam (nguồn Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 239).
Bảng 9 đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
(Nguồn: tổng cục thống kê 2004 trang 111)
Xét về cơ cấu đầu tư FDI của EU phân theo ngành kinh tế
Vốn EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp với 202 dự án chiếm trên 55% tổng số dự án còn hiệu lực, trong đó riêng công nghiệp nặng đã chiếm tới 43,56%, tỷ lệ vốn thực hiện là 76,3% tổng số dự án còn hiệu lực tiếp đó là ngành dịch vụ chiếm 34% tổng số dự án với tỷ lệ vốn thực hiện là 55,6% trong đó chủ yếu đầu tư vào các ngành giao thông, liên lạc, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như y tế giáo dục rất thấp về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư, có 17 dự án với số vốn đăng ký là 88
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31874.doc