Lời nói đầu 1
Chương 1 3
Những vấn đề lý luận chung 3
1.1. Những lý luận chung về đầu tư 3
1.1.1. Khái niệm đầu tư: 3
1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư: 3
1.1.3. Nguồn vốn đầu tư: 3
1.1.4. Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế: 5
1.1.5. Môi trường đầu tư. 7
1.2. Những lý luận chung về khu công nghiệp 10
1.2.1. Khu công nghiệp 10
1.2.2. Doanh nghiệp khu công nghiệp. 11
1.2.3. Doanh nghiệp chế xuất. 11
1.2.4. Các loại hình doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 11
1.2.5. Các lĩnh vực được đầu tư vào khu công nghiệp. 11
1.2.6. Công ty xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. 12
1.2.7. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. 12
1.2.8. Điều kiện để xây dựng một khu công nghiệp thành công. 13
1.2.9. Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế. 14
1.2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp 17
1.3. Kinh nghiệm thành công trong thu hút đầu tư vào một số khu công nghiệp. 22
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực. 22
1.3.2. Kinh nghiệm của các khu công nghiệp trong nước. 24
Chương 2 29
Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà nội 29
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà nội giai đoạn 1998-2002. 29
2.1.1. Những thành tựu đạt được. 29
2.1.2. Những khó khăn, hạn chế. 30
2.2. Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn Hà nội. 31
2.2.1. Những thành tựu đạt được. 31
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế. 32
2.3. Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà nội. 33
2.3.1. Các khu công nghiệp tập trung cũ. 33
2.3.2. Các khu công nghiệp tập trung mới. 35
2.4. Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội. 38
2.4.1. Thực trạng thu hút đầu tư. 38
2.4.2. Những kết quả đạt được trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội. 47
2.4.3. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. 49
* Nhóm các vấn đề khung pháp lý. 56
* Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và hạ tầng cơ sở. 57
* Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và thủ tục hành chính. 63
* Nhóm các vấn đề về tổ chức bộ máy của Ban quản lý. 63
* Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ. 63
* Hoạt động xúc tiến đầu tư. 65
* Nhóm các nguyên nhân về phía công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. 65
* Nhóm các nguyên nhân khác. 66
Chương 3 68
Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội. 68
3.1. Định hướng phát triển công nghiệp Hà nội. 68
3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp Hà nội. 68
3.1.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp cũ. 68
3.1.3. Định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung. 69
3.1.4. Định hướng phát triển các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 70
3.2. Các vấn đề đặt ra cần nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp. 71
3.2.1. Về việc phát triển các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch: 71
3.2.2. Về xử lý mối quan hệ giữa phát triển các khu công nghiệp tập trung với phát triển các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn: 71
3.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển các khu công nghiệp với các khu đô thị và dân cư. 73
3.2.4. Vấn đề về ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp. 73
3.2.5. Về các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp ở Hà nội còn một số vấn đề rất đáng quan tâm, cụ thể là: 74
3.3. Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà nội. 74
3.3.1. Các giải pháp đối với các khu công nghiệp xây dựng trước thời kỳ đổi mới. 74
3.3.2. Các giải pháp đối với các khu công nghiệp tập trung mới. 74
3.3.3. Các giải pháp đối với khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 84
3.4. Mối quan hệ giữa khu công nghiệp tập trung và khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 85
Kết luận 87
Danh mục tài liệu tham khảo 88
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí
Đặc điểm: cơ sở hạ tầng phân tán, thiết bị cũ.
2.3.1.9. Khu công nghiệp Chèm.
Diện tích: 14 ha.
Ngành công nghiệp chính: vật liệu xây dựng, dệt.
Đặc điểm: máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Qua các đặc điểm của 9 khu công nghiệp cũ trên địa bàn Hà nội ta thấy: Điểm yếu cơ bản của các khu công nghiệp là thiếu quy hoạch, xây dựng thiếu đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng. Theo kết quả kiểm tra gần đây thì không có một nhà máy, xí nghiệp nào có phương án xử lý bảo vệ môi trường, đặc biệt là không có cơ chế quản lý hành chính nhà nước của chính quyền trên địa bàn có khu công nghiệp. Điều đó dẫn đến hiện tượng quy hoạch lộn xộn không có công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải. Trong khu vực nhà máy, xí nghiệp có đủ cả công trình phục vụ sinh hoạt như: nhà ở, trại trẻ, bệnh xá, cơ sở dịch vụ...Chính điều này giờ đây đã trở thành gánh nặng của thành phố và bản thân các công ty doanh nghiệp trong quá trình giải toả.
2.3.2. Các khu công nghiệp tập trung mới.
Trên địa bàn Hà nội hiện có 5 khu công nghiệp tập trung mới. Khác với các khu công nghiệp tập trung cũ, các khu công nghiệp tập trung mơí là mô hình mới hiện đại, xây dựng có sự định hình, định hướng, hoạt động theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 5 khu công nghiệp này chịu sự quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà nội.
Quy hoạch các khu công nghiệp này có địa điểm tương đối phù hợp, gần sân bay bến cảng, đường sắt, và đường bộ quốc gia. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt, rất thuận lợi cho môi trường đầu tư. Đó là những khu công nghiệp được phân bố phù hợp, không gian đô thị gắn với việc phát triển kinh tế của từng vùng, lãnh thổ, phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trong 5 khu công nghiệp mới thì có 3 khu công nghiệp Sài Đồng A, Thăng Long, Nội Bài có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 3 công ty liên doanh. Riêng khu công nghiệp Đài Tư thì chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 100% vốn nước ngoài và khu công nghiệp Sài Đồng B là 100% vốn trong nước.
Tên khu công nghiệp
Địa điểm
Thời điểm cấp phép và giao đất.
Quy mô(ha)
Tổng vốn đầu tư (USD)
Nguồn vốn
Đơn vị thực hiện
Ngành sản xuất
1. Sài Đồng A
Gia Lâm
GP1595/GP
17/6/96
28/4/97
407
(50 năm)
45.903.000
TN+NN
Liên doanh Daewoo-Hanel
ô tô và lốp, công nghiệp điện tử, linh kiện cơ khí
2. Nội Bài
Sóc Sơn
GP 839/GP
12/4/94
5/10/94
100
(50 năm)
29.950.000
TN+NN
Liên doanh Malaixia- công ty xây dựng công nghiệp ( Sở XD Hà nội)
Sản phẩm cơ khí, máy móc
3. Đài Tư
Gia Lâm
GP1385/GP
123/8/96
23/8/95
40
(50 năm)
14.000.000
NN
Công ty xây dựng và kinh doanh CSHT Đài Tư
Sản phẩm điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, máy móc và đồ gia đình
4. Sài Đồng B
Gia Lâm
QĐ151/TTg
11/3/96
26/7/97
97.11
(47 năm)
120 tỷ đ
TN
Công ty điện tử Hà nội Hanel
Sản phẩm điện tử
5. Bắc Thăng Long
Đông Anh
QĐ1845/CP
22/2/97
2/6/97
295
(50 năm)
56.000.000
TN+NN
Liên doanh cơ khí Đông Anh và tập đoàn Sumotomo( Nhật Bản)
Sản phẩm điện tử viễn thông và các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng
Biểu 2.1: Các khu công nghiệp tập trung mới trên địa bàn Hà Nội
Nguồn: Ban Quản lý KCN, KCX Hà Nội
2.3.3. Các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
Khái quát tình hình triển khai các dự án khu công nghiệp vừa và nhỏ( đến tháng 10/2002).
Biểu 2.2 : Các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
TT
KCN
Diện tích
(ha)
Ngành nghề kinh doanh
Tổng vốn ĐT CSHT
( tỷ đ)
Vốn DN
(tỷ đ)
TGHT
Vĩnh Tuy-Thanh
Trì
12.12
Cơ khí, điện máy,...
34.8
88
2002
PhúThị - Gia Lâm
14.82
Cơ- kim khí, điện máy, dệt may, ...
33.8
115.2
2002
Cụm CN V&N Từ Liêm
21.13
Cơ- kim khí, điện, điện tử, dệt may...
67.8
301.6
2002
Cụm SXTTCN&CN Quận Cầu Giấy
8.29
Cơ- kim khí, điện, điện tử, dệt may...
29.9
16.84
2002
Cụm CN V&N Nguyên Khê - Đông Anh
18.5
Dệt may
46.5
42.68
2002-2003
Cụm TTCN Hai Bà Trưng
8.35
Cơ, kim khí, điện, điện tử
34.18
21.36
2002
Cụm CN Toàn Thắng
30
Chế biến nông sản, thực phẩm
40
2002
Cụm CN NamThăng Long
218.12
Cơ khí dân dụng
61
2002
Cụm CN NgọcHồi- Thanh Trì
60
2003
Cụm CN Ninh Hiệp- Gia Lâm
60
Cụm CN Phú Minh- Từ Liêm
23
Đã có 69 doanh nghiệp trong 3 KCN
Nguồn: Văn phòng HĐND&UBND thành phố Hà nội
2.4. Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội.
2.4.1. Thực trạng thu hút đầu tư.
2.4.1.1. Đối với các khu công nghiệp cũ.
Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp cũ ở Hà nội những năm 60,70 có thể nói là sự ra đời tự nhiên của tổ hợp một số nhà máy, xí nghiệp, là sự đòi hỏi cần thiết trong phát triển kinh tế công nghiệp của thành phố.
Trong 9 khu công nghiệp cũ của Hà nội, tổng cộng có 155 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp của từng khu được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
Biểu2.3: Thực trạng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp cũ.
STT
Tên khu công nghiệp
Số doanh nghiệp
1
Minh Khai-Vĩnh Tuy- Mai Động
38
2
Giáp Bát- Trương Định
13
3
Văn Điển -Pháp Vân
14
4
Thượng Đình
29
5
Cầu Diễn- Mai Dịch
8
6
Gia Lâm- Yên Viên- Đức Giang
21
7
Đông Anh
22
8
Chèm
5
9
Cầu Bươu
5
10
Tổng cộng
155
Nguồn: Ban quản lý KCN,KCX Hà nội.
2.4.1.2. Đối với các khu công nghiệp tập trung mới.
a) Tình hình thu hút số vốn và số dự án.
Cho đến cuối năm 2002 đã có 4 trên 5 khu công nghiệp tập trung tiếp nhận các dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp, đó là khu công nghiệp Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà nội - Đài Tư. Tính đến 10/2002 đã có 56 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào trong khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 587,5 triệu USD, trong đó Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số vốn đăng ký là 330.008.000 USD, và 105.937 tỷ VNĐ, Nội Bài có 8 dự án với tổng số vốn đăng ký là 52.454.000 USD, Hà nội - Đài Tư có 4 dự án với tổng số vốn đăng ký là 6.210.000 USD, Thăng Long có 21 dự án với tổng số vốn đăng ký là 198.812.667 USD. Ta có bảng cụ thể sau:
Biểu2.4 : Bảng thu hút đầu tư của các khu công nghiệp
(Tính đến cuối tháng 10/2002)
STT
Tên khu công nghiệp
Số DA
Vốn đăng ký(USD)
Diện tích thuê đất
(m2)
1
Sài Đồng B
23
330.008.000
390.206
2
Nội Bài
8
52.454.000
110.183
3
Thăng Long
21
198.812.667
527.333
4
Hà nội - Đài Tư
4
6.210.000
50.584
Tổng cộng
56
587.484.667
1.078.306
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà nội.
Biểu đồ 1: Tình hình thu hút số dự án của các KCN Hà nội tính đến cuối tháng 10/2002
Qua các số liệu trên ta thấy số lượng các dự án phân bố không đồng đều giữa các khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Sài Đồng B và Thăng Long . Trong 4 khu công nghiệp thì khu công nghiệp Sài Đồng B được coi là thành công nhất với 23 dự án( chiếm 41,07% tổng số dự án và 56,17% tổng số vốn đăng ký).
b) Tình hình thu hút đầu tư của các KCN qua các năm.
Biểu 2.5: Tình hình thu hút đầu tư của các KCN qua các năm
TT
Chỉ tiêu
Năm
Số dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Tăng trưởng so với năm trước (%)
1997
4
10,80
1
1998
3
2,75
-25
1999
2
5,71
-33,3
2000
13
124,10
550
2001
11
135,624
-15,4
2002
23
309,50
109,1
Tổng cộng
56
588,484
Nguồn: Văn phòng HDDND và UBND Thành phố Hà nội
Qua biểu trên ta thấy, số dự án thu hút được trong những năm đầu tiên rất ít, chỉ từ năm 2000 trở đi số dự án thu hút được mới có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt trong năm 2002 thu hút được những 23 dự án.
c) Phân loại các dự án đã thu hút được vào các KCN Hà nội theo một số tiêu chí
* Theo khả năng thực hiện
Biểu 2.6 : Phân loại các dự án trong các KCN Hà nội theo khả năng thực hiện
(Tính đến 30/10/2002)
Loại
Phân loại dự án
Số DA
Vốn đầu tư (triệu USD)
Tỷ lệ so với tổng số dự án
Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư(%)
1
Dự án đã triển khai sản xuất kinh doanh
27
478,946
44,3
78,4
2
Dự án đang triển khai
16
65,306
26,2
10,7
3
Dự án chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện
12
55,797
19,7
9,1
4
Dự án chưa triển khai không có khả năng thực hiện, kiến nghị rút giấy phép
6
10,993
9,8
1,8
5
Tổng số dự án còn hiệu lực
61
610,592
100
100
Ghi chú: Các dự án trên bao gồm cả các dự án đầu tư XD kinh doanh CSHT
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà nội.
Những con số thống kê trên chỉ ra tình hình thực hiện các dự án, số dự án không có khả năng thực hiện chiếm tỷ lệ 1,8% trong tổng số 61 dự án. tỷ lệ này là thấp về mặt toán học nhưng so với tổng số 61 dự án thì tỷ lệ này lại khá cao. Tỷ lệ các dự án chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện còn lớn (chiếm12 dự án). Đây là một tỷ lệ lớn vì đầu tư mà không thực hiện được thì công cuộc đầu tư đó chỉ mang tính hình thức, trong khu công nghiệp thì hình thức đó gọi là “giữ đất”.
* Theo hình thức đầu tư
Biểu 2.7: Bảng phân loại dự án trong các KCN Hà nội theo hình thức đầu tư
(Tính đến 30/10/2002)
TT
Hình thức đầu tư
Số dự án
Số vốn đăng ký (triệu USD)
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Tổng
Tỷ lệ
(%)
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Tổng
Tỷ lệ
(%)
1
100% Vốn nước ngoài
18
12
11
6
47
77,05
218,842
60,766
54,797
10,993
345,038
56,5
2
100% Vốn trong nước
4
1
5
8,2
6,582
0,312
6,834
1,1
3
Liên doanh
5
3
1
9
14,75
253,429
4,228
1,000
258,720
42,4
Tổng số
27
16
12
6
61
100
478,496
64,994
55,797
10,993
610,592
100
Nguồn: Văn phòng HĐND, UBND thành phố Hà nội
Từ bảng trên ta thấy số dự án có vốn đầu tư từ trong nước còn rất hạn chế, chỉ có 5 dự án trong đó 1 dự án đang triển khai thực hiện, loại dự án chiếm tỷ trọng nhiều nhất là dự án có vốn nước ngoài nhưng lại có đến 6 dự án không có khả năng thực hiện.
* Phân loại dự án trong các KCN Hà nội theo các nhóm ngành chủ lực ở Hà nội
TT
Nhóm ngành
Số dự án
Số vốn đăng ký, triệu USD
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Tổng
Tỷ lệ %
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Tổng
Tỷ lệ %
1
Điện, điện tử
9
1
3
1
14
22,9
296,828
2,210
36,100
0,883
336,021
55
2
Cơ kim khí
8
6
5
1
20
32,8
130,966
29,206
12,886
1,200
174,258
28,6
3
Dệt may, da giày
1
2
1
4
6,6
1,500
2,110
5,100
8,710
1,4
4
CN vật liệu mới
5
Thực phẩm
2
1
1
4
6,6
4,612
3,000
3,000
0,360
7,972
1,3
6
Các ngành khác
8
8
1
2
19
31,1
46,088
1,700
1,700
3,450
83,626
13,7
7
Tổng số
27
16
12
6
61
100
478,494
37,616
55,796
9,750
610,587
100
Biểu 2.8: Phân loại các dự án theo các nhóm ngành chủ lực ở Hà nội
(Tính đến 30/10/2002)
Nguồn : Văn phòng HĐND&UBND Thành phố Hà nội
Qua bảng trên ta thấy, nhóm ngành CN vật liệu mới chưa thu hút được dự án đầu tư nào. Đây là một thiếu sót vì nếu không thu hút được đầu tư trong nhóm ngành này thì chúng ta sẽ không có nguồn cung cấp nguyên vật liệu khi nguồn vật liệu tự nhiên khan hiếm. Nhóm ngành điện, điện tử cũng mới chỉ thu hút 9 dự án, chiếm 22,9 %, đây cũng là một tỷ lệ còn khiêm tốn, nhóm ngành dệt may da giầy cũng chưa có dự án nào được triển khai, như vậy đầu tư vào nhóm ngành này vào KCN mới chỉ là hình thức, chưa phát huy tác dụng để đem lại sản phẩm cho thị trường Hà nội.
* Theo đối tác đầu tư
Biểu2.9: Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp theo đối tác ( Không kể các dự án liên doanh).
Nước
Số dự án
Vốn đăng ký(triệu USD)
1. Nhật
22
219,977
2. Mỹ
2
31,980
3. arapxeut
1
20,000
4. Trung Quốc
2
13,290
5. Singapo
3
11,508
6. Hàn Quốc
3
7,4
7. Đài Loan
4
6,21
8. Thái Lan
1
5,000
9. Malaixia
1
1,300
10. Bỉ
1
0,660
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà nội.
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Hà nội chủ yếu là đến từ Châu á. Trong khi đó các nhà đầu tư ở các nước phát triển và có nền công nghiệp hiện đại hầu như vẫn chưa có mặt tại các khu công nghiệp Hà nội. Duy chỉ có 2 dự án của Mỹ vào khu công nghiệp Nội Bài với vốn đăng ký đầu tư là 31,980 triệu USD, 1 dự án liên doanh Việt Pháp vào Sài Đồng B với vốn đầu tư là 2,5 triệu USD.
2.4.1.3. Đối với các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
Tính hết năm 2002 mới chỉ có 2 khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ là Vĩnh
Tuy- Thanh Trì, Phú Thị- Gia Lâm được xây dựng xong. Hiện có 3 khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ đều được lấp đầy khi công bố dự án. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Biểu2. 10: Thu hút đầu tư vào các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ
Tên khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ
Số doanh nghiệp
Vĩnh Tuy- Thanh Trì
18
Phú Thị- Gia Lâm
19
Cụm CN Từ Liêm
32
Nguồn: Ban quản lý KCN,KCX Hà nội.
Hầu hết các doanh nghiệp trong các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ đều là các công ty trách nhiệm hữu hạn vốn trong nước( trung bình khoảng từ 7-10 tỷ đồng).
2.4.2. Những kết quả đạt được trong quá trình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội.
a) Giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất, thu hút thêm được nhiều dự án và vốn đầu tư để phát triển sản xuất công nghiệp. Như đã nêu ở trên, nhờ có sự ra đời của các khu công nghiệp tập trung và các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ, tính đến cuối năm 2002, các khu công nghiệp thủ đô đã thu hút được 61 doanh nghiệp đăng ký đầu tư ( kể cả các dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng) vào các khu công nghiệp tập trung. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung năm 2002 đã đạt 263 triệu USD, nộp ngân sách đạt 13 triệu USD, xuất khẩu đạt 154 triệu USD. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung đã thu hút 7862 lao động, trong đó có 7650 lao động Việt Nam và 203 lao động nước ngoài.
Ta có bảng chi tiết về kết quả hoạt động của các khu công nghiệp Hà nội
Biểu 2.11: Các kết quả đạt được của các KCN Hà nội
Năm
Nội dung
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Số dự án
4
3
2
13
11
23
Số vốn (triệu USD)
10,8
2,75
5,71
124,10
133,624
309,50
Lao động (người)
3000
3025
3538
3591
5208
7862
Nhập khẩu (triệu USD)
83,7
180,5
296,6
416,3
520,1
Xuất khẩu (triệu USD)
93,9
201,4
325,7
445,3
665,7
Nguồn : Ban quản lý KCN, KCX Hà nội
Các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ tuy mới phát triển nhưng có 2 khu đã thu hút được 37 doanh nghiệp, trong đó khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Thanh Trì với diện tích 12 ha đã thu hút được 18 doanh nghiệp và khu công nghiệp Từ Liêm với diện tích 21 ha đã thu hút được 32 doanh nghiệp trong đó 29 doanh nghiệp đã và đang hoạt động.
b) Các khu công nghiệp tập trung đã tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Hà nội. Trong tổng số 61 dự án đăng ký thuê đất trong các khu công nghiệp thì chỉ có 6 dự án 100% vốn đầu tư trong nước( chiếm 9,84%), còn lại là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Tạo điều kiện cho việc chuyển dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoại thành. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp tập trung và việc mở thêm các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ rất tích cực từ phía thành phố nên một số doanh nghiệp trong nội đô tìm kiếm được mặt bằng sản xuất, có điều kiện mở rộng sản xuất, thực hiện một bước quá trình di chuyển ra ngoại thành, vào các khu công nghiệp theo chủ trương của UBND Thành phố.
d) Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp không chỉ giải quyết được nhu cầu rất bức bách về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất bởi chỗ thời gian cho thuê đất trong các khu công nghiệp khá dài hạn ( tới 50 năm), các khu công nghiệp đều được xem xét về mặt quy hoạch nên không còn phấp phỏng lo âu bị nhà nước thu hồi đất, GPMB như trước đây.
e) Phát huy được nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Sự phát triển các khu- cụm công nghiệp tập trung đã tạo điều kiện cho một loạt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động. Trước đây, trong khi chưa mở ra các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ với sự trợ giúp của thành phố, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khó khăn về năng lực tài chính nên không thể thuê đất trong các khu công nghiệp tập trung. Gần đây, khi các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ ra đời đã thu hút, tạo điều kiện cho một bộ phận khá lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển công nghiệp của thành phố.
f) Sự phát triển các khu công nghiệp còn góp phần tích cực và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố và từng quận, huyện, thúc đẩy quá trình chuyển giao nâng cao và đổi mới công nghệ. Qua việc cấp giấy phép đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung và xét cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê đất trong các khu- cụm công nghiệp vừa và nhỏ thành phố đã điều tiết được một phần sự phát triển của các ngành công nghiệp theo định hướng phát triển các ngành nghề ưu tiên. Nhiều doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao đã được thu hút vào các khu công nghiệp tập trung.
2.4.3. Những mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
2.4.3.1. Những mặt tồn tại, hạn chế.
a) Tỷ lệ diện tích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp tập trung của Hà nội đều khá thấp.
Biểu 2.12: Tỷ lệ diện tích đã xây dựng CSHT và tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà nội với một số tỉnh, thành phố.
TT
Tỉnh, thành phố
DT theo QH(ha)
Đã XD
Đã thuê
Đã XD
% của TS
Đã thuê
% của TS
1
Hà nội
850
260
30,6
108
12,7
2
TP Hồ Chí Minh
2525
1590
62,9
720
28,5
3
Bình Dương
1667
1167
70,0
539,9
32,4
4
Đồng Nai
2953
2168,7
73,4
1142,6
38,7
5
Bà Rịa- Vũng Tàu
2600
1731
66,6
543
20,8
Nguồn: Văn phòng HĐNH & UBND thành phố
Qua biểu trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích khu công nghiệp đã hoàn tất cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy so với tổng diện tích đất thuê đều thấp hơn tất cả các tỉnh, thành phố được đem so sánh.
b) Quy mô vốn đầu tư và số lao động đã thu hút vào các khu công nghiệp tập trung của Hà nội còn thấp.
Biểu2.13: So sánh quy mô vốn đầu tư và số lao động giữa một số KCN.
TT
Tỉnh, thành phố
Vốn ĐTNN
Vốn ĐTTN
Số LĐ
Số DA
Vốn
(triệu USD)
Số DA
Vốn
(tỷ đ)
Người
1
Hà nội
55
602,7
6
117,6
7862
So với Hà nội (lần)
1
1
1
1
1
2
TP Hồ Chí Minh
346
1036,7
358
7905
111092
So với Hà nội (lần)
6,3
2,16
59,66
67,2
14,1
3
Bình Dương
298
1221
87
1915
34538
So với Hànội (lần)
5,4
2,02
14,5
16,3
4,4
4
Đồng Nai
291
4168
99
2076
104212
So với Hà nội (lần)
5,3
6,9
16,5
17,65
13,25
5
Bà Rịa- Vũng Tàu
21
1178
26
21030
630
So với Hà nội (lần)
0,38
1,95
4,33
178,8
0,08
Nguồn: Văn phòng HĐNH & UBND thành phố
Như vậy tất cả các chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước cũng như số lao động vào các khu công nghiệp tập trung của Hà nội đều thấp với các tỉnh đêm ra so sánh( trừ chỉ tiêu số lao động ở các khu công nghiệp Hà nội cao hơn Bà Rịa- Vũng Tàu.
c) Việc thu hút các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tập trung ở Hà nội không cao.
Biểu2.14: So sánh số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp giữa một số KCN.
Đơn vị ( triệu USD)
TT
Tỉnh, thành phố
Số dự án
Số vốn đầu tư
TS DA
Số DA trong
khu công nghiệp
TS vốn
Số vốn
trong kcn
TS
%
TS
%
1
Hà nội
261
41
15,7
1796
242
13,5
2
TP Hồ Chí Minh
864
315
36,4
2237
1201
53,7
3
Hải Phòng
56
15
26,8
136
61
44,8
4
Đà Nẵng
34
12
35,3
109
75
68,8
5
Bình Dương
444
236
53,1
1286
900
70,0
6
Bà Rịa- Vũng Tàu
34
8
23,5
110
60
54,5
Nguồn: Văn phòng HĐNH & UBND thành phố
Qua tính toán, số doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của thành phố HCM gấp 3,3 lần về số dự án và 1,25 lần về tổng số vốn đầu tư so với ở Hà nội nhưng nếu tính riêng số dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp thì ở thành phố HCM gấp 7,7 lần Hà nội về dự án và 5 lần về số vốn đầu tư. Tương tự như vậy, ở Bình Dương tổng số doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 1,7 lần ở Hà nội và tổng số vốn đầu tư nước ngoài gấp 0,72 lần Hà nội nhưng riêng các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp Bình Dương thì gấp 5,76 lần so với Hà nội và số vốn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp Bình Dương gấp 3,72 lần so với Hà nội.
d) Số lượng các doanh nghiệp trong nước còn ít.
Số lượng các doanh nghiệp trong nước thuê đất trong các khu công nghiệp tập trung ít đã làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tương đối tách rời, việc phối hợp, hiệp tác, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý và trình độ khoa học công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài do đó bị hạn chế nhất định.
e) ô nhiễm môi trường và quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng.
Việc hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ trong một số quận nội thành như Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, các khu vực ven đô như khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Thanh Trì, Minh Khai, Từ Liêm.. cùng với việc thu hút các công nghiệp vừa và nhỏ có trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp, thậm chí cả các doanh nghiệp kinh doanh các ngành sử dụng nhiều lao động thủ công, dễ gây ô nhiễm môi trường đang có nguy cơ hút mạnh lao động ngoại tỉnh, gây ô nhiễm môi trường, làm quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vốn đã quá tải ở nội thành.
2.4.3.2. Nguyên nhân.
a) Những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Hà nội.
Hà nội là một trong những trung tâm công nghiệp, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn nhất nhất cả nước và là thị trường lớn thứ 2 trong cả nước. Với hệ thống hạ tầng tương đối hiện đại và thuận lợi, đội ngũ lao động có tay nghề, chuyên môn vào bậc nhất cả nước, Hà nội hoàn toàn có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Vị thế và tiềm năng sẵn có của Hà nội như hiện nay các khu công nghiệp Hà nội cũng có những mặt mạnh so với các địa phương khác trong cả nước trong việc thu hút đầu tư.
Các khu công nghiệp Hà nội hầu hết đều có cơ sở hạ tầng đầy đủ và thuận tiện và hình thức quản lý chặt chẽ. Khu công nghiệp Thăng Long được đánh giá khu công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhất không thua kém gì các khu công nghiệp nước ngoài bao gồm:
Hệ thống cấp điện: Mạng lưới cung cấp điện 22 KV được đặt ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống cấp nước: Sau khi được xử lý tại nhà máy lọc nước, nước tiêu dùng công nghiệp được cung cấp bởi hệ thống ống nước bằng sắt mềm đặt ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống thông tin liên lạc: Cũng được đặt ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải của các đơn vị thuê đất sẽ được thu hồi bằng hệ thống ống ngầm và được xử lý trước khi cho chảy vào kênh chạy qua khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Sài Đồng B cũng được đánh giá là cơ sở hạ tầng đầy đủ với:
Hệ thống cấp điện: 22KV, công suất 50 MVA.
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước của Hanel có thể cung cấp 10.000m3 nước.
Hệ thống thông tin liên lạc: Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam sẽ quản lý và điều hành các dịch vụ thông tin liên lạc ở khu công nghiệp. Các chủ thuê đất sẽ ký hợp đồng với Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.
Hệ thống xử lý nước thải: Mỗi hãng thuê đất sẽ phải xin phép Bộ Khoa học - Công nghệ- Môi trường phê duyệt hệ thống xử lý chất thải.
Khu công nghiệp Nội Bài
Hệ thống cấp điện: Trạm biến thế 110KV/220KVm, công suất 40MVA
Hệ thống cấp nước: 7500m3/ngày- đêm,
Hệ thống thông tin liên lạc: 2000 đường dây và đường điện thoại cáp quang.
Hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống xử lý chất thải hiện đại sử dụng phương pháp sử lý sinh học.
Thành phố cũng áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính và thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp tập trung, kể cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh trong khu công nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành đối với từng sắc thuế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong khu công nghiệp, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nộp thuế như sau:
Đối với doanh nghiệp chế xuất: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất; 15% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ.
Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp.
15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận; Trường hợp xuất khẩu từ 50-80% sản phẩm của mình thì được giảm thêm 50% thuế lợi tức trong 2 năm tiếp theo; 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.
20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp trong khu công nghiệp nộp khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
Đối với công ty phát triển cơ sở hạ tầng: Nếu là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tâng khu công nghiệp thì có thể được xem xét để chậm nộp tiền thuê đất trong khoảng thời gian nhất định dưới hình thức cho d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0016.doc