LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 5
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ 5
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển . 5
2.1 Đầu tư vừa tác động tới tổng cung vừa tác động tới tổng cầu. 5
2.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế . 6
2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế 7
2.4 Đầu tư và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế 8
2.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. 8
2.6 Đầu tư góp phần vào phát triển nguồn nhân lực ( NNL ) 9
II. KHÁI NIỆM VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ 10
1. Khái niệm về vốn 10
2. Vai trò của vốn đầu tư 11
3. Các nguồn hình thành vốn đầu tư 12
3.1 Vốn huy động trong nước 12
3.2 Vốn huy động từ nước ngoài 13
3.2.1 Viện trợ phát triển chính thức ODA 13
3.2.2 Vốn đầu tư trực tiếp FDI 13
III. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG 14
1. Đối với chủ đầu tư 14
2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 14
3. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế Việt Nam 15
IV. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 18
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 18
2. Doanh nghiệp liên doanh 18
3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 19
4. Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao BOT 20
5. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO 20
6. Hợp đồng xây dựng chuyển giao 20
7. Khu chế xuất, khu công nghiệp 20
V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 20
VI. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA FDI 21
1. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đổ vào các nước phát triển 21
2. Tính đa cực trong hoạt động đầu tư 22
3. Lĩnh vực đầu tư đã có nhiều thay đổi sâu sắc 23
4. Hiện tượng hai chiều trong hợp tác đầu tư nước ngoài 23
5. Luồng FDI được thực hiện trước hết trong nội bộ khu vực 24
6. Các Công ty đa quốc gia chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
VII. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 25
1. Kinh nghiệm của Thái Lan 25
2. Kinh nghiệm của Malayxia 25
3. Kinh nghiệm của Indonexia 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 28
I- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUAN HỆ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 28
1 -Đặc điểm FDI của Nhật Bản tới Việt Nam 28
1.1 Mục đích, nguyên tắc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản 28
1.2 Phương thức đầu tư 29
1.3 Phương pháp gây vốn FDI của Nhật Bản 30
1.4 Phong cách quản lý kiểu Nhật Bản trong thực hiện các dự án FDI 32
1.5 Quy mô các dự án đầu tư và vòng đời sản phẩm 33
1.6 Quan hệ giữa FDI của Nhật Bản với ODA 34
2. Tình hình chung về quan hệ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 36
II- THỰC TRẠNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 39
1-Tổng quan về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1989-2002 39
1.1-Quy mô và tốc độ đầu tư. 39
1.2- Cơ cấu vốn đầu tư. 42
1.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. 42
1.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng 48
1.3 Hình thức đầu tư 51
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM 55
3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 55
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 63
IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHẬT BẢN 68
CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG FDI NHẬT BẢN VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 72
I. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 72
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 74
1. Mục tiêu của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài 74
2. Định hướng về đầu tư Nhật Bản 75
III. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 76
1. Những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam 76
1.1 Cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư 76
1.2 Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư. 78
1.3 Tăng cường hoạt động xúc tiến vận động đầu tư kết hợp với lựa chọn thẩm tra đối tác nước ngoài. 80
1.4 Tăng cường công tác quản lý dự án sau khi cấp phép 81
1.5 Hoàn thiện bổ sung công tác xây dựng quy hoạch và ban hành các loại danh mục đầu tư 82
1.6 Huy động vốn trong nước để tăng cường hợp tác với nước ngoài, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý 83
1.7 Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính ngân hàng 85
1.9 Đào tạo và phát triển lực lượng lao động 86
1.10 Đẩy mạnh quá trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 88
2. Những giải pháp cụ thể đối với Nhật Bản 88
2.1 Khuyến khích hình thức kinh doanh dưới dạng 100% vốn đầu tư của Nhật Bản 88
2.2 Điều chỉnh một cách hợp lý cơ cấu FDI của Nhật Bản vào các ngành sản xuất 89
2.3 Cải tiến tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án FDI của Nhật Bản 90
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một dự án cao. Mặc dù trong thời kỳ đầu quy mô của từng dự án thường nhỏ, chỉ chừng vài triệu USD, bằng một nửa so với mức trung bình là 10 triệu USD/dự án của các nước khác
Như vậy, xét về quy mô và tốc độ đầu tư có thể nhận xét rằng: các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với quy mô khá cao, và tốc độ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam khá nhanh, Việt Nam có luất đầu tư nước ngoài năm 1987 thì đến năm 1989 Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, và Nhật Bản là nước đầu tư vào Việt Nam đứng thứ ba sau Singapo và Đài Loan.Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất tin tưởng vào thị trường của Việt Nam
1.2- Cơ cấu vốn đầu tư.
1.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.
Nền kinh tế Nhật Bản có đặc thù là một nền kinh tế hướng ngoại với cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh. Vì vậy FDI của Nhật Bản có mặt trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế: công nghiệp; nông nghiệp; lâm, ngư nghiệp dịch vụ; xây dựng.... Nhưng tập trung trong lĩnh vực công nghiệp trong đó công nghiệp chế tạo là chủ yếu, chiếm 63% tổng số vốn đầu tư với các ngành như khai thác dầu khí (Sumitomo, Nishoiwai, Idemitsu, Mishubishi); sản xuất sắt thép (Kyoel Steel Ltd, Mitsui Toal suchemical); phân bón hoá chất (Nishoiwai Corp, Central Class, Mitsui Toal suchemical); lắp ráp ô tô (Mishubishi, Honda) và chiếm số đông là các dự án trong các ngành lắp ráp các sản phẩm điện tử gia dụng như TV màu, cassete, tủ lạnh,... Tiếp đến là các ngành xây dựng chiếm 18%, khách sạn du lịch 13% còn lại là các ngành khác
Bảng 5. Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam theo ngành giai đoạn từ
1989-1994
SSTT
Chuyên ngành
Tổng số dự án
Tổng vốn (ĐT triệu USD)
Tỷ trọng VĐT của Nhật trong tổng VĐT %
Tổng dự án
Nhật đầu tư
Tổng VĐT
VĐT của Nhật
1
Công nghiệp
492
40
3838,2
175,4
4,57
2
Dầu khí
25
4
1284,9
121,4
9,45
3
Nông – Lâm nghiệp
75
5
385,8
7,7
2,00
4
Ngư nghiệp
20
-
60,4
-
-
5
GT-VT, bưu điện
21
-
636,8
-
-
6
Khách sạn du lịch
104
5
1954,1
184,6
9,45
7
Dịch vụ
127
12
729,6
34,6
4,74
8
Tài chính – ngân hàng
15
-
729,6
34,6
4,74
9
Các ngành khác
51
-
-
-
-
10
Tổng số
930
66
9619,4
528,8
5,5
Nguồn: uỷ ban hợp tác đầu tư
Nhìn từ thực tế này có ý kiến cho rằng cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản ở Việt Nam là không hợp lý. Thực ra đây cũng chỉ là một quan điểm nhìn nhận xuất phát từ mong muốn chính đáng, cần có đầu tư vào nhiều lĩnh vực sản xuất. Song khi đi vào phân tích quan điểm từ phía Nhật, cũng như từ thực trạng cơ sở kinh tế – xã hội của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy phần nào lý lẽ giải thích cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản ở giai đoạn đầu khi đầu tư vào Việt Nam.
ở những năm đầu thập kỉ 90, FDI Nhật Bản tập trung chủ yếu vào ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án phát triển dịch vụ. Động thái này phản ánh khá đúng đắn hiện trạng nền kinh tế Nhật Bản. Đó là nền kinh tế phải dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên ở bên ngoài để sản xuất rồi xuất khẩu sản phẩm có trình độ cao.
Mặt khác, do Nhật Bản phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, cái giá phải trả cho kết quả quá trình công nghiệp hoá theo phương thức cổ điển: khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công nghiệp hoá, đồng thời cũng gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Vì thế, chiến lược đầu tư của Nhật Bản vẫn nhằm vào khai thác nguyên liệu và chú ý đến chuyển giao những ngành mà Nhật đã mất lợi thế cạnh tranh như giá nhân công rẻ, giá thuê đất, tiền điện nước, thuế...và đặc biệt là công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư kiểu này được biết đến với tên gọi “Mô hình đàn nhạn bay” rất phổ biến vào thập kỉ 80 và thời gian trước đó.
Nguyên nhân thứ hai khiến cho lượng vốn đầu tư của Nhật Bản ở giai đoạn đầu này cũng tập trung vào lĩnh vực khách sạn, du lịch, dầu khí và dịch vụ là phía Việt Nam vừa tiến hành mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, do đó cơ sở hạ tầng lạc hậu nên đã hạn chế đến việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế tạo. Chính vì vậy trong thời kỳ đầu chúng ta đã giành khá nhiều vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Không thể phát triển được các ngành công nghiệp khi mà điện, nước, giao thông, bưu chính không phát triển. Thực trạng này đã không khuyến khích được nguồn FDI của Nhật Bản giành nhiều cho lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Tính đến năm 1994, FDI của Nhật Bản vào lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam chỉ chiếm 33% tổng vốn đầu tư của Nhật và chiểm 4,6% tổng vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp. Lĩnh vực được Nhật Bản chú ý hơn cả là khách sạn và du lịch, vì vậy FDI của Nhật Bản trong ngành này chiếm 9,4% tổng vốn FDI vào khu vực khách sạn, du lịch, dịch vụ. Ngoài ra dầu khí cũng là ngành công nghiệp được Nhật Bản chú ý với tỷ trọng bằng 9,4% tổng FDI của Nhật vào Việt Nam.
Như vậy, trong những năm đầu khi mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, Nhật Bản chỉ tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên và dịch vụ. Nếu tính chung lại, cả hai lĩnh vực này đã chiếm tới 60% tổng FDI của Nhật vào Việt Nam.
Điểm khác biệt cơ bản trong đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN nói chung so với đầu tư vào Việt Nam là trong ASEAN đầu tư của Nhật Bản vào ngành công nghiệp chế tạo chia làm 2 thời kỳ tương đối rõ không chỉ ở qui mô đầu tư mà còn chính ở cơ cấu sản phẩm. Nếu ở Việt Nam có sự kết hợp đồng thời giữa sản xuất sản phẩm chế tạo tiêu dùng nội địa với sản phẩm xuất khẩu, thì ở ASEAN đầu tư của Nhật trong những năm 60-70 lại tập trung vào lĩnh vực công nghiệp thay thế nhập khẩu, phục vụ thị trường nội địa. Đặc điểm này xuất phát từ chiến lược của nhà kinh doanh Nhật Bản đồng thời nó còn có cơ sở từ việc kết hợp giữa thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu trong chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua.
Đối với các nhà kinh doanh Nhật Bản trong quá trình đầu tư vào khu vực châu á, đặc biệt vào ASEAN gần đây đã có chuyển dịch về mục tiêu. Chúng ta biết rằng việc đầu tư, chuyển dịch các cơ sở sản xuất của Nhật Bản sang châu á bao gồm cả Việt Nam, có 3 mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, việc xâm nhập vào châu á là nhằm khai thác ưu thế của thị trường này trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến của Nhật để sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường nội địa hiệu quả, với lãi suất cao;
Thứ hai là sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nước thứ ba;
Thứ ba là khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của chính thị trường Nhật Bản. Ba mục tiêu cụ thể này được kết hợp thực hiện đối với các loại sản phẩm hàng hoá trên cơ sở so sánh lợi thế cạnh tranh quốc tế. Đầu tư vào ASEAN hiện nay mục tiêu hàng đầu nhằm chuyển các thị trường này thành nơi tiếp nhận hàng hoá đồng thời khai thác thế mạnh về công nghệ của Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu về vốn và công nghệ. Dựa vào lợi thế so sánh đó, Nhật Bản là nơi thực hiện những công đoạn chế tạo yêu cầu công nghệ, kỹ thuật cao, còn việc sản xuất, lắp ráp được chuyển giao cho các đối tác nước ngoài. Hình thức này được các công ty Nhật phát huy nhằm hạn chế tác động của hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm sản xuất tại Nhật.
Trong chiến lược đó, việc ưu tiên mục tiêu nào trong các thị trường cụ thể phụ thuộc lớn vào chính sách đầu tư của nước bản địa. Trong những năm gần đây, Việt Nam chú trọng phát triển sản xuất hướng vào xuất khẩu. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, sửa đổi luật đầu tư theo hướng này, nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, phù hợp với yêu cầu chung của 2 nước Việt Nam và Nhật Bản. Tháng 11/1995, một phái đoàn gồm 50 nhà đầu tư Nhật Bản đã vào Việt Nam tìm hiểu, khảo sát các cơ hội tăng cường đầu tư, Việt Nam cũng đã cung cấp 150 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư nước ngoài trong nửa sau thập kỷ 90. Bên cạnh đó là sự viếng thăm, gặp gỡ trao đổi trên cấp quốc gia được tổ chức nhằm định hướng, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư. Tất cả những điều trên đã được thể hiện trong thực tế, mặc dù có tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở châu á nhưng nguồn FDI vẫn đuợc triển khai, cơ cấu đầu tư theo ngành nửa sau thập kỷ 90 đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá.
Cơ cấu đầu tư theo ngành hiện nay của FDI Nhật Bản phản ánh rõ ưu thế về trình độ công nghiệp phát triển cao. Khoảng 74% vốn đầu tư tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (kể cả dầu khí) và vật liệu xây dựng, cao hơn mức bình quân của FDI vào công nghiệp Việt Nam (tính theo dự án khoảng 61-62%, theo vốn khoảng 53,92%).Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Rôbốt công nghiệp (Hải Phòng), linh kiện điện tử (Fujitsu), vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp...mà phía Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đồng thời cơ cấu đầu tư theo ngành cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý:
74% vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
12% vốn đầu tư trong giao thông vận tải – bưu điện
2% vốn đầu tư trong sản xuất, chế biến nông, lâm, hải sản
3.% vốn đầu tư trong văn hoá, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng và các dịch vụ khác ....
Qua đó đã phản ánh đúng đắn cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn hướng đầu tư của Nhật Bản đối với Việt Nam cũng như hiệu quả của chiến lược thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản vào các ngành kinh tế nước ta.
Cơ cấu đầu tư theo ngành hiện nay của FDI Nhật Bản phản ánh rõ ưu thế về trình độ công nghiệp phát triển cao. Khoảng 74% vốn đầu tư tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (kể cả dầu khí) và vật liệu xây dựng ( biểu 6 ), cao hơn mức bình quân của FDI vào công nghiệp Việt Nam (tính theo dự án khoảng 61-62%, theo vốn khoảng 53,92%).Có thể nói những lĩnh vực mà Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Rôbốt công nghiệp (Hải Phòng), linh kiện điện tử (Fujitsu), vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp...mà phía Việt Nam rất coi trọng thúc đẩy phát triển, để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đồng thời cơ cấu đầu tư theo ngành cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý: 74% vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Bảng 6 Đầu tư trực tiếp theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam
(tính từ 01/01/1989 đến 31/12/2002) Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Số dự án
Tỷ trọng (%)
Vốn đăng ký
Tỷ trọng (%)
Vốn thực hiện
Tỷ trọng (%)
Vốn đăng ký/vốn thực hiện(%)
Tổng
312
100
3985,3
100
2272,5
100
57,02
I. CN và xây dựng
219
70,2
2971,4
74,5
1818,2
80
61,19
1. CN nặng
124
39,74
2017,6
50,6
1041,1
45,81
51,60
2. CN nhẹ
62
19,87
354,0
8,88
255,2
11,23
72,09
3. CN thực phẩm
19
6,08
133,3
3,34
108,1
4,75
81.10
4. CN dầu khí
1
0,32
47,0
1,17
43,4
1,9
92.34
5. Xây dựng
13
4,16
419,5
10,53
370,4
16,3
88.30
II. Nông lâm ngư nghiệp
22
7
72,4
1,81
53,6
2,3
74.03
1. Nông – lâm
17
5,44
52,4
1,31
37
1,63
70.61
2. Thuỷ sản
5
1,6
20,0
0,5
16,6
0,73
83.00
III. Dịch vụ
71
22,8
941,5
23,62
400,7
17,7
42.56
1. GT – VT - bưu điện
1
5,12
483,0
12,12
79,5
3,5
16.46
2. Khách sạn – du lịch
7
2,24
115,6
2,9
76,8
3,38
66.44
3. XD văn phòng, căn hộ
12
3,84
167,1
4,2
134,8
5,9
80.67
4. XD KCN – KCX
1
0,32
53,2
1,33
13,9
0,61
26.13
5. VăN HOá - Ytế – GD
8
2,56
36,2
0,9
21,6
0,95
59.67
6. Các dịch vụ khác
23
7,37
30,4
0,76
16,2
0,71
53.29
7. Tài chính – Ngân hàng
4
1,28
56,0
1,4
57,9
2,54
103.39
Nguồn : Vụ đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và đầu tư
Số dự án hết hạn: 2 dự án Vốn hết hạn 71,888 triệu USD
Số dự án giải thể: 40 dự án Vốn giải thể 293,211 triệu USD
Tổng số dự án đã cấp giấy phép: 354 dự án
Tổng vốn đầu tư: 4350,59 triệu USD
Xem xét quy mô và tốc độ thực hiện của dự án sẽ thấy có những biến động đáng chú ý theo hướng tích cực. Đối với ngành công nghiệp nặng, tính đến thời điểm 31/12/2002 tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đạt khoảng 52%, công nghiệp nhẹ 73%, công nghiệp thực phẩm 81,1%; riêng ngành dầu khí, sau khi triển khai thực hiện dự án, phía Nhật Bản đã gia tăng vốn đầu tư đưa giá trị thực hiện lên đến 434 triệu USD gấp 10 lần so với vốn đăng ký ban đầu.
Nhìn chung, tiến độ thực hiện đầu tư là khá nhanh so với các đối tác nước ngoài khác. Điều đó thể hiện tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư Nhật đạt hiệu quả hơn cả. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trung bình đạt 61,5% tổng vốn đăng ký.
1.2.2- Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng
Phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam theo vùng thì thấy rằng các nhà đầu tư Nhật Bản là những đối tác rất kén địa điểm đầu tư. Có lẽ đây cũng xuất phát từ phong cách, văn hoá Nhật Bản.
Có thể nói, đầu tư theo ngành và vùng có liên quan chặt chẽ với tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư. Vì vậy, ngoài khả năng và sở trường hoạt động theo ngành của mình, các nhà đầu tư Nhật Bản còn luôn chú ý đến việc lựa chọn vùng đầu tư thích hợp ở Việt Nam sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.Cả nước có tới 61 tỉnh thành, trong khi đó các nhà đầu tư Nhật mới chỉ có mặt tại 28 tỉnh thành ( chiếm 46% tổng số tỉnh thành cả nước ).
Những năm đầu của thập kỷ 90, FDI nói chung vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ với gần 62% tổng FDI cả nước. Để tránh sự đầu tư thiên lệch này, chính phủ Việt Nam đã có định hướng khuyến khích các nhà đầu tư nươc ngoài chú ý hơn đến khu vực phía Bắc. Xét về cơ cấu FDI của Nhật Bản theo vùng lãnh thổ thời gian gần đây đã có những chuyển biến, Nhật Bản không chỉ chú ý tập trung vào phía Nam như thời kỳ đầu mà đã có sự quan tâm hơn đối với khu vực phía bắc. Sự chuyển dịch này cũng nằm trong xu hướng chung của các nguồn FDI vào Việt Nam.
Các dự án FDI của Nhật Bản phản ánh rõ xu hướng tập trung vào những địa phương có môi trường thuận lợi, nhất là có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng. Tính đến năm 1996, riêng ở Hà Nội, Nhật Bản có 31 dự án với 342 triệu USD, đứng vị trí thứ 2 về số dự án và thứ 5 về vốn đầu tư so với các đối tác khác đầu tư vào Hà Nội. Tính đến hết 28/6/2001 thì Hà Nội có 63 dự án chiếm 20% số dự án và vốn đầu tư là 951,66 triệu USD chiếm 24% vốn đăng ký.
Bảng 7 Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản theo vùng
(Tính từ 01/01/1989 đến 28/06/2002) Đơn vị: Triệu USD
Stt
Địa phương
Số DA
Tỷ trọng (%)
Vốn đăng ký
Tỷ trọng (%)
Vốn thực hiện
Tỷ trọng (%)
Tổng
312
100.00
3985.3
100.00
2272,5
100.00
1
Hà Nội
63
20.19
951.66
23.88
334.91
12.58
2
TP Hồ Chí Minh
121
38.78
749.35
18.80
406.45
15.26
3
Đồng Nai
29
9.29
746.5
18.73
374.55
14.06
4
Thanh Hoá
2
0.64
373.6
9.37
337.8
12.68
5
Bình Dương
20
6.41
320.23
8.03
102.2
3.84
6
Vĩnh Phúc
6
1.92
222.3
5.58
197.1
7.40
7
Bà Rịa - Vũng Tàu
7
2.24
169.24
4.25
159.55
5.99
8
Bắc Ninh
1
0.32
126
3.16
126
4.73
9
Hải Phòng
19
6.09
110.5
2.77
61.8
2.32
10
Dầu Khí
1
0.32
47
1.18
434
16.30
11
Quảng Ninh
5
1.60
22.33
0.56
21.63
0.81
12
Hà Tây
3
0.96
19.47
0.49
14.37
0.54
13
Lâm Đồng
7
2.24
19.44
0.49
7.4
0.28
14
Khánh Hoà
3
0.96
18.94
0.48
18
0.68
15
Đà Nẵng
5
1.60
16.35
0.41
13.22
0.50
16
Bình Định
1
0.32
14.11
0.35
16.27
0.61
17
Bạc Liêu
1
0.32
8.96
0.22
9.78
0.37
18
Thừa Thiên Huế
2
0.64
8.75
0.22
4.9
0.18
19
Hải Dương
1
0.32
8
0.20
6
0.23
20
Thái Nguyên
3
0.96
6.3
0.16
0.75
0.03
21
Bình Thuận
2
0.64
4.88
0.12
4.67
0.18
22
Nghệ An
1
0.32
4.51
0.11
1.88
0.07
23
An Giang
1
0.32
4.5
0.11
1.6
0.06
24
Hưng Yên
1
0.32
4.43
0.11
3.73
0.14
25
Cần Thơ
2
0.64
3.8
0.10
2.86
0.11
26
Hoà Bình
2
0.64
2.38
0.06
1
0.04
27
Thái Bình
1
0.32
0.9
0.02
0
0.00
28
Hà Tĩnh
1
0.32
0.53
0.01
0.87
0.03
29
Phú Thọ
1
0.32
0.5
0.01
0
0.00
Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT
Nhìn chung ở Hà Nội, Nhật Bản có khá nhiều dự án lớn, chẳng hạn dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “Làng du lịch văn hoá Việt – Nhật” với tổng vốn đầu tư 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bắc Thăng Long với tổng vốn đầu tư 54 triệu USD. Liên doanh lắp ráp xe máy YAMAHA Co. 80 triệu USD tại Sóc Sơn; DAIHASU Vietindo Co. với 32 triệu USD; Hino Motor 17 triệu USD; liên doanh khách sạn Nikko Hanoi 58,5 triệu USD; liên doanh Goshi – Thăng Long sản xuất phụ tùng xe máy với số vốn 13,7 triệu USD
ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhật cũng tập trung sự chú ý với rất nhiều dự án đầu tư. Cho đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu với 121 dự án chiếm 38,8% với tổng số vốn trên 749 triệu USD. Riêng trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Nhật đã có các liên doanh lớn ở Thành phố Hồ Chí minh như Mêkong Motors Co. với 35,995 triệu USD, Isuzu Việt Nam với 50 triệu USD.
Như vậy, Hà Nội là địa phương có vốn đầu tư cao nhất của Nhật Bản, tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ hai. Ngoài hai trung tâm kinh tế lớn trên đây,các tỉnh như Thanh Hoá,Bình Dương cũng là nơi tập trung nhiều đầu tư của Nhật. Cho đến nay, nhiều công ty hàng đầu của Nhật đã có mặt, đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương khác nhau như tập đoàn: Mitsui, Nissho Iwai, Mashusita, Toyota, Honda, Sony, Toshiba, Sumitomo, Mitsubishi, Fujitsu, Marubeni
Qua quá trình phân tích ở trên ta thấy, những vùng thu hút được nhiều đầu tư của Nhật Bản nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung là những vùng có ưu thế về các mặt:
Có vị trí thuận lợi trong giao thông liên lạc với các vùng khác trong nước và với các chủ đầu tư.
Dân cư và lao động dồi dào với tay nghề chất lượng cao.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, thuận lợi cho khai thác, tận dụng tại chỗ.
Cơ sở hạ tầng: đặc biệt là giao thông, liên lạc, nguồn nước, năng lượng tương đối thuận tiện.
Đã ít nhiều có ngành công, thương nghiệp và dịch vụ phát triển, hoặc phải gần khu đô thị hoá.
Vốn đầu tư tại địa phương đó và trong dân cư mạnh.
Từ thực tế trên đây và tuỳ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình mà mỗi nơi biết tận dụng những lợi thế và khắc phục các khó khăn nhằm lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài nhất là Nhật Bản về với địa phương mình. Thời gian qua Nhật đã đặt chân đến rất nhiều tỉnh, thành phố mới mẻ, không phải là những thị trường truyền thống như Hà Nội, Sài Gòn, Đồng Nai, Vũng Tàu mà đó là Hà Tĩnh, là Phú Thọ, Cần Thơ, An Giang, Nghệ An, Bình Thuận. Những dự án đầu tư của Nhật vào các địa phương này tuy còn rất ít ỏi, qui mô chỉ nhỏ lẻ, có dự án mới vừa được cấp giấy phép, song đây cũng là tín hiệu rất đáng mừng. Luồng FDI như tạo nên một sinh khí mới, một nhịp sống công nghiệp mới ở những vùng, những địa phương có ngành công nghiệp chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn. Điều đó minh chứng rằng với những địa phương có vị trí không thuận lợi, không có nhiều tài nguyên thì vẫn có thể cải thiện được tình hình đầu tư bằng những chính sách, biện pháp khuyến khích thích hợp của Nhà nước, bằng vai trò quản lý, điều tiết, qui hoạch vùng, giới thiệu vùng với các nhà đầu tư nước ngoài. Những việc làm trên sẽ góp phần tạo thêm nguồn vốn mới cho các vùng khó khăn phát triển theo kịp được các tỉnh, thành phố khác, góp phần tạo sự chuyển dịch đầu tư theo vùng, giảm sự phát triển mất cân đối như hiện nay.
1.3 Hình thức đầu tư
Cũng như các quốc gia khác khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, Nhật Bản chủ yếu tham gia dưới 3 hình thức: liên doanh, 100% vốn và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Thứ nhất, liên doanh là hình thức đầu tư phổ biến được các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như nước ngoài sử dụng. Thời gian đầu phần nhiều các dự án là liên doanh. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vừa mới tiếp cận với một thị trường mới, nhà đầu tư chưa thật sự hiểu và có sự tin tưởng vào Việt Nam. Họ cần liên doanh để lấy doanh nghiệp Việt Nam làm cầu nối tiếp cận với thị trường nội địa và cũng là để chia sẻ rủi ro. Thời gian gần đây, các dự án 100% vốn nước ngoài lại tăng lên, vào năm 1994 hình thức đầu tư này chiếm đại đa số dự án với gần 69% và chiếm 35% lượng vốn. Năm 1999, vốn đầu tư của Nhật Bản theo hình thức liên doanh chiếm 50,5% số dự án và 60% vốn đầu tư. Năm 1998 con số tương ứng là 52% và 66% so với năm 1997 con số tương ứng là 53,5% và 64% có nghĩa là giảm đi đôi chút. Tính đến thời điểm năm 2002, hình thức liên doanh chiếm 45,61% số dự án với vốn đầu tư là 2467,13 triệu USD chiếm 61,91% tổng vốn đăng ký. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Nhật Bản không phải là người ưa thích dạng hình liên doanh. Trong khi đó đối với Singapore, đầu tư theo hình thức liên doanh tới 75% dự án, tức là gấp 1,6 lần so với Nhật Bản. Còn với Malaysia cũng tới 67%, Inđônêsia là 61% số dự án theo hình thức liên doanh.
Điều đáng chú ý là trong các liên doanh trên, đối tác Việt Nam phần nhiều là các doanh nghiệp Nhà nước và phần vốn góp chủ yếu dưới dạng đất đai, bất động sản. Vì vậy trong quá trình liên doanh nảy sinh một số khó khăn trong thoả thuận phương hướng phát triển. Doanh nghiệp Nhà nước không ít trường hợp nâng giá thiết bị làm tăng giá thành, giảm hiệu quả kinh doanh.
Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Nhật Bản chủ yếu là các dự án chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, sản xuất xe máy.
Thứ hai, đầu tư 100% vốn nước ngoài, đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư của Nhật ngày càng quan tâm. Vì đây là hình thức các nhà đầu tư có quyền độc lập, tự quyết định các chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân- mà một trong số đó là do các đối tác Việt Nam làm ăn kém hiệu quả- làm cho FDI dưới dạng 100% vốn nước ngoài tăng lên. Năm 1989, hầu như không có dự án nào dưới dạng 100% vốn nước ngoài, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, theo tài liệu thống kê của Văn phòng đại diện JETRO của Nhật Bản tại Hà Nội, thì chỉ tính riêng năm 1997, trong số 54 dự án chính thức được cấp giấy phép hoạt động đã có tới 18 dự án dưới dạng 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 40% tổng số dự án được cấp giấy phép hoạt động trong năm của Nhật Bản tại Việt Nam
Nhằm khuyến khích thu hút FDI, phía Việt Nam đã sửa đổi hạn mức thời gian từ 20 năm lên 50 năm đối với loại hình đầu tư này, đồng thời cho phép hưởng một số ưu đãi như các công ty liên doanh. Có thể nói, các công ty thuộc loại hình này được phép hoạt động như các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Năm 1998 loại hình này đã tăng lên tương ứng là 42% và đạt xấp xỉ 45% trong năm 1999. Đến năm 2002 thì hình thức này chiếm 42,40% số dự án và vốn đầu tư là 1347,8 triệu USD chiếm 33,82% tổng vốn đăng ký. Mức này cao hơn so với con số trung bình 42% số dự án của tổng dự án FDI vào Việt Nam. Nhìn chung Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những đối tác có mức đầu tư cao theo hình thức 100% vốn. Sự gia tăng của hình thức này là xu hướng chung của FDI vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ.
Thứ ba, là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Về số dự án, hình thức này chiếm 5,7% và về vốn đầu tư là 11,6% tính đến năm 1997, đến năm 1999 còn chiếm 4,7%số dự án và 12% số vốn đầu tư .Đến năm 2002 hình thức này có 56 dự án chiếm 11,99% và về vốn đầu tư có 170,07 triệu USD chiếm 4,27%. Đây cũng là mức phổ biến đối với các đối tác đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 8. Cơ cấu FDI của Nhật phân theo hình thức kinh doanh
Tính đến 31/12/1997
Số DA
Vốn đầu tư (triệu USD)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Khối lượng
Tỷ trọng(%)
1. Liên doanh
140
53,5
2190,2
63,6
2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
107
40,8
854,3
24,8
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
15
5,7
401,2
11,6
Tổng
262
100
3445,7
100
Tính đến 31/12/2002
Số DA
Vốn đầu tư (triệu USD)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Khối lượng
Tỷ trọng(%)
1. Liên doanh
213
45,61
2467,43
61,91
2. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
198
42,40
1347,8
33,82
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
56
11,99
170,07
4,27
Tổng
467
100%
3985,3
100%
Nguồn: Vụ đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT
Về động cơ của các dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam, theo kết quả của cuộc điều tra về FDI của Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản tại Việt Nam vào năm 1998 đối với các công ty Nhật Bản và Mỹ có mặt tại Việt Nam cho thấy:
Theo bảng 11, động cơ chủ yếu để các nhà đầu tư Nhật Bản thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam vẫn là vấn đề chiếm lĩnh thị trường tiềm năng của Việt Nam, tiếp đó là chi phí lao động rẻ, và đứng thứ ba mới là tỷ lệ lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh ở đây. Điều này tương đối khác so với động cơ đối với hoạt động FDI của Mỹ ở Việt Nam, loại trừ lý do đầu tiên là khai thác thị trường rộng lớn đầy tiềm năng của Việt Nam tương tự như ý đồ đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản, lý do thứ hai của Mỹ là nguồn lợi nhuận tiềm năng thu được, và lý do khai thác nguồn lao động rẻ ở Việt Nam của các nhà đầu tư Mỹ chỉ đứng hàng thứ 5
Bảng 9 : Động cơ cho các dự án FDI của Nhật Bản và Mỹ
(Đơn vị tính: %)
Động cơ
Nhật Bản
Mỹ
Quy mô của thị trường trong nước
Lợi nhuận tiềm năng
Khai thác nguồn tài nguyên
Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Tranh thủ được lợi thế cạnh tranh
Khuyến khích của chính phủ
Chi phí lao động
Chất lượng lao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0027.doc