MỤC LỤC
A .LỜI MỞ ĐẦU 1
B.NỘI DUNG: 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ FDI 3
I. Khái niệm FDI và các hình thức FDI chủ yếu. 3
1. Khái niệm FDI: 3
2. Các hình thức FDI chủ yếu. 5
II. Vai trò của nguồn vốn FDI. 5
1. Đối với các nước đi đầu tư: 5
2. Đối với các tiếp nhận đầu tư: 6
III. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 7
IV. Các nhân tố ảnh hưởng dến việc thu hút FDI 7
1. Nhân tố bên trong 8
2. Môi trường bên ngoài. 12
V. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước. 13
1. Kinh nghiệm Trung Quốc. 13
2. Kinh nghiệm ấn Độ. 14
3. Kinh nghiệm Thái Lan. 15
V. Xu hướng vận động của FDI vào các nước đang phát triển 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 17
I. Khái quát chung về tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 98 – 00 17
1. Giai đoạn 1998 – 19990 17
2. Giai đoạn 1991 – 1996 17
3. Giai đoạn 1998 – 2000 18
II. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây. 18
1. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005. 18
2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008. 25
3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua. 29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM 31
I. Quan điểm thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới. 31
II. Các định hướng thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới 31
III. Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới. 32
KẾT LUẬN 37
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút FDI ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động rất lớn đến xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
c. Liên kết khu vực và xu hướng đối thoại giữa các nước.
Liên kết khu vực sẽ hình thành các khối thị trường chung, tạo điều kiện thuận lợi để TNCS di chuyển địa điểm sản xuất, phân phối giữa các nước thành viên, thúc đẩy lưu chuyển FDI.
Xu hướng đối thoại giữa các nước cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự lưu chuyển của các dòng vốn FDI trên thế giới. Nếu xu hướng đối thoại phát triển, sẽ mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư hợp tác quốc tế. Ngược lại, nếu xu thế các nước là đối đầu, hợp tác kinh tế quốc tế sẽ giảm và điều này làm giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tóm lại trong dòng vận động của mình, FDI sẽ tìm đến những quốc gia có nền kinh tế, chính trị - xã hội ổn định, hệ thống pháp luật đầu tư đầy đủ, cởi mở, chính sách đầu tư nước ngoài thông thoáng, cơ sở hạ tầng chuẩn bị tốt, lao động có trình độ và sức khỏe, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nền hành chính hữu hiệu và các dự án kinh doanh hiệu quả….Cùng với một môi trường quốc tế thuận lợi sẽ làm cho việc thu hút FDI có hiệu quả hơn nhiều
V. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước.
1. Kinh nghiệm Trung Quốc.
- Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và ngoài nước.
Bài học kinh nghiệm từ thực tế Trung Quốc trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Chính sách đó bao gồm hai nội dung cơ bản là: xoá bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài; và áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán.
- Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng cơ sở, công nghệ và chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lơn, quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác xúc tiến đầu tư.
2. Kinh nghiệm ấn Độ.
- Chiến lược thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia.
Trước đây, ấn Độ được coi là quốc gia thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền sáng chế lỏng lẻo để rập mẫu các hàng hoá phương Tây, khiến các TNC thường không tập trung nhiều ở ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay, ấn Độ đang có những thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai ở một số ngành nghề, đặc biệt là những ngành đang rất phát triển như ô tô, dược phẩm và sản phẩm phần mềm nên các TNC đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào ấn Độ. Để tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh với các nước châu á khác, đặc biệt là Trung Quốc, vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. ấn Độ tập trung vào công nghệ thông tin, dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tác dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của ấn Độ trong năm 2004 lên đến 17,2 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Để có thể thực hiện được định hướng đó, ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại. Hàng năm, ấn Độ đào tạo được khoảng hơn 3 triệu cử nhân, trong số đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, kinh doanh hay y học. Số trường kỹ thuật tính đến năm 2004 đã lên tới khoảng 1.600 trường. Nhờ lợi thế về tiếng Anh, lao động ấn Độ tiếp thu rất nhanh các ngành khoa học phương Tây, thích ứng nhanh với những đòi hỏi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Hiện nay, một số công ty tin học của ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng như dịch vụ khai thác.
Chính những biện pháp trên, tổng số vốn FDI vào ấn Độ trong những năm gần đây liên tục tăng, đạt 4,3 tỷ USD năm 2003; 5,3 tỷ USD năm 2004 và 6,0 tỷ USD năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng là 12% năm. Đặc biệt đầu tư FDI vào ấn Độ chủ yếu từ các công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn trên thế giới, đồng thời cũng là nguồn cung cấp FDI chính cho thế giới. Theo kết quả các cuộc điều tra hàng năm của Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), trong hai năm trở lại đây, theo đánh giá của các TNC, ấn Độ là một địa điểm đầu tư lý tưởng nhất trên thế giới. Trên thực tế, các TNC đầu tư vào ấn Độ nhiều hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Tính đến năm 2005, hơn 100 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã có mặt tại ấn Độ, trong khi con số này ở Trung Quốc là 33 công ty. Theo thống kê của Liên đoàn các phòng công nghiệp và thương mại của ấn Độ (FICCI), 70% các công ty đầu tư vào ấn Độ làm ăn có lãi và con số này đang không ngừng tăng lên. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ấn Độ tin rằng trong tương lai, số TNC đầu tư vào ấn Độ sẽ tăng mạnh.
- Ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Khu vực tư nhân ấn Độ trong những năm qua phát triển nhanh là nhờ chính sách kinh tế mới của ấn Độ. Nội dung chính của chính sách này là giảm thiểu vai trò của công nghiệp quốc doanh từ 17 ngành xuống còn 8 ngành; khuyến khích đầu tư tư nhân vào các ngành sản xuất; ban hành các luật chống độc quyền và cho phép tư bản được di chuyển tự do, tư bản nước ngoài có thể làm chủ 51% vốn đầu tư. Đây là một đặc điểm rất khác của ấn Độ so với các nước đang phát triển khác trong khu vực châu á.
Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Điều này được thể hiện rõ khi đầu tư trong nước của khu vự tư nhân tăng 16% năm 2001 – 2002; 17,3% năm 2002 – 2003 và 17,4% năm 2003 – 2004. Đa số các công ty lớn của ấn Độ là các công ty tư nhân và các công ty này đều có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của thế giới trong các lĩnh vực như dược phẩm, phần mềm... ấn Độ hiện đang được coi là “phòng thực nghiệm khoa học kỹ thuật cao của thế giới”. Trong số 200 công ty nhỏ tốt nhất trên thế giới theo bình chọn của tạp chí FORBES năm 203, ấn Độ có 13 công ty, trong khi đó Trung Quốc chỉ có 4 công ty (đều ở Hồng Kông).
3. Kinh nghiệm Thái Lan.
- Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thái Lan nhấn mạnh đén 2 yếu tố then chốt là nguồn nhân lực và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Chính phủ Thái Lan khẳng định đặt ưu tiên phát triển SME và hỗ trợ các doanh nghiệp này về công nghệ thông tin, tài chính và quản lý, đồng thời giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của SME trong thương mại quốc tế, thâm nhập thị trường mới. Một số chuyên gia Mỹ và Nhật Bản được mời đến Thái Lan làm cố vấn. Thái Lan đã tham khảo các mô hình thành công của SME ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.
Các doanh nghiệp SME hiện chiếm 90% tổng số nhà hoạt động kinh doanh trong nước của Thái Lan. Các doanh nghiệp này cần phải cải tiến hoạt động, bớt dựa vào nhà nước đồng thời hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục nhằm đào tạo người lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường.
V. Xu hướng vận động của FDI vào các nước đang phát triển
Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển trên tổng số vốn FDI toàn thế giới có xu hướng giảm đi. Nếu như năm 1993 tỷ lệ này còn Là gần 1/3 thì năm 1999 giảm xuống chỉ còn chưa tới 23%. Mặc dù vậy thì khối lượng đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển thì vẫn tăng liên tục từ 73,4 tỷ USD vào năm 1993 lên tới 195,8 tỷ USD vào năm 1999 đồng thời tỷ lệ FDI trên GDP của các nước tiếp nhận cũng tăng từ gần 1% vào năm 1991 lên tới 2,5% vào năm 2000. Các nước đang phát triển đều đã và đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Nguồn vốn tích lũy trong nước hạn chế và lượng vốn nước ngoài giảm sút đã khiến các nước này rơi vào tình trạng khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài đồng thời thiếu vốn nghiêm trọng để đầu tư vào
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM
I. Khái quát chung về tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 98 – 00
1. Giai đoạn 1998 – 19990
Đánh dấu bằng việc Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1987. Kết quả của việc làm này đã khuyến khích, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động FDI phát triển. Từ đây các hoạt động đầu tư đã được nhắm đến nhiều đối tượng các nhà đầu tư từ các nước phát triển chứ không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi các nước Xã Hội Chủ Nghĩa như giai đoạn trước. Trong giai đoạn khởi đầu này nguồn vốn FDI thu hút đạt 6,1 tỷ USD vốn dăng ký và vốn thực hiện chưa đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư.
2. Giai đoạn 1991 – 1996
Giai đoạn này đánh dấu những nỗ lực tiếp theo của chính phủ Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện dần luật đầu tư nước ngoài, luật này đã được sửa đổi vào các năm 1990, 1992 và 1996. Nội dung sửa đổi năm 1990 gồm ba vấn đề chính: cho phép thành phần kinh tế tư nhân được trực tiếp hợp tác với đối tác nước ngoài; mở rộng hợp tác kinh doanh từ hai bên thành ba bên và các doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu thay thế nhập khẩu cũng được hưởng những ưu đãi tài chính như các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 1996, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xu thế hội nhập trên thế giới. So với trước đó Luật đã có những điểm tiến bộ hơn như sau:
- Cho phép mọi thành phần kinh tế được hợp tác đầu tư với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
- Bổ sung các hình thức đầu tư trược tiếp nước ngoài, chủ yếu là các hình thức hợp tác liên doanh với nhiều bên và liên doanh tiếp.
- Thời gian hoạt động của các dự án FDI do chính phủ quy định đối với từng dự án không quá 50 năm.
- Apsdụng chính sách thuế ưu đãi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Bổ sung các chính sách đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án BOT, BTO, và BT với nhà đầu tư nước ngoài.
- Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu chưa sản xuất được hoặc đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây truyền công nghệ để tái tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp FDI.
Kết quả là trong giai đoạn này như biểu đồ 1 cho thấy FDI tăng trưởng liên tục và đạt kỷ lục vào các năm 1996, 1997 với số vốn đăng ký gần 16 tỷ USD và 6 tỷ vốn thực hiện
3. Giai đoạn 1998 – 2000
Giai đoạn này do cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á cùng với những bất cập và yếu kém trong môi trường đầu tư đã làm cho lượng vốn FDI vào Việt Nam giảm rõ rệt. Năm 1999 vốn FDI đăng ký giảm xuống chỉ còn 2,5 tỷ và số vốn thực hiện là 2,3 tỷ USD. Chính phủ đã phải có những điều chỉnh tạm thời để cải thiện môi trường đầu tư trong nước như giảm thuế và tiền thuế đất, giảm giá và phí một số loại hàng hóa và dịch vụ, điều chỉnh mục tiêu hoạt động của một vài dự án, bổ sung một số biện pháp khuyến khích đầu tư và đảm bảo đầu tư, xử lý linh hoạt các biện pháp chuyển đổi hình thức đầu tư. Tháng 6/2000 Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật sửa dổi, bổ sung một số điều luật của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam năm 1996. Với mục tiêu là khắc phục những mặt hạn chế của pháp luật hiện hành về FDI, tiếp tục tạo dựng một môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định, và có tính cạnh tranh cao hơn, đồng thời hướng đến sự rút ngắn khoảng cách giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm thống nhất một khung pháp luật về hoạt động đầu tư.
II. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005.
a. Về quy mô và tốc độ thu hút.
Đây là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI tại Việt Nam. Vốn đăng ký (VĐK) năm 2001 bằng 123% so với năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn tiếp tục giảm: năm 2002 VĐK chỉ bằng 88% so với năm 2001, năm 2003 chỉ bằng 96,6% so với năm 2002. Chỉ sang năm 2004 FDI mới thực sự bắt đầu phục hồi đạt hơn 4,2 tỷ USD nhưng vẫn chưa đạt được con số của năm 1998, và đến năm 2005, FDI tăng gần 40% đạt 5,9 tỷ USD nhưng vẫn chỉ xấp xỉ con số của năm 1997 ( đây là năm FDI chịu tác động rõ rệt của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực). Giai đoạn 2001 – 2005, cả nước đã thu hút khoảng gần 19,3 tỷ UDS vốn FDI mới, giảm 24% so với 25, 37 tỷ USD giai đoạn 1996- 2000. Trong đó vốn cấp mới chỉ bằng 60% giai đoạn 1996-2000, tăng vốn gấp 1,7 lần và vốn giải thể chỉ bằng 75% so với giai đoạn trước. V ốn còn hiệu lực tính chung cho cả thời kỳ 1988-2005 là 78,4% so với vốn đăng ký. Vốn thực hiện chiếm 66,6% tổng số vốn còn hiệu lực. Nếu tính chung cho cả vốn cấp mới và tăng vốn thì thời kỳ 2001-2005 chỉ hơn thời kỳ 1996-2000 có gần 3%( xem bảng 1). Riêng năm 2005, tổng số vốn dăng ký và cấp mới đã bằng 1/2 chỉ tiêu đề ra tại nghị định 09/2001/NĐ- CP, nhưng mới chỉ xấp xỉ năm 1997 và còn cách xa so với thời điểm năm 1996 là thời điểm đầu tư nước ta đạt đỉnh cao. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI năm 2005 tăng 21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 16,5%. Thành quả này có được chủ yếu là do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao và có thêm nhiều doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 gấp hơn 3 lần so voái thời kỳ 1996- 2000. Cũng trong giai đoạn này khu vực có FDI xuất siêu khoảng 5,8 tỷ USD ( riêng năm 2005 xuất siêu khoảng 2,8 tỷ USD ) trong giai đoạn 1996-2000 nhập siêu hơn 4,7 tỷ USD. Tỷ trọng đóng góp FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 14,36%, trong khi giai đoạn 1996-2000 bình quân chỉ đạt có 10,2%. Nộp ngân sách giai đoạn 2001- 2005 gấp 2,38 lần giai đoạn 1996- 2000 (xem bảng 1).
Riêng trong 2005, trên địa bàn cả nước có 922 dự án FDI mới được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 24% số dự án và 61,2% vốn đầu tư so với năm trước. Đó là sự tăng trưởng đột biến trong việc thu hút FDI của Việt Nam kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra.
b. Về cơ cấu đầu tư.
- Theo lĩnh vực.
Phần lớn các dự án FDI mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tới gần 76% số dự án và 60,8% vốn đăng ký, tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ chiếm tới hơn 19,7% số dự án và hơn 31,7% vốn đăng ký cấp mới. Trong thời kỳ 1991-1995, lĩnh vực dịch vụ tỏ ra hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nên đã chiếm tới hơn 43% tổng số vốn đăng ký, với nhiều dự án quy mô lớn xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở. Giai đoạn sau giảm xuống còn 22,4% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Tiếp đến là nông lâm ngư nghiệp chiếm hơn 13% số dự án và gần 7,5% vốn đăng ký cấp mới, với số dự án còn hiệu lực là 789 và 3,775 tỷ USD.Trong đó đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp chiếm hơn 85,5% số dự án với 91,7% vốn đăng ký, đầu tư vào thủy sản chỉ chiếm có 14,5% số dự án với hơn 8% vốn đăng ký ( xem bảng 2).
Bảng 1: FDI vào Việt Nam theo ngành, theo lĩnh vực (Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
TT
Chuyên ngành
Số dự án
Tỷ trọng
Tổng VĐT
(1000 USD)
Tỷ trọng %
Vốn pháp định(1000 USD)
I
Công nghiệp
4 053
67,21
31 040 965
60, 84
13 355 301
- CN dầu khí
27
0,45
1 891 191
3,71
1 384 191
- CN nhẹ
1 693
28,08
8 470 890
16,6
3 757 445
- CN nặng
1 754
29,09
13 528 255
26,52
5 267 467
- CN thực phẩm
263
4,36
3 139 159
6,15
1 357 851
- Xây dựng
316
5,24
4 011 446
7,86
1 427 350
II
Nông , lâm nghiệp
789
13,08
3 774 878
7,4
1 427 350
- Nông- Lâm nghiệp
675
11,19
3 421 667
6,71
1 478 591
- Thủy sản
114
1,89
307 896
0,6
134 177
Dịch vụ
1 188
19,7
16 202 102
31,76
7 698 540
III
- GTVT- Bưu điện
166
2,75
2 924 439
5,73
2 317 916
- Khách sạn- Du lịch
164
2,72
2 864 768
5,62
1 247 338
-Tài chính-Ngân hàng
60
1,00
788 150
1,54
738 895
-Văn hóa-Y tế-Giaos dục
205
3,4
908 212
1,78
384 212
-XD khu đô thị mới
4
0,07
2 551 674
5,00
700 683
-XD văn phòng-căn hộ
112
1,86
3 936 781
7,72
1 375 208
-XDhạ tầngKCX-KCN
21
0,35
1 025 599
2, 01
387 519
-Dịch vụ khác
456
7,56
1 203 267
2,36
500 685
Tổng số
6 030
100
51 017 946
100
22 684 982
- Theo đối tác.
Tính đến hết 31/12/2005, đã có tới hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có 12 nước có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, và trong số 12 nước có 7 nước là thuộc Châu Á ( Đông Nam Á), đứng đầu là 4 nước Đài Loan, Sigapore, Nhật Bản, Hàn Quốc có số vốn đầu tư trên 3,7 tỷ trở lên. Đài Loan và Sigapore đứng đầu với số vốn đầu tư là trên 7,6 tỷ USD. Có thể chia các Quốc gia đầu tư vào Việt Nam thành 6 nhóm nước sau đây:
Nhóm 1: Các quốc gia có vốn đầu tư lớn hơn 1 tỷ USD 12 nước
Nhóm 2: Các quốc gia có vốn đầu tư từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ USD: 6 nước
Nhóm 3: Các quốc gia có vốn đầu tư từ 100 triệu đến dưới 500 triệu USD: 9 nước
Nhóm 4: Các quốc gia có vốn đầu tư từ 10 triệu đến dưới 100 triệu USD: 26 nước
Nhóm 5: Các quốc gia có vốn đầu tư từ 1 triệu đến dưới 10 triệu USD: 14 nước
Nhóm 6: Các quốc gia có vốn đầu tư nhỏ hơn 1 triệu USD: 8 nước.
Trong đó ta thấy, số nước đầu tư lớn hơn 500 triệu USD chỉ có 18 nước chiếm 24% tổng số nước đã tham gia vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Gần 30% sô quốc gia chỉ đầu tư rè rặt dưới 100 triệu USD, trong đó có 8 nước chiếm gần 11% chỉ đầu tư thăm dò với số vố đăng ký nhỏ hơn 1 triệu USD. (Xem bảng 3).
Bảng 2: FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư (Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực )
TT
Chuyên ngành
Số DA
Tỷ trọng
Tổng VĐT
(1000 USD)
Tỷ trọng
%
Vốn PĐ
(1000USD)
I
Công nghiệp
4 053
67,21
31 040 965
60, 84
13 355 301
- CN dầu khí
27
0,45
1 891 191
3,71
1 384 191
- CN nhẹ
1 693
28,08
8 470 890
16,6
3 757 445
-CN nặng
1 754
29,09
13 528 255
26,52
5 267 467
-CN thực phẩm
263
4,36
3 139 159
6,15
1 357 851
- Xây dựng
316
5,24
4 011 446
7,86
1 427 350
II
Nông, Lâm nghiệp
789
13,08
3 774 878
7,4
1 427 350
- Nông- Lâm nghiệp
675
11,19
3 421 667
6,71
1 478 591
-Thủy sản
114
1,89
307 896
0,6
134 177
Dịch vụ
1 188
19,7
16 202 102
31,76
7 698 540
- GTVT- Bưu điện
166
2,75
2 924 439
5,73
2 317 916
-Khách sạn-Du lịch
164
2,72
2 864 768
5,62
1 247 338
-Tài chính- Ngân hàng
60
1,00
788 150
1,54
738 895
- Văn hóa-Y tế-Giaos dục
205
3,4
908 212
1,78
384 212
Đầu tư của các nước G7 vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào cac lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 50% tổng vốn đăng ký. Trong đó dầu khí chiếm tới hơn 85%, công nghiệp chiếm hơn 53% và công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm khoảng 70%.
Riêng năm 2005, Soama từ vị trí số 14 năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ 2 trong đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư là 748,5 triệu USD, Luxembourg từ vị trí 24 năm 2004 đã vươn lên dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư gần 770,5 triệu USD. Hàn Quốc tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3 với 227 dự án và 592 triệu USD vốn đăng ký, Nhật Bản tụt từ vị trí số 3 xuống vị trí thứ 4 với 107 dự án và 437 triệu USD vốn đăng ký và Hồng Kông tụt từ vị trí số 4 xuống vị trí thứ 5 với 41 dự án và hơn 407 triệu USD vốn đăng ký. Hoa Kỳ một đối tác tiềm năng đã chuyển từ vị trí thứ thứ 11 năm 2004 lên vị trí thứ 9 năm 2005 trong bảng xếp hạng với 56 dự án và 157 triệu USD.
Thực tế cho thấy Việt Nam thu hút được ít các TNCS tư vào trong nền kinh tế. Trong khi đó vốn FDI của thế giới chủ yếu là vốn của các TNCS. TNCS là đối tác cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước và thực hiện công nghiệp hóa hiện, đại hóa vì phần lớn kỹ thuật hiện đại, tiềm lực tài chính, quan hệ tài chính và mạng lưới rộng khắp toàn cầu của các nước TNCS thực sự mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thu hút được FDI của các nước này.
- Theo địa phương.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả các địa phương trong cả nước, ở cả 65 tỉnh thành phố nhưng phân bboos không đều. FDI tập trung ở Thành Phố Hồ Chí Minh ( TP HCM ) và các tỉnh lân cận chiếm hơn một nửa vốn đăng ký của cả nước với 28,66 tỷ USD chiếm 56% vốn đăng ký ).
Hà Nội và các tỉnh lân cận chỉ chiếm chưa đầy 1/2 số lượng vốn ở khu vực phía Nam, với 13,42 tỷ USD chiếm 26,3 % vốn đăng ký.
Sự phân bố không đều vốn FDI chủ yếu là do nhân tố địa lý- tự nhiên quyết định. Những nơi có cảng biển, sân bay, hệ thống đường giao thông thuận tiện , điện nước và các dịch vụ phát triển tốt là những nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư.
Số dụ án và vốn dăng ký chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An đã chiếm tới 58.6% vốn đăng ký của cả nước.Vùng trọng điểm phía bắc chiếm 27,5% tổng vốn đăng ký của cả nước.
- Theo hình thức đầu tư.
Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á thì hình thức doanh nghiệp liên doanh ( DNLD) được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích nên tỷ lệ các DNLD chiếm tỷ trọng cao so với các hình thức FDI khác. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra thì ngày các nhiều các dự án DNLD chuyển đổi sang hình thức 100% vốn nước ngoài (VNN).
Tính đến hết năm 2004, các dự án đầu tư trực tiếp vào nước ta mới chỉ được phép đầu tư trong 4 hình thức được quy định trong luật đầu tư nước ngoài. Đến năm 2005, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trong 6 hình thức FDI, thêm hai hình thức nữa là công ty cổ phần FDI và công ty quản lý vốn.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988 - 2005 ( tính tới ngày 31/12/2005 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
TT
Hình thức đầu tư
Dự án
Vốn đầu tư
Tổng số DA
Tỷ trọng (%)
Tổng số vốn
Tỷ trọng (%)
1
100% VNN
4 504
74,7
26 041
51
2
DNLD
1 327
22,0
19 180
37,6
3
HĐHTKD
184
3,05
4 710
8,17
4
BOT
6
0,1
1 370
2,7
5
Công ty cổ phần
8
0,13
199
0,4
6
Công ty quản lý
1
0,02
55,5
0,11
Tổng số
6 030
100
51 017
100
( Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và Đầu Tư )
Qua bảng ta thấy :Tính đến hết năm 2005 hình thức này chiếm tới gần 75% số dự án và 51% vốn đăng ký. Hình thức DNLD chiếm 22% số dự án và 37,6% vốn đăng ký. Chỉ có khoảng 3% số dự án và 11,4% vốn đăng ký là thuộc về 3 hình thức đầu tư còn lại. Như vậy có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích đầu tư vào hình thức 100% VNN. Hình thức DNLD cũng không mấy được ưa chuộng vì tính phức tạp của hình thức này trong quản lý và điều hành. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, quy mô các dự án 100% VNN thường là nhỏ đầu tư vào những ngành ít rủi ro. Trong khi đó các dự án liên doanh thường có quy mô lớn hơn và đầu tư trong những lĩnh vực mà nếu đầu tư 100% VNN không chắc chắn vì nhà đầu tư nước ngoài ít am hiểu lĩnh vực này hoặc ít am hiểu thị trường Việt Nam. Hình thức BOT được chính phủ ưu đãi nhiều hơn so với các hình thức FDI khác như không thu tiền thuê đất, thời hạn thực hiện dự án thường là dài nhưng có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn, chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến cung ứng đầu vào hoặc đầu ra mang tính chất cục bộ rất lớn. Đây là thực tế cần được nghiên cứu và có các giải pháp tháo gỡ kịp thời để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức BOT, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của quốc gia nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mới và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008.
Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vào năm 1996 là 8,6 tỷ USD.Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới 77%.Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm trước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt kết quả khả quan hơn mức dự báo. Trong năm qua, đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm trước. Riêng doanh thu xuất khẩu (không kể dầu thô)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21914.doc