Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2

1. Khái niệm vốn đầu tư trực tư trực tiếp nước ngoài FDI foreign direct investment 2

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

II. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI VIỆT NAM 3

1. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 3

2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5

3. Đánh giá tình hình đầu tư ở Việt Nam 12

III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 18

1. Các chính sách kinh tế xã hội 18

2 Chính sách luật pháp 19

3. Cải cách thủ tục hành chính 20

4. Đổi mới đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư 21

5. Xây dựng kết cấu hạ tầng 22

6.Đối với các sở ban ngành địa phương 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO . .24

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt Nam trong một vài năm gần đây có xu hướng gia tăng cả về số dự án cũng như về vốn đầu tư và các ngành đầu tư cũng có những biến đổi. Như đã nói ở trên năm 2002 tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam nên tới 697 dự án được cấp giấy phép đây là năm thu hút được nhiều dự án nhất từ trước tới nay, với tổng số vốn đăng ký là 1376 triệu $. Số dự án trong năm 2002 đã tăng lên so với năm 2001 là 51,1 %, nhưng về lượng vốn tham gia đầu tư lại giảm rất lớn chỉ bằng 62,7 % của năm 2001. Qua đây ta thấy tình hình đầu tư tại Việt Nam có nhiều khả quan về số lượng các nhà đầu tư tham gia song có một điều đáng quan tâm là tuy số lượng dự án tăng lên nhưng về quy mô lại giảm rất lớn. Chứng tỏ số lượng các nhà đầu tư tham gia tăng lên rõ rệt nhưng các dự án tham gia lại rất nhỏ, các dự án có quy mô lớn và trung bình lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các nhà đầu tư, tập đoàn đầu tư lớn vẫn chưa coi Việt Nam là một địa chỉ tin cậy để thực hiện các dự án của mình. Qua phân tích số liệu ta thấy Việt Nam chưa đủ điều kiện để thu hút các nhà đầu tư lớn, đòi hỏi các nhà xây dựng chiến lược đầu tư ở Việt Nam phải có một chiến lược hợp lý để thu hút hơn nữa số dự án đầu tư mặt khác phải tạo được uy tín đối với các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới, một mặt thu hút được thêm số dự án mặt khác có thể tăng lượng vốn đầu tư của dự án và tăng số lượng dự án lớn cũng như tăng về tổng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam. Trong năm 2002 khối lượng dự án đầu tư vào ngành công nghiệp tăng lên rõ rệt so với giai đoạn trước chứng tỏ đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu các ngành đầu tư các dự án giảm xuống chủ yếu ở các ngành dịch vụ là nhiều nhất. Trong tháng đầu năm năm 2003 tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta cũng mang nhiều khả quan mở ra một năm rất tốt cho chiến lược thu hút FDI trong năm nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo ngành từ 01/10 tới 01/02/2003 (Đơn vị triệu $) Ngành 01/01-18/03/2003 Tổng tới 18/03/2003 Số dự án Vốn Dự án Vốn CN và XD 68 135 2.555 21.475 Dầu khí 1 16 30 1.939 Xây dựng 7 35 251 3.383 Nông Lâm nghiệp 3 4 404 2.199 Thuỷ sản 2 6 82 234 Dịch vụ 13 45 777 14.564 Tài Chính-Ngân Hàng 0 0 47 602 Y tế – GD 4 21 133 633 Văn phòng dịch vụ 0 0 104 3.424 XD Khu đô thị mới 0 0 3 2.467 Xây dựng KCN- CX 0 0 17 878 GTVT- Bưu điện 1 3 109 2.575 Du lịch và khách sạn 4 15 136 3.250 Ngành khác 4 15 136 3.250 Tổng 86 190 3.818 38.472 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 04/2003 2.2. Về vùng đầu tư Các dự án đầu tư chủ yếu nằm ở các tỉnh phía nam, theo số liệu thống kê thì các tỉnh phía Nam có tới 502 dự án tương đương chiếm khoảng 72% số dự án trong cả nước, với tổng số vốn 935,6 triệu USD tương đương 68% tổng số vốn. Đây là vùng có số lượng dự án cũng như số vốn đưa vào rất lớn, hầu nhưcác dự án đều có mặt tại khu vực này đặcbiệt là khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. Sở dĩ vùng này thu hút đượcnhiều dự án đầu tư nhất bởi nới đây từ trước tới nay đã là vùng có truyền thống trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hơn nữa nơi đây có một lợi thế hết sức quan trọng về điều kiện kinh tế phát triển hơn hẳn các vùng khác trong cả nước, chính vì thế nên các nhà đầu tư luôn tìm tới vùng này như một địa chỉ rất tin cậy để thực hiện các dự án đầu tư của mình. Hơn nữa nơi đây có cơ chế được coi là thoáng hơn các vùng khác trong cả nước và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án thực hiện là rất tốt, đặc biệt là hệ thống các khu công nghiệp các khu chế xuất được xây dựng rất nhiều đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà đầu tư đặt ra chính vì thế vùng này được coi là vùng có nhiều điều kiện nhất trong việc thu hút nguồn vốn này. Các dự án chủ yếu tập chung vào các tỉnh thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2002 là 206 dự án chiếm với tổng số vốn đăng kí là 252 triệu $. Đây là địa bàn thu hút nhiều nhất vốn đầu tư nước ngoài nhất chỉ sau tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai, thành phố này có truyền thống trong hoạt động thu hút vốn đầu tư tính đến ngày 18/3 /2003 số lượng dự án tham gia đầu tư vào khu vực này là 1.246 dự án và tổng số vốn đăng ký đạt mức lớn nhất trong các tỉnh thành phố thực hiện thu hút vốn đầu tư, với tổng số vốn thực hiện là 10.394 triệu $, tính ra trong hơn 3 tháng đầu năm năm 2003 thành phố đã thu hút được 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 10 triệu $. Địa bàn tỉnh Đồng Nai: Trong năm 2002 tỉnh này là tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất trong cả nước lớn hơncả thành phố Hồ Chí Minh với tổng dự án tham gia vào khu vực này là 135 dự án đứng sau thành phố Hồ Chí minh nhưng lại đứng đầu về số lượng vốn đem đầu tư vào, với tổng vốn đầu tư năm 2002 là 255 triệu $. Tính đến ngày 18/3/2003 tỉnh đã thu hút được409 dự án tham gia và tổng số vốn đăng ký tính cho tới thời điểm này là 5.488 triệu $ chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cũng như các tỉnh khác, tỉnh Bình Dương cũng có một số lượng lớn các dự án đầu tư vào đây.Trong năm 2002 tỉnh đã có 135 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư vào trong tỉnh, với tổng số vốn lên tới 253 triệu USD. Tính tới ngày 18 /3 /2003 tỉnh đã thu hút được 618 dự án và tổng số vốn đăng ký là 2.952 triệu $. Số lượng dự án tham gia vào các tỉnh phía Bắc trong năm 2002 cũng tăng lên khá lớn, số lượng dự án là 173 dự án với tổng số vốn đăng ký là 356.3 triêu $, chiếm tương đương 25,1 % về số dự án và 25,9% về tổng số vốn trong cả nước. Các dự án tập chung vào các tỉnh như: Hà Nội là địa bàn chiếm nhiều dự án nhất với tổng dự án tham gia là 54 dự án, tổng số vốn đầu tư là 437 triệu $. Tính tới ngày 18/ 03/ 2003 Hà Nội đã thu hút được 437 dự án với tổng số vốn đăng ký là 7.551 triệu $ chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí minh về tổng số vốn. Ngoài ra các tỉnh như Quảng ninh cũng có số lượng dự án tham gia khá lớn với 10 dự án và tổng số vốn là 39 triệu $ Hải Phòng có 25 dự án với tổng vốn đầu tư là 43 triệu $, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn .....cũng có một số lượng vốn khá lớn đầu tư vào khu vực này. 2.3. Đầu tư trực tiếp của các nước trên thế giới vào Việt Nam Mãi tới những năm giữa của thập kỷ niên 80 thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với mốt số nước Asean mới được thiết lập trở lại .Tuy vậy theo qui luật hoạt động của chuỗi biến động cơ cấu liên tục kiểu làn sóng ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương từ Mỹ và Nhật Bản sau đó là các nước NIC, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hầu hết các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới . Tình hình đầu tư trực tiềp nước ngoài ở Việt Nam cũng ngày một tăng lên theo các mối quan hệ đầu tiên là các nước trong khu vực Đông Nam á sau đó là tất cả các nước trên thế giới đều có dự án đầu tư ở nước ta , qua thời gian thì nước ta đã vươn lên trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp lớn trong khu vực . Trong năm 2002 nước có số dự án đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Đài Loan, nước này có tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam là 185 dự án với tổng số vốn đầu tư là 260 triệu $, đây là nước đạt số lượng dự án đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam trong thời gian gần đây, tới ngày 18/03/2003 thì Đài Loan đã có 927 dự án tham gia vào đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 5.136 triệu $. Đây là nhưng nước có nhiều vốn tham gia đầu tư vào nước ta. Theo số liệu mới nhất thì Đài Loan hiện nay là nước có số vốn đầu tư lớn thứ hai sau Singapo với tổng số vốn đăng ký là tính hết ngày 18/03/2003 thì nước này có số vốn tham gia vào đầu tư tại Việt Nam đã là 5.136 triệu $. Nước có số vốn đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam trong năm qua lại là Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký là 261triệu USD và số dự án đăng ký là 142 dự án tính tới ngày 18/03/2003 thì Hàn Quốc là nước lớn thứ tư trên thế giới có số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có số vốn nhiều nhất chỉ sau một số nước là Singapo, Đài Loan, Nhật Bản tiếp theo là một số nước có số dự án tương đối lớn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian năm vừa qua như TrungQuốc cũng có 62 dự án với tổng số vốn 74 triệu $, đặc biệt là Mỹ trong năm vừa qua có 29 dự án tham gia đầu tư vào nước ta với tổng số vốn đầu tư nên tới 137 triệu $, qua đây ta thấy số lượng dự án tham gia đầu t ư vào Việt Nam đều là những dự án lớn bình quân 4,72 triệu $ một dự án theo tỷ lệ bình quân này thì đây là nước có nhiều số dự án lớn nhất vào nước ta. Ngoài ra còn một số nước khác cũng có số lượng dự án đầu tư tương đối lớn vào Việt Nam như nước có truyền thống đầu tư vào nước ta như Singapo năm vừa qua tuy không có nhiều dự án tham gia vào chỉ có 24 dự án tương đương với số vốn tham gia là 34 triệu $ nhưng trong thời gian trước đây là nước có số vốn tham gia đầu tư lớn nhất vào nước ta vơi tổng số dự án tham gia tính hết ngày 18/03 /2003 là 263 dự án và số vốn tham gia là 7.242 triệu $, Pháp cũng có 126 dự án, Anh có 44 dự án , Liên bang Nga là 40 dự án. Số lượng các dự án không ngừng tăng lên theo thời gian, năm1988 số dự án tham gia vào Việt Nam mới chỉ đạt là 37 dự án và các năm tiếp theo số lượng dự án không ngừng tăng lên năm 1990 đã là 108 dự án và tiếp tục tăng tới năm 2000 thì số lượng dự án đã đạt là 371 dự án và tăng mạnh vào năm 2001, riêng trong năm này số lượng dự án đã tăng lên là 461 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2.194 triệu $ và năm 2002 số dự án đã tăng lên là 697 dự án. Qua phân tích số liệu trên ta thấy số lượng dự án đã tăng lên gần 20 lần từ năm 1988, điều này cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trong việc thu hút các nhà đầù tư tham gia đầu tư vào trong thời gian tới nhất là về số lượng các nhà đầu tư. Theo số lượng các dự án đầu tư tăng lên chứng tỏ điều kiện cho các dự án phát triển cũng tăng lên. Điều này mở ra một tương lai hoàn toàn rất tốt cho chúng ta thực hiện chiến lược thu hút vốn đầu tư trong tương lai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 1998 đến 2002 Nguồn Báo ngoại thương số 12/2001 và Thời báo kinh tế Việt Nam 04/2003 Qua phân tích số liệu ở trên cho ta thấy các nước có số vốn đầu tư lớn phần lớn là các nước nước nằm trong khu vực Châu á như Đài Loan, Hông Kông, Singapo. đặc biệt là Mỹ quốc gia tuy ký hiệp định thương mại với chúng ta nhưng trong năm vừa qua đã có một số lượng dự án rất lớn tham gia đầu tư. Trong bối cảnh chung về đầu tư trưc tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đầu tư của Mỹ cũng có xu hướng giảm ngoài ra trong 118 dự án có 21 dự án bị giải thể trước thời hạn với tổng số vốn đâù tư là 324,18 triệu USD, tỷ lệ loại hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đã tăng vọt lên so với cách đây 2 năm. 3. Đánh giá tình hình đầu tư ở Việt Nam 3.1. Thành tựu Trong gần 20 năm thực hiện công tác tiếp nhận đâu tư từ các nước trên khắp thế giới Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống luật đầu tư bổ sung những thiếu sót trong hệ thống luật nói chung cũng như học hỏi được những kinh nghiệm từ phía các nhà đầu tư mang lại, do đó số lượng các dự án không ngừng tăng lên cùng cũng như tăng lên về vốn. Tính đến năm 2002 việt Nam thu hút được 697 Dự án (Dự án được cáp giấy phép) với tổng số vốn lên tới 1376 triệu USD theo số liệu trên ta thấy số lượng dự án tăng lên so với năm 2001 là 51.1% điều này chứng tỏ rằng số lượng các nhà đầu tư các tổ chức tham gia vào đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên.nhưng có một điều là phải quan tâm trong khi số lượng các dự án tăng lên rất lớn so năm 2001 nhưng tổng số vốn các nhà đầu tư đem vào trong năm 2002 lại giảm xuống chỉ còn bằng 62,7% so với năm 2001 . Cùng với số vốn giảm xuống mà số lượng dự án lại tăng lên điều này cho thấy quy mô các dự án ngày càng giảm các dự án lớn có xu hướng ít dần số lượng các dự án có quy mô nhỏ và vừa đã tăng lên . Qua những phân tích trên ta thấy Việt Nam cần phải thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đặc biệt cần quan tâm những dự án lớn có quy mô vốn lớn và tập trung vào những ngành công nghiệp, công nghiệp chế tạo công nghiệp xây dựng. Những ngành này đòi hỏi số lượng vốn lớn cũng như về kỹ thuật công nghệ cao, tạo nền tảng cho cơ sở vật chất cho chúng ta thực hiên công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đưa trình đọ phát triển kinh tế của Việt Nam lên một nấc mới . Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như hình thức doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp hợp tác liên doanh hoặc doanh nghiệp hợp tác 100% vốn nước ngoài. Tuỳ theo từng ngành từng vùng mà các nhà đàu tư có thể thực hiện dự án của mình bằng hình thức này hay hình thức khác trong năm 2001 việt nam tiếp nhận số dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là khoảng 402 dự án với tổn số vốn chiếm 32,8% còn lại là các hình thức khác. Qua đây ta thấy số lượng các dự án theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm quá nửa số dự án đầu tư, điều này cũng rất tốt bởi bên phía Việt Nam không phải bỏ thêm vốn vào các dự án này nhưng đổi lại chúng ta lại bị thệt thòi trong cách ăn chia về lợi nhuận do các dự án mang lại vì thế phía Việt Nam phải tăng cường khuyến khích các nhà đầu tư đầy tư vào những hình thức liên doanh liên kết để tạo điều kiện phát triển các đối tác sở tại giúp chúng ta tiếp cận được công nghệ hiện đại cũng như học hỏi những kinh nghiệm trong quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời thắt chặt hạn chế hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài . Đối tác đầu tư của Việt Nam thường là các nước nằm trong khu vực Châu á nhất là các nước ASEAN, ngoài ra còn một số nước như Mỹ các nước Đông Âu. Nhìn chung các nhà đầu tư vào Việt Nam thường là các nhà đầu tư nhỏ đầu tư những dự án không lớn lắm, so các nước trong khu vực và Trung Quốc thì phía Việt Nam còn rất hạn chế trong thu hút các nhà đầu tư tập đoàn lớn, trong khi đó nước láng giềng của chúng ta là Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới các nhà đầu tư lớn ở Châu Âu, châu Mỹ như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp có tới 400 trong tổng số 500 các tập đoàn lớn nhất của thế giới đã có mặt ở Trung Quốc nhất là các lĩnh vực chế tác và sản xuất lắp ráp sản xuất ô tô, điều này cũng không có gì lạ bởi Trung Quốc đã gia nhập tổ chức WTO trong khi đó các đối tác đầu tư Việt Nam phần lớn là các nước trong khu vực như Singapo, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản ngoài ra còn Hoa Kỳ cũng là một đối tác đầu tư ngày một lớn mạnh tại Việt Nam. Tính hết 2001 tổng số dự án Hoa Kỳ đưa vào Việt Nam là 129 dự án với tổng số vốn 1 tỷ USD trong tổng số 3370 dự án với tổng số vốn là 40,067 tỷ USD, về phía các nhà đầu tư trong khu vực thì có tới 530 dự án với tổng số vốn đăng ký là hơn 8,671 tỷ USD. Điều này cho thấy đa phần các dự án lớn đều xuất phát từ các nước trong khu vực vì Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN. Qua những nhận xét trên ta thấy từ Trung Quốc đến Việt Nam muốn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trước tiên là phải tham gia vào một tổ chức kinh tế xã hội nào đó để giúp các nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu hợp tác với chúng ta điều này đòi hỏi phía Việt Nam cần phải mở cửa hợp tác kinh tế đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước. Về phân bổ FDI theo lãnh thổ giống như tất cả các nước trên thế giới cơ cấu FDI thường có xu hướng chảy vào những vùng có trình độ phát triển kinh tế cao hơn, xu hướng này gây ra sự mất cân đối về nhu cầu đầu tư giữa các vùng các khu vực trong nước điều này sẽ gây ảnh hưởng tới định hướng pháp triển kinh tế của nhà nước ta. Số dự án tìm tới các tỉnh ở phía Đông nam bộ là 502 dự án trong khi cả nước chỉ có 697 dự án (riêng trong năm 2002 chiếm tỷ lệ 72% với tổng số vốn đăng ký là 935,6 triệu USD trên tổng số 1.376 triệu USD chiếm tỷ lệ 68% về vốn đặc biệt thu hút các tỉnh thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh trong khi đó các tỉnh phía Bắc chỉ có 175 dự án chiếm tỷ lệ 25,1% và tổng số vốn là 356,3 triệu USD chiếm tỷ lệ 25,9% thu hút vào các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn theo số liệu phân tích số dự án đầu tư vào các tỉnh miền Đông nam bộ là nhiều nhất sau đó là các tỉnh phía bắc còn các tỉnh ở miền Trung chiếm số dự án cũng như về vốn là rất nhỏ điều này là rất bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam bởi các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên là những địa bàn rất cần vốn đầu tư để phát triển kinh tế bởi nơi đây có thừa đủ tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như về nhân lực cho các việc thức hiện các dự án. Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp hợp lý trong chiến lược đầu tư trong thời gian tới nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tìm đến những địa bàn miền Trung và Tây nguyên, một mặt giúp chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực cũng như các điều kiện của các tỉnh này mặt khác giúp chúng ta phát triển nền kinh tế một cách cân bằng và toàn diện. Về đóng góp của FDI với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam: Để đánh giá hiệu quả của bất cứ một hoạt động nào điều trước tiên mà người ta quan tâm là hiệu quả kinh tế của vấn đề, ở đây là các dự án đầu tư chúng ta xét tới những đóng góp của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam như đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội GDP . Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách cho Việt Nam là 25% vào năm 2001 và tổng số 23% trong tổng sản phẩm xuất khẩu. Những đóng góp này quả không phải là nhỏ đối với chúng ta hiện nay bởi không chỉ những đóng góp về ngân sách mà còn hàng loạt các vấn đề có liên quan tới hoạt động đầu tư nứơc ngoài tại Việt Nam. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài tại các địa bàn trọng điểm cần thu hút vốn đầu tư như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nơi có rất nhiều điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế cũng như cho các dự án có thể phát triển và quan trọng hơn nữa là thu hút các nhà đầu tư tham gia vào các khu vực có các khu công nghiệp, các khu chế xuất giúp cho các địa điểm này một lớn mạnh hơn . 3.2. Tồn tại Trước tiên là về quy mô và tốc độ thu hút FDI ở Việt Nam trong những năm gần đây tuy giảm, nhưng cũng không phải quá bi quan như nhiều người nhận xét. Nếu tính thu hút FDI bình quân theo đầu người chúng ta đang ở mức thấp hơn so với một số nước song so với các nước trong khu vực vẫn là trung bình. Về cơ cấu đầu tư theo vùng và hình thức đầu tư tuy có sự mất cân đối và không theo mong muốn, nhưng có lẽ đó là quy luật trong sự vận động của FDI. Chúng ta không thể đưa ra những biện pháp hành chính hoặc những biện pháp ngắn hạn nhằm thu hút FDI vào những vùng có điều kiện kinh tế xá hội khó khăn, mà cần sử dụng các nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện môi trường đầu tư một cách toàn diện, đồng bộ, và có tính chiến lược. Về đối tác đầu tư : Đây là vấn đề nan giải mà phía Việt Nam phải nhìn nhận lại.Thời gian qua chúng ta đã quá coi trọng vào số lượng hơn là chất lượng FDI. Để nâng cao chất lượng thu hút FDI, cần có những biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư nước ngoài ở những quốc gia thuộc Châu Âu và Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, khi Hiệp định thương mại Việt -Mỹ được ký kết, đây là đối tác có tiềm lực công nghệ cao công nghệ nguồn vốn, có trình độ quản lý... có thể đáp ứng những yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, do các nước có chiến lược và biện pháp thích hợp để thu hút FDI từ những cường quốc lớn nên tất thành công trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới . Về phát triển nguồn nhân lực vấn đề thu hút nguồn nhân lực ở Việt Nam chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây và những lĩnh vực rất nhỏ. Một thực tế mâu thuẫn ở Việt Nam là tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo có chất lượng, nên không đáp ứng được các yêu cầu về tuyển dụng lao động cho các dự án FDI ở Việt Nam. Cũng giống như các nước phát triển khác nguồn FDI ở Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước như đóng góp đối với sự tăng trưởng kinh tế chuyển đổi cơ cấu kinh tế thu ngân sách giải quyết việc làm ..Tuy nhiên để huy động các nguồn vốn FDI đáp ứng được mục tiêu phát triển ngành vùng sao cho có hiệu quả nhằm chuyển hướng mục tiêu càng tập trung vào chất lượng của nguồn FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.3 Nguyên nhân Các nhà đầu tư luôn tìm tới những nước có điều kiện kinh tế phát triển là chủ yếu vì tại những nước này có trình độ phát triển kinh tế hơn hẳn những vùng khác ,giúp cho các dự án đầu tư có khả năng được triển khai và tiến hành và thu lợi nhuận. Các dự án muốn thực hiện được thì cấn phải có rất nhiều yếu tố liên quan, được đặt trong điều kiện của nền kinh tế có khẳ năng đấp ứng những yêu cầu của dự án đặt ra như các yếu tố đầu ra đầu vào, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng Nước ta đi lên từ nền kinh tế kém và bị kìm hãm do chính sách không hợp lý, nên cho tới giờ trình độ phát triển kinh tế của chúng ta vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Chính vì thế mà tốc độ thu hút các dự án đầu tư từ nước ngoài là rất hạn chế, một phần do chúng ta chưa có chính sách hợp lý trong chiến lược thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và một phần chúng ta không thể phủ nhận được là nền kinh tế của chúng ta còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới, các nhà đầu tư lớn luôn coi đó là điều kiện còn quá thiếu thốn để có thể triển khai dự án của mình và vẫn ngần ngại và nghi ngờ vào khả năng phát triển và tiềm lực của chúng ta. Hệ thống luật pháp cũng là vấn đề đáng bàn đến mặc dù là không có nhiều sai lầm song hệ thống luật của chúng ta vẫn biểu hiện những thiếu sót và khe hở để cho nhiều kẻ lợi dụng, gây ra sự thiếu tin tưởng từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. - Do không có sự điều tiết của các cơ quan hữu quan nên các nhà đầu tư thực hiện công việc đầu tư của mình một cách tự do, do đó những vùng cần nhiều dự án thì chỉ thu hút được rất ít số dự án, gây ra sự mất cân bằng giữa các vùng đầu tư. Các dự chỉ tập chung vào những vùng có điều kiện thuận lợi như các thành phố và thiên về các tỉnh phía nam là nhiều hơn trong khi đó các tỉnh miền trung và Tây Nguyên rất cần các nhà đầu tư tham gia . Trong chế độ ưu đãi đối vơi các nhà đầu tư không có sự phân biệt giữa các vùng các loại dự án một cách rõ ràng không tạo ra được động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tới nơi mong muốn, hơn nữa vẫn chưa đủ để có thể khiến các nhà đầu tư quan tâm hơn nữa tới Việt Nam. Mặc dù số lượng dự án năm 2002 tăng lên rất lớn song về chất lượng các dự án lại không mấy khả quan vì số vốn giảm rất nhiều so với những năm trước. Chúng ta phải chấp nhận điều này bởi vì chúng ta chưa có khả năng để có thể thu hút được các tập đoàn các công ty lớn trên thế giới tới đầu tư. Cơ sở hạ tầng chúng ta chưa đủ để có thể đấp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đưa ra như về hệ thống giao thông công cộng, kho tàng bến bãi, cầu cống cảng biển tóm lại về kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực cũng như thế giới, cần phải tân dụng nguồn vốn hỗ trợ và huy động trong dân cư để có thể đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Mặc dù đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây song những gì liên quan tới thủ tục hành chính của chúng ta vẫn là một vấn đề đáng bàn, bởi có những bất cập như trong quá trình thực hiện nó quá rườm rà thậm chí có thể chồng chéo lên nhau, trong khi thực hiện thì các nhà quản lý không làm đúng yêu cầu đặt ra gây mất rất nhiều thời gian . III. Một số đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1. Các chính sách kinh tế xã hội - Bảo đảm ổn định về chính trị kinh tế Một số nước có nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại luôn xẩy ra xung đột vũ trang nội bộ đất nước không ổn định thì sẽ không có nước nào dám đầu tư vào. Đây chính là nhân tố hàng đầu là cơ sở để có nhiều vốn đầu tư nước ngoài chảy vào. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong sự nghiệp đổi mới coi đây là nhân tố cốt lõi trong việc thống nhất chỉ đạo. Từ khi Việt Nam thực hiện sự nghiệp đổi mới thì ổn định chính trị kinh tế xã hội được giữ vững .Tuy nhiên tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực như tham nhũng buôn lậu trốn thuế thất nghiệp gia tăng phân hoá giầu nghèo còn khoảng cách.Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế,hành chính và pháp luật để đẩy lùi những tiêu cực về mặt xã hội góp phần làm tăng hiệu quả quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay. - Chính sách phát triển kinh tế: Định hướng phát triển kinh tế xã hội của chúng ta trong thời gian tới là phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp là chủ yếu. Điều này rất phù hợp với việc nâng cao khả năng thu hút FDI vì thế chúng ta phải quan tâm phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế tạo và những ngành như công nghiệp điện tử, những ngành có hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ cho chiến lược phát triển nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển kinh tế nước nhà. Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách ưu tiên phát triển kinh tế các khu vực này, quan tâm chú trọng hơn nữa tới phát triển hệ thông giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc Ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào những khu vực này nhằm khuến khích họ tham gia đầu tư giúp phát triển kinh tế của các vùng này thay cho chúng ta. Chúng ta cần phải khuyến khích những người có trình độ tham gia công tác ở trong nước tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay đang diễn ra ở nước ta, một phần vì chún

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV347.doc
Tài liệu liên quan