Đề tài Thu nhập của người lao động tại công ty Dệt 8/3: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề cơ bản thu nhập của người lao động 2

I- Lý luận về thu nhập và phân phối thu nhập 2

1- Hệ thống các chỉ tiêu về thu nhập 2

2- Lý luận về phân phối thu nhập 3

II- Các loại thu nhập 3

1- Tiền lương 3

2- Tiền thưởng 14

3- Các nguồn thu nhập khác 15

Chương II: Thực trạng về thu nhập và công tác trả lương cho người lao động tại Công ty dệt 8/3 16

I- Quá trình hình thành và phát triển Công ty dệt 8/3 16

1- Quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt 8/3 16

2- Bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty 19

II- Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của Công ty dệt 8/3 26

1- Đặc điểm về cơ cáu tổ chức bộ máy quản lý 26

2- Đặc điểm về lao động của Công ty dệt 8/3 27

3- Đặc điểm vè máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ 31

4- Đặc điểm về sản phẩm tiêu thụ của Công ty dệt 8/3 31

III- Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 32

IV- Thực trạng tình hình thu nhập của người lao động tại Công ty dệt 8/3 32

1- Quy chế phân phối lương, thu nhập 32

2- Tình hình thu nhập của người lao động một số năm vừa qua 34

3- Cơ cấu thu nhập của ngươi lao động tại Công ty dệt 8/3 34

4- Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 35

5- Các hình thức trả lương tại Công ty 35

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động tại Công ty dệt 8/3 42

I- Cơ sở khoa học và giải pháp 42

1- Những ưu điểm, hạn chế trong công tác tiền lương và thu nhập tạik Công ty dệt 8/3 42

2- Phương hướng nhiệm vụ tại Công ty trong thời gian tới 42

II- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động tại Công ty dệt 8/3 43

1- Các đề xuất và kiến nghị 43

2- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động tại Công ty dệt 8/3 44

Kết luận 50

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu nhập của người lao động tại công ty Dệt 8/3: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ở các xí nghiệp thành viên. Phòng xuất nhập khẩu: tổ chức ký kết nhập khẩu hàng hoá và các vật tư thiết bị cần thiết cho công ty, giúp ban lãnh đạo tìm kiếm thị trường ngoài nứơc để tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ lao động, hành chính quản trị, giải quyết chế độ cho công nhân viên, thực hiện chức năng tuyển dụng, đào tạo và nâng cao tay nghề. Phòng bảo vệ: đảm bảo an ninh trật tự cho công ty. 2.2. Cơ sở sản xuất: Đặc điểm tổ chức sản xuất : Xuất phát từ điều kiện cụ thể của mình, công ty đã tổ chức bộ phận sản xuất gồm nhiều xí nghiệp sản xuất. Mỗi xí nghiẹp sản xuất là một bộ phận thành viên của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty trên tất cả các lĩnh vực, có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty về mặt hàng dệt mayphục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Mỗi xí nghiệp không những là khâu cơ bản trong quá trình sản xuất của công ty, mà còn là một đơn vị cơ sở trong tổ chức thông tin kinh tế của công ty. Tuỳ theo nhiệm vụ và chức năng sản xuất mà mỗi xí nghiệp có những vị trí quan trọng khác nhau. Hiện nay công ty có 5 xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp sợi: Chuyên sản xuất sợi để cung cấp cho XN dệt vải mộc và có thể bán ra nước ngoài. Các xí nghiệp sợi gồm xí nghiệp sợi A, XN sợi B, XN sợi ý. Được phân ra theo đặc thù tổ chức và phân cấp máy móc thiết bị với tổng diện tích 22000 m2 và có 1650 công nhân có nhiệm vụ sản xuất sợi để cung cho bộ phận dệt và sợi bán. Xí nghiệp dệt: Với tổng diện tích 14600 m2 và có 800 công nhân và có nhiệm vụ nhận sợi từ xí nghiệp sợi và tiến hành sản xuất vải mộc để cung cấp cho XN nhuộm hoặc in nhuộm hoặc bán vải mộc. Xí nghiệp nhuộm: có nhiệm vụ nhận vải mộc từ XN dệt về in hoa nhuộm màu tẩy trắng cung cấp cho xí nghiệp may. Xí nghiệp cơ điện: Cung cấp năng lượng, điện hơi nước cho toàn công ty và tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị. Xí nghiệp may dịch vụ: vừa tiến hành sản xuất, vừa tiến hành các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra còn có các tổ sản xuất chịu sự quản lý của các quản đốc, tổ trưởng và giám đốc xí nghiệp. b) Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty dệt 8/3: Hiện nay công ty dệt 8/3 có 8 XN thành viên chính, với quy trình sản xuất sản phẩm là quy trình sản xuất kiểu liên hợp phức tạp liên tục, đi từ nguyên liệu đầu là bông sơ đến sản phẩm may qua công nghệ kéo sợi , dệt, vải nhuộm, may. Mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất đều được thực hiện ở mỗi XN thành viên. Sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất như sợi, vải mộc, vải thành phẩm đều có giá trị sử dụng độc lập, đều có thể bán ra ngoài thị trường hoặc tiếp tục chế biến trong nội bộ công ty. Công nghệ sản xuất sản phẩm trải qua 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Công nghệ kéo sợi nguyên liệu đầu bông xơ tự nhiên và xơ Pp + Giai đoạn 2:Công nghệ dệt làm nhiệm vụ chủ yếu dệt sợi thành vải mộc + Giai đoạn 3: Công nghệ hoàn tất gồm 2 bước chính Xử lý vải mộc thành vải trắng qua các công đoạn rũ hồ, nấu tẩy Nhuộm, in hoa và hoàn tất vải để tăng giá trị thẩm mỹ cho vải về màu sắc, tăng chất lượng sử dụng như phòng co, chống nhàu. Công nghệ nhuộm hoàn tất gồm các bước sau, vải mộc- đốt lông- rũ hồ- giặt- tẩy trắng- kiềm bóng – nhuộm màu- in hoa- hoàn tất- vải thành phẩm. + Giai đoạn 4: Công nghệ may, đi từ vải cắt thành sản phẩm các loại áo quần như: áo sơ mi, quần kaki.... công nghệ may gồm: vải – cắt- may- là hoàn tất- đóng gói- sản phẩm may Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty dệt 8/3 như sau: Sợi Dệt Nhuộm May Bông xơ Cung bông Chải Ghép Sợi thô Sợi con Xe Đánh ống Sợi Vải mộc Đốt lông Rũ khô Náu tảy Giặt Tẩy trắng Kiềm bóng Nhuộm in hoa Vải thành phẩm Đánh ống Mắc sợi Hồ sợi dọc Xâu go Dệt vải Vải mộc Vải Cắt May Là Hoàn tất Đóng gói Sản phẩm may Sản phẩm của công ty hoàn thành ở các bước công nghệ cuối cùng của quá trình sản xuất đều được phòng chất lượng của công ty kiểm tra và nếu đảm bảo chất lượng sẽ cho phép nhập kho. Nhờ việc quy định chặt chẽ như vậy, hoạt động sản xuất của các xí nghiệp thành viên, các tổ chức luôn luôn tuân thủ theo đúng công nghệ sản xuất, đúng thiết kế quy định, tránh hiện tượng sản xuất tuỳ tiện. II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập tại Công ty dệt 8/3. 1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Có thể nói, sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu bộ máy quản lý, do đó hệ thống ban lãnh đạo doanh nghiệp coi như một yếu tố quan trọng bậc nhất. Bộ máy quản lý Công ty Dệt 8/3 1. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc điều hành. 2. Các Giám đốc Xí nghiệp và các Phòng. 3. Các ca sản xuất. Tổng Giám đốc là người có quyền hành lớn nhất trong Công ty là người chịu trách nhiệm của toàn Công ty và phụ trách công tác đầu tư tổ chức Cán bộ hành chính thi đua, khen thưởng. Các Phó Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc và giúp Tổng Giám đốc xử lý các thông tin từ dưới lên. Phòng Kế hoạch trực tiếp xây dựng kế hoạch của Công ty căn cứ vào hợp đồng đã ký của khách hàng, nguồn lực của Công ty. Sau đó được trình lên Tổng Giám đốc. Sau khi duyệt xong Tổng Giám đốc giao kế hoạch cho các Xí nghiệp, các Phòng ban. Đây là cơ cấu tổ chức trực tiếp chức năng các Xí nghiệp chịu sự tác động trực tiếp từ Tổng Giám đốc đồng thời có nhiệm vụ báo cáo mọi tình hình SXKD lên Tổng Giám đốc thông qua các Phòng ban chức năng của Công ty. Công ty có một đội ngũ Cán bộ quản lý với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Ban Lãnh đạo Công ty đã chủ động cải tiến, đổi mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng. Hiện nay, bộ máy quản lý trong Công ty chưa thật sự hoàn hảo nhưng so với các doanh nghiệp Nhà nước khác thì đây là bộ máy tương đối gọn nhẹ, năng động và quản lý có hiệu quả, góp phần vào việc điều hành sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hàng năm, Công ty đã nâng cao tay nghề Công nhân bằng các khoá đào tạo, thi thợ giỏi, phát động phong trào thi đua. Nhờ đó, ý thức trách nhiệm của người công nhân được nâng lên rõ rệt. Bước sang cơ chế mới, Công ty đang từng bước làm cho Công nhân nhanh chóng quen với hệ thống máy móc hiện đại, phong cách làm việc công nghiệp. Từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các Cán bộ quản lý và kỹ thuật đã được tham gia các khoá đào tạo ngắn ngày và dài ngày để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và các kiến thức về quản lý. Dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc các phòng ban trong Công ty Dệt 8/3 đã cố gắng hợp tác trong các hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban thực hiện các nhiệm vụ của mình với sự tham mưu và giúp đỡ của các phòng ban khác thể hiện qua việc phòng Kế hoạch và Tiêu thụ kết hợp với phòng Kỹ thuật tiến hành các hoạt động lập kế hoạch sản xuất, Phòng KCS kết hợp với Phòng Kỹ thuật, Phòng Kho để tiến hành kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm hoàn chỉnh. ở các cấp lãnh đạo có sự phân công rõ ràng, mỗi người phụ trách một phần việc của mình, sau đó báo cáo cho Lãnh đạo nếu có sai sót gì thì lãnh đạo cùng các phòng ban Xí nghiệp kiểm tra rà soát lại, tìm ra sai sót và cùng nhau tìm biện pháp khắc phục. 2. Đặc điểm về lao động của Công ty Dệt 8/3: Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, tạo nên hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy một doanh nghiệp hay một tổ chức để đạt được thành công thì yếu tố trước tiên quyết định phải quan tâm tới lực lượng lao động và cơ cấu lao động. Trong cơ chế cũ số lao động của Công ty có thời kỳ lên tới 6 160 người trong biên chế (số liệu năm 1989). Sau 5 năm thực hiện sắp xếp lại tổ chức, giải quyết các chế độ chính sách cho CB-CNV về hưu, nghỉ mất sức chuyển Công ty… đến năm 1994 thì CB-CNV còn là: 4 650 người trong biên chế, trong những năm gần đây, do hoạt động của doanh nghiệp, Công ty Dệt 8/3 đã giải quyết chế độ cho hơn 1000 CB-CNV và mới tuyển mới hơn 600 lao động trẻ. Việc trẻ hoá đội ngũ này của Công ty, một mặt nó làm giảm bậc thợ bình quân nhưng nó lại tạo ra một đội ngũ lao động trẻ, năng động, có kiến thức, họ sẵn sàng nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào sản xuất. Công ty đã có nhiều biện pháp để duy trì kỷ luật, tổ chức cải thiện điều kiện làm việc cho Công nhân. Tuy nhiên, kỷ luật lao động chưa chặt chẽ, thời gian nghỉ do con ốm, thai sản của Công nhân tương đối cao. Bảng 3 :Bảng cơ cấu lao động của Công ty Đơn vị: người các chỉ tiêu 1998 1999 So sánh Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ % Tổng số CB-CNV 3 573 100 3 518 98,5 - 55 - 1,5 Trong đó: Lao động gián tiếp 326 100 308 94,4 - 18 -5,6 Lao động trực tiếp 3 247 100 3 210 98,8 - 37 - 1,2 nữ 2 501 100 2 252 90 - 249 - 10 Tuổi bình quân 31,4 100 30,8 98 - 0,6 - 2 Bậc thợ 2,6 100 2,8 107,6 0,2 -7,6 Qua bảng trên ta thấy Công ty đã thực hiện chính sách cải tổ đơn giản hoá bộ máy quản lý, số lượng lao động gián tiếp trong năm 1999 đã giảm 18 người so với năm 1998. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động bởi vì số lượng lao động trong các phòng ban chức năng là người có thu nhập cao trong doanh nghiệp, quỹ lương của họ chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng qũy lương, do vậy % lao động trong các phòng ban chức năng trên tổng số CB-CNV mà càng nhỏ thì mức lương của người lao động trực tiếp sẽ càng cao. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy % lao động trong các phòng ban chức năng cũng là tương đối nhỏ, năm 1999 là 8,75%, cho thấy sự cố gắng vượt bậc của Công ty trong những năm vừa qua, Công ty cần duy trì số lượng này trong những năm tới. Ngoài ra, yếu tố về lao động cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kết quả kinh doanh và ảnh hưởng gián tiếp đến tiền lương của CNV. Tính đến cuối năm 1999 số lượng lao động của Công ty là hơn 3 500 người. Tương tự như tình trạng chung của ngành, số lao động nữ chiếm qúa nửa, ở các Xí nghiệp tỷ lệ lao động nữ thường dao động trong khoảng tư 60 đến 80%. Lao động nữ có ưu điểm là cần cù, chịu khó nhưng thường gây mất ổn định cho sản xuất do thai sản, nghỉ đẻ và sức khoẻ hạn chế. Bảng 4 : Bảng số lao động trong các phòng ban chức năng của Công ty dệt 8/3 năm 2001 Đơn vị: Người tt Tên tổ chức Số lượng Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp khác 1 Ban Giám đốc 5 5 0 2 Kế toán Tài chính 19 13 1 1 4 3 Kế hoạch tiêu thụ 21 9 1 11 4 Đầu tư 7 7 5 Kỹ thuật 15 14 1 6 Tổ chức hành chính 18 8 10 7 Xuất nhập khẩu 21 14 4 3 8 KCS 21 6 13 6 6 9 Bảo vệ quân sự 36 2 34 10 Đảng đoàn 6 2 2 2 11 Tổng số 169 80 6 15 68 Qua bảng trên ta thấy số lao động trong các phòng ban chức năng là 169 người chiếm 5.49% trong tổng số CB-CNV (3.078 người). Phân loại số lao động này theo trình độ ta thấy: Trình độ Đại học là 80 người chiếm 47,33% Trình độ Cao đẳng là 6 người chiếm 3,55% Trình độ Trung cấp là 15 người chiếm 8,87% Trình độ Khác là 68 người chiếm 40,23%. Qua đây ta thấy, ở một số phòng ban chức năng có số lao động có trình độ khác (nghĩa là dưới mức trình độ Trung cấp) còn cao chiếm 40,23% cụ thể như phòng Kế toán, phòng Tiêu thụ, phòng Tổ chức hành chính. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp tích cực khuyến khích CB-CNV đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình đô chuyên môn. Bảng 5 :Bảng cơ cấu lao động phân xưởng theo độ tuổi năm 2001 Chỉ tiêu Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 3.200 100 Dưới 25 296 9,25 25 - 35 1.034 32,31 36 - 45 1.120 35 46 – 55 704 22 56 - 60 46 1,43 Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi ở trên cho thấy đội ngũ lao động trẻ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 35%), đó là một thuận lợi lớn cho Công ty bởi vì sức lao động ở độ tuổi này rất sung sức, năng động, có kiến thức, họ sẵn sàng và nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới và áp dụng vào sản xuất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các đơn đặt hàng khó khăn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bảng 6 : Tình hình biến động lượng lao động có tay nghề ở Công ty Dệt 8/3 giai đoạn 1995 - 1999 (Đơn vị: Người) Năm Bậc thợ 1995 1996 1997 1998 1999 Bậc 1 660 704 880 692 433 Bậc 2 276 312 326 372 390 Bậc 3 591 385 318 310 287 Bậc 4 851 631 486 449 427 Bậc 5 741 813 824 832 874 Bậc 6 336 480 494 510 603 Bậc 7 29 32 33 35 38 Bậc thợ nói lên mức độ lành nghề của người lao động, bâc thợ càng cao cho biết mức độ lành nghề của họ càng cao. Điều đó có nghĩa năng xuất lao động sẽ tăng. Bậc thợ có liên quan đến hệ số lương, do đó số lượng lao động có tay nghề bậc càng cao thì mức lương của họ sẽ cũng càng cao. Qua bảng trên ta thấy lao động có tay nghề bậc 1 đến năm 1999 đã giảm đi một lượng đáng kể so với năm 1995 là 34,386%, tay nghề bậc 2 thì không có xu hướng suy giảm mà vẫn tăng đều hàng năm. Còn đối với tay nghề bậc 3, 4 thì thể hiện sự suy giảm rõ rệt có xu hướng giảm chỉ còn trên dưới một nửa, thông số này cho ta thấy được chất lượng lao động ngày càng được quan tâm hơn. Đồng thời lượng lao động có tay nghề bậc cao tăng lên một cách nhanh chóng, cụ thể: - Đối với lao động có tay nghề bậc 5 năm 1999 tăng lên 17,95% so với năm 1995. - Đối với tay nghề bậc 6, lượng lao động tăng gần như gấp đôi trong năm 1999 là 79,46% so với năm 1995. - Lao động có tay nghề bậc 7, đây là những người lao động có mức lương cao nhất trong khối trực tiếp sản xuất do trình độ của họ đạt đến mức cao nhất, lương lao động này cũng tăng lên một cách nhanh chóng. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ. Mỗi loại doanh nghiệp đều có sản phẩm riêng của mình, để tạo ra những sản phẩm đó ngoài lực lượng lao động là nòng cốt cần phải kể đến yếu tố quan trọng đó là máy móc thiết bị, các nghành sản xuất khác nhau thì máy móc thiết bị cũng khác nhau. Cho đến nay, khó khăn lớn nhất của Công ty là máy móc đã cũ nát, lạc hậu với số lượng khá lớn, được đầu tư từ những năm 1960. Mặc dù đến năm 1990 Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị nhưng phát huy tác dụng cũng không cao dẫn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của người lao động. 4. Đặc điểm về sản phẩm tiêu thụ của Công ty Dệt 8/3: Chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty phải tự mình hạch toán độc lập thực hiện tất cả các khâu trong tổ chức quá trình sản xuất. Do vậy, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân chính cũng là do hệ thống máy móc thiết bị đã cũ nát lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với nhiều sản phẩm kiểu mẫu phong phú, chất lượng đa dạng của rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Công ty Dệt Hà Nội, Công ty Dệt Nha Trang, Công ty Dệt Đông Nam, các sản phẩm ngoại nhập từ Hàn quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp và các nước Asean. Đặc biệt hiện nay là các sản phẩm dệt may nhập lậu từ Trung Quốc với giá rẻ. Đứng trước tình hình trên, sản phẩm tiêu thụ của Công ty cần phải được tăng lên. Chất lượng mẫu mã cần phải cải thiện và phong phú hơn, đội ngũ Cán bộ phải được nâng cao tay nghề. Do vậy mức lương của CB-CNVC trong Công ty sẽ được cải thiện rõ rệt. Bảng 7 : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh các mặt hàng chủ yếu giai đoạn 1998,1999. Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 So sánh Số tuyệt đối % Tổng giá trị sản lượng tr.đ 139.052 154.016 149.964 10,76 Trong đó: Sợi toàn bộ tấn 4.622 5.117 495 10,7 Sợi bán tấn 2.946 3.430 484 16,4 Vải mộc 1.000m 10.085 11.000 915 9,1 Vải thành phẩm 1.000m 11.068 11.980 912 8,2 Sản phẩm may 1.000c 312.498 350.210 37.712 12,1 III. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây. Trong những năm gần đây tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp một số khó khăn, vướng mắc, những thành tựu đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng nó sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Công ty… Qua số liệu dưới đây ta sẽ thấy được phần nào kết quả đó: (Đơn vị tính: 1.000đ). Bảng 8 T T Chỉ tiêu Tình hình thực hiện 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu 192 212 000 233 000 000 256 000 000 2 Doanh thu thuần 189 032 000 232 775000 245 467 000 3 Gia vốn hàng bán 168 609 000 212 575 000 217 548 000 4 Lãi gộp 10 423 000 20 200 000 27 919 000 5 Chi phí bán hàng 1 585 000 1 400 000 1 557 000 6 Chi phí QLDN 18 838 000 18 500 000 18 753 000 7 Giá trị sản xuất 154 015 000 190 462 000 211 541 000 8 Nộp ngân sách 3 002 000 4 191 000 4 325 000 IV. Thực trạng tình hình thu nhập của người lao động tại Công ty dệt 8/3. 1. Quy chế phân phối lương, thu nhập . Căn cứ quy chế phân phối tiền lương, thu nhập của công ty Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của xí nghiệp Giám đốc quyết định ban hành quy chế phân phối tiền lương – thu nhập của xí nghiệp như sau: Phân phối quỹ tiền lương. 1.1 Nguyên tắc trả lương Quỹ tiền lương của xí nghiệp được công ty hạch toán và thanh toán theo sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng như công ty. Trong đó sản phẩm loại 1 = 100% đơn giá, loại 2 = 80% loại 1, loại 3 không tính. Mức thu nhập của xí nghiệp phân phối cho CBCNV căn cứ vào cấp bậc công biệc đã xây dung cho từng công đoạn tính theo mức chi lương bình quân Tổng Giám Đốc duyệt từng tháng ( không kể các khoản quà tết , ăn giữa ca công ty chi) Xí nghiệp giao mức cho CNV căn cứ vào cấp bậc công việc, năng suet, chất lượng sản phẩm, định biên lao động từng công đoạn để xác định đơn giá cho từng bước công việc ( mét , cân sợi…) Hàng tháng xí nghiệp căn cứ vào sản lượng, chất lượng sản phẩm, chất lượng công tác từng cá nhân, tổ đạt được với đơn giá đã được xác định để trả lương. Làm công việc gì hưởng lương theo cấp bậc công việcđó, cấp bậc bản thân ding trả lương phần cứng cho gián tiếp và tính BHXH cho những công nghỉ có chế độ như ( phép, lễ, học, họp, quân sự…) Tính cấp bậc công việc đảm bảo nguyên tắc nơi sản xuất chính, kỹ thuật phức tạp phải cao hơn nơi sản xuất phụ, kỹ thuật đơn giản. 1.2) Phương pháp phân phối tiền lương a) Thu nhập tiền lương bao gồm các khoản Thu nhập = Tiền lương + Tiền thưởng * Tiền lương ( phần cứng) gồm: + Lương sản phẩm hoặc thời gian theo cấp bậc công việc + Bồi dưỡng độc hại 1100 đồng/công những nghề nặng nhọc, độc hại nhà nước quy định + Phụ cấp ca đêm = 30% cấp bậc công biệc theo công đêm thực tế + Phụ cấp khác( tổ trưởng, đoàn thể…) + Lễ, phép, học, họp, việc riêng có lương, BHXH… * Tiền thưởng ( phần mềm)gồm: + Thưởng trong lương + Thưởng phụ cấp trách nhiệm ( lương bổ sung gián tiếp, thợ bậc cao) b) Phân hạng thưởng hoàn thành nhiệm vụ tháng: là tiền lương phần mềm còn lại sau khi đã trả tiền lương phần cứng cho CBCNV xí nghiệp. Tổng tiền lương = Tổng nguồn tiền lườn - Tổng tiền lương (phần cứng) 1.3 Phân phối tiền thưởng tháng Căn cứ nguồn tiền lương công ty giao theo kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp sau khi trừ phần tiền lương đã chi Căn cứ kết quả phân loại (A,B) các đơn vị Căn cứ lương (sản phẩm, khoán…) ca, tổ đạt được trong tháng Xí nghiệp phân phối thưởng cho các đơn vị như sau: Tiền thưởng tổ = Tổng tiền tổ (sản phẩm + khoán) * Hệ số khu vực Hệ số khu vực được xác định như sau: căn cứ hệ số xn ( hệ số xn = tổng tiền thưởng :( tổng lương sản phẩm + khoán)), căn cứ điều kiện sản xuất thuận lợi hay khó khăn do khách quan và mức thu nhập bình quân công ty giao hệ số điều chỉnh (K) tối đa không quá 120%, tối thiểu không < 80% hệ số xn Tiền A cơ bản tổ = Tổng tiền thưởng tổ : Tổng A qui tổ (B = 0,7A) Tiền thưởng cá nhân = Mức thưởng cơ bản * Kết quả phân loại cá nhân 2.Tình hình thu nhập của người lao động một số năm vừa qua. Trong tình hình SXKD, phần lớn các Công ty thấy rằng nhiệm vụ SXKD sẽ rất khó thực hiện hoàn thành nếu không có sự nhiệt tình phấn đấu trong công việc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Do vậy nhiệm vụ hàng đầu của các cấp lãnh đạo là động viên, đào tạo nâng cao tay nghề và chăm lo đời sống cho người lao động. Sự quan tâm đến người lao động phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể như chủ trương, chính sách, thái độ, cung cách đối xử của các cấp quản trị đối với Nhân viên và đặc biệt là tìm cách nâng cao thu nhập cho người lao động. Nắm bắt được thực tế đó, những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn luôn cố gắng chú trọng giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động duy trì mức thu nhập bình quân từ 500.000 đến 600.000đồng /người/tháng. 3. Cơ cấu thu nhập của người lao động tại Công ty Dệt 8/3 bảng 9 : Bảng tình hình quỹ chi trả lương cho người lao động trong 2 năm (1998-1999) các chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 so sánh Tuyệt đối % Tổng doanh thu Tr. đồng 183.390 192 212 8822 4,81 Tổng số lao động Người 3 573 3 518 - 55 - 1,5 Tổng quỹ lương Tr. đồng 24 128 25 740 1612 67 Thu nhập bình quân 1000đ 620 650 30 4,8 Tỷ suất tiền lương 1000đ 0,130 0,132 0,002 1,5 Qua bảng trên ta thấy cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung thì thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty ngày càng tăng. Sự tăng này bao gồm cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là do mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tăng lên từ (180.000 lên 210.000đồng) tuy nhiên qua đây ta cũng thấy được sự cố gắng có hiệu qủa và thái độ làm việc đầy quyết tâm, nhiệt tình của Ban lãnh đạo cũng như CB-CNV của Công ty. Công ty đã thực hiện các phương án đòn bẩy kinh tế để khuyến khích phát triển sản xuất, đặc biệt là đòn bẩy tiền lương. Gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất giao khoán, chi tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất cho các Xí nghiệp với phương thức lãi thưởng, lỗ phạt, nếu mặt hàng nào bị lỗ sẽ không cho sản xuất nữa, tiếp tục tìm kiếm khách hành mới. Giám đốc Xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước thu nhập của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đạt mức > 500.000đ/tháng, đây là mức thu nhập trung bình trong ngành dệt may. Tốc độ tăng trưởng ổn định của người lao động qua các năm cũng thể hiện sự quan tâm của Ban Giám đốc đối với người lao động. 4. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch Quỹ tiền lương kế hoạch đưởc trích 5% trên tổng doanh thu đạt được trong năm Quỹ tiền lương kế hoạch (năm 2001) = 5% * Tổng doanh thu = 5% * 256.000.000 = 12.800.000.000 ( đồng) 5. Các hình thức trả lương tại Công ty: Hiện tại Công ty có 3 hình thức trả lương đó là: * Hình thức trả lương thời gian: Được áp dụng với CB-CNV quản lý ở các phòng ban chức năng của Công ty. Cách xác định tiền lương đối với hình thức này theo hệ số cấp bậc chung do Nhà nước quy định và được xác định theo công thức: Tiền lương thời gian = Tiền lương x Số ngày thực tế + Phụ cấp trách nhiệm của nhân viên quản lý bình quân làm việc của (nếu có) trong một tháng ngày người công nhân đó Hệ số cấp bậc tiền lương x 210.000 Trong đó: Tiền lương bình quân ngày = Số ngày làm việc theo quy định Phụ cấp trách nhiệm: 210.000 x Hệ số trách nhiệm Sau đây là tiền lương tháng 8/2001 của một số lao động Phòng tổ chức Bảng 10 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 8/2001 của một số lao động phòng tổ chức trước khi khấu trừ các khoản phải nộp. Đơn vị: Đồng t t họ và tên hệ số lương lương thời gian hệ số phụ cấp Tổng lương Ngày công Số tiền 1 Nguyễn Văn Vinh 4,66 22 828 046 0,5 933 046 2 Nguyễn Minh Châu 4,10 22 728 538 0,3 791 538 3 Chu Mạnh Quân 2,98 22 529 523 0,2 571 523 4 Trần Văn Tiến 2,81 22 499 315 499 315 Theo bảng trên cách tính lương của CNV như sau: VD: Nguyễn Văn Vinh 4,66 x 210.000 * Tiền lương bình quân ngày = = 37638 (đồng ) 26 * Phụ cấp trách nhiệm = 210.000 x 0,5 = 105.000 (đồng) * Tiền lương thời gian = 37.638 x 22 + 150.000 = 933 036 (đồng) trong một tháng * Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân không hạn chế đối với các công đoạn trực tiếp sản xuất. Hình thức này tính theo công thức: Trong đó: TLSPCN: Tiền lương sản phẩm cá nhân Qtt : Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho ĐGSP : Đơn giá sản phẩm Trong đó cấp bậc công việc căn cứ theo thang bảng lương và tiền lương tối thiểu cách trả lương - Thu nhập tiền lương bao gồm các khoản Thu nhập = Tiền lương + Tiền thưởng - Tiền lương (phần cứng) gồm: + Lương sản phẩm hoặc thời gian theo cấp bậc công việc + Bồi dưỡng độc hại cho nhữmg nghề nặng nhọc độc hại do Nhà nước quy định. + Phụ cấp ca đêm = 30% cấp bậc công việc theo công đêm thực tế. + Phụ cấp khác (Tổ trưởng , đoàn thể…). + Lễ, phép, học, họp, việc riêng có lương, BHXH. Tiền thưởng (phần mềm) gồm: + Thưởng trong lương. + Thưởng phụ cấp trách nhiệm (lương bổ sung gián tiếp, thợ bậc cao a) Hình thức trả lương sản phẩm 1 loại đơn giá Cách tính lương trả cho công nhân phân xưởng dệt ở Bảng trên căn cứ vào số công việc của Công nhân đó làm được trong 1 tháng. Bảng 12 STT Họ và tên Mức lương chính Lương thời gian Độc hại Lương sản phẩm ca ngày Ca đêm Công nghỉ 100% Công nghỉ 70% Công đêm Công cấp bậc Sản lượng Đơn giá Sản lượng Đơn giá 1 Nguyễn Thị Nõn 2,85 7 2 7 7 7 12.448,37 2 Nguyễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100375.doc
Tài liệu liên quan