Đề tài Thúc đẩy hoạt động tham quan Bảo tàng Dân tộc học

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC 2

I. LỊCH SỬ CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC 2

1. Quá trình hình thành 2

2. Vị trí của Bảo Tàng 2

II. CƠ SỞ HẠ TẦNG 3

1. Các khu trưng bày 3

2. Dịch vụ 4

3. Website của Bảo tàng dân tộc học 5

CHƯƠNG II 6

MỘT VÀI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG 6

DÂN TỘC HỌC 6

I. KHU TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI 6

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRƯNG BÀY THEO CHỦ ĐỀ, GIAO LƯU, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT 7

1. Các trưng bày theo chủ đề 7

2. Các chương trình giao lưu 10

3. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật 13

CHƯƠNG III 15

KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 15

I. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 15

1. Hiệu quả kinh tế 15

2. Hiệu quả xã hội 15

II. HẠN CHẾ 16

III. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 16

MỤC LỤC 18

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thúc đẩy hoạt động tham quan Bảo tàng Dân tộc học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khác nhau. Việc hiểu biết và giao lưu giữa các nền văn hoá của 54 dân tộc Việt cũng như việc giới thiệu nền các nền văn hoá ấy cho các du khách nước ngoài là điều cần thiết. Bởi vậy ngay từ năm 1981 nhà nước ta đã chủ trương hình thành một bảo tàng dân tộc học tại thủ đô Hà Nội. Và công trình này đã được chính thức phê duyệt ngày 14-12-1987. Nhưng đến ngày 24-10-1995 Thủ Tướng chính phủ mới ra quyết định về việc thành lập bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam. Sau hai năm xây dựng ngày 12-11-1997 Bảo tàng khánh thành với sự giúp đỡ, tài trợ của rất nhiều các tổ chức đoàn thể. Tổng kinh phí xây dựng là 27 tỷ và 4 tỷ để sưu tầm hiện vật và tổ chức trưng bày. Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh-người dân tộc Tày, công ty xây dựng nhà ở và công trình công cộng, Bộ xây dựng thiết kế. Nội thất công trình do bà kiến trúc sư Veronique Dollfus-người Pháp thiết kế. 2. Vị trí của Bảo Tàng Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, cách thủ đô Hà Nội 8 Km. Tuy hơi xa trung tâm thủ đô nhưng hiện nay đã có rất nhiều tuyến xe bus đến bảo tàng. Đối diện với Bảo tàng Dân Tộc Học là khu công viên Nghĩa Đô khá mát mẻ, sạch sẽ. Hiện nay Bảo tàng Dân Tộc Học là một trong những điểm đến không thể thiếu của du khách khi tới Hà Nội. II. CƠ SỞ HẠ TẦNG 1. Các khu trưng bày Bảo tàng Dân Tộc Học hiện nay bao gồm hai khu trưng bày là khu trưng bày trong nhà và khu trưng bày ngoài trời. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng mô phỏng hình trống đồng-một biểu tượng của nền văn minh Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực. Khu này trưng bày các hiện vật về 54 dân tộc Việt Nam rất đa dạng, phong phú, bao gồm các hiện vật về sinh hoạt, phong tục tập quán, ma chay cưới xin... Các hiện vật này phần lớn thể hiện những nét sinh hoạt hàng ngày rất bình thường của các dân tộc vì vậy cách thức trưng bày khá đơn giản để người xem có thể dễ dàng cảm nhận. Bên cạnh các hiện vật còn có các tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, các tranh ảnh, và các video giúp cho khách có cái nhìn toàn diện và sâu sắc. Bởi vì khách đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái đa dạng và đặc sắc của từng dân tộc. Và trong thời kỳ hội nhập, mở cửa như hiện nay, những phim tư liệu dân tộc học chính là phương tiện để lưu giữ những nền văn hoá đang có nguy cơ biến mất, và bảo tồn những phong tục, tập quán, các sự kiện văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn là tư liệu đáng quý cho các thế hệ mai sau. Ngoài ra còn có khu tự khám phá dành cho trẻ em. Nét mới và khác biệt là khu bảo tàng ngoài trời trưng bày các mô hình nhà người dân tộc. Ngoài ra còn có xưởng gốm với sự góp mặt của các nghệ nhân gốm Bát Tràng và Thuỷ đình là nơi biểu diễn rối nước. Khu bảo tàng ngoài trời là địa điểm thường xuyên diễn ra các hoạt động của bảo tàng. Như vậy Bảo tàng dân tộc học Việt Nam không chỉ là một cơ sở khoa học mà còn là một trung tâm văn hoá, được thể hiện qua chức năng của bảo tàng là nghiên cứu khoa học về các dân tộc của nước ta, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc, đồng thời cung cấp các tư liệu dân tộc học và đào tạo cán bộ cho loại hình bảo tàng dân tộc học. Với những chức năng như trên, bảo tàng dân tộc học thu hút không chỉ nhân dân từ khắp các mọi miền đất nước, du khách nước ngoài mà cả sinh viên, học sinh đến các nhà khoa học đều tìm thấy sự thích thú ở đây. 2. Dịch vụ 2.1. Quầy bán vé. .) Vé thường: 20.000đ/lượt. .) Vé giảm giá: 5.000đ/lượt. (Dành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng). :3.000/lượt. (Dành cho học sinh tiểu học và học sinh trung học). .) Vé miễn phí. (Dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và người dân tộc thiểu số Việt Nam). 2.2. ăn uống Để phục vụ nhu cầu của khách, hiện nay bảo tàng đã mở rộng thêm dịch vụ ăn uống. Đó là nhà hàng Restaurant-Cafe-Bakery chuyên phục vụ các đồ ăn nhẹ. Nhà hàng này được thiết kế khá thông thoáng và rộng rãi, có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều du khách. 2.3. Đồ lưu niệm Gồm hai quầy là quầy bán các tạp chí, sách báo, tranh ảnh, video giới thiệu về các dân tộc và quầy bán các đồ lưu niệm chủ yếu là sản phẩm của người dân tộc làm ra. 2.4. Một vài dịch vụ khác của Bảo tàng dân tộc học. a) Dịch vụ hướng dẫn tham quan .) Hướng dẫn tiếng Việt: 30.000đ/lượt. .) Hướng dẫn tiếng Anh: 50.000đ/lượt. .) Hướng dẫn tiếng Pháp: 50.000đ/lượt. b) Dịch vụ chụp ảnh .) Lệ phí chụp ảnh: 50.000đ/máy. c) Dịch vụ quay phim .) Quay phim không chuyên: 50.000/máy. .) Quay phim chuyên nghiệp: 200.000đ/máy. 3. Website của Bảo tàng dân tộc học Vào tháng 12/2004, website của bảo tàng dân tộc học đã chính thức đi vào hoạt động, với chức năng là một kênh thông tin kết nối giữa bảo tàng với cộng đồng và các công ty du lịch. Hơn nữa thông qua các gian trưng bày trực tuyến và những thông tin về hoạt động của bảo tàng, website này còn là phương tiện giáo dục, cung cấp những thông tin sinh động, bổ ích, lý thú về 54 dân tộc Việt Nam. Trang web của bảo tàng được thiết kế khá đơn giản, gồm những phần như: Giới thiệu về bảo tàng, các chương trình và sự kiện, các quầy lưu niệm…, ngoài ra còn có phần đặt vé trước cho những đoàn khách đông. Khách khi vào trang web này có thể ngắm những hiện vật được giới thiệu tại khu trưng bày thường xuyên, khu ngoài trời, khu chuyên đề và khu trưng bày lưu động. Khách cũng có thể xem hàng lưu niệm và đặt mua trực tuyến thông qua trang web. CHƯƠNG II MỘT VÀI CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC I. KHU TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI Khu trưng bày ngoài trời là một trong những nét đặc sắc và là thế mạnh của bảo tàng, tạo cho công chúng đến với một không gian văn hoá rất thực tế, qua đó công chúng có được sự cảm thụ sâu sắc về nền văn hoá mà họ đang khám phá. Thông thường việc xây dựng khu trưng bày ngoài trời của các bảo tàng có hai mục đích: Thuần tuý vì du lịch và để bảo tồn các di sản văn hoá. Với mỗi mục đích khác nhau thì người ta có những cách tiếp cận riêng. Nếu vì mục đích du lịch thì người ta thường mô phỏng hiện vật bằng các chất liệu giả. Cách làm này khá phổ biến ở những làng du lịch văn hoá của Trung Quốc và philippine. Nhưng bảo tàng dân tộc học đã chọn cách xây dựng các kiến trúc truyền thống là vì mục đích bảo tồn. Vì vậy các công trình ngoài trời của bảo tàng dân tộc học được giữ nguyên mẫu cả về chất liệu và kỹ thuật chế tạo, chỉ trong những trường hợp bất khả kháng thì chất liệu được tái tạo theo nguyên mẫu. Bên cạnh đó các công trình nhà của người dân tộc còn được xây dựng song song với việc tái hiện môi trường sinh thái, nếp sinh hoạt văn hoá gắn liền với khung cảnh, cảnh quan và môi trường tự nhiên trong thực tế. Trong mỗi ngôi nhà còn có các hiện vật trưng bày, thông tin về ngôi nhà và về chủ nhân của nền văn hoá mà nó đại diện. Ngoài ra khu bảo tàng ngoài trời còn được bổ sung một vài trưng bày khác như xưởng thủ công ( lò rèn, đúc của người Hmông, lò rèn cùa người Nùng, người Việt, xưởng gốm, các loại cầu, phương tiện vận chuyển, đi lại như thuyền bè, xe bò, xe trâu. Bên cạnh đó còn có các quần thể thực vật giới thiệu nhứng loại cây bản địa, gắn với môi trường xung quanh ngôi nhà của từng dân tộc. Những ngôi nhà không chỉ được giới thiệu nguyên mẫu mà không gian văn hoá và tập quán của các dân tộc cũng được chú ý tôn trọng. Với cách làm như vậy đã tạo cho du khách sự trải nghiệm thú vị, có được những thông tin bổ ích. Điều này không chỉ thu hút du khách đến với bảo tàng một lần mà mỗi lần quay lại luôn tìm thất sự mới mẻ, hấp dẫn. II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRƯNG BÀY THEO CHỦ ĐỀ, GIAO LƯU, BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT Bảo tàng dân tộc học đã luôn biết cách tạo ra sự mới mẻ bằng việc thường xuyên có những cuộc trưng bày triển lãm theo chủ đề, những hoạt động giao lưu văn hoá hay những chương trình biểu diễn nghệ thuật. Và những chương trình này chỉ thực sự bắt đầu trong vài năm gần đây. Đặc biệt tôi xin được đề cập đến những hoạt động của bảo tàng trong hai năm 2006 và 2007. Bởi trong hai năm này bảo tàng đã thu hút được một số lượng khách rất lớn. 1. Các trưng bày theo chủ đề 1.1. Triển lãm ảnh: “ Đình làng Việt-Sự đa dạng” : 20/1/2006 Nhân dịp đón năm mới Bính Tuất, triển lãm ảnh “ Đình làng Việt-Sự đa dạng” đã được tổ chức tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Khoảng 35 bức ảnh được giới thiệu, trưng bày trong ngôi nhà việt ở khu trưng bày ngoài trời. 35 bức ảnh này được chọn lọc từ trên 1000 ảnh của hai tác giả Nguyễn Văn Kự và Nguyễn Thanh Liêm, chụp từ năm 1985 trở đi sưu tập những bức ảnh về các Đình làng từ Bắc tới Nam. Trong văn hoá Việt, Đình là một kiến trúc đặc biệt quan trọng của làng. Nó không chỉ có bề dày lịch sử , thể hiện chiều sâu tâm linh của cộng đồng dân làng mà còn có chức năng văn hoá, xã hội, tín ngưỡng. Nhưng lâu nay mọi người thường ít nhìn nhận về những nét truyền thống chung ấy và cũng không thấy được sự đa dạng, phong phú của Đình làng chính là thể hiện sự đa dạng, phong phú của văn hoá Việt. Và đợt triển lãm ảnh lần này đã đem đến cho người xem sự hiểu biết sâu sắc về Đình làng trải dài từ Bắc vào Nam, qua đó cũng hiểu thêm nhiều điều về văn hoá Việt. Triển lãm ảnh đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người xem. 1.2. Trưng bày 100 năm đám cưới Việt Để chào mừng ngày di sản văn hoá Việt Nam, bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tổ chức trưng bày “ 100 năm đám cưới Việt “ bắt đầu từ ngày 25-11-2005 đến 25-2-2006. Đây là kết quả của cuộc vận động sưu tầm ảnh đám cưới Việt trong gần 2 năm qua. 100 bức ảnh đã được chọn ra từ hơn 800 bức ảnh gửi đến, kèm theo một số hiện vật khác liên quan như: Thiệp mời, giấy khai giá thú, áo cô dâu, gối cưới, quà mừng đám cưới…Các bức ảnh thể hiện sự xuyên suốt qua các thời kỳ: Thời chiến, thời bao cấp, thời mở cửa… Các bức ảnh thời chiến đã cho người xem thấy được những đảo lộn sâu sắc trong xã hội Việt Nam sau cách mạng tháng 8 và hai cuộc kháng chiến liên tiếp kéo dài 30 năm. Có nhiều quan niệm, tập quán mới về hôn nhân, gia đình dần dần hình thành, thay cho những nếp sống, phong tục đã định hình từ thời kỳ phong kiến. Hình thức đám cưới mới được phát động từ cuối những năm 1940, đầu những năm 1950. Nhiều đám cưới do các cơ quan, đoàn thể tổ chức với hình thức đơn giản, cô dâu và chú rể ăn mặc đơn giản, có thể chỉ là những bộ thường phục của bộ đội, thanh niên xung phong hay cơ quan nhà nước. Trong đám cưới bên cạnh lời chúc đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc còn có những khẩu hiệu: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”, “Tổ Quốc trên hết”. Cũng có khi chỉ vài ngày sau đám cưới chú rể phải lên đường ra mặt trận. Các bức ảnh thời bao cấp, tức là từ năm 1975-1990. Giai đoạn này do ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh, đất nước bước vào thời kỳ khó khăn, khủng hoảng. Các đám cưới diễn ra trong tình trạng vô cùng thiếu thốn, nên quà mừng không phải là tiền mà là những đồ dùng thiết yếu cho một gia đình mới thành lập như nồi nhôm, chậu men, bát ăn cơm. được bọc trong giấy đỏ. Trong đám cưới chỉ liên hoan ngọt với lạc rang, kẹo vừng, kẹo lạc, chè lam. Còn đám cưới thời mở cửa, tức là từ năm 1990 đến nay, do công cuộc đổi mới đã làm thay đổi toàn xã hội về mọi mặt. Mọi người được tự do lựa chọn những điều mình thích phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người. Trang phục của cô dâu, chú rể ngày càng đẹp và đa dạng hơn. Có rất nhiều cửa hàng mở ra cho thuê áo cưới, tráp hoa quả, tráp trầu cau…Có nhiều đám cưới được tổ chức ở khách sạn lớn, sử dụng loại ô tô sang trọng, và thuê người dẫn chương trình. Qua cuộc triển lãm khiến người xem không chỉ được thấy các bức ảnh cô dâu, chú rể qua các thời kỳ mà còn thấy được sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá,xã hội của đất nước trong khoảng 100 năm đó. Các thế hệ trẻ hiểu được cuộc sống khó khăn của một thời kỳ gian khổ của đất nước. Bên cạnh các bức ảnh là những câu chuyện lý thú về tình yêu, hôn nhân, những quan niệm, bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình. 1.3. Trưng bày “Gốm Việt” Qua sưu tập gốm cổ của nhà sưu tập Phạm Dũng và một số hiện vật gốm giả cổ và gốm hiện đại. Cuộc trưng bày này đã đem đến cho công chúng thông điệp về sức sống của di sản văn hoá, đồng thời tạo cho người xem cái nhìn xuyên suốt từ gốm thời xưa đến gốm của cuộc sống đương đại. Trưng bày được chia làm ba chủ đề chính: Thứ nhất là đồ gốm với văn hoá ẩm thực truyền thống và đương đại; Thứ hai là đồ gốm thờ tự-dòng chảy thời gian; Thứ ba là đồ gốm gia dụng, đồ gốm cổ vật và đồ gốm di sản. Mỗi chủ đề đều kết hợp sử dụng hiện vật gốm cổ vật với gốm đương đại, các tư liệu ảnh, câu trích phỏng vấn, bài viết về sản xuất và sử dụng gốm trong thời đại ngày nay. 1.4. Trưng bày “ Cuộc sống thời bao cấp ở Hà Nội” Cho đến bây giờ đất nước ta đã có những thay đổi to lớn về nhiều mặt, cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao cả về mặt vật chất và tinh thần. Tuy nhiên đối với những người đã từng trải qua thời kỳ bao cấp thì ký ức về thời kỳ bao cấp luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người với nhiều kỷ niệm vui buồn. Và để thế hệ trẻ có được những cái nhìn sâu sắc về thời kỳ bao cấp, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tổ chức một cuộc trưng bày về thời kỳ bao cấp ở Hà Nội. Cuộc trưng bày sưu tầm những hiện vật của Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1986, khi chủ trương đổi mới dần dần đi vào cuộc sống. Nó giúp cho người xem không chỉ hiểu được người ta sống như thế nào trong thời kỳ bao cấp, hoàn cảnh lịch sử cũng như cách vận hành của nó mà còn thấy được sự năng động, sáng tạo của những con người bình thường trong việc khắc phục khó khăn, tổ chức cuộc sống. Cuộc trưng bày sử dụng những hiện vật gốc do người dân hiến tặng, kết hợp với việc tái tạo và phục dựng lại một số bối cảnh của cuộc sống thời kỳ bao cấp. Không gian trưng bày được chia thành các chủ đề như: Cơ chế phân phối( Hệ thống tem phiếu, cửa hàng lương thực, quầy hàng Tết ); Quản lý xã hội và văn hoá( Phim ảnh, văn nghệ, đài, xe đạp ), không gian của một gia đình trong một căn hộ tập thể chật chội…Cuộc trưng bày đã thu hút được đông đảo người xem trong và ngoài nước. 2. Các chương trình giao lưu 2.1. Vui xuân Đinh Hợi Trong dịp xuân Đinh Hợi vừa rồi, tại bảo tàng dân tộc học đã tổ chức rất nhiều hoạt động từ ngày mồng 4 đến ngày mùng 9 tết. Các hoạt động được tổ chức cả vào ban ngày và tối bao gồm các hoạt động múa tứ linh, đánh pháo đất, đi cà kheo, đi cầu tre, múa rối nước. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian của người dân tộc như: ném Pao, đánh lông gà của người Hmông; trò chơi sắc màu, sỏi đá của người Ê-đê; múa sạp của người Thái và ném còn của người Tày. 2.2. Trung thu 2006-Món quà đặc biệt cho trẻ thơ Trong những dịp trung thu gần đây, bảo tàng dân tộc học đã tổ chức rất nhiều các hoạt động cho trẻ em. Và trung thu năm 2006 được coi là một món quà đặc biệt, một ngày hội dành cho trẻ thơ. Đây là một chương trình phong phú được tổ chức trong hai ngày 30/9 và 1/10. Trong hai ngày này các em nhỏ không chỉ được cùng với gia đình xem những người thợ thủ công đến từ Hà Nội, Hà Tây trình diễn cách làm đồ chơi bằng tre và giấy như: Ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, đèn con công…hay chong chóng, mặt nạ, sáo, diều; đồ chơi bằng bột như tò he, đặc biệt là các đồ chơi bằng lá dừa, lá tre, bèo và rơm như: Búp bê, con mèo, châu chấu, con rết. Bên cạnh đó các em còn được tham gia cùng làm và trò chuyện với thợ thủ công. Các hoạt động này sẽ đem lại cho các em sự say mê, hứng thú, tăng thêm tính tò mò, chủ động và tình yêu với các đồ chơi dân gian của Việt Nam. 2.3. Ngày hội tre trúc các nước ở khu vực sông Mê Công Ngày 10 và 11/3/2007, Cục di sản văn hoá kết hợp với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tổ chức ngày hội khu vực sông Mê Công tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Tham gia ngày hội, công chúng có cơ hội tiếp xúc với 14 nghệ nhân (Trong đó 8 người đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, và 6 người Việt Nam). Những nét tương đồng về truyền thống và những đặc trưng riêng về nghề đan lát của cư dân các nước thuộc vùng sông Mê Công được thể hiện qua nghề đan dụng cụ đánh bắt cá của người Lào ở Thái Lan, người Khơ Mú ở Lào, người Khơ Me ở Campuchia, người Việt ở Đồng Tháp, người Thái Đen ở Điện Biên, nghề đan thúng của người Việt ở Cần Thơ, nghề đan gùi của người Bana ở Kon Tum, và nghề làm vật dụng bằng tre của người Thái ở Vân Nam-Trung Quốc. Khách đến tham gia chương trình sẽ có cơ hội tìm hiểu về nghề đan lát thủ công có truyền thống lâu đời và rất gắn bó với cư dân khu vực sông Mê Công, trong đó có Việt Nam ta. Trong ngày hội này còn có nhiều hoạt động đặc biệt dành cho trẻ em. 2.4. Diễn đàn sinh viên về thời kỳ bao cấp Tháng 4/2007 vừa rồi, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tổ chức diễn đàn sinh viên về thời kỳ bao cấp mang tên “Sinh viên tìm hiểu về thời gian khó”. Đây là hoạt động tiếp nối của chương trình thi tìm hiểu về thời bao cấp do bảo tàng tổ chức từ tháng 10/2006 đến tháng 2/2007. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của sinh viên một số trường ở Hà Nội: Đại học khoa học xã hội và nhân văn, ĐH sư phạm, ĐH ngoại thương, ĐH mỹ thuật. Những bài dự thi hay sẽ được lựa chọn để tham dự diễn đàn này. Cuộc thi cũng như diễn đàn mà Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tổ chức đã mang lại cho sinh viên một cái nhìn mới về thời kỳ bao cấp dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời tạo ra động lực cho giới trẻ trong việc định hướng phát triển cá nhân, cũng như nhận thức về phát triển đất nước. 2.5. Câu lạc bộ giới trẻ, di sản và tương lai “ Câu lạc bộ Giới trẻ-Di sản và Tương lai” là một hình thức câu lạc bộ dành cho những bạn sinh viên ở Hà Nội yêu văn hoá, nghệ thuật, do Bảo tàng dân tộc học Việt Nam kết hợp với sinh viên một số trường Đại học và Cao Đẳng ở Hà Nội tổ chức và hoạt động tại bảo tàng. Câu lạc bộ tạo điều kiện cho các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên dân tộc thiểu số và các sinh viên khuyết tật trình diễn, giao lưu với du khách, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá, âm nhạc. Đồng thời tạo điều kiện cho du khách tiếp cận và tìm hiểu về nghệ thuật của các tộc người khác nhau trên đất nước ta. Qua những chương trình này cũng tạo ra được một khoản tiền nhỏ để giúp đỡ cho những sinh viên dân tộc thiểu số và những sinh viên khuyết tật. 2.6. Ngày hội văn hoá Việt-Hàn Trong dịp trung thu vừa rồi, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã tổ chức một chương trình mang tên: “Trung thu 2007-Ngày hội văn hoá Việt-Hàn” trong 3 ngày, từ ngày 11-13/8 âm lịch (tức là 21-23/9 dương lịch). Trong chương trình có khu trưng bày riêng về trung thu Hàn Quốc kéo dài đến hết năm 2007. Chương trình có sự phối hợp của bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc, trung tâm văn hoá Hàn Quốc thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội, trung tâm giao lưu văn hoá Việt Hàn… Trong chương trình này công chúng tham gia có cơ hội khám phá, tìm hiểu về văn hoá Việt Nam cũng như văn hoá Hàn Quốc thông qua chủ đề trung thu. Bởi đây là một chương trình có nội dung trưng bày, trình diễn, giáo dục phong phú và đặc sắc. Bên cạnh những trò múa lân, múa rồng, đi cà kheo của Việt Nam, còn có những màn múa và trình diễn làm bánh do chính những người Hàn Quốc thực hiện. Đây là lần đầu tiên Tết Trung Thu của Hàn Quốc được giới thiệu ở Việt Nam, vì vậy đây cũng là dịp để công chúng Việt Nam thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong Tết Trung Thu của cả hai nước. Trong chương trình đặc biệt còn có sự giúp sức của 100 sinh viên tình nguyện, đã được tập huấn để cùng với người Hàn Quốc hướng dẫn cách chơi trò chơi dân gian, làm đồ chơi dân gian của hai nước. 3. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật 3.1. Sinh hoạt và biểu diễn ca trù Từ tháng 9 năm 2006, mỗi tháng một lần tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam diễn ra chương trình sinh hoạt và biểu diễn ca trù, do bảo tàng phối hợp với Trung tâm Unesco ca trù (Thuộc hiệp hội câu lạc bộ Unesco Việt Nam) tổ chức. Các thành viên câu lạc bộ và khách tham quan có cơ hội tham gia các chương trình theo chuyên đề: Nguồn gốc của ca trù, quá trình phát triển của ca trù trong hiện tại và hiện nay; kỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn ca trù. Đây cũng là dịp để khách tham quan bảo tàng thưởng thức những làn điệu ca trù nổi tiếng do các nghệ nhân của Hà Nội và nghệ nhân các vùng lân cận thể hiện. Chương trình đã đem đến cho du khách cả trong và ngoài nước những hiểu biết về ca trù mà hiện nay không còn được nhiều người ưa chuộng. Chính từ sự hiểu biết đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều người muốn học thể loại ca nhạc cổ dân gian, từ đó góp phần duy trì và phát triển môn nghệ thuật đặc sắc này. 3.2. Múa rối nước Rối nước dân gian là chương trình trình diễn nghệ thuật độc đáo và được tổ chức đều kỳ tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam, bắt đầu từ ngày 14/3/2006. Đây là một chương trình hoạt động mới của bảo tàng dân tộc học Việt Nam, tổ chức đều kỳ các buổi trình diễn nghệ thuật múa rối độc đáo của các phường rối nước dân gian ở Đồng bằng Bắc Bộ. Các diễn viên biểu diễn rối nước đều là những người nông dân-nghệ sĩ thuộc 15 phường rối nước cổ truyền: Đào Thục (Hà Nội); Bình Phú, Làng Yên, Tế Tiêu, Chàng Sơn (Hà Tây); Nguyên Xá, Đông Các (Thái Bình); Đồng Ngư (Bắc Ninh); Bùi Thượng, Thanh Hải, Hồng Phong (Hải Dương); Nhân Hoà (Hải Phòng); Nam Giang, Nam Chấn, Nghĩa Hưng (Nam Định). Những nơi này hiện đang lưu giữ hàng trăm trò diễn đặc sắc truyền lại qua nhiều đời nghệ nhân rối nước. Sau những buổi diễn, họ lại trở về với đồng ruộng, với công việc thường ngày. Họ đến với bảo tàng với lòng yêu nghề và mong muốn gìn giữ loại hình nghệ thuật độc đáo này ở chính phường rối của mình, đồng thời giới thiệu nó đến du khách trong và ngoài nước. Tham gia chương trình, du khách không chỉ được thưởng thức tài nghệ điều khiển các con rối khéo léo trên mặt nước của các nghệ nhân, xem các tích trò diễn vui nhộn phản ánh sinh hoạt, đời sống lao động của những người nông dân Việt Nam hay các câu chuyện cổ tích, lịch sử. Mà bên cạnh đó họ còn tập làm con rối, tập điều khiển con rối, tham gia biểu diễn con rối trên sân khấu rối nước thu nhỏ. Đặc biệt, sau khi trò chuyện, giao lưu với các nghệ sĩ dân gian, công chúng đặc biệt là người Việt Nam sẽ thêm yêu quý và muốn bảo tồn rối nước. CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ I. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1.Hiệu quả kinh tế Trong những năm gần đây, bảo tàng dân tộc học đã liên tục tổ chức các chương trình triển lãm, trưng bày rất đa dạng và phong phú về thể loại, với nội dung sâu sắc, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Không những vậy còn tổ chức rất nhiều các chương trình giao lưu, và đặc biệt là các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian. Với những chương trình, hoạt động đã tổ chức, lượng khách đến với bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngày càng tăng. Và bảo tàng dân tộc học cũng là một trong số những bảo tàng quốc gia ở Hà Nội có lượng khách đến tham quan đông nhất. Tính đến ngày 23/9/2007, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã đón tiếp tổng cộng 1.134.858 lượt khách tham quan, trong đó có 634.976 lượt khách Việt Nam và 489.882 lượt khách quốc tế đến từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ. 2. Hiệu quả xã hội Như đã giới thiệu ngay ở những trang đầu tiên của bài niên luận, Bảo tàng dân tộc học luôn đặt mục tiêu gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể lên hàng đầu. Và điều này càng được thể hiện rõ hơn qua các hoạt động, chương trình của Bảo tàng. Với việc thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là múa rối nước, đã không chỉ giới thiệu rộng rãi đến du khách trong nước, mà đặc biệt thu hút được sự tham gia đông đảo của du khách nước ngoài. Bên cạnh đó còn giúp các làng rối nước bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật rối nước đang có nguy cơ bị mai một. Đặc biệt qua các chương trình còn tạo ra một nguồn kinh phí không nhỏ để hỗ trợ cho các làng rối nước tiếp tục hoạt động và phát triển hơn nữa. Về phía công chúng khi đến đây không chỉ được xem các chương trình múa rối mà còn có cơ hội giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật rối nước cũng như những khó khăn mà các nghệ nhân múa rối đang phải đối mặt để gìn giữ được nghệ thuật múa rối cho các thế hệ sau này. Ngoài ra bảo tàng còn có những chương trình biểu diễn ca trù, và hát quan họ cũng như nhiều loại hình ca nhạc dân gian khác. Bảo tàng cũng chính là nơi mà các dân tộc có thể giao lưu và giới thiệu về nền văn hoá của mình. Đặc biệt bảo tàng cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu cho sinh viên để tạo điều kiện cho sinh viên tích luỹ thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hiện nay bảo tàng là điểm đến ưa thích của rất nhiều đối tượng du khách. II. HẠN CHẾ Các dịch vụ của bảo tàng dân tộc học nói chung còn đơn giản và nghèo nàn, không phù hợp với quy mô phát triển của bảo tàng. Các quầy lưu niệm chỉ bán một vài đồ đơn giản như bán sách báo, video về rối nước, túi xách. Còn về dịch vụ ăn uống, tuy đã có mở rộng thêm khu ăn uống nhưng quy mô còn nhỏ, chủ yếu chỉ để phục vụ những món ăn nhẹ cho những đoàn khách lẻ. Còn chưa thể đáp ứng nhu cầu của những đoàn khách lớn. Về đội ngũ hướng dẫn viên của bảo tàng hiện nay mới chỉ có hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh và Pháp. Vì vậy không thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin cho khách đến từ nhiều nước khác. III. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Thứ nhất, Bảo tàng có thể liên kết với các trường học ở Hà Nội, bao gồm các tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 113.doc
Tài liệu liên quan