LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau 4
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
3.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 5
3.2. Doanh nghiệp liên doanh 5
3.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 6
3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao 7
3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh 7
3.6. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao 7
3.7.Doanh nghiệp chế xuất 8
II. VAI TRÒ CỦA FDI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 8
1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 8
1.1. Chuyển giao công nghệ 8
1.2. Chuyển giao vốn. 9
1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 11
1.4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
2. Đối với nước đi đầu tư 13
2.1. Đứng trên góc độ vĩ mô 14
2.2. Đứng trên góc độ vi mô 14
III. Ý NGHĨA CỦA VỐN FDI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 15
1. Sự hình thành và phát triển của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam 15
2. Ý nghĩa của vốn đầu FDI của ASEAN với Việt Nam 18
2.1. Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam chủ yếu là các ngành công nghệ không cao, chủ yếu nhằm tranh thủ lợi thế về lao động. 18
PHẦN II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2004 21
I. THỰC TRẠNG FDI CỦA ASEAN VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 21
1. Nhịp độ đầu tư qua các năm 21
2. Phân tích vốn, cơ cấu vốn đầu tư FDI của các nứơc ASEAN vào Việt Nam 25
2.1. Theo nước đi đầu tư 25
2.2. Theo ngành kinh tế 27
2.3. Theo vùng lãnh thổ 29
2.4. Theo hình thức đầu tư 31
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 32
1. Các nhân tố bên ngoài 32
1.1. Tình hình kinh tế chính trị thế giới 32
1.2. Xu thế của dòng FDI trên thế giới 32
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của nước đi đầu tư 32
2. Nhân tố bên trong 33
2.1. Đặc điểm của thị trường bản địa: 33
2.2. Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư 33
2.3. Cơ chế, chính sách về kinh tế 34
2.4. Quản lý Nhà nước 34
2.5. Cơ sở hạ tầng 35
2.6. Khả năng chuyển đổi ngoại tệ và thu hồi vốn đầu tư 35
III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ ASEAN 35
1. Thuận lợi 35
1.1. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định 35
1.2. Hệ thống Luật pháp và các chính sách 35
1.3. Đặc điểm của thị trường bản địa 36
1.4. Điều kiện tự nhiên 37
1.5. Sự tham gia hội nhập KV của Việt Nam 37
2. Khó khăn 38
2.1. Những vấn đề của hệ thống pháp luật 38
2.2. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, chi phí đâu tư cao 39
2.3. Các loại thị trường vẫn còn ở mức sơ khai 39
2.4. Khả năng chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ và hoạt động hồi hương vốn đầu tư 40
2.5. Trình độ nguồn nhân lực hạn chế 40
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 41
I. QUAN ĐIỂM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 2005-2010 41
1. Về phát triển các ngành và lĩnh vực 41
2. Định hướng thu hút FDI 42
II. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 42
1. Mục tiêu thu hút FDI của các nước ASEAN thời kỳ 2006-2010 42
2. Triển vọng đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam 44
III. GIẢI PHÁP THU HÚT FDI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 45
1. Đẩy nhanh thực hiện hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN 45
2. Hoàn thiện hệ thốn pháp luật phù hợp với tiến trình thực hiện các cam kết 46
2.1. Cải thiện hệ thống văn bản pháp quy 46
2.2. Loại bỏ một số loại giấy phép và quy trình không cần thiết 47
2.3. Phát triển các hình thức đầu tư 48
2.4. Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài 48
2.5. Tăng cường hơn nữa ưu đãi thuế quan 48
3. Thúc đẩy thực hiện "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN" 49
3.1. Hợp tác với các nước ASEAN trong nâng cao trình độ nguồn nhân lực 49
3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học - viễn thông tạo điều kiện cho xây dựng các tiểu vùng kinh tế 49
4. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường phù hợp với yếu cầu của hội nhập kinh tế 51
4.1. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ 51
4.2. Mở rộng và phát triển thị trường lao động 51
4.3. Phát triển các loại thị trường dịch vụ 52
5. Cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô trong tiến trình thực hiện AFTA 52
5.1. Chính sách tiền tệ 52
5.2. Xây dựng chính sách thương mại phù hợp với AFTA 52
5.3. Về chính sách thuế 53
6. Xây dựng và phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất 54
7. Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài 55
7.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư 55
7.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về FDI 56
7.3. Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài giữa các nước ASEAN 57
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Asean vào Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện hoặc chưa thực hiện xong như dự án xây dựng "Khu phố mới Nam Thăng Long", vốn đầu tư đăng ký trên 2,1 tỷ $ mới được cấp cuối năm 96 đã phải dừng thực hiện. Sang đến năm 2001 FDI từ ASEAN đã có dấu hiệu phục hồi, với mức tăng tuyệt đối xấp xỉ 3 triệu $ nhưng đã là cả một sự đột phá vì nó được đánh dấu bằng mức tăng tương đối lên đến 785,93%.
Kết luận đưa ra là: nền kinh tế các nước ASEAN phát triển nhanh và mạnh trong vài thập kỷ qua nhưng quá nóng và không vững chắc, vốn đầu tư ASEAN cũng vậy, không ổn địn và dễ dàng thay đổi theo nhiệt độ của nền kinh tế thế giới cũng như các nước đi đầu tư.
Do Việt Nam đã là một thành viên của ASEAN nên cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến FDI từ ASEAN vào Việt Nam mà hơn thế nó cũng tạo nên một cú sốc thực sự đối với FDI chung vào Việt Nam. Điều này được FDI nói chung trong giai đoạn 1997-1999. Sang đến năm 2000-2001 các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bớt hoảng hốt và FDI bắt đầu tăng, các nhà đầu tư ASEAN phục hồi chậm chạp hơn nhiều do nguyên nhân giảm sút của họ từ nguồn lực chứ khong phải yếu tố tâm lý (phần lớn) như các nhà đầu tư khác.
Nhìn nhận giai đoạn này chúng ta có thể thấy từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN nền kinh tế Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ vào nền kinh tế các nước ASEAN khác, Việt Nam muốn phát triển không thể đi một mình, các nước ASEAN cần phải dựa vào nhau để hạn chế những bất lợi, phát huy điểm mạnh của một tổng thể khác biệt nhưng hài hoà.
* Giai đoạn 2002-2004
Nguồn vốn FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam giai đoạn này rất bấp bênh, năm 2002 tổng số vốn đăng ký đạt 223 triệu USD chỉ bằng 68% so với năm 2001. Nhưng qua 2 năm 2003-2004 đã tăng trở lại, năm 2004 tổng số vốn đăng ký đạt xấp xỉ năm 2001.
Nguyên nhân do tình hình kinh tế chính trị thế giới không ổn định, luòng FDI thế giới có hướng suy giảm nên đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Cuộc chiến tranh I Rắc làm tình hình chính trị thế giới không ổn định gây tâm lý bất an cho các nhà đầu tư, đồng thời nó làm tăng giá các nguyên liệu đầu vào làm cho tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Sự sụt giảm luồng FDI là xu thế chung trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam, vì vậy đạt được những kết quả đó cũng là một thành công lớn trong việc thu hút FDI những năm qua.
2. Phân tích vốn, cơ cấu vốn đầu tư FDI của các nứơc ASEAN vào Việt Nam
2.1. Theo nước đi đầu tư
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam theo nước
(Từ ngay 01/01/1998 đến ngày 15/3/2005)
Đơn vị: USD
STT
Đối tác
Số dự án
Tổng vốn ĐT
Đầu tư thực hiện
1
Singapore
344
8.013.514.322
3.183.254.454
2
Thái Lan
118
1.423.885.230
683.269.148
3
Malaysia
165
1.355.804.072
816.842.342
4
Philippines
21
228.398.899
85.470.743
5
Indonesia
13
123.029.000
127.028.864
6
Lào
6
16.053.528
5.487.527
7
Brunei
5
11.300.000
0
8
Campuchia
3
1.000.000
400.000
Tổng số
675
11.173.048.051
4.901.744.069
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hiện nay có 8 nước trong khối ASEAN đầu tư tại Việt Nam trừ 1 nước là Myanmar. Tính đến ngày 15-3-2005 các nước ASEAN có 675 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới 11.173.048.051 USD, chiếm 22% tổng FDI đăng ký tại Việt Nam, vốn thực hiện là 4.901.744.069.
Trong số các nước ASEAN tại Việt Nam thì Singapo là nước đứng đầu, cho đến hiện nay có 334 dự án còn hiệu lực với vốn đăng kýlà 8.013.514.322 USD chiếm 71,72% tổng số vốn đầu tư, quy mô trung bình một dự án là 24 triệu, đây là tỷ lệ cao so với các nước khác. Vốn thực tế đưa vào triển khai dự án của Singapo mới chỉ đạt 39,72% vốn đăng ký.
Thái Lan đứng liền ngay sau Singapo trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 118 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư 1.423.885.230 USD (chiếm 12,74% vốn đầu tư đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam), đầu tư thực hiệnđạt 683.269.148 USD (tỷ lệ thực hiện đạt 47,99%). Dự án của Thái Lan có quy mô tương đối nhỏ, vốn trung bình chỉ đạt 12 triệu USD.
Kế là Malaisia với 165 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký là 1.355.804.072 USD (chiếm tỷ lệ 11,26%). Quy mô vốn đầu tư trên một dự án là 8,8 triệu USD. Các nhà đầu tư Malaisia rất nghiêm túc trong triển khai dự án, thể hiện ở lượng vốn giải ngân rất cao, tỷ lệ dự án giải thể chấp (tỷ lệ dự án giải thể trước thời hạn là 12%). Lượng vốn đầu tư vào công nghiệp, hướng về xuất khẩu là chính, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhà nước ta.
Philipines có 21 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư 228.598.899 USD (chiếm 2,04% vốn đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam). Với 13 dự án, vốn đầu tư 123.092.000 USD (chiếm 1,1% vốn đăng ký), đầu tư thực hiện đạt 120.028.864 USD, Indonesia đứng trên Lào, Campuchia và Brunei trong các nước ASEAN có đầu tư vào Việt Nam. Cho đến nay, Lào có 6 dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 16.053.528 USD, vốn thực hiện là 5.478.527 USD, Campuchia có 3 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1.000.000 USD, vốn thực hiện là 400.000 USD. Brunei có 6 dự án với vốn đầu tư 11.300.000 USD trong đó tất đều chưa đi vào hoạt động.
2.2. Theo ngành kinh tế
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo ngành
(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 15/3/2005)
Đơn vị: USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Vốn thực hiện
I
Công nghiệp
384
4.454.864.648
2.690.970.484
CN Dầu khí
4
91.200.000
194.663.748
CN nhẹ
102
483.362.450
255.196.687
CN nặng
168
1.511.007.668
821.197.022
CN thực phẩm
57
1.440.398.841
1.059.633.040
Xây dựng
53
928.895.689
360.279.987
II
Nông, lâm nghiệp
84
849.365.690
425.915.799
Nông - Lâm nghiệp
70
796.518.813
399.332.486
Thuỷ sản
14
52.846.877
26.583.313
III
Dịch vụ
207
5.868.817.713
1.784.857.786
Dịch vụ khác
70
285.240.988
52.521.386
GTVT - Bưu điện
31
343.084.528
116.721.417
Khách sạn-Du lịch
36
1.602.121.092
844.945.551
Tài chính- ngân hàng
11
127.000.000
101.500.000
Văn hoá-Y tế-Giáo dục
26
47.865.368
22.220.235
XD khu đô thị mới
3
2.466.674.000
51.294.598
XD văn phòng-Căn hộ
23
719.565.837
415.698.624
XD hạ tầng KCX-KCN
7
277.265.900
179.955.975
Tổng số
675
11.173.048.051
4.901.744.069
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư
Ngành dịch vụ có tổng vốn đàu tư là lớn nhất 5,868 tỷ USD chiếm 52,53% tổng vốn đầu tư với 207 dự án quy mô vốn bình quân là 28,352 triệu USD. Trong đó đầu tư vào ngành xây dựng khu đô thị mới chiếm số vốn đầu tư cao nhất là 2,417 tỷ USD (3 dự án) chiếm 14,34% tổng vốn đầu tư. Đối với các phân ngành khác thuộc ngành dịch vụ như: xây dựng văn phòng căn hộ; khu công nghiệp, khu chế xuất; giao thông vận tải, bưu điện; tài chính ngân hàng FDI của ASEAN còn mang tính chất thăm dò, chưa mạnh dạn, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng thì hầu như không có do những ngành này đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài.
Ngành công nghiệp xây dựng gồm các phân ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và dầu khí; vốn đầu tư là 4,455 tỷ # bằng 39,87% tổng vốn đầu tư, với 384 dự án, quy mô trung bình là 11,6 triệu $. Trong đó ngành công nghiệp nặng 168 dự án với số vốn đầu tư là 1,51 tỷ USD chiếm 13,52% tổng vốn đầu tư. Bám sát ngành công nghiệp nặng là ngành công nghiệp thực phẩm với tổng vốn đầu tư là 1,44 tỷ USD chiếm 12,59% tổng vốn đầu tư. Ngành xây dựng đứng thứ ba với 928,985 triệu USD chiếm 8,31% tổng vốn đầu tư.
Ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đầu tư rất khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu và tiềm năng phát triển. Vốn đầu tư vào ngành này chỉ có 849,365 triệu USD (tương đương với 7,6% tổng vốn đầu tư) với 84 dự án, quy mô vốn trung bình là hơn 10 triệu USD.
Đến nay các nhà đầu tư ASEAN đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các dự án đi vào chiều sâu và cũng đã chú trọng đến tính lâu dài, ổn định, vốn ASEAN đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình cả về chất lượng và số lượng trong FDI vào Việt Nam.
2.3. Theo vùng lãnh thổ
Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo địa phương
(Từ ngày 1/1/1988 đến 15/2/2002)
Đơn vị: USD
STT
Địa phương
Số dự án
Tổng vốn ĐT
Đầu tư thực hiện
1
Hà Nội
80
3.470.799.641
831.004.121
2
TP Hồ Chí Minh
226
2.537.967.002
1.164.126.471
3
Đồng Nai
77
1.652.798.109
876.929.835
4
Bình Dương
120
907.423.061
539.689.722
5
Lâm Đồng
5
711.166.670
4.158.008
6
Bà Rịa-Vũng Tàu
32
334.842.685
151.014.498
7
Hải Dương
5
277.900.000
153.886.214
8
Hà Tây
8
258.840.050
108.873.126
9
Quảng Ninh
6
153.230.388
159.470.574
10
Dầu khí
4
91.200.000
190.607.465
11
Hải Phòng
10
86.304.743
95.487.292
12
Đà Nẵng
9
69.842.010
28.068.698
13
Long An
8
65.039.667
40.436.000
14
Ninh Bình
1
60.000.000
6.000.000
15
Vĩnh Phúc
5
59.700.000
33.809.371
16
Hưng Yên
3
54.500.000
66.011.249
17
Cần Thơ
12
49.028.890
11.207.050
18
Phú Yên
5
44.922.200
36.477.637
19
Tây Ninh
12
41.784.764
20.250.676
20
Khánh Hoà
5
27.225.000
15.315.178
21
Thái Nguyên
2
23.556.000
13.215.150
22
Quảng Bình
2
17.000.000
11.103.794
23
Bắc Ninh
3
13.400.000
1.800.000
24
Quảng Trị
3
13.100.000
2.000.000
25
Bắc Cạn
1
11.200.000
1.175.964
26
Các tỉnh còn lại
26
4.169.148
3.438.981
Tổng số
670
11.100.912.028
4.898.446.575
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư
Cũng như hầu hết các nước đầu tư vào Việt Nam, FDI thường tập trung vào các địa phương có hạ tầng cơ sở tương đối tốt; nằm ở vị trí thuận lợi về hành chính và kinh tế: Các nước ASEAN không phải là một ngoại lệ, biểu trên cho ta thấy, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số vốn đầu tư là 3,47 tỷ USD tuy số dự án thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (80 dự án so với thành phố Hồ Chí Minh có 226 dự án tổng vốn đầu tư là 2,54 tỷ USD). Đứng thứ ba là tỉnh Đồng Nai chỉ có 77 dự án nhưng số vốn đầu tư khá lớn;: 1,652 tỷ USD. Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa, Vũng Tàu; các tỉnh miền Nam khác có số dự án nhỏ, không đáng kể.
Singapore là nước có mặt ở nhiều địa phương nhất (29 địa phương) với quy mô vốn không đồng đều
+ Hà Nội đặc biệt tập trung 35 dự án với 2,8 tỷ USD vốn đầu tư, quy mô 80 triệu USD/dự án.
+ Thành phố Hồ Chí Minh 94 dự án 1,6 tỷ USD, quy mô trung bình là 16 triệu USD, bằng 1.5 Hà Nội.
+ Các tỉnh khác như Lâm Đồng, Bình Dương, Hà Tây, Hải Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có vốn đầu tư khoảng 0,208 đến 1,1 tỷ USD (Bình Dương thu hút 725 triệu USD nhưng có tới 51 dự án, Hải Dương 272 triệu USD chỉ với 2 dự án). Số dự án và vốn đầu tư nằm rải rác trên các địa phương còn lại.
Các dự án của Thái Lan đầu tư trên 21 tỉnh, thành phố nhưng có đến 58% số dự án tập trung tại ba địa phương lớn, có quy mô tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư tính trung bình cho một dự án thấp hơn so với Singapore. Cụ thể:
+ Hà Nội có 12 dự án với tổng số 90 dự án chiếm 13,3%, vốn đầu tư là 435,23 triệu USD so với hơn 1,3 tỷ USD bằng 34,28%
+ Đồng Nai có 15 dự án bằng 16,6% tổng số dự án với số vốn đầu tư 243,14 triệu USD, chiếm 16,4 % tổng vốn.
+ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhất là 27 dự án bằng 30% tổng số dự án trên cả nước nhưng tổng vốn đầu tư chỉ có 154,04 triệu USD, chiếm khoảng 11% tổng vốn đầu tư.
Đầu tư trên của Malayxia tập trung nhiều nhất ở Đồng Nai 716 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh 272 triệu USD, Hà Nội 181 triệu USD. Các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đã xuất hiện và đang có tiến triển khả quan.
Để thực hiện được mục tiêu hướng tới một xã hội phát triển đồng đều, Việt Nam cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào cả những địa bàn không phải là trọng điểm. Do mức độ phát triển không cao, lợi thế của những vùng này là lao động nhiều, rẻ, kỹ năng vừa phải; là vùng nguyên liệu tự nhiên đồng thời là thị trường tiềm năng.
Như các phần trên chúng ta đã phân tích, đặc trưng của vốn ASEAN là quy mô vừa; có tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, xây dựng với công nghệ vừa phải, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp Ta nhận thấy vốn ASEAN rất thích hợp trong việc tạo nên hiệu ứng chảy tràn từ các trọng điểm phát triển sang các vùng, ngành khác. Vấn đề là Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp tạo những điều kiện hấp dẫn có lợi để họ sẵn sàng đầu tư.
2.4. Theo hình thức đầu tư
Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 15/2/2005
Đơn vị: USD
STT
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tổng vốn ĐT
Đầu tư thực hiện
1
Liên doanh
235
7.029.926.543
2.740.829.193
2
100% vốn nước ngoài
411
3.458.143.054
1.826.086.552
3
Hợp đồng hợp tác KD
22
427.717.431
295.730.830
4
Hợp đồng BOT,BT,BTO
2
185.125.000
35.800.000
Tổng số
670
11.100.912.028
4.898.446.575
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch Đầu tư
Có sự chênh lệch lớn trong dự án đầu tư của ASEAN, hình thức liên doanh với 235 dự án còn hiệu lực với tổng số đầu tư đăng ký là 7,029 tỷ USD (chiếm 35,1% số dự án và 63,33% vốn đầu tư), vốn thực hiện của các dự án liên doanh hiện nay đã lên tới 2,4 tỷ USD đạt tỷ lệ thực hiện 38,98%. Trong khi đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài với 411 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 3,458 tỷ USD (chiếm 61,34% số dự án nhưng chỉ chiếm 31,15% vốn đầu tư), vốn thực hiện đạt 1,826 tỷ USD đạt tỷ lệ thực hiện 52,81%. Còn lại 22 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với vốn đầu tư là 427,72 triệu USD và 2 dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT đạt 185 triệu USD chiếm 1,67%.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam
1. Các nhân tố bên ngoài
1.1. Tình hình kinh tế chính trị thế giới
Suy thoái kinh tế không những làm giảm năng lực của nhà đầu tư mà còn tạo nên tâm lý lo ngại không muốn bỏ tiền ra khỏi túi và chờ đợi đến khi tình hình sáng sủa hơn. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại và tăng trưởng ổn định thì luồng vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ tăng lên. Cần phải kể đến một vấn đề quan trọng nữa khi nhắc đến tình hình kinh tế đó là chính trị. Giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ hữu cơ với nhau, ổn định chính trị tạo nên sự an toàn cho vốn đầu tư, ngược lại các nhà đầu tư lại dựa vào vốn của mình để tạo nên sức mạnh chính trị. Đặc biệt, quốc gia nào có vị thế trên trường quốc tế thì càng có lợi trong thu hút đầu tư.
1.2. Xu thế của dòng FDI trên thế giới
Đầu tư nước ngoài trên thế giới luôn đi theo xu thế, điều này không chỉ do tâm lý mà thực ra đầu tư vào thị trường đang thu hút đầu tư lớn an toàn hơn và cũng đảm bảo tạo lợi nhuận cao. Chính luồng đầu tư nước ngoài lớn làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn, tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và cũng chính là lời giới thiệu hiệu quả nhất với thế giới.
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của nước đi đầu tư
Thực tế cho thấy những nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất là những nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, đơn cử như Mỹ và các nước Tây Âu là những nước có nền kinh tế phát triển cao và vốn đầu tư cũng chiếm phần lớn trong tổng FDI thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân khiến FDI có xu hướng ngày càng thiên lệch cả về đi đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, đề cập đến phát triển kinh tế không thể không đi kèm với tình hình xã hội. Những bất ổn định ở một số nước ASEAN như Indonesia và Malaysia trong thời gian gần đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế và đầu tư của khu vực.
2. Nhân tố bên trong
2.1. Đặc điểm của thị trường bản địa:
Quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân cư là những yếu tố hàng đầu tác động đến vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường đảm bảo một doanh thu ổn định, lâu dài và có thể là khả năng mở rộng quy mô đầu tư. Ngoài vấn đề cầu hàng hoá, thị trường bản địa còn là nguồn cung nguồn nhân lực. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhân công rẻ là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với đầu tư vào lĩnh vực cần nhiều lao động, có khối lượng sản xuất lớn. Tận dụng được nguồn lao động rẻ giúp nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận, đây chính là nguyên nhân của làn sóng đầu tư sang các nước đang phát triển. Thế nhưng FDI hiện nay có xu thế chuyển sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn vì vậy trình độ của nguồn nhân lực cũng có ý nghĩa nhất định và đây chính là một trong những yếu tố để các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau trong thu hút FDI.
2.2. Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư
Đây là sự thể thiện một cách rõ ràng nhất về môi trường đầu tư có hấp dẫn hay không. Luật pháp tạo nên sự ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Điều này phụ thuộc vào hệ thống văn bản pháp luật và sự đánh giá của quốc gia đối với vai trò của đầu tư trong và ngoài nước và để tạo nên môi trường hấp dẫn FDI các hạn chế này dần đã bị loại bỏ.
Thông thường, các nhà đầu tư quan tâm đến những nội dung có liên quan đến: Sự đảm bảo pháp luật đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Quy chế pháp luật của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại; Các quy định về thuế, các mức thuế và các chi phí khác
2.3. Cơ chế, chính sách về kinh tế
Mỗi chính sách kinh tế lại có ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp FDI và nó phản ánh năng lực sinh lời của đồng tiền cũng như sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, có thể nêu ra ở đây một số chính sách:
- Chính sách thương nghiệp: Chính sách này có ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư hướng về xuất khẩu. Bất kỳ một sự thay đổi nào liên quan đến tỷ lệ thuế đánh vào hàng hoá hay hạn ngạch xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Không chỉ có vậy, chính sách thương nghiệp còn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài.
- Chính sách tiền tệ: Các nhà đầu tư thông thường vay vốn từ nước ngoài để đầu tư, vì vậy, họ rất quan tâm đến tỷ lệ lãi suất cũng như giá trị và khả năng chuyển đổi của đồng tiền bản địa, những thay đổi lớn của đồng tiền có thể khiến nhà đầu tư phá sản. Mặt khác, chẳng có nhà đầu tư nào thích một nền kinh tế lạm phát cao vì thế rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đổ vỡ bất cứ lúc nào và họ cũng không thể xác định được kế hoạch kinh doanh với sự trượt giá của đồng tiền lớn.
- Chính sách thuế ưu đãi: có lẽ đây là vấn đề hấp dẫn nhất, các quốc gia sử dụng các chính sách này để thu hút và điều tiết vốn đầu tư nước ngoài vào cho phù hợp với các kế hoạch đã định trước.
2.4. Quản lý Nhà nước
Bao gồm các vấn đề như thủ tục hành chính, quản lý hoạt động của doanh nghiệp và quản lý kinh tế vĩ mô
- Thủ tục hành chính góp phần tạo nên ấn tượng đầu tiên của nhà đầu tư về môi trường đầu tư nước sở tại. Nó bao gồm một loạt các thủ tục trong và sau cấp giấy phép đầu tư. Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì hiện nay lực cản lớn nhất đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính, nhất là ở các nước phát triển, khiến họ ngại ngần không muốn bỏ vốn nữa. Cũng như vậy đối với tất cả các hoạt động quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác. Doanh nghiệp nước ngoài thích được hoạt động trong một môi trường tự do, vì vậy họ rất quan tâm đến một đạo luật mềm dẻo giúp họ ứng phó linh hoạt với các diễn biến của thị trường. Tuy nhiên cùng với sự linh hoạt, nhà đầu tư cũng yêu cầu sự quản lý có hiệu quả của nhà nước đối với nền kinh tế để tạo nên một sân chơi công bằng, ổn định và thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
2.5. Cơ sở hạ tầng
Cũng như Luật pháp, cơ sở hạ tầng là nền tảng tự nhiên của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng là một tổng thể các phần cứng như hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phần mềm như hệ thống tài chính ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ, bao gồm cả cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh như điện nước lẫn cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt như trường học, bệnh viện. Kinh nghiệm cho thấy, bao giờ cơ sở hạ tầng cũng phải được phát triển đồng bộ và đi trước nền kinh tế. Nó có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc chu chuyển vốn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho FDI vào các quốc gia phát triển bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới.
2.6. Khả năng chuyển đổi ngoại tệ và thu hồi vốn đầu tư
Yếu tố này rất được các nhà đầu tư quan tâm bởi nó không chỉ liên quan đến việc chuyển lợi nhuận về nước mà nhiều doanh nghiệp phải vay vốn hay mua máy móc, nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chỉ một sự khó khăn nhỏ trong việc chuyển đổi tiền cũng đủ để đình trệ cả quy trình sản xuất, thậm chí có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ phá sản.
III. Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đối với nhà đầu tư ASEAN
1. Thuận lợi
1.1. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định
Đường lối phát triển kinh tế xã hội thể hiện tính nhất quán tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Chính phủ ta rỏ rõ thiện chí và cố gắng tạo môi trường thuận lợi nhất cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoà cùng xu thế hội nhập của thế giới, Việt Nam ngày càng mở rộng mối quan hệ quốc tế thể hiện thông qua việc gia nhập tổ chức ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ, tiến tới gia nhập WTO.
1.2. hệ thống Luật pháp và các chính sách
Các văn bản pháp luật như Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, pháp lệnh về quản lý chất lượng hàng hoá đã ra đời tạo nên một môi trường pháp lý bình đẳng cho cạnh tranh lành mạnh.
- Về hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay, chính phủ rất khuyến khích các hợp đồng xây dựng như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) hay hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Đặc biệt, nhà nước ta đang nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp FDI chuyển sang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần.
- Về lĩnh vực đầu tư: Hiện nay, Nhà nước Việt Nam chỉ hạn chế đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài ở 8 lĩnh vực, ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định phù hợp với quy định của Luật đầu tư nước ngoài.
- Luật này quy định các biện pháp khuyến khích và ưu đãi về thuế, về hình thức tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực: sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi, trồng, chế biến nông lâm, thuỷ sản; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào phát triển, nghiên cứu vào phát triển; sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên luệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam; xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng và đầu tư vào các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
1.3. Đặc điểm của thị trường bản địa
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam là thị trường mới mẻ và rộng lớn, đầy tiềm năng và triển vọng. Đây không chỉ là thị trường với hơn 80 triệu người tiêu dùng mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho Lào, Campuchia, Trung Quốc
Lao động Việt Nam dồi dào và tương đối rẻ. Đây chính là ưu điểm hàng đầu và nước ta cũng chủ yếu là dựa vào đây để thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí lao động, tận dụng lợi thế so sánh để tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
1.4. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển, hàng không, thông tin liên lạc là những ngành tạo tiền đề cho việc phát triển những ngành công nghiệp khác, đồng thời mang lại lợi nhuận cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy không phong phú nhưng đa dạng về nông lâm ngư nghiệp, về các loại khoáng sản phục vụ cho sự phát triển nhiều ngành công nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu.
1.5. Sự tham gia hội nhập KV của Việt Nam
Thứ nhất, hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết ngày 7/10/1998 quy định về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Theo đó, nước ta sẽ dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà đầu tư các nước thành viên ASEAN sự đối xử không kém thuận lợi sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ 3 nào. Việc thực hiện mở cửa tất cả các ngành nghề và dành chế độ đối xử quốc gia (NT) cho các nhà đầu tư ASEAN sẽ hoàn tất vào năm 2013. Theo đó, dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với các nhà đầu tư nước mình và mở cửa tất cả các ngành nghề cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ ASEAN.
Thứ hai, lịch sử và văn hoá Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Đông á là điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các nước có cùng nền tảng văn hoá trong và ngoài khối ASEAN. Có thể nói, Việt Nam như một cửa ngõ phía Đông Bắc mở ra thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Thứ ba, Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, khác hẳn với các nước ASEAN khác toạ nên lợi thế về sự khác biệt. Các nước ASEAN khác có thể lợi dụng bàn đạp Việt Nam để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ vốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam như Nga và các nước Đông Âu.
2. Khó khăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2110.doc