Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam

MỤC LỤC

 

Mục lục 1

Lời mở đầu 3

Chương I:1 số vấn đề lí luận về xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 4

I. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 4

I. 1 Vai trò của xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế XH 4

I. 2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đói với Việt Nam 6

II. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam(đặc biệt trong thời kì hội nhập, gia nhập WTO) 7

I. 1 Cơ hội đối với xuất khẩu cà phê của Viẹt Nam 7

I. 1. 1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 8

I. 1. 2 Thu hút đầu tư nước ngoài 9

I. 1. 3 Tiếp thu KHKT, kĩ năng quản lí và kinh doanh doanh nghiệp 9

I. 1. 4 Khả năng cạnh tranh cua các doanh nghiệp được nâng cao 10

II. 1 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 10

III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 13

III. 1Các nhân tố thuộc nguồn cung cà phê xuất khẩu 13

III. 1. 1 Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 14

III. 1. 2 Các yếu tố thuộc chủ trương chính sách nhà nước 14

III. 1. 3 Các yếu tố thuộc KHCN 15

III. 2 Các nhân tố thuộc cầu và giá cà phê trên thị trường thế giới 16

III. 2. 1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam 16

III. 2. 2 Các yếu tố về giá cả thị trường. 17

 

Chương II : Thực trạng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

I. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam 18

I. 1 Thực trạng sản xuất cà phê xuất khẩu 18

I. 1. 1 Về diện tích 18

I. 1. 2 Về năng suất 19

I. 1. 3 Về giống 21

I. 2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam 22

II. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam 23

II. 1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê 23

II. 2 Giá cà phê xuất khẩu 26

II. 3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 30

III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 33

III. 1 Khó khăn 33

III. 2 Thuận lợi 36

 

Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới

I. Đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 39

II. Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam 45

III. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 46

 

Kết luận 50

Danh mục tài liệu tham khảo 51

 

 

 

 

 

 

 

docx52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế nước ta khi bứoc vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu. Các mối quan hệ song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung. Có được bước tiến quan trọng như vậy là do những chủ trương định hướng đúng đắn cảu Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN. III. 1. 3 Các yếu tố về khoa học công nghệ. Để tăng năng suất cà phê thì 1 yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ thúc đẩy tăng sản xuất cả vè quy mô và chất lượng. Khoa học công nghệ tạo ra những cây giống cà phê tốt nhất có khả năng chống chịu sâu bệnh. Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian , tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, cơ khí hóa các quá trình tưới tiêu, thu hoạch, chế biến đảm bảo một cách tốt nhất chất lượng cà phê xuất khẩu tránh thất thoát không đang có trong qua trìh chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế giới ghóp phàn làm tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê. III. 2 Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới III. 2. 1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của VN Trước năm 1986, nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan hệ ngoại giao và thương mại chủ yếu với các nước XHCN nên thị trường xuất khẩu bị hạn chế. SAu khi chuyển sang thời kì đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu cảu VN ngày càng tăng. Năm 1995, nước ta là thành viên chính thức của ASEAN; năm 1998, tham gia APEC; năm 2001, đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì và đạc biệt năm 2006, VN trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, chính sự hợp tác song phương đa phương tốt đẹp đó đã mở rộg thị trường xuất khẩu cho VN. Thị trường nhập khẩu cà phê của nước ta đã mở rộng ngoài những thị trường chủ yếu như EU trong đó đặc biệt là Anh, Đức, Pháp… thị trường Hoa Kì… sang thị trường đầy tiềm năng là Maroc. Ngày nay ngay cả những nước xuất khẩu cà phê lớn trên Thế Giới cũng đã xem xét đén việc nhập khẩu cà phê của Việt Nam như Braxin hay Comlombia… (do giá thành cà phê của VN rẻ hơn nhiều so với các nước xuát khẩu cà phê khác). Tuy nhiên các nước này cũng là nhữg đối thủ cạnh tranh lớn của xuất khẩu cà phê VN, và VN vẫn phải chia sẻ thị trường cà phê với các đối thủ đó. III. 2. 2 Về giá cả thị trường Tình hình kinh tế thế giới, những biến động về giá cả thị trường có ảnh hưởng lớn tới giá cả cà phe trên thị trường thế giới. Nền kinh tế thế giới sẽ có tác động làm tăng giá cả cà phê, làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán. Tỉ giá hối đoái cũng là một rào cản, hay cơ hội , thách thức của xuất khẩu cà phê. Nếu tỉ giá hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND, thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn ít có lãi, thậm chí ko có lãi. CHƯƠNG HAI THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM I. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam I. 1 Thực trạng sản xuất cà phê I. 1. 1 Về diện tích trồng cà phê: Trong thời kì những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh của các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966)đã đạt tới 13. 000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên khong phù hợp với càphê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê đã phải thanh lí. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13. 000 ha, cho sản lượng 6. 000 tấn Sau năm 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990 đã có 119. 300 ha. Trên cơ sở này, từ năm 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân. Đến năm, sau gần 20 năm đổi mới, cả nước đã có khoảng 390. 000 ha. Tính đến thời điểm năm 2007 thì diện tích trồng cà phê đã lên đến 506. 000 ha, tăng 10. 000 ha so với năm 2006. Trong đó các tỉnh Tây nguyên chiếm đến 90% diện tích đất trồng với khoảng 450. 000 ha. Có thể thấy diện tích trồng cà phê hiện nay luôn có nhiều biến động, điều đó phụ thuộc vào giá cà phê xuất khẩu, khi được giá thì nông dân thi nhau trồng cà phê, nhất là trong thời gian gần đây, có lúc giá cà phê xuất khẩu lên cao tới 42. 000vnd/kg. Để kiểm soát diện tích trồng cà phê nhằm kiểm soát lượng cung cà phê, mới đây bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ thị các địa phương khẩn trương kiểm tra, ngăn chặn tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng mới cà phê ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Từ nay đến 2010, không mở thêm diện tích trồng cà phê, chỉ trồng tái canh đối với các diện tích cà phê bị già cỗi, sâu bệnh, năng suát thấp hoặc cải tạo, trồng thay thé các vườn cà phê giống cũ. Ngoài ra kiên quyết xử lí các trường hợp phá rừng trồng cà phê mới. I. 1. 2 Về năng suất cà phê Cách đây 25 năm, một phần tư thế kỉ, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây Nguyên. Vào thời gian này cả nước mới có không đầy 20ngàn ha phát triển kém, năng suất thấp, với sản lượng chỉ khoảng 4. 000-5. 000 tấn. Đến nay năm 2000 cả nước đã có 5000. 000ha cà phê hầu hết sih trưởng khỏe, năng suất cao, tổng sản lượng đạt 80 vạn tấn. Ta có thể thấy sự phát triển rất nhanh của càphê ViệtNam trong các niên vụ gần đây qua diễn biến diện tích và sản lượng càphê Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2006 như sau : Năm Tổng diện tích (ha) Năng suất trung bình(tấn/ha) Tổng sản lượng (tấn) 1995 205000 1. 81 245000 1996 285500 2. 00 280000 1997 385000 2. 57 400000 1998 485000 2. 00 410000 1999 529000 1. 75 500000 2000 533000 1. 87 720000 2001 535000 1. 86 900000 2002 500000 2. 00 750000 2003 450000 1. 71 720000 2004 900000 2005 910000 2006 >500000 930000 Biểu đồ sau cho thấy sự biến dộng về diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam qua các thời kì từ năm 1980 cho đến năm 2004: Biểu đồ 2: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua thời kỳ 1980-2004 I. 1. 3 Về giống cà phê: Đối với cà phê, điều kiện tự nhiên, địa lí khí hậu của nước ta cho phép trồng được hai loại cà phê là cà phê chè(Arabica) và cà phê vối (Robusta) trên các vùng riêng biệt. Việc thực hiện cung cấp những giống cây cà phê có chất lượng tốt nhất được giao cho các viện nghiên cứu, trong đó nổi bật là viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Viện là nơi thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực nghiệm, chọn lọc những giống cà phê có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh tốt phục vụ cho phát triển sản xuất bền vững. Từ công tác nghiên cứu và thực nghiệm, một số giống cà phê có những đặc điểm ưu tú đã được trồng, các giống kém hiệu quả đang được loại bỏ và cải tạo bằng dòng vô tính, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng nhanh, chất lượng được nâng cao và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong chương trình thu thập loại cây theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương phẩm, nâng cao chất lượng, Viện đã khảo sát các tập đoàn giống, thí nghiệm so sánh dòng vô tính, thí nghiệm khu vực hoá để đánh giá tính thích ứng. Đến nay, Viện đã chọn được 5 dòng vô tính thích ứng đáp ứng về yêu cầu chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngoài việc chọn giống cà phê vối, trong thời gian qua, Viện đã lai tạo, chọn lọc giống cà phê chè Catimor. Trong đó có việc lai tạo giữa giống cà phê Catimor với các loại cà phê chè có nguồn gốc hoang dại từ Êtiôpia (Bắc Phi) với mục đích kết hợp được các đặc điểm thấp cây, tán nhỏ, cho năng suất cao, khả năng thích ứng tốt, kháng được bệnh rỉ sắt, cho hạt to và phẩm chất cao hơn hẳn giống Catimor. Các loại cây giống lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho khu vực hoá từ năm 2000. I. 2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam Cả nước hiện có 152 đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê, bao gồm các đơn vị thành viên của các Tổng công ty có thu gom xuất khẩu. Trong đó nhóm 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu như : Vinacafe, 2/9Đaklăk, Intimex, Atlantic, Xí nghiệp tổng hợp Hà Nội tại thành phố HCM, Thái Hòa, Tín Nghĩa Đồng Nai… Mặc dù cà phê Việt Nam có khối lượg xuất khẩu lớn, trong đó chủ yếu là cà phê Robusta nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa đồng đều, đặc biệt là số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại còn chiếm tỉ lện cao (80%) trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kĩ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt quả xanh, quả non còn khá phổ biến, cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn, cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng , nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Cụ thể, theo thống kê qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh thì trong niên vụ 2006-2007, trong tổng số 708. 300 bao cà phê(mỗi bao nặng 60kg)bị loại ra thì Việt Nam chiếm tới 88%, tức tương đương hơn 37. 000 tấn, tăng 19% so với lượng cà phê Việt Nam bị loại ra trong niên vụ trước. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 800. 000-900. 000 tấn cà phê nhân, với 1% tạp chất, lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 8. 000-9. 000 tấn. Phần lớn các tạp chất trong cà phê là bụi bám, vỏ cà phê, cùi cà phê do chưa được sang quạt sạch ở nhà máy chế biến. Mặt khác, hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, việc phân loại chất lượng theo tỉ lệ hạt đen, hạt vỡ là các phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam. Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới II. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam II. 1. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 1. 2tr tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1. 8 tỉ USD, tăng 22. 3% về lượng và 50% về kim ngach so với năm ngoái, chiếm 42% tổng kim nhạch xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ niên vụ 1992-1993 đến niên vụ 2002-2003 như sau: Niên vụ Xuất (tấn) Kimngạch(1000USD) Đơn giá bình quân(USD/MT) 1992-1993 116. 000 92. 000 793 1993-1994 165. 000 226. 000 1. 369 1994-1995 212. 038 558. 296 2. 633 1995-1996 221. 496 402. 000 1. 815 1996-1997 336. 242 402. 800 1. 198 1997-1998 395. 418 601. 400 1. 521 1998-1999 404. 206 554. 970 1. 373 1999-2000 653. 678 537. 970 825 2000-2001 670. 381 381. 907 436, 8 2001-2002 713. 753 263. 269 368, 8 2002-2003 691. 492 428. 633 619, 9 Mặc dù hàng năm kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2001 là 2, 6%, năm 2002 là 2, 0%, năm 2003 là 2, 54% và đến năm 2007 là 10%), nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới 10%). Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này. Nếu như trước năm 2005 cà phê là mặt hàng cókim ngạch xuất khẩu lớn thứ 9, chiếm 2, 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và lớn thứ 3 thế giới với thị phần trên 4% sau Braxin( 17%) và Comlombia(10%) thì đến nay Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Braxin. Theo kế hoạch của Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong năm 2008 của Việt Nam dự kiến đạt đến 1. 8 tỉ USD, với khối lượng xuất khẩu đạt 1. 1 tr tấn, giảm 8. 3% về lượng và 1. 3 % về giá. Nhưng nếu bám sát tình hình giá đang tăng nhanh và có phản ưnứg kịp thời, kim ngạch xuất khẩu sẽ giảm ít hơn dự kiến. Bộ công thương cũng đang bám sát tình hình này để phối hợp cùng Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam thông tin đến các doanh nghiệp Việt Nam. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tình hình sản xuất, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 1990 đến năm 2003: Biểu đồ 3: Tình hình sản lượng sản xuất, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê từ năm 1990 đến 2003 II. 2 Gía cà phê xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam vốn được coi là có ưu thế về giá cà phê xuất khẩu do chi phí sản xuất thấp, năng suất lao động cao, giá nhân công rẻ… Biểu đồ 4 phản ánh tình hình dao động của giá cà phê bình quân theo tháng trên thị trường quốc tế (Pw) và giá cà phê ở thị trường trong nước (Pd) trong thời kỳ 1990-2005. Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giá cà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ những năm đầu thập kỷ 90, tiếp theo đó những biến động lớn trên thị trường cà phê quốc tế ngay lập tức tác động đến thị trường cà phê trong nước Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế Trong thời kỳ 1990-2005 giá cả cà phê ở thị trường trong nước cũng dao động rất lớn, mức giá cà phê cao nhất là năm 1994, với mức bình quân 22 ngàn đồng/kg, trong khi đó mức giá thấp nhất là 3, 23 ngàn đồng trong năm 2002. Trong thời kỳ 1998-2005 giá cà phê có xu hướng giảm xuống mức kỷ lục trong lịch sử ngành cà phê nước ta, giá bình quân cho cả thời kỳ này chỉ đạt 6, 63 ngàn đồng/kg. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất cà phê hiện nay, dẫn đến tình trạng thua lỗ trầm trọng cho người sản xuất cà phê. Ta có thể thấy rõ hơn về sự bất ổn về giá cà phê thu mua trong nước với sản lượng qua bảng sau : Năm Sản lượng ( nghìn tấn) Giá thu mua nội địa (vnd) 1999 500 12. 000-21. 500 2000 720 6. 000-11. 000 2001 900 4. 400-6. 500 2002 750 7. 400-7. 600 2003 720 8. 000-9. 000 2004 900 11. 000-12. 000 10/05-09/06 910 26. 000-26. 800 10/06-03/07 930 26. 500-27. 000 Trong năm 2008 dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục tăng cao và đây là cơ hội để các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam tính toán tăng nhanh lượng xuất khẩu vào những thời điểm được giá nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, khi giá cà phê tăng cao, nhu cầu lớn, các yêu cầu về chất lượng cũng bớt nghiêm ngặt. Hiện nay, giá cà phê đang tăng rất nhanh. Giá cà phê giao trong tháng 12 năm 2007 đối với cà phê Arabica đã đạt 2. 846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2. 248 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn. Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn. Dự báo cũng cho thấy, nguồn cung cà phê giảm mạnh ở các nước xuất khẩu lớn, do niên vụ này hầu hết các nước đều giảm sản lượng, trong đó Brazil giảm tới 23%, Việt Nam giảm 4%, Indonesia giảm 19%. . . Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất cà phê cũng đang tăng cao khiến một số nước như Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60. 000 tấn cà phê trong quý 1-2008. Sản lượng thiếu cũng dẫn đến nhiều quỹ đầu tư và các nhà rang xay sẽ tăng mua để dự trữ. Hiện nay giá cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế là 1. 456 USD/tấn(cao hơn so với cùng kì năm ), ta có thể thấy mức giá này thấp hơn nhiều so với mức giá trên thị trường thế giới. (tham khảo bảng số liệu dưới đây) Loại Kì hạn Thị trường 22/05/07 21/5/07 Đơn vị tính Abrica Giao tháng 7/07 Tại NewYork 111, 55 112, 0 Uscent/lb Robusta Giao tháng 7/07 Tại London 1. 713 1. 740 USD/T Abrica Robusta Giao tháng 7/07 Tại Tokyo 19930 24680 20030 24700 Yên/69kg Yên/100kg II. 3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 nước và vùng lãnh thổ, trong đó mười nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ, so với những năm 1992, 1993 khi thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tập trung vào các nước Singapore, HongKong, Nhật Bản chiếm 60% trong mười nước nhập khẩu lớn nhất. Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ thị trường trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn mặc dù đây là những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao. Thị trường nhập khẩu cà phê của Việt nam ngày càng được mở rộng. Ngoài các nước ở châu Âu và Hoa Kỳ, cà phê VN còn xuất khẩu sang vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước trong Hiệp hội ASEAN và vùng Trung Mỹ. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ Latinh cũng mua cà phê Việt nam như: Ecuador, Mexico, Nicaragua và Peru, … . 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2002 – 2003 ê TT Nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) Thị phần (%) 1 Đức 106. 059 66. 429. 372 15. 34 2 Mỹ 83. 991 51. 704. 900 12, 15 3 Bỉ 60. 161 33. 152. 589 8, 70 4 Tây Ban Nha 59. 794 36. 819. 818 8, 65 5 Ba Lan 59. 179 35. 279. 792 8, 27 6 Italia 51. 641 32. 947. 315 7, 47 7 Pháp 38. 754 24. 008. 977 5, 60 8 Hàn Quốc 35. 310 22. 138. 266 5, 11 9 Anh 28. 890 14. 670. 583 3, 46 10 Philippin 20. 303 13. 053. 775 2, 94 10 nước nhập khẩu hàng đầu của ngành cà phê Việt Nam niên vụ 2005 – 2006 STT Nước nhập khẩu Khối lượng (kg) Trị giá (USD) Thị phần (%) 1 Đức 114, 382, 986 123, 556, 217. 57 14. 57 2 Tây ban nha 88, 526, 631 95, 978, 804. 50 11. 28 3 Hoa kỳ 87, 931, 685 86, 829, 730. 95 11. 20 4 Italia 56, 123, 382 62, 641, 146. 08 7. 15 5 Ba lan 40, 495, 644 45, 027, 200. 04 5. 16 6 Hàn quốc 38, 491, 394 41, 282, 412. 76 4. 90 7 Nhật bản 31, 133, 034 36, 638, 648. 12 3. 97 8 Anh 25, 865, 756 26, 627, 078. 49 3. 29 9 Bỉ 21, 667, 934 24, 141, 153. 20 2. 76 10 Pháp 18, 720, 491 20, 249, 119. 82 2. 38 Thị phần 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu vụ 2005-2006 (Theo C/O) Thời điểm tháng 1/2008, 10 nước dẫn đầu nhập khẩu cà phê VN là: Thị trường Tháng 1/2008 Lượng(tấn) Trị giá ( tr USD ) Đức 20. 965 38. 445 Mỹ 19. 845 36. 535 Tây Ban Nha 12. 016 21. 602 Italia 11. 720 21. 297 Thụy Sỹ 9. 142 16. 497 Anh 6. 669 12. 092 Singapore 6. 578 11. 952 Bỉ 6. 490 11. 719 Nhật Bản 5. 407 10. 025 Hàn Quốc 5. 355 9. 074 Như vậy có thể thấy, thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam hiện nay là các nước EU, thường chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Trog đó nước nhập khẩu lớn nhất vẫn là Đức, Hoa Kì, Tây Ban Nha… Ngoài ra trong những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu sang một số thị trường mới đầy tiềm năng như Maroc. Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết, trong vài năm trở lại đây, lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Marốc có chiều hướng tăng nhanh. Năm 2007, nước ta đã xuất khẩu vào thị trường này 10. 494 tấn cà phê với tổng giá trị 18, 8 triệu USD, tăng 90% so với năm 2006 và chiếm khoảng 30% thị phần cà phê robusta nhập khẩu của nước này. Hiện cà phê đang đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Marốc, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam, nếu hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai tốt, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Marốc có thể đạt 13. 000-14. 000 tấn/năm. III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam III. 1 Khó khăn *Chất lượng cà phê xuất khẩu còn thấp, chủng loại chưa đa dạng. Mặc dù chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải thiện, nhưng vẫn thua kém Braxin cả về chất lượng lẫn sự đa dạng về chủng loại. Chất lượng cà phê Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp trên thị trường thế giới, chất lượng xuất khẩu không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế nên bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu. Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ người trồng phải bán vội cà phê với giá thấp… Nước ta là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, nhưng hiện nay nhu cầu về cà phê Robusta thấp hơn nhiều so với Abrica. Trong khi có 90% diện tích càphê Robusta được trồng ở vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ, thì chỉ có 10% diện tích cà phê Abrica được trồng ở những vùng Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Hồng… Ngoài ra thì loại cà phê có tên gọi là cà phê chồn(Kopi Luwak) vẫn chưa trồng được, đây là loại càphê đắt và hiếm trên thế giới. Các sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là cà phê rang xay(cà phê phin-chiếm 2/3 thị trường)và cà phê hòa tan(chiếm 1. 3 thị trường) Có nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng cà phê cần phải giải quyết như : tuyển chọn giống cà phê có chất lượng cao, khu sản xuất cà phê xuất khẩu tập trung với quy mô lớn, kỹ thuật trồng và chăm sóc, kỹ thuật và công nghệ chế biến từ sau thu hoạch đến bảo quản, dự trữ và chế biến xuất khẩu cũng như quá trình vận chuyển bến cảng xếp dỡ… *Hệ thống thu mua còn hoạt động kém chuyên nghiệp. Hệ thống đại lí thu mua cà phê hình thành tự phát, chủ yếu là các đại lí tư nhân, hệ quả là khi giá thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ chạy theo dây chuyền từ đại lí tới nhà xuất khẩu. Nhiều công ti kinh doanh xuất khẩu cà phê thiên về kú hợp đồng theo phương thức giao hàng trước, chốt giá sau(thực chất là đàu cơ lên giá, nhiều trường hợp dẫn đến thua lỗ nặng trong kinh doanh )Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của ta cũng đang gặp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường, dang tham gia thu mua xuất khẩu cà phê(hiện các DN FDI chiếm khoảng 10% số lượng xuất khẩu)… … , , * Khả năng điều tiết thị trường còn kém Việc nông dân đã biết giữ trữ hàng lại, không tranh nhau ồ ạt bán ra là điều rất đáng mừng, tuy nhiên tất cả đó chỉ là tự phát. Mỗi người nông dân không có thông tin cụ thể về số lượng cung-cầu, vì vậy sẽ dẫn đến nguy cơ số lượng hàng trữ lại quá nhiều, giá cao khong bán, đến khi gái xuống thì sẽ hối tiếc. Các nước sản xuất cà phê lớn trên thé giới như Braxin hay Colombia đều có chính sách điều hành toàn ngành rất tốt. Nhưng ở Việt Nam, nông dân tự phát tiêu thụ, thích bán thì bán, nhà nươc không điều tiết được *Thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế còn chưa mạnh, cơ sở pháp lí chưa rõ ràng Theo các chuyên gia kinh tế, VN tuy là nước dẫn đầu về sản lượng cà phê xuất khẩu nhưng vẫn chưa có một thương hiệu riêng cho mình. VN vẫn chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng và thương hiệu. Trong khi đó, với tiềm lực sẵn có, Chính phủ và các doanh nghiệp chịu đầu tư thì Việt Nam chỉ cần 5năm là đủ cho một thương hiệu cà phê toàn cầu. Do hiểu biết hạn chế về phía doanh nghiệp và thiếu chuyên gia giỏi về thương hiệu. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu song việc đầu tư cho thương hiệu còn khá dè dặt. Việc phát triển thương hiệu cần nhiều thời gian và hệ thống, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Không chỉ có các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng và kém về chất lượng, thiếu kỹ năng và chuyên môn. Phần lớn các công ty tư vấn chỉ đơn thuần giúp các doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu, rất ít công ty chuyên sâu về phát triển thương hiệu. Còn các công ty tư vấn nước ngoài tuy có chuyên nghiệp và chuyên môn cao song lại có hạn chế về hiểu biết tâm lý và văn hoá bản địa nên cũng chưa cung cấp được dịch vụ hỗ trợ một cách có hiệu quả. Thứ ba là cơ sở pháp lý về sở hữu trí tuệ còn chung chung và tương đối sơ sài, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật chưa cụ thể chi tiết. Cơ chế sử lý vi phạm còn quá yếu. Hiện tại có nhiều cơ quan cunmgf thực thi việc bảo hộ thương hiệu như Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Thanh tra khoa học công nghệ, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Toá án. Tuy nhiên, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các them phán thường thiếu kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ, vì vậy khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến . Mãi cho đến những năm gần đây, một số doanh nghiệp trong đó có Vinacafe, Neslte cà phê, cà phê Trung Nguyên. . mới bắt đầu quảng bá thương hiệu một cách tích cực trên thị trường thế giới. III. 2 Thuận lợi * Thuận lợi về vị trí địa lí khNước ta có nửa triệu ha canh tác cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan