MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I.Tổng quan về thị trường dệt may Mỹ
1.Những đặc điêm nổi bật của thị trường Mỹ
1.1Mỹ là thị trường lớn,thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính
1.2 Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ của sản phẩm đưa vào thị trường Hoa Kỳ
1.3 Thứ ba, tính pháp lý cao của các quan hệ thị trường
1.4 Tính thống nhất, ổn định cao của hệ thống phân phối
1.5 Thị trường có sức cạnh tranh rất cao
1.6 Các hiệp hội kinh doanh có vai trò không nhỏ
2. Thị trường dệt may Mỹ
2.1Một số nét về văn hóa và lối sống ảnh hưởng đến cách ăn mặc của người Mỹ
2.2.Tình hình cung cầu và nhập khẩu hàng dệt may tại thị trường Mỹ
2.3.Các quy định, đạo luật của Mỹ đối với hàng dệt may
Quy định về xuất xứ hàng hoá
Quy định về nhãn mác
Đạo luật về chống bán phá giá
Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dung
Luật bảo vệ môi trường người tiêu dùng
Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy
3.Kinh nghiệm của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ
II.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
1.Vai trò của thị trường Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
2.Các yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
I.Vài nét về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong thời gian qua
1.Kim ngạch xuất khẩu
2.Thị trường xuất khẩu
3.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
4.Số lượng và quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu
II.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ 2005 đến nay.
1.1Kim ngach xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
1.2 Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
1.3 Về chất lượng và giá cả
1.4 Về mẫu mã, thương hiệu sản phẩm
1.5 Về năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
2. Chính sách của Nhà nước và các biện pháp của Hiệp hội dệt may đã áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
2.1 Chính sách của Nhà nước
2.1.1 Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất
Chính sách đầu tư phát triển
Chính sách về nguyên phụ liệu
Chính sách về khoa học công nghệ
Chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực
Chính sách về tổ chức quản lý
2.1.2Nhóm công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chính sách thị trường
Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
2.1.3 Đánh giá hiệu quả của các chính sách trong thời gian qua
2.2 Các biện pháp của hiệp hội dệt may Việt Nam
III.Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
1.Những kết quả đạt được
1.1Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị
1.2 Hàng dệt may Việt Nam có chất lượng khá tốt,kiểu dáng mẫu mã sản phẩm đa dạng
1.3 Một số mặt hàng dệt may đã có thương hiệu trên thị trường Mỹ
2.Những hạn chế
2.1 Quy mô ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực
2.2 Giá thành sản phẩm dệt may Việt Nam còn cao hơn một số nước khác
2.3 Sản phẩm may của Việt Nam chủ yếu ở dạng gia công
2.4 Năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn thấp,chưa đủ cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài.
2.5 Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh phân phối hàng dệt may trực tiếp vào thị trương Mỹ
3.Nguyên nhân
3.1 Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển
3.2 Quy mô sản xuất hàng dệt may của Việt Namchủ yếu vẫn còn nhỏ lẻ
3.3 Khả năng tiếp thị yếu, công tác quản lý, thiết kế mẫu mã, chủng loại chưa cao
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2015
I.Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường Mỹ
1.Cơ hội
1.1 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ trong những năm tới là rất lớn
1.2 Ngành dệt may của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với các đề xuất bảo vệ ngành công nghiệp dệt may của các nhà sản xuất Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã tìm đến thị trường Việt Nam như một thị trường tiềm năng.
1.3 Quan hệ kinh tế thương mại Việt-Mỹ ngày càng phát triển,góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Mỹ trong đó có hàng dệt may.
2.Thách thức
2.1 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có
trình độ chuyên môn. Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh chào mức giá thấp hơn
2.2 Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của
ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
2.3 Cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá.
2.4Sự cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất khốc liệt trên tất cả các phân khúc thị trường, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ với ưu thế về chủng loại hàng hoá giá rất rẻ.
II.Những định hướng và triển vọng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015
1.Quan điểm,mục tiêu phát triển
2.Triển vọng phát triển ngành dệt may đến năm 2015
3.Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho ngành dệt may
III.Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015
1.Giải pháp của Nhà nước
1.1Về xúc tiến thương mại hỗ trợ kinh doanh
1.2Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
1.3 Tiếp tục đổi mới cơ chế, ban hành các chính sách hỗ trợ ngành dệt may
1.4 Hỗ trợ và cũng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu
1.5 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công
2. Giải pháp của Hiệp hội dệt may Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều lĩnh vực của đời sống, song hiện nay mới chỉ được quan tâm tới sản xuất các mặt hàng trên máy đan tròn mà phần lớn là áo Polo-shirt và T-shirt từ sợi cotton và Pe/cotton.Trên thế giới, sản phẩm dêt kim được chia làm 3 loại:
-Hàng dệt kim từ sợi Pe/Cotton thuộc nhóm giá trị thấp và trung bình(2,5-3USD/sản phẩm).
-Hàng dệt kim từ sợi Cotton thuộc nhóm giá trị khá khoảng 10 USD/SP.
-Hàng dệt kim loại cao cấp và đặc biệt:20USD/SP. Loại sản phẩm này chủ yếu dệt từ sợi Cotton chải kỹ có xử lý đốt long,làm bóng,chống co.
Mặt hàng dệt kim xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng dệt kim từ sợi Pe/Cotton (75-80%) do vậy kim ngạch xuất khẩu chưa cao.Nhu cầu thế giới về sản phẩm loại khá và cao cấp là rất lớn nên muốn hàng dệt kim tiếp tục phát triển phải đổi mới công nghệ để có khả năng sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Về mặt hàng sợi, sợi bông chải kỹ chất lượng cao bước đầu được sản xuất và tiêu thụ, các sản phẩm Cotton/Visco, cotton.Acrylic, Wood/Acrylic, các loại sợi có lõi đàn tính sản xuất phục vụ cho dệt bít tất và đồ lót…
Mặt hàng dệt sử dụng 100% sợi bông đã khép kín được sản xuất từ nguyên liệu đến hoàn tất sản phẩm để may sơ mi xuất khẩu. Nhiều mặt hàng sợi bông dày được đầu tư thêm công nghệ làm bóng,phòng co cơ học,đã xuất khẩu được sang các thị trường Châu Âu, Nhật Bản.
Các mặt hàng dùng sợi tổng hợp nhờ đầu tư thêm nhiều thiết bị,trang bị hệ thống se lăn sợi, thiết bị giảm trọng lượng nên chất lượng được nâng cao, hàng giả tơ tằm,giả len sử dụng thích hợp với khí hậu nhiệt đới,làm phong phú thêm các mặt hàng,ngành dệt sợi Petex phát triển thêm tương đối mạnh.
Bảng 1: Một số mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn 2005-2009
Mặt hàng XK
Trị giá xuất khẩu(triệu USD)
2006
2007
2008
2009
Áo thun
1011
1510
2091,7
1948,7
Áo jacket
799,6
987,7
1197,3
1104
Áo sơ mi
409.7
460
498,9
525,5
Áo khoác
298
309,4
474,3
580
Quần jean
9,5
31,39
50,67
72,4
Quần áo thể thao
41,2
103
124,94
131.2
Áo ngủ
31,1
69,1
103,94
110
Quần áo trẻ em
249
287.8
308,67
338,7
Màn
57,2
81,9
98,07
133,1
Gang tay
69.9
76,4
112,96
121,49
Sản phẩm dệt may xuất khẩu khá đa dạng,vừa có tính quốc tế, vừ mang đậm bản sắc dân tộc,có tính thời trang. Bên cạnh những mặt hàng dệt may truyền thống. thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp may Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may các mặt hàng phức tạp, thời trang của thế giới. Tuy nhiên, do cong thiếu các máy chuyên dùng hiện đại, phải qua nhiều thao tác thủ công nên năng suất lo động còn thấp, chất lượng chưa cao so với nhiều nước trong khu vực nên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
4.Quy mô các doanh nghiệp xuất khẩu
Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Hiệu quả chính của ngành dệt may là tạo ra một triệu việc làm cho lao động công nghiệp và trên một triệu lao động tiểu thủ công nghiệp. Dệt may cũng là một ngành sản xuất xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn.
Với quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế này đã được minh chứng trong tiến trình xoá bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Canada trước đây và thị trường EU từ đầu năm ngoái. Cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp…nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, càng khó để cạnh tranh được với các cường quốc dệt may.
II.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ từ 2005 đến nay.
1.1Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng
Thị trường Mỹ được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có tiềm năng của Việt Nam. Như đã phân tích về đặc điểm thị trương hàng dệt may của Mỹ ở trên, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (giai đoạn 2005-2008 mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 100 tỷ USD). Đây thực sự là thị trường cực kỳ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Mỹ.
Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, trong đó có hàng dệt may.Nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 2,75tỷ USD và 3.045 tỷ USD thì đến năm 2008, tổng trị giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt 5,106 tỷ USD. Năm 2009, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ vẫn đạt 4.955 tỷ USD, giảm nhẹ 2,96% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: triệu USD
Xét về tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam:
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
5 tháng /2010
Kim ngạch XK hàng dệt may sang Hoa Kỳ (triệu USD)
(A)
2.591
3.045
4.465
5.106
4.995
2.217
Kim ngạch XK hàng dệt may của cả nước (triệu USD)
(B)
4.809
5.834
7.750
9.120
9.066
3.857
Tỷ trọng trong tổng KN XK sang Hoa Kỳ (triệu USD)
(C)=100*A/B
53,9
52,2
57,6
56,0
55,1
57,5
Tổng KNXK sang hoa Kỳ (triệu USD)
(D)
5.905
7.829
10.089
11.869
11.356
5.026
Tỷ trọng trong tổng KNXK cả nước sang Hoa Kỳ (%)
(E)=100*A/D
43,9
38,9
44,3
43,0
44,0
44,1
1.2 Về cơ cấu sản phẩm
Hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là áo thun, quần short, áo sơ mi, áo jacket, quần áo trẻ em, quần áo bơi, quần áo vest, quần áo thể thao, găng tay, áo len, khăn,sợi…
Tham khảo một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu trong quí I/2009
Chủng loại
Lương (cái)
Trị giá (USD)
Đơn giá (USD/cái
áo thun
97.183.545
327.081.948
3,37
quần
33.453.053
180.478.550
5,39
quần Short
25.420.778
107.790.010
4,24
Váy
15.158.399
87.137.359
5,75
Áo
18.494.877
67.412.679
3,64
Áo sơ mi
10.337.246
52.325.490
5,06
Áo jacket
4.885.609
52.034.069
10,65
quần áo trẻ em
46.848.956
đồ lót
24.876.670
Áo khoác
2.701.178
23.181.144
4,50
quần áo bơi
20.834.526
quần áo ngủ
15.460.392
quần áo các loại
9.210.832
quần áo vest
7.504.685
Sợi
4.029.732
Áo y tế
1.528.475
3.589.910
2,35
Găng tay
3.190.900
Áo len
524.135
2.907.888
5,55
Khăn
1.886.208
Khăn bông
1.505.716
vải
1.413.977
Hàng may mặc
1.152.478
Áo nỉ
193.128
1.033.531
5,35
Bít tất
990.005
quần áo BHLĐ
932.716
Áo ghilê
175.645
907.530
5,17
quần áo thun
591.435
Khăn lông
576.327
PL may
497.106
Áo gió
31.798
284.278
8,94
quần áo jacket
191.671
Màn
156.204
1.3 Về chất lượng và giá cả
Nhìn chung,hàng dệt may của nước ta chưa có sự cạnh tranh cao về giá. Giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ vẫn ở mức cao( cao hơn 5-7% thậm chí 10% so với các đối thủ Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia).
Do chúng ta gặp nhiều vấn đề khó khăn như: nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng dệt may. Với sự phát triên như vũ bão của công nghệ, nhiều loại nguyên phụ liệu dùng cho hàng may mặc mới ra đời, trong khi đó công nghệ để sản xuất nguyên phụ liệu mới này ta chưa có. Bên cạnh đó nguyên phụ liệu của ngành may mặc được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã đã dẫn đến việc ngành dệt may Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài dẫn tới chi phí đầu vào cao. Do nguồn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nên nguồn nguyên phụ liệu không chủ động được và phải chịu nhiều biến động của thị trường. Thêm vào đó, thị trường luôn luôn biến động không ngừng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí nguyên phụ liệu đầu vào của doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Bên cạnh đó, năng suất lao động chưa cao,định mức tiêu hao nguyên phụ liệu lãng phí cùng với sự tổ chức lao động sản xuất chưa hợp lý,bộ máy quản lý chưa gọn đã góp phần làm tăng gia thành sản phẩm.
Trong khi đó hàng dệt may cùng chủng loại của Trung Quốc, Thái Lan có sức cạnh tranh cao. Đặc biệt là nguồn nguyên liệu ổn định, giá nguyên vật liệu thấp dẫn tới giá hàng dệt may của Trung Quốc rất thấp, giúp cho hàng may mặc của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao về giá.
1.4 Về mẫu mã, thương hiệu sản phẩm
1.4.1 Về mẫu mã
Sản phẩm của ngành dệt may là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ cho nhu cầu tất cả mọi người. Người tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, khu vực địa lý, khí hậu,giới tính,tuổi tác…nên sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó đòi hỏi sản phẩm dệt may phải phong phú đa dạng. Với dặc điểm vòng đời sản phẩm của hàng dệt may rất ngắn vì vậy mẫu mã của hàng dệt may đóng vai trò rất quan trọng. Xu hướng thời trang thế giới liên tục thay đổi đòi hỏi phải có nhiều mẫu mã để đáp ứng xu hướng đó. Để có thể đưa ra những mẫu mã mới đòi hỏi phải có đội ngũ sang tạo mốt được đào tạo để có thể tạo ra mẫu mã độc đáo, phù hợp với xu thế thời trang.
Do đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất các đơn hàng theo mẫu của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ căn cứ vào các mốt này để sản xuất dẫn tới giá trị chất xám trong mỗi sản phẩm thấp. Việt Nam chưa có đội ngũ sáng tạo mẫu mốt chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, chưa nắm được các xu hướng thời trang thế giới cũng như nhu cầu thị hiếu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ tới việc thay đổi mẫu mã sản phẩm khi chu kỳ sống của sản phẩm đó đã bước sang giai đoạn thoái trào, hàng không bán được nữa. trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài luôn thay đổi mẫu mã khi sản phẩm vẫn còn đang ăn khách.
1.4.2 Về thương hiệu
Vấn đề thương hiệu mới được quan tâm chỉ trong vòng 7 năm trở lại đây trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã có nỗ lực đáng kể trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp một họat động hết sức quan trọng đối với một ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may.
Hiện một số thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, như Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Ðông), Sanding (Công ty may Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Ðức Giang), Silki (Công ty dệt Thái Tuấn)... Các thương hiệu này đã thực sự trở thành tài sản vô hình đáng kể của doanh nghiệp và đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tuy đã có bước tiến bộ trong việc phát triển thương hiệu trong những năm gần đây nhưng để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ nặng ký như Trung Quốc, Ấn Độ… các doanh nghiệp Việt Nam cần coi trọng việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu.
1.5 Hình thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Hàng dệt may của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ theo 4 hình thức sau. Thứ nhất, các doanh nghệp tự tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp để bán sản phẩm. Đó là phương thức nhiều doanh nghiệp thành công trong thời gian qua như: Công ty may Thăng Long, dệt Việt Thắng, Dệt may Hà Nội, Dệt may Thành Công…Thứ hai,xuất hàng vào thị trường Mỹ thông qua nước thứ ba như Đài Loan, Hàn Quốc…Thứ ba,liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, các đối tác sẽ giúp ta trong việc thiết kế mẫu mã, cung cấp nguyên phụ liệu,tạo uy tín trên thị trường.
Cuối cùng là thong qua doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa những sản phẩm có xuất xứ Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Sơ đồ kênh phân phối hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
Nhà sản xuất Việt Nam
Quốc gia thứ 3(Đài Loan,Trung Quốc,Hồng Kông,Hàn Quốc…)
Nhà sản xuất Mỹ
Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ Mỹ
Người tiêu dùng Mỹ
(1)
(3)
(3a)
(3b)
(2)
Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt Nam
Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua kênh (1) và (2) là rất ít, mà chủ yếu là qua kênh (3),nước thứ 3 như: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông. Hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng xuất khâu trực tiếp sang thị trường Mỹ. Vì theo tập quán thương mại Mỹ thường giao dịch theo FOB trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu gia công xuất khẩu. Chính phủ luôn có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu được sản phẩm của mình sang Mỹ.Nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thể đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
1.6 Về năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
Trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội nhưng cũng đứng trước những thách thức lớn. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam chủ yếu được tạo bởi nguồn nhân lực với đội ngũ nhân công có tay nghề khéo léo công với chi phí tiền lương thấp. So với các nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, mức lương tháng bình quân của một công nhân ngành dệt may Việt Nam chỉ vào khoảng 84 USD (1,64 triệu đồng) trong khi công nhân cùng ngành ở Malaysia lãnh gần 600 USD, Trung Quốc gần 400 USD… Hiện nay giá nhân công rẻ vẫn là một trong những lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam,nên vẫn hấp dẫn các đơn đặt hàng gia công từ các nước. Điều này tạo điều kiện cho cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng, theo đánh giá mới của Ngân hàng Thế giới (WB). Một nghiên cứu khác cho thấy lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm.Trong khi đó, những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.Nguồn lao động của nước ta có năng suất lao động quá thấp, đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, sau cả Indonesia, Philippine và Thái Lan. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không “dám” sử dụng lao động Việt Nam cho những vị trí cần kiến thức và tay nghề cao nên sẽ có lúc chúng ta phải nhập khẩu lao động chất lượng cao từ nước ngoài vào.
Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010 kết luận: năng suất lao động của Việt Nam thấp cơ bản do nền kinh tế chủ yếu phát triển dựa vào nguồn nhân công giá rẻ nhưng có tay nghề thấp. Vì vậy, nếu không có giải pháp mới, Việt Nam sẽ bị vướng lại tại mức phát triển hiện nay.
Phát triển kinh tế dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ, năng suất lao động thấp không phải là hướng đi lâu dài. Đã đến lúc Việt Nam cần một chiến lược kinh tế tổng thể, toàn diện để vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tăng cường năng lực vi mô của nền kinh tế.
2. Chính sách của Nhà nước,các biện pháp của hiệp hội, Bộ Công thương đã áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
2.1 Chính sách của Nhà nước
2.1.1 Nhóm công cụ hỗ trợ sản xuất
2.1.1.1Chính sách đầu tư phát triển
Thị trường Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm dệt may rất lớn, do vậy cần có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư phát triển. Để làm được điều này, những năm qua Nhà nước đã có chính sách đầu tư để phát triển ngành dệt may nói chung và để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ nói riêng. Cụ thể:
* Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt - may.
* Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt - may:
Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển;
Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
* Đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách “khuyến khiachs các công ty nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam”. Chính sách này cụ thể như sau: các côn gty tham gia vào sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may sẽ được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế với điều kiện 90% sản phẩm sản xuất ra phải được xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu cho ngành dệt may xuất khẩu.
Qua đó, Việt Nam không những thu hút được vốn đầu tư nước ngoài lớn, nhập khẩu công nghệ nguồn mà cong năng cao và tiêu chuẩn hóa chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng dệt may xuất khẩu. Chính sách này là một trong những phương pháp tối ưu để Việt Nam cải tiến sản xuất, sử dụng công nghệ dệt may đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta rất thiếu vốn và kinh nghiệm còn hạn chế.
2.1.1.2 Chính sách về nguyên phụ liệu
Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý.
Hiện các nguyên liệu trong nước như bông đã đáp ứng được 10%; xơ, sợi tổng hợp: 60%; sợi: 70%; vải: 50%; phụ liệu: 70%. Ðiều này cho thấy, ngành sản xuất NPL trong nước đã tăng trưởng đáng kể và tỷ trọng nội địa hóa trong các sản phẩm DM đã tăng khá trong năm 2009.
2.1.1.3Chính sách về khoa học công nghệ
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã vó nhiều biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự đổi mới khoa học công nghệ trong ngành dệt may. Trước hết là việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng,nâng cấp các Viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm cũng như các trường đào công nhân, kỹ sư dệt may. Tuy rằng chưa đạt kết quả nhiều lắm, nhưng việc hỗ trợ phát triển công nghệ trong ngành dệt may ở nước ta đang giúp cho các dự án mới có khả năng triển khai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đứng ra tổ chức nhiều buổi hội thảo về công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được, từ đó có thể đữ ra những chiến lược mới, phù hợp với khả năng của mình.
2.1.1.4 Chính sách về lao động và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tốt là một sự đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy, đáp ứng nguồn lực có tay nghề cho ngành dệt may là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong quyết định 55/2001/QĐ – TTg của chính phủ đã nêu 6 điểm để hỗ trợ ngành dệt may phát triển 2010. Trong đó có 5 điểm của Quyết định cho phép: “Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thì trường xuất khẩu, trong đó có chi phischo các hoạt động tham gia các tổ chức dệt may quốc tế,cho các công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may”. Như vậy, trong chủ trương và trong các chính sách của mình, Nhà nước luôn thể hiện sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của người lao động trong ngành dệt may. Quyết định này sẽ đưa ra định hướng cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp.
Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May Việt Nam theo các nội dung sau:
Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt May, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm. Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).
Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành.
2.1.2Nhóm công cụ hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1Chính sách thị trường
Việc thành lập Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương đã góp phần rất quan trọng trong việc hỗ trợ các thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu, về thị trường…cho các doanh nghiệp hạt động xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Bên cạnh đố, để hỗ trợ doanh nghiệp có được những thông tin đầy đủ về thị trường Mỹ, Chính phủ cũng đã tổ chức và hỗ trợ kinh phí để tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi về việc xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may sang thị trường này. Tất cả những điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xâm nhập thành công thị trường đầy tiềm năng này.
2.1.2.2Chính sách tỷ giá hối đoái
Với xu thế của tự do hóa thương mại, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, trạng thái của cán cân thương mại và thanh toán quốc tế.
Kể từ đầu quí 4-2008, với tình trạng suy giảm của kinh tế toàn cầu bắt đầu hiện ra bên cạnh những khó khăn từ chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, xuất khẩu của nước ta đã giảm mạnh.Tình trạng này đã dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Cụ thể, biên độ tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ đã được nới rộng lên mức ±3% vào đầu tháng 11-2008 sau khi đã duy trì mức ±2% kể từ cuối tháng 6-2008. Mức này sau đó đã được nâng lên ±5% vào ngày 23-3-2009 và đến nay vẫn giữ nguyên.
Chính sách nới rộng biên độ tỷ giá (thực chất là giảm giá tiền đồng so với đô la) trong đó có mục đích tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu bởi nó gián tiếp “hạ giá thành quốc tế” của các sản phẩm Việt Nam và tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá cả ở phạm vi trong nước cũng như trên thị trường nước ngoài.Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách này cũng hướng tới mục tiêu hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết, góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán cũng như tạo hiệu ứng kích thích dùng hàng nội địa.
Về lý thuyết, mục tiêu là như vậy. Song trên thực tế, qua số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cho thấy, việc giảm giá tiền đồng dường như cũng chưa thấy tác động đối với xuất khẩu.Trong khi đó, các mặt hàng dệt may lại thực sự khó khăn khi tiền đồng giảm giá bởi các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và chỉ thực hiện gia công, lắp ráp
2.1.2.3Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu
Qũy hỗ trợ xuất khẩu, thành lập theo quyết định 195 QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ có chức năng hỗ trợ về lãi suất,tài chính có thời đối với những mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị trương xuất khẩu. Trong thời gian qua, Quỹ hỗ trợ phát triển đã thực hiện hỗ trợ thong qua ba hình thức: cấp tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau dầu tư,bảo lãnh tin dụng đầu tư.Chủ yếu vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển tập trung vào một số ngành sản xuất,chế biến nông lâm sản, thủy hải sản,giầy da, cơ khí và đặc biệt là dệt may.
2.1.3 Đánh giá tác động của các cơ chế chính sách trong thời gian quaTrong thời gian qua, Chính phủ đã triển khai áp dụng nhiều cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ cho người lao động giải quyết đỡ khó khăn khi mất việc làm, hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động XTTM…Nhìn chung, đó là những chính sách tích cực, đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Tác động có hiệu quả nhất đến các doanh nghiệp là chính sách hỗ trợ lãi suất 4% khi vay vốn lưu động và gần đây là vốn đầu tư ngắn hạn, giúp các doanh nghiệp tiếp cậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx