LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3
1.Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa: 3
1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu: 3
1.2. Các hình thức xuất khẩu: 4
1.2.1. Hình thức xuất khẩu tại chỗ: 4
1.2.2. Xuất khẩu ủy thác: 4
1.2.3. Hình thức gia công hàng xuất khẩu: 5
1.2.4. Hình thức xuất khẩu tự doanh: 7
1.2.5. Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài: 7
1.2.6. Hình thức tạm nhập tái xuất khẩu: 8
1.2.7. Hình thức chuyển khẩu: 8
1.2.8. Hình thức xuất khẩu mậu biên: 9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu: 9
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng ở trong nước: 9
1.3.2. Những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: đây là những yếu tố liên quan đến những biến động , thị trường, môi trường chính sách của các nước nhập khẩu hàng hóa. 11
2. Tầm quan trọng của thị trường Châu Phi đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam: 13
2.1. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gạo của thị trường Châu Phi: 13
2.1.1. Đặc điểm thị trường Châu Phi: 13
2.1.2. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng gạo của thị trường Châu Phi: 16
2.2. Vị trí của mặt hàng gạo xuất khẩu đối với Việt Nam: 17
2.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. 18
2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi: 18
2.3.2. Những vấn đề liên quan đến thời kỳ hội nhập kinh tế: 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI TRONG THỜI GIAN QUA 32
1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: 32
1.1. Việt Nam có những lợi thế và hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu gạo : 33
2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi: 39
2.1. Kim ngạch xuất khẩu: 39
2.2. Chủng loại xuất khẩu: 40
2.3. Thị trường xuất khẩu: 41
2.3.1. Khu vực Tây Phi : 41
2.3.2. Khu vực Đông và Nam Phi : 42
2.3.3. Khu vực Bắc Phi: 44
2.3.4. Khu vực Trung Phi: 45
2.4. Hình thức xuất khẩu: 47
2.5. Phương thức thanh toán: 48
3. Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi: 49
3.1. Những kết quả đạt được: 49
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 51
3.2.1. Những tồn tại 51
3.2.2. Nguyên nhân những tồn tại trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG 57
CHÂU PHI 57
1. Phương hướng xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi thời gian tới 57
1.1. Lựa chọn thị trường 57
1.2. Tăng cường xuất khẩu trên cơ sở hiểu biết tốt về thị trường Châu Phi 58
1.3. Đa dạng hóa hình thức và phương thức thâm nhập thị trường châu Phi 58
1.4. Tăng cường hoạt động hợp tác nhằm giải quyết vấn đề tài chính cho các nước tham gia 59
1.5. Đa dạng hóa các chủng loại gạo xuất khẩu vào Châu Phi với chất lượng ngày càng cao, tăng cường sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường này. 59
2. Giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 59
2.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ 59
2.1.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Châu Phi dưới nhiều hình thức 59
2.1.2. Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi, ổn định và vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Phi thực hiện các giao dịch xuất khẩu trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi 61
2.1.3. Mở rộng khai thác và sử dụng có hiệu quả các thị trường trung chuyển xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi. 64
2.1.4. Áp dụng rộng rãi hình thức “hàng đổi hàng” trong xuất khẩu gạo sang Châu Phi 64
2.1.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Châu Phi 65
2.1.6. Mở rộng việc áp dụng hình thức đầu tư để phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi. 66
2.1.7. Bên trong nước 68
2.2. Nhóm các biện pháp từ phía Hiệp hội 68
2.3. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 69
2.3.1. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo đối với các thị trường trọng điểm 70
2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường Châu Phi 70
KẾT LUẬN 76
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba.
Gạo ở Việt Nam gồm: Gạo nếp (dẻo, dính), và gạo tẻ. Trong đó Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng1 lần, gọa 5% tấm đánh bóng 2 lần, gạo 10%, 15%, 25%, và 100% tấm. Ngoài ra còn có gạo sắt, gạo đồ, gạo thơm.
Ngay từ những năm 1989, đã có những cơ chế cho hoạt động xuất khẩu gạo và cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã lọt vào top 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2003
1
Thái Lan
7.750.000 tấn
2
Việt Nam
4.250.000 tấn
3
Ấn Độ
4.000.000 tấn
4
Mỹ
3.400.000 tấn
5
Trung Quốc
2.250.000 tấn
6
Pakistan
1.100.000 tấn
7
Miến Điện
1.000.000 tấn
8
Uruguay
650.000 tấn
9
Ai Cập
400.000 tấn
10
Argerntina
350.000 tấn
1.1. Việt Nam có những lợi thế và hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu gạo :
Theo Viện nghiên cứu thương mại, những hạn chế của Việt Nam trong xuất khẩu gạo đó là:
Hầu hết thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước có thu nhập thấp và trung bình, nên tiêu thụ chủ yếu loại gạo có chất lượng trung bình và thấp, không tiêu thụ được loại gạo chất lượng cao. Do vậy đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Diện tích sản xuất rộng lớn nhưng quy mô thấp, chủ yếu sử dụng các lao động không chuyên nghiệp, mức đầu tư vào các thiết bị sản xuất trong phạm vi hộ nông dân thấp. Mùa vụ thu hoạch và xuất khẩu của Việt Nam trái với vụ mùa chung trên thế giới. Khả năng giao dịch, đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.
Chênh lệch giữa giá gạo trong nước và giá giao tại cảng lại khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Điều này xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng, vận tải, bốc dỡ. Ví dụ, chi phí bốc dỡ xếp hàng và chi phí tại cảng ở Thái Lan chỉ bằng 1/2 Việt Nam, tốc độ bốc dỡ hàng của Việt Nam chậm hơn so với Thái Lan 6 lần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của Viện công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy, tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam cao, tổng tổn thất lên đến 12–15%, đồng nghĩa với giá thành bị đẩy lên 12–15%. Chính các yếu tố này đã làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Mặc dù có những hạn chế như vậy, nhưng các nhà phân tích vẫn tỏ ra rất lạc quan về tương lai gạo xuất khẩu của Việt Nam khi đưa ra các lợi thế và cơ hội:
Việt Nam đã trở thành một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới. Sản xuất và xuất khẩu gạo là một trong những hướng ưu tiên phát triển của Chính phủ không chỉ xuất phát từ chính sách an ninh lương thực quốc gia mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. §iều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, chi phí nguồn lực nội địa thấp. Xét về giá cả, chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan: Chi phí lao động bằng 1/3, tỷ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá đầu tư đầu vào bằng 50–80% chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt Nam bình quân từ 90–110 USD/tấn, trong khi đó chi phí của Thái Lan là 120–150 USD/tấn. Chính sách cơ cấu lại giống lúa đang được quan tâm và bước đầu đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất, Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng phát triển gạo chất lượng cao. Tăng trưởng xuất khẩu gạo chưa vượt quá ngưỡng an toàn lương thực quốc gia do mức tăng trưởng sản lượng cao. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tham gia vào thị trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
Xu hướng tự do hoá thương mại và yêu cầu mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sẽ tác động mạnh đến sự tăng nhập khẩu lương thực của các nước đang nhập châu á (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam). Chính sách cắt giảm viện trợ lương thực của các nước phát triển cho các nước kém phát triển cũng làm tăng nhập khẩu lương thực theo điều kiện thương mại thông thường của các nước này, nhất là đối với các nước châu Phi. Những yêu cầu về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và giảm hỗ trợ trong nước sẽ làm tăng giá gạo chất lượng cao trên thị trường thế giới, nhất là giá gạo của Mỹ, Nhật. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia vào thị trường gạo chất lượng cao.
Thực trạng xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong thời gian gần đây:
Hiện nay,Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến trên 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục. Cụ thể, châu Á 29 nước, châu Âu 29 nước, châu Mỹ 17 nước, châu Phi 16 nước, châu Đại Dương 3 nước. Trong đó, châu Á và châu Phi là hai thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Một số nước nhập khẩu gạo với số lượng lớn của Việt Nam như: Năm 2002, Indonesia nhập 744 ngàn tấn, Philippines 429,7 ngàn tấn (hàng năm gạo Việt Nam chiếm 40–60% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này), Malaysia 185,24 ngàn tấn, Singapore 97,36 ngàn tấn, Irắc 876,37 ngàn tấn.
Dưới đây là diễn biến hoạt động xuất khẩu gạo cuả Việt Nam thời gian gần đây.
Bảng số liệu dưới cho ta thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm đều tăng khá, nhưng đến năm 2006, 2007 lại có dấu hiệu giảm kim ngạch: năm 2006 là 4.65 triệu tấn giảm 10,57% so với năm 2005; năm 2007 là 4,53 triệu tấn giảm 2,58% so với năm 2006.Đó là do vào thời điểm đó, các nước sản xuất lúa đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết, sản lượng gạo thế giới tăng chậm, chỉ khoảng 2%/năm mà nhu cầu lại tăng mạnh hơn cung, dự trữ gạo thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm vào năm 2007. Sức ép đó đã khiến giá gạo tăng cao. Những dấu hiệu khan hiếm đó khiến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm dần để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đến tháng 8/2007, chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng ký các hợp đồng xuất khẩu gạo, chỉ cho phép thực hiện các hợp đồng đã ký trước đó để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và dự trữ quốc gia trước tình trạng căng thẳng của thị trường gạo thế giới. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, song năm 2007 vẫn được xem là năm thắng lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhờ giá cả tăng và nhu cầu thị trường thế luôn ở mức cao.
Bảng thống kê sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm
(1995 – nay)
STT
Năm
Sản lượng XK (nghìn tấn)
1
1995
1988.0
2
1996
3003.0
3
1997
3575.0
4
1998
3730.0
5
1999
4508.3
6
2000
3476.7
7
2001
3720.7
8
2002
3236.2
9
2003
3810
10
2004
4063.1
11
2005
5200
12
2006
4650
13
2007
4530
Kết thúc năm 2007, tuy sản lượng xuất khẩu có giảm nhẹ so với năm 2006 nhưng kim ngạch lại tăng 15% , đạt mức 1,45tỷ USD. Trong năm 2007, bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói là, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí có thời điểm giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Ngay từ đầu năm 2007, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 14.000 tấn gạo tẻ hạt dài, với mức giá tốt sang thị trường Nhật Bản. Như vậy trong năm 2007 gạo Việt Nam đã liên tiếp trúng thầu với tổng số 28.000 tấn. Theo thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, trong những năm gần đây, gạo Việt Nam không những đã có giá cả phù hợp, mà chất lượng cũng đã đáp ứng được những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản nên đã liên tiếp trúng thầu với số lượng ngày càng lớn từ 2002 đến nay.
Do chỉ tiêu xuất khẩu giảm, việc điều hành xuất khẩu gạo năm 2007 tập trung giao dịch, ký hợp đồng và thực hiện giao hàng theo tiến độ thoả thuận đối với các hợp đồng xuất khẩu có giá tốt và có khối lượng lớn ở các thị trường truyền thống như Philippin, Inđônêxia, Cuba, Malaixia, Nhật Bản. Đồng thời, phát triển thị trường châu Phi, Trung Đông nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về phẩm cấp gạo. Từ đầu vụ đông xuân 2006 – 2007, người nông dân chỉ bán lúa với giá 2.600 – 2.800đ/kg thì hiện nau bà con đã bán 3.600 – 3.700đ/kg và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, gạo 5% tấm đạt mức 340 USD/tấn, gạo 25% tấm 320 USD/tấn vào thời điểm năm 2007.
Bước sang năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển mới. Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo cả nước đạt 328,4 ngàn tấn với trị giá trên 139 triệu USD, tăng 151% về lượng và tăng 170,3% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2008 đạt 459,3 ngàn tấn với trị giá gần 190,44 triệu USD, tăng 76,95% về lượng và tăng 126,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Giá gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2008 cũng vẫn tiếp tục tăng, tại nên một cơn sốt thực sự. Hồi đầu tháng 2, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm đã đạt mức kỷ lục là 400 USD/tấn, thì tới thời điểm cuối tháng 2 đã đạt mức 460 USD/tấn. Gạo 25% tấm là 418 USD/tấn. Giá bán này sẽ được khống chế ở mức cao do chúng ta đã nắm chắc trong tay hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn gạo cho năm 2008.
Trước những biến động của giá gạo xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2008, hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có văn bản chính thức đề nghị tất cả các thành viên tạm ngưng ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo trắng các loại có thời hạn ngay trong tháng 2, còn các hợp đồng có thời hạn giao hàng từ tháng 3/2008 phải chờ hướng dẫn của Bộ công thương. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã “án binh bất động” để chờ đợi biến động của giá cả. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã trúng thầu các hợp đồng xuất khẩu có thời hạn giao hàng từ khoảng tháng 1 đến tháng 3/2008 thì đến thời điểm này đã phải chịu thiệt hại không nhỏ do chênh lệch mức giá giữa thời điểm ký hợp đồng và thời điểm giao hàng là khá lớn.
Bên cạnh giá gạo tăng cao, nhưng nguồn cung của ta là có hạn. Vấn đề là phải tìm cách nâng cao được sản lượng, tăng nguồn cung để đáp ứng được nhu cầu và tận dụng được thời điểm giá tốt nhất. Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2008, tổng lượng gạo xuất khẩu đạt 459,3 ngàn tấn với trị giá gần 190,44 triệu USD, tăng 76,95% về lượng và tăng 126,91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Về thị trường thì trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Indonêsia là lớn nhất đạt 189,9 nghìn tấn với trị giá 61,8 triệu USD, giảm 10,45% về lượng và giảm 10,61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng xuất khẩu sang Philippin lại tăng 498,52% về lượng và tăng 675,44% về trị giá so với cùng năm ngoái đạt 174 nghìn tấn với trị giá 70,87 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Phi như Angola, Kenya, Tanzania, Bờ Biển Ngàcũng tăng mạnh.
Về chủng loại thì trong tháng 2/2008, xuất khẩu gạo 25% tấm đạt cao nhất và được xuất chủ yếu sang các thị trường lớn như Philippin, Indonêsia. Cụ thể trong tháng 2/2008 xuất khẩu loại gạo này đạt 156 nghìn tấn với trị giá gần 64 triệu USD, tăng 68,24% về lượng và tăng 74,04% về trị giá so với tháng 1/2008. Xuất khẩu gạo 5% tấm tăng mạnh đạt 117 nghìn tấn, trị giá 49,34 triệu USD, tăng 1,33 lần về lượng và tăng 1,46 lần về trị giá so với tháng trước. Đặc biệt tiêu thụ gạo loại này chủ yếu là các nước châu Phi như Angôla (44 nghìn tấn), Kenya (21,2 nghìn tấn), Tanzania (12,8 nghìn tấn).
Dựa theo cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam và dự báo của USDA, có thể thấy, những nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn đều nằm trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay. Yếu tố này cộng với những ưu thế nêu trên, nếu duy trì tốt các thị trường hiện nay thì trong tương lai Việt Nam vẫn là "ông lớn" trên thị trường gạo thế giới.
Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi:
2.1. Kim ngạch xuất khẩu:
Châu Phi được biết đến là một thị trường đang nổi lên với những tiềm năng dồi dào cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo với nhu cầu rất lớn khoảng 5 triệu tấn mỗi năm. Yêu cầu về phẩm cấp lại không cao rất phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Nhận thấy được tiềm năng của thị trường cùng với việc phân tích và nắm bắt những cơ hội, thách thức trong quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường này. Hiện nay, Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau thị trường các nước Châu Á , khoảng trên dưới 1 triệu tấn/năm.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Phi
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Kim ngạch
83,343
106,349
41,673
128,210
249.178
398,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Gạo của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại 26 nước Châu Phi với kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng sang Châu Phi. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, trong năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu 1,66 triệu tấn gạo tới thị trường Châu Phi, trị giá 398,7 triệu USD, tăng 42% về lượng và 60% về trị giá so với năm 2004. So với tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2005 (5,25 triệu tấn), xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi đã chiếm 31,7% về lượng và 28,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước (1,4 tỷ USD).
Nhờ giá gạo của Việt Nam có ưu thế rẻ hơn khoảng 20% so với gạo ở nước sở tại (riêng ở Senegal, Cot di’vore, Ghine, giá gạo của Việt Nam chỉ bằng 50% giá gạo của nước sở tại), chi phí lại rẻ, phù hợp với sức mua của phần lớn người dân có đời sống thấp ở các nước Châu Phi.
Tháng 2/2008, xuất khẩu gạo tăng mạnh sang các thị trường châu Phi như Angola, Kenya, Tanzania, Bờ Biển Ngà Trong đó, xuất khẩu tới Angôla đạt 44 nghìn tấn với trị giá trên 20 triệu USD, tăng gần 200 lần về lượng và tăng 138 lần về trị giá so với tháng 1/2007. Tiếp đến là Kenya cũng đạt trên 26 nghìn tấn với trị giá 10,4 triệu USD, tăng 4,76 lần về lượng và tăng 5,13 lần về trị giá so với tháng 1/07; tăng 105 lần về lượng và tăng 93,65 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Chủng loại xuất khẩu:
Về chủng loại hiện nay Châu Phi chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các lợi trắng 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm. Trước đây, thị trường các nước Châu Phi chủ yếu nhập nhiều loại gạo 25% tấm, đây là loại gạo có phẩm cấp thấp và giá rẻ hơn so với những loại còn lại. Với mức thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên nhu cầu về gạo của người dân các nước Châu Phi là lớn nhưng yêu cầu lại không cao, loại gạo 25% tấm phù hợp với phần lớn các nước Châu Phi thời gian trước đây; thậm chí họ còn nhập cả gạo 100% tấm.
Đến năm 2005, với sự hồi phục dần của nền kinh tế các nước Châu Phi, đời sống của người dân được cải thiện và nhu cầu về gạo có phẩm chất tốt tăng. Năm 2005, có tới 50% gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Phi là loại 5% tấm, 20% là gạo 15% và 25% tấm. Tổng 3 loại này đã chiếm tới 85% trong tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, còn lại 15% là các loại gạo thơm và gạo nếp.
Đến những tháng đầu năm 2008, tình hình tiêu thụ gạo loại 5% tấm chủ yếu là các nước châu Phi như Angôla (44 nghìn tấn), Kenya (21,2 nghìn tấn), Tanzania (12,8 nghìn tấn).
Thị trường xuất khẩu:
Có thể nói, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người dân Châu Phi. Gạo của Việt Nam đã có mặt ở trên 26 nước thuộc cả 4 khu vực của lục địa đen là: khu vực Tây Phi, khu vực Đông Phi và Nam Phi, khu vực Bắc Phi, khu vực Trung Phi. Trong những khu vực này nổi lên có một số nước là thị trường xuất khẩu rất lớn của gạo Việt Nam.
2.3.1. Khu vực Tây Phi :
Gồm 16 nước (Bênanh, Buôckina Faxo, Capve Verde, Bờ Biển Ngà, Ghana, Ghinê Bitxao, Liberia, Mali, Nigiê, Nigiêria, Senegal, Xiêra, Leon, Gambia, Togo, Moritani). Với số dân 253,8 triệu người (chiếm khoảng 28,6% dân số toàn Châu Phi), chiếm 15,3 GDP toàn Châu Phi, Tây Phi có mức thu nhập bình quân đầu người là 410 USD/năm. Nigieria, Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal là bốn nền ngoại thương lớn nhất của khu vực này.
Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 34,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Phi với 159,3 triệu USD (tăng 113% so với năm 2003), trong đó Senegal là thị trường lớn nhất (36%), tiếp đó là Nigieria (20%), Ghana (19,7%). Trong cơ cấu hàng xuất khẩu vào khu vực Tây Phi thì gạo chiếm gần như tuyệt đối, tới 98% giai đoạn 2001 – 2004. Riêng năm 2004, giá trị xuất khẩu gạo đạt 118,7 triệu USD.
Bảng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nước Tây Phi năm2005
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Bờ Biển Ngà
335.985
78.979.394
Ghana
70.945
17.366.903
Liberia
681
173.747
Senegal
179.565
39.356.440
Gambia
16.056
3.214.512
Togo
9.000
1.881.250
Leon
14.150
3.348275
Trong năm 2005, nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Tây Phi và cũng là lớn nhất tại thị trường Châu Phi là Bờ Biển Ngà với sản lượng nhập khẩu là gần 336 nghìn tấn, trị giá gần 79 triệu USD. Bờ Biển Ngà, đã có quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1975, nhưng, mãi đến năm 1997 quan hệ thương mại giữa hai nước mới được thiết lập. Gạo của Việt Nam là mặt hàng quan trọng nhất xuất sang thị trường này, đạt 2.500 tấn (525.000USD) năm 1999, và 6.700 tấn (837.000 USD) năm 2001 và đạt mức như trên vào năm 2005. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2006, Việt Nam đã xuất sang Bờ Biển Ngà 213.050 tấn gạo với tổng giá trị 53 triệu USD. Như vậy, gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng trong những năm gần đây và Bờ Biển Ngà vẫn hứa hẹn là một thị trường tiềm năng cho gạo Việt Nam bởi trong những năm tới nước này vẫn chưa có khả năng tự cấp gạo mà phải tiếp tục nhập khẩu.
Quan trọng hơn nữa là, thâm nhập được sâu vào thị trường nước này được coi là đã thâm nhập sâu vào cảng chung chuyển quan trọng của khu vực Tây Phi, giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ bạn hàng với khu vực này. Bên cạnh đó, Bờ Biển Ngà là thành viên quan trọng của ECOWAS và liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA), là nước có biểu thuế quan ưu đãi.
Quốc gia Tây Phi khác là Senegal cũng có sản lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam tương đối lớn là hơn 180 nghìn tấn, trị giá hơn 39 triệu USD vào năm 2005. Tuy Senegal có trồng lúa và thu hoạch tới 141.000 tấn, nhưng về chất lượng và giá thì lại bị gạo nhập khẩu từ châu Á đánh bại. Theo sau Thái Lan, gạo VN đang chiếm lĩnh 26% thị phần lúa gạo tại quốc gia Châu Phi này. Bên cạnh đó, còn có Ghana với sản lượng 71nghìn tấn ( 17,4 triệu USD)
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Bờ Biển Ngà ,Senegal và Ghana so với tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tới Châu Phi trong năm 2005 lần lượt là 20,2% ; 10,8% và 4,3%
2.3.2. Khu vực Đông và Nam Phi :
Gồm 21 nước (Como,Ghibuti, Erito, Ethiopia, Kenya, Madagaska, Moritani, Xaysen, Somali,Tanzania, Uganda, Botxoana, Lexotho, Malauy, Modambich, Nam Phi, Namibia, Sudang, Xoa Dilen, Zambia, Dimbabue), có 332,1 triệu dân (chiếm khoảng 37,7% dân số toàn Châu Phi) và chiếm 40,1% GDP của toàn Châu Phi vào năm 2003. Đây được coi là thị trường lớn nhất Châu Phi, với các nền kinh tế rất phát triển như Nam Phi, Botxoana, Namibia, Xoa Dilen, Xaysen, Moritana. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong năm 2004 chỉ đạt 127 triệu USD, chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi. Trong đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực này là chủ yếu với 59%.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nước Đông và Nam Phi năm 2005
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Modambich
133,748
32.206.155
Kenya
78,050
18.255.191
Somalia
4.800
1.075.350
Ethiopia
3.000
740.843
Madagascar
1.913
436.164
Sudang
125
40.250
Nam Phi
252.650
57.343.904
Tanzania
90.870
21.961.260
Zambia
1.350
306.850
Bảng trên cho ta thấy được thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào một số thị trường chính thuộc khu vực Đông và Nam Phi trong năm 2005. Nổi bật lên là vai trò của thị trường Nam Phi, Tanzania, Modambich và Kenya với cơ cấu trong thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ở Châu Phi năm 2005 là 15,2%; 5,5%; 8,0%; 4,7%.
* Nam Phi hiện đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Châu Phi. Quan hệ buôn bán 2 chiều giữa hai nước tăng trưởng đáng kể từ 1990 đến nay. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nam Phi thì quan trọng nhất là gạo, đây là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50 – 60% giá trị xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nam Phi
Đơn vị tính: nghìn USD
Gạo
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
KN
21.358
11.469
15.093
1.124
4.814
8.926
57.343
Năm 2001, mặt hàng gạo đạt kim ngạch khoảng 15 triệu USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Phi là 30,4 triệu USD (chiếm 49,3%). Trong khi đó, sang năm 2002, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nam Phi giảm chỉ đạt 1,1 triệu USD và năm 2003 đạt 4,8 triệu USD. Đến năm 2004, 2005 xuất khẩu gạo đã có dấu hiệu phục hồi, năm 2005 đã đạt mức rất cao là hơn 57 triệu USD.
Tuy nhiên, gạo xuất khẩu sang thị trường Nam Phi là không mấy ổn định vì người dân Nam Phi gốc Ấn Độ chủ yếu ăn gạo đồ, không phải là loại gạo thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, gạo xuất khẩu sang nước này phần lớn là để tái xuất sang các nước châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi.
* Thị trường Tanzania : từ năm 1991 – 1993 Việt Nam và Tanzania không có trao đổi thương mại. Từ năm 1996, Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu ổn định sang Tanzania. Đây được coi là thị trường truyền thống của Việt Nam. Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với nước này năm 2001, ưu tiên dành cho nhau chế độ MFN trong quan hệ buôn bán. Tanzania có nhu cầu rất lớn về gạo. Năm 1999, xuất khẩu của Việt Nam sang Tanzania là 22,8 triệu USD, chủ yếu là gạo. Năm 2003, Việt Nam xuất sang Tanzania 20,7 triệu USD trong đó gạo chiếm 20,5 triệu USD.
2.3.3. Khu vực Bắc Phi:
Khu vực này gồm 5 quốc gia (Ai Cập, Libi, Tuynidy, Angieri và Marốc) có số dân khoảng 140,4 triệu người (chiếm 17% dân số Châu Phi). Năm 2003, thu nhập bình quân đầu người của khu vực này đạt 1.717 USD, cao gấp 2 lần so với mức bình quân của châu lục. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của khu vực này hàng năm đạt trên 50 tỷ USD chiếm 1/3 tông kim ngạch nhập khẩu của toàn châu Phi. Quan hệ thương mại với Việt Nam cũng liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2001 – 2004, thị trường xuất khẩu chủ yếu của gạo Việt Nam ở khu vực này là Ai Cập và Angieri. Riêng năm 2004 Bắc Phi nhập khẩu từ Việt Nam tới 68 triệu USD trong đó chủ yếu là gạo khoảng 34 triệu USD (tới 50%).
Thị trường Ai Cập, đây là thị trường lớn ở Châu Phi, tuy nhiên xuất khẩu gạo vào thị trường này của Việt Nam lại chủ yếu là cho nhu cầu tái xuất khẩu. Năm 1999, Việt Nam đã xuất gạo sang thị trường này với kim ngạch 2,14 triệu USD, năm 2000 là 6,32 triệu USD. Năm 2001, trong tổng xuất khẩu là 28,6 triệu USD, xuất khẩu trực tiếp vào Ai Cập chỉ là 7,6 triệu USD còn 21 triệu USD là tạm nhập tái xuất, trong đó có toàn bộ khối lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam là 14,7 triệu USD.
Năm 2004, Chính phủ Ai Cập đã đưa ra chính sách giảm thuế nhập khẩu gạo. Đây là động thái mở đường cơ quan lương thực của Ai Cập mua lương thực với giá rẻ của nước ngoài để thực hiện chính sách phân phối gạo với giá rẻ cho người nghèo. Việc này mở ra khả năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cương xuất khẩu trực tiếp vào Ai Cập.
Thị trường Angieri là nước có thu nhập đầu người cao, thị hiếu đa dạng, không khó tính. Hiện nay, nước này nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu từ Việt Nam, và gạo là một trong những mặt hàng truyền thống. Năm 2005, xuât khẩu gạo của Việt Nam sang Angieri đạt 21 triệu USD.
2.3.4. Khu vực Trung Phi:
Bao gồm 11 nước (Angola, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Sat, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Congo, Ghine xích đạo, Gabông, Ruanda, Xao Tome, Principe), có số dân 107,6 triệu người, chiếm 12% dân số toàn Châu Phi. Trừ các nước Cameroon có tổng thu nhập chiếm tới 32,2% GDP của Trung Phi và Ghine xích đạo, Gabông có thu nhập bình quân trung bình do có tài nguyên phong phú, thì đây là khu vực tập trung hầu hết các nước nghèo của châu Phi với tổng thu nhập chỉ chiếm 5,8% GDP của Châu Phi.
Mức độ mở cửa của Trung Phi là khá lớn, có 9/11 nước là thành viên của WTO. Hàng năm nahâp khẩu tới 10 tỷ USD hàng hóa, chủ yếu là lương thực, lúa gạo và hang tiêu dùng thiết yếu.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này năm 2004 đạt 60 – 70 % tổng kim ngạch xuất khẩu là 53 triệu USD.
Bảng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào một số nước ở Trung Phi năm 2005
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Angola
248.218
65.167.098
Gabong
32.526
8.062.741
Trung Phi
19.000
4.741.000
Congo
60.877
14.265.203
Cameroon
30.938
7.227.439
Xét theo cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tại Châu Phi thì các nước thuộc Trung Phi sẽ có cơ cấu như sau trong năm 2005: Angola chiếm 14,9%; Congo là 3,7%; Gabong là 2%, Cameroon là 1,9%.
Trong quan hệ với khu vực này, nổi lên là quan hệ buôn bán với Angola. Việt Nam và Angola đã ký kết hiệp định thương mại song phương vào tháng 5/ 1978. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa 2 nước có nhiều bước tiến đáng kể. Tháng 2/2002, Bộ thương mại hai nước đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hàng năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Angola 50 – 100.000 tấn gạo, thanh toán bằng L/C cạnh tranh. Như vậy, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có cơ sở để đứng vững trên thị trường Angola. Năm 2005, Angola vượt lên là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam ở lục địa đen va mặt hàng chủ yếu vẫn là gạo với sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7353.doc