Đề tài Thực hiện hợp đồng kinh tế – Thực trạng và kiến nghị

 

LờI NóI ĐầU 1

CHƯƠNG I 5

KHái QUáT CHUNG Về HợP ĐồNG KINH Tế 5

I. Định nghĩa về hợp đồng kinh tế 6

II. Về nguyên tắc giao kết hợp đồng kinh tế 9

1.Nguyên tắc tự nguyện 9

2. Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi 10

3. Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản. 10

4. Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc ký kết. 11

III. Chủ thể của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 12

IV. Nội dung của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 14

1. Điều khoản chủ yếu 15

2. Điều khoản thường lệ 15

3. Điều khoản tuỳ nghi 15

V. Hình thức của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp 16

VI. Phân loai hợp đồng kinh tế 16

CHƯƠNG II 24

THựC HIệN HợP ĐồNG KINH Tế 24

I. Khái niệm về thực hiện hợp đồng kinh tế 24

II. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế 26

III. Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế 28

A. Đối với hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật 28

1) Thực hiện đúng các điều khoản về số lượng 28

2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hoá hoặc công việc 29

3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hoá - công việc 30

4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phương thức giao hàng hoá dịch vụ 31

5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán 31

6. Những điều khoản khác (thông thường, tuỳ nghi) 32

B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu 32

1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ 33

2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần 33

IV. Vi phạm hợp đồng kinh tế, trách nhiệm tài sản đối với vi phạm hợp đồng kinh tế 34

1. Phạt hợp đồng 34

2. Bồi thường thiệt hại 36

3. Thủ tục bồi thường thiệt hại 37

4. Căn cứ để miễn giảm trách nhiệm tài sản 37

V. Thay đổi, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế 38

1. Thay đổi hợp đồng kinh tế 38

2. Đình chỉ hợp đồng kinh tế 39

3. Thanh lý hợp đồng kinh tế 39

Chương III 41

Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế 41

I. Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế: 41

II. Kiến nghị 57

1. Khái niệm HĐKT 59

2. Nội dung của HĐKT: 62

3. Hợp đồng kinh tế vô hiệu: 63

4. Trách nhiệm tài sản do vi phạm HĐKT. 65

5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT: 66

Kết luận 69

 

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực hiện hợp đồng kinh tế – Thực trạng và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trường hợp các bên không thoả thuận thì địa điểm và phương thức giao nhận phải theo các quy định của pháp luật đối với từng loại HĐKT. Nếu trong HĐKT không có sự thoả thuận của các bên và không có quy định của pháp luật đối với loại HĐKT đó thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng - bên bán hàng và giao trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng - bên mua hàng. Các bên phải giao nhận hàng hoá dịch vụ đúng địa điểm dù địa điểm đó do hai bên thoả thuận hay do pháp luật định trước. Nếu giao không đúng địa điểm thì bên vi phạm phải chịu những hình thức trách nhiệm tài sản theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả thanh toán Các bên có quyền thoả thuận về giá cả của hàng hoá hoặc dịch vụ và ghi cụ thể vào HĐKT, thoả thuận về nguyên tắc thủ tục thực hiện việc thay đổi giá khi có sự biến động giá cả của thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Đối với sản phẩm hàng hoá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quy định giá cả, thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với những quy định đó, không bên nào có quyền gò ép giá hoặc nâng giá quá mức quy định. Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực hiện HĐKT. Nghĩa vụ trả tiềnđược thực hiện theo phương thức và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu trong HĐKT không ghi thời hạn trả tiền thì thời hạn trả tiền đó là 15 ngày kể từ ngày nhận được hoá đơn đòi tiền (chỉ được lập hoá đơn, giấy đòi tiền phù hợp với việc thực hiện từng phần hay toàn bộ HĐKT). Nghĩa vụ trả tiền được coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ số tiền của mình trên tài khoản tại Ngân hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi trực tiếp nhận được số tiền mặt theo hoá đơn. Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán cũng được coi là hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và được bên đòi tiền chấp thuận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có giá trị tương đương với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã thực hiện xong. Bên vi phạm có nghĩa vụ thanh toán số tiền bị phạt do vi phạm HĐKT. Mức phạt có thể bằng mức lãi xuất tín dụng quá hạn theo quy định của pháp luật và phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên kia, số lãi mà họ phải trả cho ngân hàng trên số tiền chưa được thanh toán. Trong trường hợp này số tiền phạt được tính căn cứ vào mức lãi suất tín dụng quá hạn nhận tương ứng thời gian chậm thanh toán không giới hạn mức tối đa. 6. Những điều khoản khác (thông thường, tuỳ nghi) Nếu các bên có thoả thuận thì khi thực hiện phải thực hiện theo đúng thoả thuận của các bên. B. Đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu Một hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu dù là từng phần hay toàn bộ thì việc thực hiện HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong thực tế ngay cả khi HĐKT vô hiệu các bên vẫn thực hiện HĐKT đó hoặc vì không ý thức được hoặc vì bị lừa dối, nhầm lẫn hay vì các nguyên nhân khác. Vì vậy muốn huỷ bỏ HĐKT đó cần phải có sự can thiệp của toà án thông qua việc tuyên bố vô hiệu. Không phải lúc nào HĐKT có sự vi phạm pháp luật cũng bị toà án tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng. Tuỳ từng mức độ vi phạm, toà án quyết định huỷ bỏ hay sửa đổi một phần hợp đồng vi phạm pháp luật cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Cụ thể pháp luật quy định như sau: 1. Đối với hợp đồng vô hiệu toàn bộ -Nếu nội dung công việc chưa thực hiện thì các bên không được thực hiện. -Nếu nội dung công việc đã được thực hiện một phần thì các bên phải chấm dứt thực hiện và xử lý tài sản đối với phần đã thực hiện. -Nếu các bên đã thực hiện xong sẽ bị xử lý tài sản trong hai trường hợp: +) Các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả tài sản đã nhận được từ việc thực hiện hợp đồng (nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật). +) Trường hợp không hoàn trả bằng hiện vật được thì phải trả bằng tiền nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Thu nhập bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thiệt hại phát sinh các bên phải gánh chịu. Ngoài ra, người ký kết HĐKT vô hiệu toàn bộ cố ý thực hiện HĐKT đó tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2) Đối với HĐKT vô hiệu từng phần Các phần khác không vô hiệu thì vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị thực hiện, còn đối với các điều khoản vô hiệu các bên phải sửa đổi diều khoản trái pháp luật, khôi phục các quyển và lợi ích ban đầu đồng thời có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật đối vói phần bị vô hiệu đó. Nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu từng phần được áp dụng giống như nguyên tắc xử lý HĐKT vô hiệu toàn bộ. IV. Vi phạm hợp đồng kinh tế, trách nhiệm tài sản đối với vi phạm hợp đồng kinh tế Khi HĐKT đã ký kết và quan hệ HĐKT được thiết lập đúng pháp luật các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết. Nhưng trên thực tế HĐKT đã ký kết phát sinh hiệu lực pháp luật song không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản đã cam kết dù bất kể lý do khách quan hay chủ quan thì đều bị coi là vi phạm HĐKT. Nếu bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại sẽ phải chịu hậu quả vật chất bất lợi do hành vi của mình gây ra (hay còn gọi là trách nhiệm tài sản). Về mặt khách quan: Trách nhiệm tài sản trong quan hệ HĐKT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể ký kết các HĐKT khi có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ đã ký kết. Về mặt chủ quan: Trách nihệm tài sản được gọi là sự gánh chịu hậu quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm HĐKT đã ký kết Pháp luật HĐKT quy định trách nhiệm tài sản phát sinh khi có 4 căn cứ sau: -Phải có hành vi vi phạm hợp đồng đã ký kết -Phải có lỗi của bên vi phạm -Có thiệt hại thực tế xảy ra -Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐKT và thiệt hại thực tế xảy ra. Trách nhiệm tài sản đối với vi phạm HĐKT được thể hiện đưới hai hình thức đó là phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tiền phạt hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại là số tiền mà bên vi phạm phải lấy từ tài sản của mình trả cho bên bị vi phạm hợp đồng, đối với HĐKT theo chỉ tiêu pháp lệnh thì khoản tiền phạt vi phạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước. 1. Phạt hợp đồng Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ được áp dụng nhằm củng cố quan hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật HĐKT nói riêng và pháp luật quản lý kinh tế nói chung, đồng thời phòng ngừa vi phạm hợp đồng kinh tế.Chế tài phạt hợp đồng là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả mọi trường hợp có hành vi vi phạm bất kể đó là hành vi vi phạm điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng không cần tính đến hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại hay chưa hoặc thiệt hại đã xẩy ra nhiều hay ít. Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do các bên thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại vi phạm HĐKT theo quy định của pháp luật. Khung phạt được quy định chung đối với các loại hợp đồng kinh tế từ 2% - 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Theo pháp lệnh HĐKT và NĐ 17 việc thoả thuận về mức tiền phạt trong HĐKT phải phù hợp với khung phạt của từng loại HĐKT. Cụ thể đựơc quy định như sau: -Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng. Phạt 2% giá trị phần HĐKT bị vi phạm thời hạn thực cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5 - 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần HĐKT bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng thì phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng. -Vi phạm về chất lượng: Phạt từ 3% - 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm về chất lượng. -Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm, hàng hoá, công việc một cách đồng bộ: Phạt từ 6% - 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. -Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng: Phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến lúc tổng số lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên. -Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: áp dụng mức phạt bằng lãi xuất tín dụng qúa hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính từ ngày hết hạn thanh toán. Số tiền phạt bằng mức lãi xuất tín dụng quá hạn nhân với số tiền chậm trả, nhân với số thời gian chậm trả không giới hạn mức tối đa. -Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tiền tuỵệt đối. -Riêng tiền phạt đối với trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh thì có quy định khác. Việc phạt vi phạm hợp đồng kinh tế kiểu này phải tuân theo một thủ tục nhất định. -Thủ tục phạt vi phạm hợp đồng kinh tế : Khi có sự vi phạm hợp đồng (phải được bên vi phạm thừa nhận hoặc phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì bên bị vi phạm có quyền giữ giấy đòi tiền phạt cho bên vi phạm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy đòi tiền phạt, bên vi phạm phải có nghĩa vụ trả tiền. Nếu quá thời hạn này bên vi phạm phải chịu lãi xuất chậm trả trên số tiền phạt theo quy định của pháp luật. Trong hợp đồng kinh tế mỗi loại vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu một loại phạt do bên bị vi phạm hợp đồng bắt phạt. Nếu xảy ra đồng thời nhiều loại vi phạm thì bên vị phạm phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo mức phạt các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo khung phạt do pháp luật quy định. 2. Bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại cũng là một chế tài để bù đắp những thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại. Nếu như hình thức hợp đồng với chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phòng ngừa thì bồi thường thiệt hại với chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bồi đắp khôi phục lại lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên có hành vi vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra. Đó là những thiệt hại có thể tính toán được bao gồm: -Giá trị tài sản mất mát hư hỏng bao gồm cả tiền lãi phải trả ngân hàng (trong trường hợp bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán) khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường (hợp đồng không bị vi phạm) thì bên bị vi phạm cũng sẽ thu được. -Các chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế gây ra (chi phí hợp lý và cần thiết) mà bên bị vi phạm đã phải chi phí. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ phải chứng minh việc đã áp dụng biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại ngay sau khi được biết có vi phạm. -Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng gây ra (chỉ kể những hậu quả trực tiếp của vi phạm hợp đồng này dẫn đến sự vi phạm hợp đồng với người khác). Trong qúa trình giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế toà án kinh tế và các bên có tranh chấp áp dụng biện pháp nào thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Việc bồi thường thiệt hại cũng phải tuân theo một thủ tục trình tự nhất định. 3. Thủ tục bồi thường thiệt hại Bên bị vi phạm phải chứng minh với đầy đủ chứng cớ vững vàng hợp pháp là đã có thiệt hại thực tế xảy ra và đã áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại ngay sau khi phát hiện có hành vi vi phạm. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và đưa ra yêu cầu, bên vi phạm có nghĩa vụ phải trả lời. Nếu bên vi phạm không chấp nhạn yêu cầu hoặc không trả lời thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp chấp nhận yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấp nhận yêu cầu hoặc có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu quá thời hạn mà bên vi phạm không trả thì sẽ phải chịu lãi xuất trả chậm theo quy định của pháp luật đối với số tiền trả chậm đó. 4. Căn cứ để miễn giảm trách nhiệm tài sản Pháp luật quy định về trách nhiệm tài sản đối với vi phạm hợp đồng kinh tế khi có đủ 4 căn cứ đã nêu thì áp dụng biện pháp chế tài phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại nhưng để đi đến quyết định cuối cùng về trách nhiệm tài sản là phạt hợp đồng hay bồi thường thiệt hại, cụ thể là bao nhiêu còn dựa vào các căn cứ sau: -Do bên vi phạm gặp thiên tai địch hoạ hoặc các trở ngại khách quan khác mà bên vi phạm không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể khắc phục được. -Do phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban phòng chống lụt bão Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương. -Do bên thư ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm hợp đồng kinh tế nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản trong hai trường hợp nêu trên. -Do vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng kinh tế của bên kia. V. Thay đổi, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế Thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng kinh tế đã ký kết trước hết là quyền của các bên được tiến hành trên cơ sở một bên đề xuất yêu cầu, bên kia xem xét chấp hành hoặc cả hai bên đều có ý muốn thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết. Các bên tiến hành thoả thuận bằng văn bản, xác định rõ hậu quả pháp lý của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền đề nghị toà án kinh tế có thẩm quyền hoặc trọng tài kinh tế giải quyết. Các bên được sử dụng quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng trong một số trường hợp nhất định. 1. Thay đổi hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế đã có hiệu lực pháp luật có thể thay đổi theo sự thoả thuận bằng văn bản của các bên. Thay đổi hợp đồng kinh tế là việc thay đổi một số nội dung trong các điều khoản của hợp đồng kinh tế đã thoả thuận. Đó là sự thay đổi về nội dung của hợp đồng kinh tế (việc thay thế bằng cách huỷ bỏ hợp đồng kinh tế này để ký kết hợp đồng kinh tế khác không được gọi là thay đổi hợp đồng kinh tế). Ngoài việc thay đổi về nội dung, hợp đồng kinh tế còn có thể có sự thay đổi về chủ thể hợp đồng. Khi có sự chuyển giao chủ thể của hợp đồng tức là khi một bên chủ thể hợp đồng chuyển giao toàn bộ hay từng phần nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh khác thì phải chuyển giao cả phần tiếp tục thực hiện hợp đồng có liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đó. Chủ thể nhận chuyển giao có nghĩa vụ đối với phần hợp đồng kinh tế được chuyển giao đó. Việc chuyển giao đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày trước khi chuyển giao, bên chuyển giao phải thông báo bằng văn bản cho các bên có quan hệ hợp đồng kinh tế biết nội dung của hợp đồng kinh tế phải chuyển giao và người nhận chuyển giao. Trường hợp bên có quan hệ hợp đồng không chấp nhận chuyển giao thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên có quan hệ hợp đồng với bên chuyển giao có nghĩa vụ có quyền yêu cầu thanh lý hợp đồng bằng văn bản. Trong thời hạn 10 ngày nếu không có yêu cầu thanh lý hợp đồng thì việc chuyển giao hợp đồng kinh tế coi như đã chấp nhận. 2. Đình chỉ hợp đồng kinh tế Đình chỉ hợp đồng kinh tế là sự chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng kinh tế của các bên đối với nhau. Hợp đồng kinh tế có thể bị đình chỉ khi có sự thoả thuận bằng văn bản của các bên. Hợp đồng kinh tế cũng có thể bị đình chỉ khi một bên đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng kinh tế nếu có sự vi phạm hợp đồng kinh tế của bên cùng ký kết, đã được bên đó thừa nhận thông qua các chứng từ văn bản hoặc đã được toà án kinh tế kết luận bằng văn bản và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế đó sẽ không mang lại lợi ích cho mình như mục đích ký kết. Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ thì đương nhiên bị đình chỉ theo kết luận của toà án kinh tế có thẩm quyền và tổ chức trọng tài kinh tế đã được các bên lựa chọn. 3. Thanh lý hợp đồng kinh tế Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi của các bên nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế trong các trường hợp sau: -Hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong -Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó. -Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ -Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới. Thời hạn quy định để các bên thanh lý hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện mới nói trên. Quá hạn đó mà hợp đồng kinh tế không bị thanh lý, các bên có quyền yêu cầu toà án kinh tế giải quyết. Trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thoả thuận trong hợp đồng thì hợp đồng kinh tế coi như đã thanh lý. Việc thanh lý hợp đồng phải được làm thành văn bản riêng, trong đó ghi rõ những nội dung dưới đây: +) Xác định rõ mức độ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. +) Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) đòi hỏi phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Từ thời gian các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận khi thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi mỗi bên hoàn thành xong nghĩa vụ của mình trong biên bản thanh lý. Chương III Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế và giải Pháp pháp luật về hợp đồng kinh tế. I. Thực trạng pháp luật về hợp đồng kinh tế: Như đã phân tích ở chương 1, HĐKT là sự thoả thuận nhằm mục đích kinh doanh - HĐKT là hình thức pháp lý của các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá,vật tư dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật... nhằm mục đích kinh doanh của các bên tham gia ký kết. Điều 394 của Bộ luật dân sự năm 1995 có đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự “HĐDS là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Xét về thực chất, HĐKT cũng như HĐDS đều là sự thoả thuận giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong những quan hệ cụ thể. Tuy nhiên, giữa HĐKT và HĐDS theo quy định của pháp luật hiện hành có một số điểm khác nhau cơ bản Thứ nhất: HĐKT là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh doanh. Còn HĐDS là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực dân sự. Một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế nếu cả hai bên tham gia quan hệ hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh. Thứ hai: Phạm vi chủ thể của hợp đồng. Hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp lệnh của HĐKT và nghị định 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh HĐKT chỉ là pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định rõ: một hợp đồng nếu ít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là pháp nhân, còn bên kia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng dân sự rất rộng gồm pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức... với những quy định hiện hành về khái niệm HĐKT về việc định ra danh giới giữa HĐKT và HĐDS gặp khó khăn gây nên sự nhầm lẫn cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng, cũng như cho các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Rất có thể khẳng định: Hai doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng mua bán với nhau nhằm mục đích kinh doanh mà lại không phải là hợp đồng kinh tế và không thoả mãn các điều kiện về chủ thể. Hoặc trong những hợp đồng một bên nhằm mục đích kinh doanh rõ ràng, một bên không nhằm mục đích kinh doanh mà nhằm mục đích tiêu dùng hoặc mục đích khác cũng không được coi là HĐKT. Theo tôi, không nên có quy định trong HĐKT ít nhất phải có một bên là pháp nhân, đồng thời cần mở rộng chủ thể của HĐKT. Pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan đại diện nước ngoài, về mục đích quy định nên quy định chỉ cần một bên có mục đích kinh doanh thì hợp đồng đó đã được coi là HĐKT. Nếu sửa đổi Pháp luật về HĐKT theo hướng trên sẽ giúp cho các bên cũng như toà án có căn cứ để xác định HĐKT trong những trờng hợp mà hiện nay còn kho xác định. Thí dụ: Công ty xây dựng số 1 ký hợp đồng giao nhận một khu nhà ở với Công ty kinh doanh nhà ở. Trong trường hợp này ta thấy, Công ty xây dựng số 1 ký hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh, còn Công ty kinh doanh nhà có nhiều mục đích. Tầng 1 dùng để kinh doanh và cho thuê, tầng 2 dùng làm phòng làm việc, tầng 3 phân cho cán bộ công nhân viên Công ty làm chỗ ở hoặc một hợp đồng được ký giữa Công ty bánh kẹo Hải Hà với Công ty nông sản Hà Nội, theo đó Công ty nông sản Hà Nội bán gạo cho Công ty bánh kẹo Hải Hà để phục vụ bữa ăn giữa ca cho công nhân. Đây là hợp đồng bị tranh chấp về thẩm quyền khi có tranh chấp kinh tế phát sinh cần đưa ra Toà án giải quyết. Ngoài thành phần kinh tế quốc doanh còn có nhiều loại hình chủ thể kinh tế khác, mà trong đó có những chủ thể kinh tế ngoài quốc doanh, không phải là pháp nhân. Nếu pháp nhân không công nhận quan hệ hợp đồng giữa chủ thể này là HĐKT sẽ gây bật lợi cho họ, gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế vi phạm nguyên tắc bình đẳng và tự do trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Các chủ thể kinh doanh mong muốn các tranh chấp kinh tế được giải quyết với một thời gian ngắn, với thủ tục nhanh gọn hơn thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự. Mặt khác, chúng ta thấy quan hệ kinh doanh là một loại quan hệ đặc thù cảu quan hệ dân sự những quan hệ ngang của đời sống xã hội. áp dụng nguyên lý giải quyết mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, cái đặc thù chúng tôi cho rằng: Các chủ thể kinh doanh hoàn toàn có thể căn cứ vào những quy định chung mang tính nguyên tắc về hợp đồng trong Bộ luật dân sự để thiết lập quan hệ HĐKT với nhau. Vào năm 1989 khi Pháp lệnh HĐKT được ban hành những vẫn đề có tính nguyên tắc chung của hợp đồng vẫn chưa được ghi nhận hình thức vì Bộ luật dân sự chưa được thông qua. Nay những vấn đề chung về hợp đồng đã được giải quyết trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Do vậy khi ký kết hợp đồng kinh tế các chủ thể có thể áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự về nguyên tắc giao kết hợp đồng (nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Điều 395 BLDS). Về điều kiện có hiệu lực của HĐKT (Điều 131 – BLDS năng lực hành vi của chủ thể tham gia, mục đích, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội, chủ thể hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng hình thức hợp đồng hợp với quy định của pháp luật). Một số quy định chưa có, hoặc có những quy định chưa rõ chưa đủ trong Pháp lệnh HĐKT như các quy định về đề nghị giao kết thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút ngắn đề nghị giao kết hợp đồng, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (chưa được quy định) hình thức hợp đồng, sự vô hiệu hoá của hợp đồng... (quy định chưa rõ) các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng... (quy định chưa đủ) thì các chủ thể kinh doanh có thể vận dụng các quy định của Bộ luật dân sự khi ký kết hợp đồng kinh tế. Về nội dung HĐKT: theo các quy định của Pháp lệnh HĐKT năm 1989 ta thấy pháp lệnh chủ yếu nói đến một loại hợp đồng đó là hợp đồng mua bán hàng hoá. Do vậy các quy định này không thật phù hợp khi đem áp dụng vào các loại HĐKT khác như hợp đồng bảo hiểm hợp đồng tín dụng, hợp đồng tư vấn... Về thực hiện HĐKT: Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong HĐKT trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Nói thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng là việc làm cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền lợi của các chủ thể hợp đồng. Theo nguyên tắc này các bên phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn đó, thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Như vậy nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa trong việc thực hiện HĐKT mà nó còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tranh chấp HĐKT. Về thay đổi, đình chỉ và thanh lý HĐKT: Như đã nói ở chương II NĐ 16/HĐBT ngày 16/01/1990 quy định rằng: Thay đổi HĐKT nếu một bên trong hợp đồng kinh tế phải chuyển giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà không làm đầy đủ các thủ tục chuyển giao thực hiện theo quy định trên dẫn đến các HĐKT không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì: Nếu đơn vị đó không giải thể thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản giống như họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ HĐKT. Nếu đơn vị đó đã giải thể thì cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc HĐKT không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Như vậy pháp luật của ta mới chỉ quy định tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0057.doc
Tài liệu liên quan