Đề tài Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

• Đội trưởng:

- Tổ chức điều hành việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý HACCP phù hợp với tiêu chuẩn đã xác định.

- Trực tiếp theo dõi, tổ chức cập nhật mọi sự thay đổi của các kế hoạch HACCP, sổ tay chất lượng – an toàn thực phẩm.

- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ HACCP cho các thành viên

- Tổ chức việc đánh giá duy trì hệ thống quản lý HACCP và theo dõi các hoạt động cải tiến khắc phục trong hệ thống.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý HACCP

- Xem xét toàn bộ chương trình HACCP của công ty trước khi trình GĐ công ty phê duyệt.

• Thành viên:

- Hoàn thành nhiệm vụ do đội trưởng giao.

- Tham gia việc soạn thảo, góp ý kiến sửa đổi, hoàn thiện các tài liệu của hệ thống quản lý HACCP.

- Hỗ trợ, phối hợp với các thành viên trong đội hoàn thành các công việc của cả đội với chất lượng cao nhất.

- Thực hiện đào tạo HACCP theo kế hoạch đào tạo của đội cho các bộ phận trong công ty.

- Nhắc nhở, giám sát các bộ phận trong việc thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tham gia đánh giá, thẩm tra hệ thống HACCP trong công ty theo lịch đánh giá của đội.

 

doc59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm hoàn thành. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG: Sản phẩm dở dang là các chi phí hoặc bộ phận sản phẩm đang chế tạo trên các dây chuyền sản xuất hoặc các bán thành phẩm tự chế đã nhập kho hoặc những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa kiểm nhận nhập kho thành phẩm. Việc xác định số lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm không chỉ căn cứ vào số liệu của kế toán mà còn phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất, vào đặc điểm chi phí, vào đặc điểm của sản phẩm và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mà người ta sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau. Hiện nay trên thực tế sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo các phương pháp sau: Theo chi phí NVL trực tiếp (NVL chính trực tiếp): Theo phương pháp này chi phí NVL trực tiếp được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ còn các loại sản phẩm chế biến khác phát sinh trong kỳ được tính hết vào giá thành của sản phẩm hoàn thành và được tính vào công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối với những doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất gồm nhiều giai đoạn chế biến thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn chế biến sau được đánh giá theo giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn trước đó chuyển sang. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng và một độ hoàn thành của sản phẩm hoàn thành tương đương để tính giá thành của sản phẩm dở dang Tiêu thức để qui đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành tương đương được sử dụng là giờ công định mức hoặc tiền lương định mức và được tính bằng công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành Phương pháp này chỉ sử dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí NVL trực ttiếp tính bằng cách tính trực tiếp trên các chi phí thực tế hoặc các chi phí định mức. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch): Theo phương pháp này sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch, nhưng đươc phân theo nhiều khoản mục chi phí về tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp được tính vào sản phẩm dở dang theo định mức tiêu hao NVL về tiền lương của đơn vị sản phẩm, còn các chi phí khác tính vào giá trị sản phẩm dở dang theo định mức chi phí kế hoạch hoặc tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHỦ YẾU: Phương pháp giản đơn: Tính giá thành theo phương pháp giản đơn và chi phí sản xuất ra một loại sản phẩm: Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn như: các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực. Đặc điểm của các doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất ra một hoặc một số ít mặc hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Công thức tính giá thành: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Các khoản làm giảm chi phí - Chi phí dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành Cuối kỳ kết chuyển chi phí ghi: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 155 (nhập kho thành phẩm) Nợ TK 157 (gửi đi bán) Nợ TK 632 (giao bán ngay) Có TK 154 (tổng giá thành sản phẩm hoàn thành) Phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn mà doanh nghiệp có sản xuất hai lạoi sản phẩm: Theo phương pháp này trước khi kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành của sản phẩm thì cần phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Tính giá thành theo phương pháp có hai loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Theo phương pháp này thì nó được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất khi trên cùng một dây truyền sản xuất, kết quả sản xuất thu được bên cạnh sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ trong trường hợp này không phải là đối tượng tính giá thành và nó được đánh giá theo một qui định riêng biệt. Lúc này giá trị sản phẩm chính sẽ được tính bằng công thức: Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Chi phí sản phẩm phụ Thu hồi sản phẩm phụ có thể nhập kho thành phẩm, có thể nhập kho vật liệu: Nợ TK 152 (vật liệu) Nợ TK 155 (thành phẩm) Có TK 154 Khi thu hồi sản phẩm phụ không đưa vào nhập kho mà giao bán ngay cho khách hàng: Nợ TK 632 Có TK 154 Số tiền thu được về việc bán sản phẩm phụ: Nợ TK 111. 112. 131 Có TK 3331 Có TK 511 Tính giá thành theo phương pháp giản đơn có hệ số sản phẩm: Theo phương pháp này thì nó được sử dụng trong cùng một qui trình công nghệ sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về qui cách chất lượng và giữa chúng có hệ số qui đổi (quy đổi về sản phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là một được coi là sản phẩm chuẩn). Đặc điểm của tổ chức kế toán theo phương pháp này là d0o61i tượng tính giá thành của từng loại sản phẩm cụ thể. Vì cùng là một nhóm sản phẩm nhưng có hệ số quy đổi khác nhau thì trước khi tính được giá thành thực tế phải qui giá thành của từng loại sản phẩm về giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn, sau đó tính được tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm chuẩn hoàn thành = số lượng từng loại sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị Sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành của nhóm sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành sản phẩm chuẩn hoàn thành = Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm Giá thành đơn vị Sản phẩm chuẩn x Hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được sử dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi do vậy phải xác định tỷ lệ giữ tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch ( hoặc giá thành định mức để qua đó xác định cho từng loại sản phẩm). Đặc điểm tổ chức kế toán đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và được tính theo công thức: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành kế hoạch( tổng giá thành định mức) của các loại sản phẩm Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch(tổng giá thành định mức) của từng loại sản phẩm Tỷ lệ Phương pháp hỗn hợp: Phương pháp này được sử dụng khi trong cùng quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ sau đó dùng phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính. Phương pháp đơn đặt hàng: Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Thực hiện phương pháp đặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể. Gía thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành đơn đặt hàng đúng theo những tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa thuận theo hợp đồng sản xuất. Sơ đồ hạch toán: TK 621. 622. 627 TK 154 TK 155. 157 .632 (1) (2) Chú thích: (1): tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng (2) : giá thành của đơn đặt hàng. Phương pháp phân bước : Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước nhưng không tính giá thành của bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển song song): Phương pháp này sử dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh và được tính theo công thức : Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí chế biến giai đoạn I + Chi phí chế biến giai đoạn II + … + Phí chế biến giai đoạn n Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành của bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh ( còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự): Phương pháp này dùng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành của bán thành phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là ở từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh của giai đoạn sản xuất cuối cùng. Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp và thực hiện phương pháp kết chuyển tổng hợp. Giá thành bán thành phẩm giai đoạn II Công thức tính được biểu diển như sau : Giá thành bán thành phẩm giai đoạn I đoạn I Chi phí NVL trực tiếp + + + Chi phí chế biến giai đoạn III Chi phí chế biến giai đoạn II Chi phí chế biến giai đoạn I Giá thành sản pẩm hoàn chỉnh I Giá thành bán thành phẩm giai đoạn II Giá thành bán thành phẩm giai đoạn I Phương pháp kết chuyển tổng hợp và phân tích giá thành sản phẩm theo các khoản mục ban đầu : theo phương pháp này tất cả các khoản mục về tính giá thành phải được theo dõi chi tiết và được tập hợp theo từng giai đoạn, sau khi tính được tổng giá thành của bán thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau phải theo dõi chi tiết theo từng khoản mục ban đầu và cứ lần lượt tính như vậy từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối cùng. Trong phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp Phương pháp định mức : Phương pháp này chỉ áp dụng được trong doanh nghiệp đã xác lập được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí phục vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra, ngay cả các chi tiết sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nói cách khác, doanh nghiệp phải xác lập được giá thành định mức cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các định mức tiêu hao hiện hành. Phương pháp định mức cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chịu chi phí, các nguyên nhân dẩn đến những thay đổi này. Những phát hiện này có được ngay trong quá trình phát sinh và hình thành các loại chi phí – ngay trong quá trình sản xuất – nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh. Công thức tính giá thành theo phương pháp định mức là : Giá thành = Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do thực Thực tế Định mức - Thay đổi định mức - hiện định mức PHẦN II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÁ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP: Lịch sử hình thành của công ty: Công ty Thực Phẩm Bích Chi Đồng Tháp được hình thành từ năm 1966 dưới sự quản lý của chủ tư nhân, đến năm 1975 chuyển giao cho ban tuyên huấn TW cục. Năm 1977 Công ty chính thức chuyển thành xí nghiệp Quốc Doanh theo quyết định số 2492/LTTP/CT ngày 16/11/1977 của Bộ Lương Thực- Thực Phẩm, đầu năm 1986, Công ty được chuyển về tỉnh quản lý( thuộc ngành công nghiệp). Năm 1991 ban hành qui chế về thành lập và giải thể Doanh Nghiệp Nhà Nước. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi là Doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ Doanh Ngiệp Nhà Nước thành lập công ty cổ phần, căn cứ theo quyết định số 968/QĐ.UBHC ngày 18/10/2000 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Hoạt động theo điều lệ Công ty và Luật Doanh Nghiệp do Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. Từ năm 2001 theo chủ trương thực hiện chính sách cổ phần hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước, Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi cho đến nay. Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI Tên giao dịch: BICH CHI FOOD COMPANY. Trụ sở chính của công ty đặt tại: 45 *1, đường Nguyễn Sinh Sắc, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.861910 Fax: 067.864674 Tài khoản: Tiền Đồng số 721A00714 (chi nhánh ngân hàng TX Sa Đéc) Tiền USD số 00713710278480 ( Ngân hàng VIETCOM BANK) Văn phòng đại diện: số 46, đường 7A, xã Bình Trị Đông, Huyện Bình Chánh Tp.HCM. Điện thoại :08.7515241 Fax : 08.7515242 Quá trình phát triển: Nhằm mở rộng và phát triển ngành sản xuất sản phẩm của công ty. Tổng công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực theo mô hình CTCP và từ sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ Phần Thực Phẩm nên hoạt động càng có sự chuyển đổi doanh thu tăng, kéo theo đời sống cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trực tiếp sang các nước Hàn quốc, Indonesia, Singapore, Hoa Kỳ… Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty: Thuận lợi: Chủ trương của Chính Phủ khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Nhu cầu về sản xuất ngày càng cao( đặc biệt là sản phẩm ăn nhanh). Tiến hành hội nhập AFTA và là thành viên của WTO là bước đầu cọ xát rèn luyện năng lực cạnh tranh với môi trường, ít được bảo hộ của cơ chế thị trường đang gia tăng tự do hóa. Có một số công nghệ mới đầu tư. Nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. Lợi thế từ thị trường cung NVL. Khó khăn: Ngày càng có nhiều công ty mạnh dạn tham gia vào thị trường. Sự cạnh tranh công bằng và khốc liệt đến khi gia nhập thế giới. Bước đầu thực hiện cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Chưa xây dựng được mạng lưới cung ứng tiêu thụ đủ mạnh. Định hướng phát triển: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Bích Chi đã hình thành từ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trực thuộc TW quản lý 1977 -1985, thuộc địa phương quản lý 1986 – 2000 . Và từ năm 2001 Công Ty tự thân vận động và trở thành công ty cổ phần, sự thành công và thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi của mọi thành viên tham gia góp vốn. Chính sự thay đổi qua từng giai đoạn như vậy đã có sự khác biệt trong sự đề ra định hướng phát triển của công ty. Đặc biệt có sự biến đổi rất cơ bản về mặt kinh tế đó là từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Nhưng về cơ bản định hướng của công ty hiện nay là: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phản ánh tình hình thực tế của công ty để có những điều chỉnh phù hợp, mạnh dạn nhận ra khuyết điểm và tích cực sửa chữa sai lầm. Thực hiện phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, không chỉ trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Phát huy uy tín nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin vững bền trong lòng khách hàng. Tạo công ăn việc làm cho lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội thực hiện đúng chính sách nhà nước quy định CƠ CẤU TỔ CHỨC: Cơ cấu tổ chức sản xuất: Quy mô của công ty là sản xuất ra hàng loạt, cơ cấu tổ chức sản xuất xây dựng theo dây truyền thiết bị công nghệ phù hợp cho từng loại ( nhóm sản phẩm). Công ty đóng tại địa bàn thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nằm trong khu quy hoạch của công nghiệp nên cơ sở hạ tầng (điện, nước) tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi trong giao thông. Tổng diện tích quản lý sử dụng của công ty là: 40.000m2, gồm văn phòng làm việc, phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh, phân xưởng cơ khí thuộc địa phận phường 2,TX Sa Đéc, cạnh quốc lộ 80 đây cũng là địa bàn chính của công ty. Tình hình sản xuất : Chuyên ngành hoạt động chính của công ty. Sản xuất, chế biến lương thực- thực phẩm. Kinh doanh, xuất khẩu các loại thực phẩm. Sản xuất, chế biến TĂGS, thủy sản, chế biến nông sản… Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty hiện có : 2 nhà máy, 3 phòng chức năng, 5 phân xưởng và văn phòng đại diện tại Tp.HCM. Công ty đang trang bị 3 dây truyền Hủ tiếu –Phở với công suất 100 tấn/tháng và hệ thống thiết bị sản xuất bánh phồng tôm 1500 tấn/năm, bột nếp công suất 60 tấn/tháng. Bằng thiết bị mới do Hoa Kỳ viện trợ, công ty đã ứng dụng công nghệ “Ép đùn chín khô”, để sản xuất bột dinh dưỡng các loại, công suất 30 tấn/tháng Có thể chia thành 3 bộ phận chính: Bộ phận phân xưởng chính gồm: Các phân xưởng chế biến, phân xưởng tráng bánh. Bộ phận phục vụ: kho bãi, vận tải, bốc xếp, nhà ăn,… Bộ phận phụ trợ: phân xưởng cơ khí ( sửa chửa cơ khí, điện nước,…) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Bộ máy tổ chức gọn nhẹ công ty có trên 20 kỹ sư, trên 20 trung cấp, gần 400 công nhân có trình độ nghiệp vụ, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm luôn được đào tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM ĐỐC ( Kinh doanh kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới) P. TỔNG GIÁM ĐỐC ( sản xuất thiết bị và công nghệ) GIÁM ĐỐC N/m Bánh phồng tôm TP Kỹ Thuật QĐ PX CB QĐ PX TB QĐ PX CK QĐ PX B QĐ PX BPT Trưởng VP ĐD TP KT TT TP HC KT Chức năng các phòng ban: Tổng giám đốc công ty : Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của Đại hội cổ đông, điều lệ và các quy định của pháp luật có liên quan, đi sâu vào các lĩnh vực. Hành chính tổ chức – lao động tiền lương – thi đua khen thưởng, kỹ thuật. Kế toán thống kê, tài chính- giá cả, ngân hàng. Đầu tiên liên doanh – liên kết. Tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đó được HĐQT phê duyệt. Xây dựng và trình HĐQT chuẩn y và chiến lược phát triển dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý công ty, quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động, tổ chức phương án đã được phê duyệt. Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động các quy định khác của công ty, ký thỏa ước lao đông tập thể theo quy định của pháp luật. Định kỳ xem xét hệ thống QLCL –ATTP, đề ra các phương án cải tiến. Tổng giám đốc : ( kinh doanh - kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới) Tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác kỹ thuật và chế tạo sản phẩm mới, cung cấp nguyên liệu vật tư cho sản xuất, công tác kế hoạch và điều động phương tiện vận chuyển, cùng tổng GĐ trong việc nắm tình hình giá cả, điều tiết kịp thời cho kinh doanh. Tổng giám đốc : ( sản xuất_ thiết bị và công nghệ) Điều động sản xuất trong toàn công ty, cải tiến và nâng cấp thiết bị phù hợp công nghệ chế biến, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, phụ trách công tác an toàn lao động – bảo hiểm lao động- PCCC, phụ trách trực tiếp phân xưởng bột, thực hiện mức lao động, định mức kỹ thuật, lãnh đạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Giám đốc N/m SX Bánh phồng tôm: Tổ chức sản xuất bánh phồng tôm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao. Cùng Ban TGĐ xây dựng định mức tiền lương cho từng bộ phận, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Quản đốc phân xưởng bột: chịu trách nhiệm trước P. Tổng GĐ về việc tổ chức SX các sản phẩm bột đạt hiệu quả cao. Thực hành tiết kiệm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng phòng kỹ thuật nghiên cứu SX sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường. Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật: Cân đối kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, bảo đảm chất lượng và số lượng. Xem xét hợp đồng, đơn đặt hàng và tổ chức thực hiện khi Công ty đã đăng ký với khách hàng. Lập kế hoạch sản xuất – tiêu thụ tháng, quý, năm. Phối hợp với phòng HC- KT theo dõi công nợ, các định mức kinh tế, kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế. Kiểm tra nhập, xuất vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo phiếu nhập kho – xuất kho hợp lệ. Điều động đội vận tải. Thực hiện hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm. Đề xuất biện pháp xử lý kỹ thuật khi có biến động về chất lựơng nguyên vật liệu và thành phẩm. Sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến qui trình, cải tiến kỹ thuật có hiệu quả. Tiếp cận nắm bắt thị trường giá cả và đề xuất những giải pháp kịp thời cho BGĐ. Tham mưu cho BGĐ việc đánh giá và chọn nhà cung cấp NVL. Trưởng phòng đại diện: Điều hành công việc ở Văn Phòng Đại Diện, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, không thể nhầm lẫn thất thoát hàng hóa, tài sản, chứng từ. Thay mặt công ty tiếp xúc các đối tác kinh tế, liên doanh, liên kết, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp cận thị trường, bán, giới thiệu sản phẩm, xây dựng đại lý để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tiếp nhận hàng hóa của công ty để hoàn tất các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc giao tiếp cho đại lý, khách hàng theo hợp đồng. Theo dõi công nợ và chi tiền. Cung ứng vật tư, NVL phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của công ty kịp thời, đúng số lượng, chất lượng. Tham mưu cho BGĐ việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ở khu vực Tp.HCM. Phòng hành chánh kế toán: Tham gia xây dựng qui chế về tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và đánh giá nhân viên. Quản lý hồ sơ nhân sự, công văn, lập thủ tục hợp đồng lao động, sổ BHXH,BHYT cho công nhân theo đúng qui định Thực hiện chi trả lương và các chế độ, chính sách khác cho công nhân kịp thời, đúng qui định. Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, theo dõi công nợ và đề nghị BGĐ điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê – tài chính đúng qui định. Đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thất thoát tiền bạc, chứng từ. Tổ chức thực hiện tốt công tác y tế cơ quan theo qui định Kế toán sử dụng hình thức “ nhật ký chung trên máy vi tính” SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, phiếu lãnh, phiếu nhập, hóa đơn, CTGS) Sổ nhật ký chung đặc biệt Sổ nhật ký chung (máy vi tính xử lý) Sổ thẻ kế toán chi tiêu Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu kiểm tra : SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN Giám Đốc Kế Toán Trưởng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán TSCĐ CCDC Kế Toán Công Nợ VT- HH Kế Toán Tiền Lương BHXH - TQ Kế toán cơ sở Kế toán trưởng : chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của công ty, theo dõi đôn đốc nhân viên thực hiện nhanh chóng các qui định, nhiệm vụ báo cáo. Kế toán tổng hợp: kiểm tra báo cáo các bộ phận để lập báo cáo cho văn phòng công ty. Kế toán TSCĐ-CCDC: có nhiệm vụ theo dõi sử dụng công cụ dụng cụ, giám sát việc tăng giảm tài sản cố định, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến sử dụng tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định. Kế toán công nợ VT _ HH: kiểm tra chứng từ ban đầu bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp Theo dõi quan hệ tạm ứng nội bộ,công nợ với công ty, công nợ với bên ngoài. Kiểm tra đối chiếu số phát sinh, số dư của các tài khoản liên quan trực tiếp. Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ từ chứng từ, hóa đơn GTGT, phiếu xuất nhập kho Quản đốc phân xưởng cơ khí: Tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất trong PX Lập kế hoạch bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị và tổ chức thực hiện tốt kể cả trường hợp đột xuất. Nắm vững qui trình vận hành, tính năng kỹ thuật của thiết bị trên dây chuyền SX Quản lý cung cấp vạt tư đúng chủng loại cho nhu cầu sửa chữa và thay thế. Nghiên cứu, thiết kế chế tạo và cải tiến máy móc thiết bị, trong công ty nhằm tăng công suất, năng suất lao động và tuổi thọ của thiết bị. Điều hành công việc sửa chữa thường xuyên và tham mưu cho BGĐ công tác xây dựng cơ bản. Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi phân xưởng. Quản đốc phân xưởng chế biến: Điều hành trong công việc trong phân xưởng thực hiện đúng: kế hoạch, quy trình, sản xuất, quy trình về quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm, định mức tiêu hao nhằm đạt hiệu quả cao. Lập kế hoạch điều động sản xuất, phân b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm bích chi.doc
Tài liệu liên quan