Đề tài Thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 2

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2

1.1.1. Quá trình hình thành 2

1.1.2 Lịch sử phát triển 3

1.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 4

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh. 4

1.2.2 Qui trình công nghệ 5

1.2.3 Nhà cung cấp 5

1.2.4 Thị trường tiêu thụ 6

1.3 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 6

1.3.1 Đặc điểm lao động của công ty 6

1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 7

1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 10

1.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI 12

PHẦN 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 13

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 13

2.2 ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 15

2.2.1 Chế độ kế toán chung tại công ty 15

2.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty 16

2.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản ở công ty 16

2.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty 16

2.2.5 Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty 19

2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 20

2.3.1 KẾ TOÁN TSCĐ 20

2.3.2 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 21

2.3.3 KẾ TOÁN QUĨ, TIỀN MẶT 23

PHẦN 3: NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 25

3.1 ƯU ĐIỂM 25

3.1.1. Về bộ máy kế toán: 25

3.1.2. Hình thức, Chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng. 25

3.1.3. Việc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà Nước: 26

3.2 TỒN TẠI 26

KẾT LUẬN 27

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Giang Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một năm thành công: Lợi nhuận và doanh thu của công ty tăng mạnh 1.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh. Công ty TNHH Giang Hồng là công ty chuyên sản xuất thức ăn và các thức ăn bổ sung khác cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Cám đậm dặc dạng bột cho lợn, gà; Cám hỗn hợp dạng viên cho lợn Cám hỗn hợp dạng viên, mảnh cho gà Các thức ăn bổ sung khác như: đạm sữa, canxi, điện giải Sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, hiện nay công ty đã xây dựng được một số thương hiệu mạnh như BEST HOPE, BIOTECH, SAO MAI, CON HEO THẦN TỐC 1.2.2 Qui trình công nghệ Khi mới thành lập, việc sản xuất của công ty là hoàn toàn thủ công do vậy năng xuất, chất lượng sản phẩm là chưa cao. Đến năm 2003, công ty đã đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng việc sản xuất của công ty cũng chỉ là bán thủ công vì máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất khi đó chỉ là máy nghiền và máy trộn. Đến năm 2006, cùng với việc chuyển công ty về địa chỉ mới ông Nguyễn Trọng Hồng đã quyết định phải đổi mới hoàn toàn dây chuyền sản xuất công nghệ. Kể từ đó công ty đã có một dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại, khép kín, tất cả các khâu từ: nghiền→ trộn→ đóng gói→ khâu đều hoàn toàn tự động. Đây là dây chuyền có sự kết hợp giữa thiết bị ngoại nhập và thiết bị sản xuất trong nước, thiết bị ngoại nhập như: dàn ép viên, cân điện tử tự động, động cơ, máy giảm tốc; các thiết bị sản xuất trong nước như: máy nghiền, máy trộn, silô, gầu tải Sự kết hợp như vậy vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật vừa giảm được chi phí. Ngoài các thiết bị phục vụ sản xuất công ty còn đầu tư mua sắm các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh. Với dây chuyền sản xuất hiện đại chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản lượng hàng năm của công ty đều tăng ở tất cả các mặt hàng. 1.2.3 Nhà cung cấp Sau nhiều năm hoạt động có uy tín, công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà cung cấp. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho công ty hầu hết là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu như: công ty DTK, công ty Pháp Việt, công ty Thiên Hà, công ty Hà An, công ty Duy Linh, công ty An Khang sở dĩ công ty phải thiết lập được một số lượng lớn các nhà cung cấp như vậy là để bảo đảm tốt nhất cho việc cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và chất lượng. 1.2.4 Thị trường tiêu thụ Phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp tới các đại lý chứ không thông qua nhà cung cấp lớn nào. Phương thức tiêu thụ này giúp công ty gần gũi khách hàng, nắm bắt nhanh nhất những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, về khuyến khích bán hàng, từ đó có phương án hoàn thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh Về thị trường. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty được trải rộng khắp từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên trải dài xuống các tỉnh miền Đông nam bộ như: Đồng Tháp, Bình Định, Nha Trang Trong đó có những thị trường được coi là thị trường truyền thống như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Tây. Đặc biệt ở một số khu vực sản phẩm của công ty chiếm tới 1/4 thị phần thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Phó giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển thị trường cho công ty 1.3 ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 1.3.1 Đặc điểm lao động của công ty Hiện nay công ty TNHH Giang Hồng là một công ty phát triển. Việc sử dụng lao động hợp lý cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động. Việc sử dụng lao động hợp lý phải bao gồm hợp lý về số lượng và về cơ cấu - Về số lượng, hiện nay công ty có tổng số nhân viên là 60 người. Trong đó: Giám đốc: 1 người Phó giám đốc: 2 người Kế toán : 6 người phòng kinh doanh: 3 người Phòng tổ chức hành chính: 3 người Đội bảo vệ: 4 người Tạp vụ: 4 người Lái xe: 7 người Xưởng sản xuất: 30 người (bao gồm: kỹ sư, thủ kho và công nhân sản xuất) - Về cơ cấu lao động Bảng biểu 1.1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Giang Hồng Trình độ Số lượng Năm 2007 Năm 2008 Đại học 8 11 Cao đẳng 6 9 Trung cấp 9 9 Lao động phổ thông 25 31 Tổng số lao động 48 60 Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu lao động ta thấy lao động của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 không chỉ về số lượng mà cả về trình độ chuyên môn. Đây là sự thay đổi cần thiết và hợp lý so với qui mô đang ngày càng mở rộng và trình độ sản xuất chuyên môn hóa như hiện nay của công ty 1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Khi mới thành lập, do qui mô nhỏ nên công tác quản lý của công ty cũng ở hình thức rất giản đơn: Giám đốc công ty là người quản lý trực tiếp tất cả mọi công việc trong công ty. Sau một thời gian hoạt động. qui mô công ty được mở rộng thì công tác quản lý cũng phải được tổ chức lại để phù hợp với sự chuyên môn hoá cao trong lao động. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Các đại lý Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 xưởng sản xuất Đội xe phòng kinh doanh phòng tổ chức hành chính phòng kế toán Trụ sở của công ty . Đặt tại khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam Ban quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp, ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo trực tiếp xuống toàn Công ty. Do vậy việc tổ chức quản lý điều hành chung toàn Công ty là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và thư ký. Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau; mối quan hệ chỉ đạo và quan hệ cung cấp thông tin cho nhau một cách chặt chẽ kịp thời, đảm bảo hoàn thành các công việc được giao. Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm chung điều hành mọi hoạt động của Công ty, vạch ra chiến lược kinh doanh, ra các quyết định cuối cùng và là người đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước cơ quan pháp luật và cơ quan quản lý của nhà nước. Phó giám đốc 1: Là phó giám đốc kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của phòng kinh doanh, của xưởng sản xuất và của đội xe của công ty và đồng thời là người giúp giám đốc vạch ra những chiến lược kinh doanh, chính sách bán hàng Phó giám đốc 2: Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính, là người báo cáo cho giám đốc tất cả những vấn đề liên quan đến tài chính và nhân sự của công ty Phòng tổ chức hành chính: Đây là phòng quan trọng của Công ty. Phòng này có nhiệm vụ chính về tổ chức nhân sự, tổ chức lao động, bố trí nhân viên ở các vị trí công việc hợp lý để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phòng còn tổ chức lao động tiền lương, tiền công, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách, chế độ với người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường, theo dõi mặt hàng bán ra của Công ty để lên kế hoạch mặt hàng, liên hệ nhà cung cấp. Phòng có trách nhiệm theo dõi tất cả số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho; Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, tổng hợp tình hình thực hiện kinh doanh trình giám đốc; Lập báo cáo định kỳ về hoạt động kinh doanh của Công ty; Nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh. Phòng Kinh doanh còn được giám đốc ủy quyền trong một số trường hợp ký kết hợp đồng mua bán, tạo nguồn hàng cung ứng cho công ty. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi toàn bộ nguồn vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và thực hiện các chế độ hạch toán kế toán của nhà nước; Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của Công ty; Tăng cường công tác quản lý để việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Thông qua việc quản lý bằng tiền, kế toán giúp cho giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Xưởng sản xuất: Được chia thành nhiều phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau: phân xưởng chuyên sản xuất cám đậm đặc, phân xưởng chuyên sản xuất cám hỗn hợp và phân xưởng chuyên sản xuất thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Chịu trách nhiệm chính trong xưởng sản xuất là các quản lý phân xưởng. Các quản lý phân xưởng có trách nhiệm giám sát các công nhân vận hành dây chuyền máy móc tạo ra sản phẩm đúng mẫu mã, qui cách chất lượng Đội xe: Là bộ phận chịu trách nhiệm chuyên chở, chủ yếu là chuyển hàng hóa của công ty đến các đại lý, đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản và sửa chữa xe của công ty Các đại lý: Là nơi tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là nơi phản ánh những ưu, khuyết điểm trong sản phẩm của công ty, giúp công ty nâng cao, hoàn thiện chất lượng sản phẩm tạo uy tín trên thị trường. Các đại lý của công ty được xây dựng ở hầu hết các tỉnh thành. Các đại lý liên kết trực tiếp với giám đốc công ty, trực tiếp phản ánh những kiến nghị với giám đốc công ty 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY a) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Bảng biểu 1.2: Bảng phân tích kế hoạch sản xuất Sản phẩm Sản lượng (tấn) Chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng % Sao mai 1100 1500 + 400 36,36 Biotech 1200 2000 + 800 66,67 Best hope 600 1000 + 400 66,67 Con heo thần tốc 600 1000 + 400 66,67 Tổng sản lượng 3500 5300 + 1800 51,43 (Theo số liệu của phòng kinh doanh) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kế hoạch sản xuất của công ty trong hai năm ta thấy: Kế hoạch sản xuất của năm 2007 tăng cao so với năm 2006 ở tất cả các mặt hàng. Tổng sản lượng theo kế hoạch sản xuất tăng 1800 tấn tương ứng tăng 51,43%. Đặc biệt có những mặt hàng tăng tới 66,67% b) Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Bảng biểu 1.3: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Giang Hồng ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1. Tổng doanh thu 30.156.679.875 40.060.184.355 + 9.903.504.480 32,84 2. Các khoản giảm trừ 55.330.197 56.158.270 + 828.073 1,50 3. Doanh thu thuần 30.101.349.197 40.004.026.085 + 9.902.676.407 32,90 4. Giá vốn hàng bán 27.760.812.933 26.180.768.431 + 8.419.955.498 30,33 5. Lợi nhuận gộp 2.340.536.745 3.895.257.645 + 1.554.720.909 66,43 6. Lợi nhuận sau thuế 1.112.653.378 1.815.655.854 + 703.002.476 63,32 7. Thuế TNDN 311.642.946 508.383.639 + 196.840.693 63,18 8. Lợi nhuận sau thuế 801.110.432 1.307.272.215 + 506.161.883 63,18 (Theo số liệu của phòng kế toán cung cấp) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty ta thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 tăng cao so với năm 2006. Thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu LNST, năm 2007 LNST của công ty tăng hơn 500 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 63,18%. Có được kết quả như vậy là do trong năm 2007 công ty đã có những chính sách bán hàng phù hợp làm doanh thu tăng mạnh. Thêm vào đó do chất lượng sản phẩm được cải thiện mà các khoản giảm trừ chỉ tăng có 1,5% trong khi doanh thu tăng tới 32,84%. Quan trọng nhất là do việc quản lý sản xuất chặt chẽ nên công ty đã tiết kiệm được chi phí hạ thành sản phẩm, làm lợi nhuận của công ty tăng cao. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với công ty và công ty cần phải phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo 1.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI Về sản xuất: Cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Về quản lý: + Tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng cường phát triển hoạt động liên doanh - liên kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay. + Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong quá trình hội nhập PHẦN 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG Công ty TNHH Giang Hồng là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và con dấu riêng. Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước thì yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp là phải có phương hướng, biện pháp cải tiến bộ máy quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty TNHH Giang Hồng đã tổ chức tinh gọn, khoa học chức năng riêng cho mỗi bộ phận, từng nhân viên để đem lại hiệu quả cao. Phòng kế toán của Công ty có 6 nhân viên với trình độ đại học chủ yếu được đào tạo tại Trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp chính qui trên cả nước với chuyên ngành kế toán tài chính. Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nên Phòng Kế toán đã hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong quản lý doanh nghiệp thông qua quản lý tài chính kế toán. Mô hình tổ chức kế toán hiện nay của công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán. Phòng kế toán của công ty gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ thu thập thông tin kinh tế, từ đó đưa ra những phân tích nhận xét phục vụ cho công tác quản lý và quá trình ra quyết định. Đồng thời theo dõi chi tiết tình hình vốn, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tình hình thanh toán của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Giang Hồng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ kế toán tiền Kế toán NVL và các khoản phải trả Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hóa và bán hàng Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán như sau: Kế toán trưởng: - Giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. - Lập kế hoạch, tìm nguồn tài trợ cho những dự án của công ty, vay vốn ngân hàng cho công ty - Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách, chế độ kinh tế tài chính trong công ty cũng như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng. - Có nhiệm vụ báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý và theo quy định của Nhà nước cũng như của các phòng chức năng Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi các tài sản cố định của công ty về mặt nguyên giá, số hao mòn và giá trị còn lại. Hàng tháng kế toán tài sản cố định phải lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. Kế toán hàng hóa và bán hàng: Theo dõi chi tiết tình hình hàng hóa của công ty trên tất cả các mặt: Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ hàng hóa , phát hiện xử lý kịp thời hàng hóa ứ đọng. Phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu bằng những ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết hàng hóa tồn kho, hàng hóa bán. Theo dõi thanh toán các khoản thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng. Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bán hàng, chhi phí quản lý doanh nghiệp, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, từng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu. Kế toán NVL và các khoản phải trả: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán NVL, lập bảng nhập – xuất – tồn NVL. Đồng thời theo dõi tất cả các khoản phải trả của công ty: Phải trả nhà cung cấp, phải trả người lao động Kế toán quĩ, tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết về các quĩ của công ty và việc sử dụng các quĩ đó như thế nào, đồng thời chịu trách nhiệm về tất cả các ngiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt của công ty Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ lập các bảng biểu, tổng hợp số liệu, lên cân đối phát sinh và báo cáo về tình hình công tác ở phòng kế toán lên kế toán trưởng 2.2 ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 2.2.1 Chế độ kế toán chung tại công ty Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty là chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo quyết định số 48/ QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Áp dụng chế độ này công tác kế toán tại công ty có những đặc điểm sau: + Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán tổng hợp NVL: Kê khai thường xuyên + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng 2.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty Chứng từ là tài liệu quan trọng của kế toán, là căn cứ ghi sổ và là bằng chứng quan trọng chứng minh sự hiện hữu của các nghiệp vụ kinh tế. Vì thế các công ty phải xây dựng một hệ thống chứng từ đầy đủ và hợp lý. Công ty TNHH Giang Hồng cũng vậy, công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đầy đủ, trình tự lập và luân chuyển chứng từ theo đúng qui định Ví dụ đối với kế toán bán hàng thì các chứng từ thường dùng là: phiếu xuất bán hàng hóa, bảng kê hàng, phiếu nhận hàng trả lại. Đối với kế toán tiền mặt các chứng từ thường dùng là: bảng kê tiền, phiếu thu tiền, phiếu chi tiền Đối với kế toán tiền lương các chứng từ thường dùng là: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương, BHXH 2.2.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản ở công ty Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản cấp 1, cấp 2 theo qui định của Bộ Tài Chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tài khoản cấp 3 thì tùy theo từng tài khoản mà có sự chi tiết khác nhau Ví dụ: Đối với tài khoản 155 được chi tiết theo từng mặt hàng như: cám đậm đặc cho lợn, cám đậm đặc cho gà, cám hỗn hợp cho lợn từ 15kg - 30kg, cám hỗn hợp cho lợn từ 30kg – 70kg Đối với tài khoản 131 thì lại chi tiết theo từng khách hàng ở từng tỉnh thành khác nhau. Ví dụ 13101- các đại lý ở Hà Nội, 13102- các đại lý ở Hải Dương, 13103- Các đại lý ở Vĩnh Phúc 2.2.4 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại công ty Hiện nay công ty TNHH Giang Hồng đang tiến hành ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là hình thức kế toán rất phù hợp với việc sử dụng các phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác kế toán Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ kế toán được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ . Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có va Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết 2.2.5 Đặc điểm hệ thống báo cáo tại công ty Công ty TNHH Giang Hồng sử dụng hai hệ thống báo cáo là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị nhằm quản lý chặt chẽ công kế toán tài chính của công ty, giúp ban lãnh đạo công ty có cái nhìn rõ nhất về tình trạng tài chính của công ty từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn. Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm những báo cáo được phân loại như sau: - Báo cáo tài chính: + Báo cáo kết quả kinh doanh: theo mẫu số B02 – DNN + Bảng cân đối kế toán: theo mẫu số B01 – DNN + Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính: theo mẫu số B09 – DNN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản: theo mẫu số F01 – DNN - Báo cáo quản trị: + Quyết toán thuế + Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ + Bảng tổng hợp chi phí + Báo cáo tăng giảm TSCĐ + Bảng tổng hợp kiểm kê kho + Báo cáo qũy. Các báo cáo tài chính do kế toán trưởng lập Các báo cáo quản trị do các kế toán viên và kế toán tổng hợp lập 2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH GIANG HỒNG 2.3.1 KẾ TOÁN TSCĐ a) Đặc điểm TSCĐ của công ty TNHH Giang Hồng TSCĐ của công ty bao gồm: dây chuyền sản xuất, ô tô, hệ thống máy tính, nhà xưởng Các TSCĐ phân tán ở các phòng ban và khu vực khác nhau chứ không tập trung, nên bề việc bảo quản và sửa chữa thì TSCĐ thuộc bộ phận sử dụng nào thì bộ phận đó chịu trách nhiệm bảo quản và sửa chữa, sau đó báo cáo lên phòng kế toán để kế toán TSCĐ hạch toán b) Tổ chức hạch toán TSCĐ - Chứng từ sử dụng bao gồm: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ + Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành + Biên bản đánh giá lại TSCĐ + Biên bản kiểm kê TSCĐ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Phương pháp tính khấu hao: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm của 1 TSCĐ (Mkhn) được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao năm Trong đó : Tỷ lệ khấu hao năm = x 100 Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ CHỨNG TỪ GHI SỔ Thẻ TSCĐ Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Sổ chi tiết TSCĐ Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 2.3.2 KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU a) Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Giang Hồng Công ty Giang Hồng tiến hành phân loại NVL theo vai trò, tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo đặc trưng này, NVL ở công ty được chia thành các loại sau đây: NVL chính bao gồm: sắn, ngô, khô đậu, cám mì, cám gạo, bột cá, xương (có thể là bột xương, có thể là xương sấy). Tất cả các NVL này đều ở dạng khô, cần được bảo quản cẩn thận tránh bị ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. Vì thế công ty đã xây dựng riêng khu nhà kho chứa NVL rộng rãi, thoáng mát. NVL mua về nhập kho được xếp theo từng loại riêng biệt, tiện cho quá trình bảo quản và xuất dùng NVL phụ bao gồm: các chất phụ gia, hương liệu, mỡ, dầu Tùy theo tính chất của từng vật liệu mà thủ kho có cách bảo quản riêng đảm bảo chất lượng NVL cung cấp cho quá trình sản xuất Nhiên liệu chủ yếu là than bùn. Công ty cũng xây dựng một kho riêng để chứa nhiên liệu Thủ kho là người có trách nhiệm quản lý kho, hàng ngày thủ kho phải báo cáo tình hình nhập xuất NVL lên phòng kế toán b) Tổ chức hạch toán NVL - Chứng từ sử dụng bao gồm: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Phiếu báo hàng hóa còn kại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng hóa + Bảng kê mua hàng - Thủ tục nhập, xuất kho: + Nhập kho: Nguyên vật liệu mua về phải có hóa đơn bán hàng do bên bán bàn giao, kế toán căn cứ vào hóa đơn và số lượng thực nhập để lập phiếu nhập kho. Mở thẻ kho cho NVL vừa mua về nhập kho + Xuất kho Khi có nhu cầu xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, người phụ trách phân xưởng viết phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu lên người phụ trách bộ phận và giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu yêu cầu đã được duyệt, kế toán lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: + Liên 1: lưu tại phòng kế toán của công ty + Liên 2: Giao cho người yêu cầu xuất kho + Liên 3: Thủ kho căn cứ để lưu vào thẻ kho - Tính giá NVL + Đối với NVL mua về nhập kho thì tính theo giá thực tế: Giá thực tế VL nhập = Giá mua + Chi phí thu mua + Đối với VL xuất dùng. Công ty tính giá vật liệu xuất theo giá thực tế bình quân gia quyền: Giá tt của NVL xuất kho = Giá bq của 1 đvị NVL × Lượng NVL xuất kho - Hạch toán tổng hợp NVL: Được thể hiên qua sơ đồ sau Sơ đồ 2.4: Tổ chức hạch toán tổng hợp NVL Sổ cái TK 151, 152, 153, 331 sổ kế toán chi phí chứng từ ban đầu chứng từ ghi sổ bảng kê tính g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5842.doc
Tài liệu liên quan