PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
I. Bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Tín dụng ngân hàng .1
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .1
1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .2
1.3. Nguyên tắc hoạt động của hoạt động tín dụng ngân hàng.2
2. Vai trò của bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng .3
II. Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1. Các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng
ngân hàng . .5
2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của bảo đảm tiền vay .7
2.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay .7
2.2. Các nguyên tắc và đặc trưng của bảo đảm tiền vay .8
3. Hình thức của bảo đảm tiền vay .9
3.1. Các biện pháp cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản .10
3.1.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố.11
3.1.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp .16
3.1.3. Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh .20
3.1.4. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.25
3.2. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản .29
4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay .30
4.1. Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo đảm tiền vay .30
4.2. Căn cứ xác lập hợp đồng .30
4.3. Nghĩa vụ được bảo đảm .31
4.4. Thẩm định tài sản thế chấp/cầm cố/bảo lãnh .31
4.5. Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay .31
4.6. Giao kết, thực hiện,giải chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay .32
5. Xử lý tài sản bảo đảm .33
5.1. Khái niệm xử lý tài sản bảo đảm .33
5.2. Đặc điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay .34
5.3. Vai trò xử lý tài sản bảo đảm tiền vay .34
5.4. Thủ tục và phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay .35
6. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong bảo đảm tiền vay .36
PHẦN II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNH& PTNT LÁNG HẠ
I. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Tổng quan về NHNN & PTNT Việt Nam .38
1.1. Sự ra đời của NHNN & PTNT Việt Nam .38
1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của NHNN & PTNT Việt Nam .38
2. Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .40
2.1. Sự ra đời và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .40
2.2. Cơ cấu tồ chức và điều hành của chi nhánh .43
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .43
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng tổ thuộc chi nhánh .45
2.3. Cơ cấu lao động, nhân sự của chi nhánh .48
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây.48
2.4.1. Hoạt động nguồn vốn.49
2.4.2. Hoạt động tín dụng .51
2.4.3. Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế.53
2.4.4. Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán.54
II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh Láng Hạ .56
2. Quy trình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.57
2.1. Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh .57
2.2. Kết quả cho vay theo các hình thức bảo đảm tiền vay.61
2.3. Một số mẫu hợp đồng về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh .65
3. Các tranh chấp trong kinh doanh và việc giải quyết tranh chấp.71
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT LÁNG HẠ
I. Đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Đánh giá những thành tựu đã đạt được.73
2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục.74
3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh
NHNN & PTNT Láng Hạ .77
3.1. Các giải pháp chung.78
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay .79
3.2.1. Đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản.79
3.2.2. Đối với cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.81
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ
1. Đối với Nhà nước, các Bộ ngành.82
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNN & PTNT Việt Nam
2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.94
2.2. Đối với NHNN & PTNT Việt Nam .95
3. Đối với chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ .96
4. Đối với khách hàng .97
KẾT LUẬN.98
Danh mục tài liệu tham khảo.99
106 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& PTNT Việt Nam .
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quĩ gồm: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu chi và phát tiền mặt cho khách hàng, các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng nhà nước và của NHNN & PTNT Việt Nam .
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác, tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng..
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp 2 phụ thuộc trên địa bàn Hà Nội.
- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu theo qui định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam .
Sự ra đời của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNN & PTNT Việt Nam trên địa bàn thành thị, thể hiện hướng đi đúng trong hướng phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam. Thời gian đầu mới thành lập tháng 4 năm 1997 chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn. Đó là số cán bộ công nhân viên (CBCNV) ban đầu chỉ có 13 CBCNV, nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỉ đồng nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, tài liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn thiếu rất nhiều, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông nam Á bắt đầu từ Thái Lan đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường nước ta. Tuy nhiên, chi nhánh đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn ban đầu và đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được thể hiện bằng những số liệu cụ thể sau:
Số lượng vốn huy động từ 202 tỉ năm 1997, 2043 tỉ năm 2000, lên đến 4024 tỉ năm 2005 và đạt 5900 tỉ năm 2006.
Dư nợ tăng trưởng từ 51 tỉ năm 1997, 661 tỉ năm 2000, lên đến 1876 tỉ năm 2005 và đạt 2057 tỉ năm 2006.
Số lượng CBCNV của chi nhánh từ 13 CBCNV năm 1997 tăng lên 206 CBCNV năm 2006.
Đến 31-12-2006, chi nhánh Láng Hạ có 2 chi nhánh cấp II trực thuộc đó là chi nhánh Bách Khoa và chi nhánh Mỹ Đình, hiện có 9 phòng giao dịch đang hoạt động trên khắp địa bàn Hà Nội, dự tính trong năm 2007 sẽ đưa phòng giao dịch số 10 vào hoạt động.
Đến nay qua 10 năm hoạt động với những thành tựu đã đạt được, chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên địa bàn thủ đô với nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và kinh nghiệm kinh doanh lâu đời hơn.
2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.
Chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ là chi nhánh cấp I loại 1, là thành viên của NHNN & PTNT Việt Nam, cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Biểu 2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Láng Hạ
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
phòng thẩm định
phòng KT nquỹ
phòng tín dụng
phòng KTKT nội bộ
phòng TTQT
phòng TCCB&ĐT
phòng kế hoạch
phòng hành chính
phòng tin học
tổ ngvụ thẻ
tổ tiếp thị
Chi nhánh cấp II. Bách Khoa
Chi nhánh cấp II, Mỹ Đình
Phòng kế toán
Phòng tín dụng
Phòng giao dịch số 3
Phòng giao dịch số 2
Phòng giao dịch số 9
Phòng giao dịch số 10
Phòng giao dịch số 11
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Theo quyết định số 454/QĐ/HĐQT-TCCB của NHNN & PTNT Việt Nam ngày 24/12/2004 và quyết định số 520/QĐ/HĐQT-TCCB của NHNN & PTNT Việt Nam ngày 17/11/2005 ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN & PTNT Việt Nam thì:
Giám đốc chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ có nhiệm vụ và quyền hạn sau: trình NHNN & PTNT Việt Nam việc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, trực tiếp điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNN & PTNT Việt Nam đối với các chi nhánh phụ thuộc trên địa bàn Hà Nội; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc NHNN & PTNT Việt Nam về các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc cho chi nhánh phù hợp với pháp luật, quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo; được ký kết các hợp đồng liên quan hoạt động kinh doanh ngân hàng như tín dụng, thế chấp tài sản, ký các hợp đồng liên quan phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc, phó giám đốc có quyền được thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt và báo cáo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại chi nhánh, giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.
Thực hiện chức năng kinh doanh bao gồm các phòng tổ thuộc chi nhánh, các chi nhánh cấp II trực thuộc và các phòng giao dịch.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng tổ thuộc chi nhánh.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp:
Có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn trung dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNN & PTNT Việt Nam, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội; cân đối nguồn vốn và điều hoà vốn kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết; là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.
Phòng tín dụng:
Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế, kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền; tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nứớc, nước ngoài; thường xuyên phân loại nợ, phân tích dư nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng thẩm định:
Có nhiệm vụ thu thập, quản lý cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng, thẩm định các khoản vay theo quy định; tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; thực hiện các công việc khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định; thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNN & PTNT Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phòng kế toán_ngân quỹ
Có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNN & PTNT Việt Nam, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với chi nhánh trên địa bàn Hà Nội trình NHNN & PTNT Việt Nam, quản lí và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo theo quy định; thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định; thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước và ngoài nước, chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Phòng vi tính
Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh Láng Hạ; xử lí các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạnh toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh; chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định; quản lí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc tin học, làm dịch vụ tin học và thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao.
Phòng hành chính
Có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý năm của chi nhánh Láng Hạ, có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt; xây dựng và triển khai giao ban nội bộ, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, các hoạt động tố tụng, tranh chấp liên quan đến CBCNV và tài sản chi nhánh; là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc công tác tại chi nhánh; chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho CBCNV; thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao.
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
Có nhiệm vụ xây dựng quy định lề lối làm việc trong chi nhánh và mối quan hệ với tổ chức đảng, công đoàn chi nhánh trực thuộc trên địa bàn; đề xuất mở rộng mạng lưới trên địa bàn, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập; trực tiếp quản lí hồ sơ CBCNV của chi nhánh, thực hiện công tác thi đua khen thưởng; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình kiểm tra kiểm toán của NHNN & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của chi nhánh Láng Hạ; tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán; thực hiện sơ kết, tổng kết theo định kì, tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của đơn vị gửi ban kiểm tra kiểm toán nội bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc giám đốc giao.
Tổ tiếp thị
Có nhiệm vụ đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường; triển khai các phương án tiếp thị thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNN & PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh; là đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông; phục vụ các hoạt động có liên quan đến các công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của chi nhánh; thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Tổ nghiệp vụ thẻ
Có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNN & PTNT Việt Nam; thực hiện quản lí giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNN & PTNT Việt Nam, tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triểm mạng lưới đại lí và chủ thể, quản lí giám sát hệ thống thiết bị đầu mối, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lí các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lí và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
2.3. Cơ cấu lao động, nhân sự
Ngày đầu khi mới thành lập, tổng số CBCNV chi nhánh Láng Hạ chỉ có 13 CBCNV (17/3/1997) trong đó chỉ có 5 CBCNV trong ban giám đốc và trưởng các phòng kế hoạch kinh doanh, kế toán ngân quỹ đã trải qua quá trình công tác có kinh nghiệm, số còn lại là các cán bộ trẻ vừa mới ra trường chưa am hiểu công việc. Nhưng với sự lỗ lực phấn đấu của CBCNV trong chi nhánh và được sự chỉ đạo giúp đỡ của NHNN & PTNT Việt Nam quy mô của chi nhánh ngày càng được mở rộng, số lượng và chất lượng lao động ngày một tăng. Tính đến 31/12/2006 tổng số CBCNV của chi nhánh Láng Hạ là 206 CBCNV. Trong đó có 74 nam, 132 nữ trình độ chuyên môn: 1 tiến sỹ, 5 thạc sỹ, tốt nghiệp đại học là 154, cao đẳng 10, các trình độ chuyên môn khác 36; trình độ chính trị cử nhân và cao cấp lí luận chính trị 3, lí luận trung cấp là 131; trình độ tin học cử nhân 3, tin học C là 8, tin học B là 89, tin học cơ bản chứng chỉ A là 97; ngoại ngữ cử nhân 18 CBCNV, ngoại ngữ C 76 CBCNV, ngoại ngữ B 27 CBCNV, ngoại ngữ A là 14 CBCNV.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của chi nhánh (Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Tổng số CBCNV
183
193
206
206
Trên đại học
3(1,6%)
4(2,1%)
4(2,0%)
6(2,9%)
Đại học cao đẳng
139(75,96%)
149(77,2%)
161(78%)
164(79,6%)
TĐCM khác
41(22,44%)
40(20,7%)
41(20%)
36(17,5%)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2006)
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ những năm gần đây
2.4.1. Hoạt động nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 31/12/2006 là 5905 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng là 46,74% tăng 1881 tỉ đồng so với năm 2005, vượt 21% kế hoạch năm 2006 (KH: 4900 tỉ đồng).
Quy mô nguồn vốn được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2: Quy mô nguồn vốn theo loại tiền (Đơn vị : tỉ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tỉ trọng(%)
Chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
Tổng nguồn vốn
4470
4024
5905
-446
1881
Tăng trưởng
11%
-10%
46,74%
Nội tệ
3197
3136
4854
72
78
82,2
-62
1718
Ngoại tệ
1273
888
1052
28
22
17,8
-385
164
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Theo bảng số liệu trên ta thấy, đến năm 2006 thì quy mô vốn cả về nội tệ lẫn ngoại tệ đều tăng lên, mức tăng của tiền gửi bằng ngoại tệ nhìn chung tăng, chứng tỏ việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch đã tăng lên đáng kể, đồng thời lượng ngoại tệ chảy vào nước ta cũng khá lớn. Đây là một minh chứng cho việc mở rộng quan hệ của chi nhánh với khách hàng nước ngoài, và nó còn khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng đối với hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn ngoại tệ năm 2006 nhỏ hơn năm 2005, chi nhánh cần có giải pháp để nâng tỷ lệ này cao hơn vào những năm tới.
Bảng 3: Quy mô vốn theo kỳ hạn nguồn (Đơn vị:tỷ đồng)
Nguồn vốn
2004
2005
2006
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
Không kỳ hạn
918
985
1278
20.54
24.48
21.64
67
294
kỳ hạn<12t
1376
820
859
30.78
20.38
14.55
-556
39
kỳ hạn>=12t
2176
2219
3768
48.68
55.14
63.81
43
1549
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Ta thấy cơ cấu nguồn tiền gửi là chưa hợp lý, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 thấp hơn năm 2005, nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định, tuy ổn định nhưng dễ dẫn đến rủi ro về mặt lãi suất.
Bảng 4: Quy mô nguồn vốn theo thành phần kinh tế ( Đơn vị:tỷ đồng)
Thành phần kinh tế
2004
2005
2006
Tỉ trọng(%)
Chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
Tiền gửi dân cư
1153
1491
1771
25.8
37
33
338
280
Tiền gửi TCKT
1155
1444
3550
25.8
36
66
-107
1018
Tiền gửi TCTD
766
88
17.1
2
-678
Tiền gửi UTĐT
1000
1000
585
22.3
25
1
0
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Theo số liệu này, nguồn vốn từ dân cư năm 2006 là 1771 tỉ đồng tăng 280 tỉ so với năm 2005, tuy nhiên tỷ trọng còn khá khiêm tốn (33%) so vơi tổng nguồn vốn huy động, chi nhánh cần có những biện pháp để nâng tỷ trọng này cao hơn (kế hoạch của TW tỷ trọng này là 42%).
Như vậy, năm 2006 chi nhánh Láng Hạ đã đạt được kết quả khả quan trong hoạt động huy động vốn: với mức tăng trưởng ở mức cao đạt 147% so với năm 2005, vượt 21% so với kế hoạch TW giao, trong đó tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và giảm tiền gửi từ TCTD theo đúng định hướng của NHNN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh cũng thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn (285 tỉ) từ việc làm ngân hàng giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ tại các Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài nguyên môi trường. Đồng thời theo dõi sát biến động lãi suất trên thị trường, làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu AGRIBANK 2006 của TW và các đợt phát hành trái phiếu của chi nhánh đã tạo ưu thế cho chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
2.4.2. Hoạt động tín dụng.
Tổng dư nợ của chi nhánh đến 31/12/2006 là 2057 tỉ đồng tăng 181 tỉ đồng , tăng 9,64% so với năm 2005, giảm so với kế hoạch 10,6% (KH: 2640 tỉ đồng).
Tổng dư nợ được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 5: Dư nợ theo loại tiền (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
Tổng dư nợ
2200
1876
2057
-324
181
Nội tệ
1066
1101
978
48
59
48
34
-123
Ngoại tệ
1134
775
1079
52
41
52
-370
304
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Năm 2006 có sự tăng trưởng lớn về dư nợ ngoại tệ so với năm 2005 đó là do chi nhánh đã giải ngân một số dự án lớn...
Bảng 6: Dư nợ theo thành phần kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng)
Thành phần
2004
2005
2006
Tỷ trọng(%)
chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
DNNN
1752
1161
1245
79
62
61
-591
85
DNNQD
400
660
757
19
35
36
260
97
Hộ cá nhân
48
55
56
2
3
3
7
1
(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Ta thấy, tỷ trọng cho vay các DNNN chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Năm 2006 tỷ trọng cho vay các DNNN đã giảm hơn so với năm 2005, 2004 nhưng chưa nhiều. Tỷ trọng cho vay năm 2006 đối với DNNQD đã tăng lên nhưng chưa đáng kể. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang dần dần chuyển hướng cho vay, không tập trung quá nhiều vào các DNNN mà nâng cao dần tỷ trọng cho vay các DNNQD.
Bảng 7: Dư nợ theo thời gian. (Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tỷ trọng(%)
Chênh lệch
2004
2005
2006
05/04
06/05
Nợ ngắn hạn
1200
988
1269
54
53
62
-212
281
Nợ trung, dài hạn
1000
888
788
46
47
38
-112
-100
(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2004-2006)
Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 đã giảm rất nhiều trong giới hạn cho phép của trung ương (45% trên tổng dư nợ), và tập trung vào cho vay ngắn hạn. Chi nhánh cần có biện pháp cân đối giữa nguồn huy động và thời hạn cho vay cho phù hợp như tăng cho vay trung dài hạn lên 45% trên tổng dư nợ để tránh rơi vào tình trạng không có khả năng hạch toán khi đến hạn.
Tổng doanh số cho vay thu nợ
Doanh số cho vay tính đến 31/12/2006 đạt 5.371,734 tỷ đồng tăng 9,36% so với năm 2005; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng so với các năm trước do chi nhánh đã khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, tinh thần thái độ phục vụ tận tình đối với khách hàng.
Doanh số thu nợ đạt 5.190,734 tỷ đồng (31/12/2006) tăng 6,1% so với năm 2005. Ta thấy cho vay trung dài hạn tăng lớn hơn tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn nên tốc độ tăng doanh số thu nợ nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số cho vay là điều đương nhiên.
Như vậy trong năm 2006, chất lượng tín dụng cơ bản là tốt, song mức nợ quá hạn có tăng hơn so với năm 2005. Nguyên nhân do số nợ xấu của chi nhánh rơi vào một số khách hàng là Công ty trách nhiệm hữu hạn và vay đời sống mà nguồn trả nợ từ tiền lương, đang gặp khó khăn về tài chính.
2.4.3. Hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Bảng 8: Quy mô mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế. (Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
DS mua ngoại tệ
565
299
369
DS bán ngoại tệ
569
313
372
DS thanh toán quốc tế
589
442
550
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2006)
Năm 2006, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh tăng 20% so với năm 2005, đạt 110% kế hoạch năm 2006, lãi ròng thu được từ hoạt kinh doanh ngoại tệ là 212 triệu đồng do Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thuyết phục khách hàng thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mạng lại lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VNĐ.
Doanh số thanh toán quốc tế đạt 550 triệu USD năm 2006 bằng 124% so với năm 2005, đạt 112% kế hoạch năm 2006 trong đó chuyển tiền là 98 triệu USD, thanh toán L/C là 452 triệu USD do chi nhánh đã triển khai một số dự án lớn của khách hàng truyền thống.
Các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạnh toán chuyển tiền thanh toán biên giới (đạt 3 triệu NDT), chuyển tiền kiều hối (3,9 triệu USD) năm 2006 đều được chi nhánh hoàn thành tốt và không để sai sót.
2.4.4 Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán
Trong năm 2006 công tác kế toán ngân quỹ, đã được đảm bảo an toàn chính xác, kịp thời cho khách, đảm bảo quản lý tốt tài sản, tiền vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giao. Tổng doanh số thanh toán năm 2006 đạt 213, 483 tỷ đồng, bằng 133% năm 2005.
Bảng 9: Quy mô tài chính, thanh toán, kế toán ngân quỹ (Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
1.Tổng doanh số thanh toán
160149
160537
213.482
Tiền mặt (%)
3,5%
3.306%
2.45%
Chuyển khoản (%)
96,5%
96.7%
97.55%
2. Doanh số thanh toán điện tử
Chuyển tiền điện tử đi
75.511
94.425
Chuyển tiền điện tử đến
75523
96.17
Chuyển tiền điện tử liên NH
26313
Thanh toán bù trừ
1516
1123
3. Doanh số thu chi tiền mặt
Doanh số thu tiền mặt
5571
5237
6260
Doanh số chi tiền mặt
5587
5230
6250
4. Doanh số tài chính
Tổng thu 946A
308.287
406718
575.520
Tổng chi 946A
221987
340135
498.213
Tổng thu nhập 946A
86300
67469
79.648
Hệ số đạt được
2.24
1.7
1.81
Chi quản lý và công vụ
4199
5182
Thu dịch vụ
14
9.9
1902
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 – 2006)
Chênh lệch lãi suất năm 2006: lãi suất đầu vào đạt 0,52%, lãi suất đầu ra đạt 0,81%, chêch lệch lãi suất đạt 0,29% cao hơn so với năm 2005 (0,181%) không đạt mức trung ương đề ra (0,4%).
Năm 2006 tổng số thẻ ghi nợ ATM chi nhanh đã phát hành là 26947 thẻ tăng 70% so với năm 2005, tổng số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ trên 28 tỷ đồng với 100.000 giao dịch tại máy ATM. Các dịch vụ thanh toán tiền truyền thống và các dịch vụ mới triển khai như dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING ngày càng phát triển hơn giúp tăng trưởng thu dịch vụ của chi nhánh.
Qua các bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh trên ta thấy quy mô hoạt động của chi nhánh Láng Hạ ngày càng được mở rộng và nâng cao với đầy đủ các hình thức kinh doanh. Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh phản ánh chất lượng cán bộ của chi nhánh đã được nâng cao rõ rệt, cùng với nền tảng của hiện đại hoá công nghệ thông tin tạo cơ sở cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời các số liệu cũng cho thấy được những hạn chế mà chi nhánh cần phải điều chỉnh để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn trong thời gian tới.
* Ta cũng thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua kết quả đã đạt được của các đơn vị trực thuộc như sau:
Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh các đơn vị trực thuộc (Đơn vị: Tỷ đồng)
Đơn vị
Nguồn vốn
Dư nợ
KH 2006
Năm 2005
Năm 2006
% so với
KH 2006
Năm 2005
Năm 2006
% so với
KH
2005
KH
2005
Chi nhánh Bách Khoa
350
392
343
98%
88%
160
86.8
128.0
80%
147%
PGD Phùng Hưng
78
47
70
90%
149%
12
6.9
3.5
29%
51%
PGD SOS
82
52
60
73%
115%
8
7.9
7.0
88%
89%
PGD Trung Kính
65
44
57
88%
143%
10
3
2.6
26%
87%
PGD Hàng Mã
25
10
18
72%
180%
6
4.7
3.5
58%
74%
PGD Đào Tấn
100
66
93
93%
141%
15
18.4
8.8
59%
48%
PGD Hồng Liên
54
28
48
89%
171%
12
11.0
3.5
29%
32%
Chi nhánh Mỹ Đình
420
369
88%
5
1.6
32%
PGD Ng. Phong Sắc
899
Tổng cộng
1.174
635
1058
228
138.7
158.5
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006).
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT LÁNG HẠ.
1. Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ.
Theo quyết định số 334/QĐ-NHNN-02 của tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997. Chi nhánh là một ngân hàng cấp I loại 1 trực thuộc NHNN& PTNT Việt Nam thực hiện hoạt động ngân hàng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Do đó tại chi nhánh Láng Hạ, thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ ngành có liên quan như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó quy trình bảo đảm tiền vay của chi nhánh còn thực hiện theo các văn bản do NHNN&PTNT Việt Nam ban hành, đó là:
- Quyết định số 06/QĐ-HĐQT ngày 18/1/2001 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNN&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng.
- Quyết định số 09/HĐQT-05 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-05 ngày 24/9/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNN& PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 411/QĐ-HĐQT-TD ngày 21/9/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNH&PTNT Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD.
- Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của NHNN&PTNT Việt Nam về việc quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
- Công văn số 705/CV-NHCT7 ngày 26/2/2002 của NHNN&PTNT Việt Nam về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 02/2002/NHNN-BTP liên quan đến thế chấp bảo lãnh quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 100/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 20/4/2005 về quy định phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
2. Quy trình bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNN & PTNT Láng Hạ.
2.1 Quy trình nhận tài sản bảo đảm tại chi nhánh Láng Hạ.
Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở trên mà quy trình bảo đảm tiền vay của chi nhánh được thực hiện như sau:
* Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ tài sản bảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5511.doc