Lời nói đầu 1
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng nhập khẩu 3
IQuản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu 3
1. Vai trò của nhập khẩu 3
2. Các quy định về hàng nhập khẩu 4
3. Chế độ giấy phép 5
4. Thủ tục hải quan 6
5. Chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động nhập khẩu 7
II. Khái quát chung về hợp đồng nhập khẩu 8
1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng nhập khẩu 8
2. Nguồn luật điều chỉnh 9
2.1. Các điều ước quốc tế 10
2.2. Các tập quán quốc tế về thương mại 11
2.3. Tiền lệ pháp (án lệ) về Thương mại quốc tế.
2.4. Luật quốc gia 12
3. Các nhân tố tác động tới
III. Chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13
1. Chế độ kí kết hợp đồng nhập khẩu 13
1.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng 13
1.2. Trình tự kí kết hợp đồng 15
1.3. Những điều khoản chủ yếu 15
2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 18
2.1. Nguyễn tắc thực hiện hợp đồng 18
2.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung 18
IV. Giải quyết các tranh chấp 22
1. Thương lượng trực tiếp giữa hai bên 23
2. Giải quyết theo thủ tục hoà giải 24
3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài 25
4. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại Toà án 25
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy công trình xây dựng tại Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng 27
I. Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty 27
1. Khái quát về công ty 27
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
1.2. Địa vị pháp lý của Công ty 28
2. Tình hình hoạt động của Công ty 29
2.1. Mặt hàng kinh doanh của Công ty 29
2.2. Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty 29
2.3. Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 30
2.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 31
II. Thực tiễn kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng 33
1. Tình hình nhập khẩu tại Công ty 33
2. Tình hình kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty 33
2.1. Tìm hiểu đối tác đàm phán 33
2.2. Phương thức kí kết 34
2.3. Kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng 36
3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 40
3.1. Làm thủ tục thanh toán 40
3.2. Làm thủ tục hải quan 43
3.3. Nhận hàng từ tàu chuyên chở và kiểm tra hàng 44
4. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng nhập khẩu tại Công ty 45
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 47
I. Nhận xét về pháp luật kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam 47
II. Những thuận lợi và khó khăn khi kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng 52
1. Thuận lợi 52
2. Khó khăn 53
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 55
1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 55
1.1. Ban hành văn bản pháp luật có tính thống nhất và đồng bộ 55
1.2. Quản lý hoạt động nhập khẩu 56
1.2.1. Chế độ hải quan 56
1.2.2. Chế độ thuế nhập khẩu 57
1.2.3. Hạn ngạch và giấy phép kinh doanh 57
1.3. Quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng nhập khẩu 58
1.4. Phổ biến kiến thức pháp luật 58
1.5. Phê chuẩn các Điều ước quốc tế về thương mại 59
2. Kiến nghị với Công ty 59
2.1. Đối với các nghiệp vụ đàm phán 59
2.2. Đối với việc kí kết nhập khẩu 60
2.3. Đối với khâu thực hiện nhập khẩu 61
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo 62
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó đánh giá các chứng cứ để ra bản án.
Phán quyết của Toà án có giá trị pháp lý thi hành, nhưng việc công nhận và thi hành phán quyết đó gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay chưa có một điều ước quốc tế nào về công nhận hay thi hành bản án nước ngoài. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng các bên đưa tranh chấp ra Toà án là rất tít mà các bên hay chọn việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài.
Chương II
Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng
nhập khẩu máy công trình xây dựng tại
Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng
I. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty
1. Khái quát về Công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thương mại và xây dựng - Bộ Giao thông vận tải.
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng được thành lập theo Quyết định số 2967/1999/QĐ-BGTVT ngày 28/10/1999 của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp thành viên trực thuộc: Tổng công ty Thương mại và xây dựng - Bộ Giao thông vận tải.
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng có chức năng nhiệm vụ chủ yếu tiến hành hoạt động sản xuất các mặt hàng trang trí nội thất và xuất nhập khâủ kinh doanh phương tiện vận tải, máy công trình xây dựng, kinh doanh kho bãi.
Ngành nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu là:
Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm sứ, đồ chơi lưu niệm, đồ gỗ, sơn mài, các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phương tiện vận tải, máy công trình xây dựng và kinh doanh kho bãi.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng đã không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển ở nước ta hiện nay. Bằng những kinh nghiệm lao động sáng tạo và sự quyết tâm của toàn thể công nhân viên, trong những năm gần đây công ty đã giải quyết được khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng phong phú với chất lượng ngày càng cao. Những sản phẩm của Công ty không những được tiêu thụ ở trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường các nước: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc
Điều này được thể hiện qua một số kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đạt được trong 2 năm 2000 và 2001.
Các chỉ tiêu
Năm 2000 (đồng)
Năm 2001 (đồng)
1.Tổng doanh thu
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu
2. Tổng chi phí
3. Lợi nhuận trước thuế
4. Nộp ngân sách Nhà nước
5. Thu nhận bình quân của lao động
12380840000
8573870000
11118508000
1262332000
209430000
500000
21645720000
15639170000
19348550000
2297170000
638930000
600000
1.2. Địa vị pháp lý của Công ty
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 2967/1999/QĐ-BGTVT ngày 28/10/1999 về việc thành lập doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty Thương mại xây dựng - Bộ giao thông vận tải.
Giám đốc Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng: Ông Phạm Trinh Kiên.
Theo Quyết định bổ nhiệm số 23/QĐ/TC-LĐ ngày 14/12/1999 do Hội đồng Quản trị Tổng công ty kí.
Kế toán trưởng: Bà Phạm Thị Kim Thuý
Theo Quyết định số 119/QĐ/TC-LĐ ngày 17/10/1999 do Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại và xây dựng kí.
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kế toán và quản lý tài chính một cách độc lập theo đúng quy định của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đội ngũ lãnh đạo: Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng có trình độ đại học.
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng được cấp giấy phép kinh doanh số: 112691 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/12/1999.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập chưa lâu nhưng cho đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối mạnh, tổng số lao động là 150 người.
Trong đó:
Lao động gián tiếp: 20 người
Lao động hợp đồng dài hạn: 34 người
Lao động hợp đồng ngắn hạn: 96 người
Số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học là 28 người.
Sơ đồ tổ chức quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Phòng kế toán
Phòng XNK
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phòng nhân sự
Phòng bảo
vệ
Phân xưởng đồ chơi
Phân gia công
Phân xưởng mộc
b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc:
+ Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Công ty về hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của Công ty.
+ Có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và ký hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên (Trừ phó giám đốc và kế toán trưởng).
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh, là người giúp việc cho giám đốc, điều hành các công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần công việc được phân công.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất:
Trực tiếp quản lý điều phối sản xuất của Công ty, là người giúp giám đốc tổ chức công tác sản xuất, giám sát kỹ thuật, chất lượng sản phẩm chọi trách nhiệm trước giám đốc về phần sản xuất của Công ty.
Dưới ban giám đốc là các phòng, ban được bố trí và đảm nhân các chức năng, nhiệm vụ cụ thể
+ Phòng kế toán:
- Đứng đầu là kế toán trưởng, người tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý tài chính, giúp giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế của Công ty.
- Quản lý, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, đúng mục đích hạch toán kịp thời đầy đủ và trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức các công tác kế toán gọn nhẹ, nâng cao hiệu suất của cán bộ kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
+ Phòng xuất nhập khẩu.
Có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng của sản xuất của Công ty và tiến hành công tác nhập khẩu các loại máy móc công trình xây dựng từ thị trường Nhật Bản và EU.
+ Phòng kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh cùng các giải pháp kinh tế tối ưu
- Tiếp thị thăm dò nhu cầu thị trường, khai thác cung ứng và điều động luân chuyển vật tư hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm tổng hợp phân tích kết quả kinh doanh từng định kỳ để tham mưu cho ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Phòng kế hoạch
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch chung, định hướng phát triển của Công ty trong tương lai, đề xuất chiến lược sản xuất, kinh doanh, marketing ... lên ban giám đốc Công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính:
- Soạn thảo văn bản liên quan đến nhân sự, quản lý hành chính
- Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý công văn, tiếp nhận các công việc khác thuộc hành chính quản trị
- Thực hiện các công tác liên quan đến quyền lợi, chế độ của toàn bộ công nhân viên như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, có kế hoạch về đào tạo và nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Lập báo cáo về tình hình lao động của doanh nghiệp cho các cơ quan chức năng.
+ Phòng bảo vệ
Có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trong phạm vi toàn Công ty. Tạo điều kiện cho các phòng ban khác hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Ngoài ra có quyền xử lý các vi phạm xảy ra trong Công ty trong phạm vi quyền hạn của mình.
+ Phân xưởng đồ chơi
Chuyên sản xuất các hàng lưu niệm, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế các mẫu mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu.
+ Phân xưởng gia công
Chuyên sản xuất và nhận gia công thuê các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất khẩu, gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
+ Phân xưởng mộc
Chuyên sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất làm từ chất liệu gỗ, các sản phẩm sơn mài
Nói chung các phòng ban trên được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất, chức năng sản xuất, có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thông suốt và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ thị mệnh lệnh của Ban giám đốc, các phòng ban và phân xưởng còn có nghĩa vụ đề xuất với Ban giám đốc về những chủ trương biện pháp, sáng kiến nhằm giải quyết nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản lý trong Công ty.
2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng.
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để có thể khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói riêng là phải làm sao lựa chọn các doanh nghiệp của mình một ngành nghề kinh doanh nhất định phù hợp với lợi thế riêng của từng doanh nghiệp để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp cũng như đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Trước thực tế đó, cùng với những lợi thế của mình Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng hàng năm đã đưa ra thị trường một khối lượng lớn sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Nhật, E ... đó là các sản phẩm gốm sứ, đồ chơi, đồ lưu niệm, hàng mỹ nghệ, sơn mài, đồ gỗ ... Ngoài ra Công ty còn nhận gia công thuê các mặt hàng cho khách nước ngoài, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị. Phương tiện vận tải từ thị trường Nhật Bản và kinh doanh kho bãi.
Với diện tích 8327 m2 là toàn bộ diện tích mặt bằng trụ sở và cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng bao gồm: nhà làm việc, kho xưởng, và các công trình phụ trợ.
Việc bố trí, sắp xếp các khu vực, phòng ban kho, phân xưởng là tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả việc vận chuyển vật liệu, thành phẩm và nhiên liệu ... Để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của mình Công ty đã tổ chức thành 3 phân xưởng sản xuất chính:
+ Phân xưởng đồ chơi: Hoạt động của phân xưởng là sản xuất các loại đồ chơi, quà tăng lưu niệm, sản phẩm trang trí nội thất
+ Phân xưởng gia công: Chuyên nhận gia công hàng đồ chơi cho khách hàng Đài Loan và sản phẩm đồ chơi của Công ty sau khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng Đài Loan.
+ Phân xưởng mộc: Chuyên sản xuất các mặt hàng trang trí nội thấy bằng gỗ và sản xuất các sản phẩm sơn mài.
Mỗi phân xưởng đều chịu sự chỉ đạo của một quản đốc phân xưởng. Là người phụ trách chung trong phạm vi phân xưởng và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
Do đặc điểm và tính chất sản phẩm của mỗi phân xưởng là khác nhau cho nên mỗi phân xưởng độc lập với nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất của mình. Mặc dù vậy các phân xưởng đều có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban chức năng để xây dựng bộ máy sản xuất có khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.
Về đặc điểm và quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty nói chung là giản đơn, chủ yếu là sản xuất bằng thủ công, bằng những kỹ năng, sự khéo léo của công nhân, ít sử dụng máy móc thiết bị, chu kỳ sản xuất ngắn, khối lượng sản phẩm hoàn thành cho mỗi loại là độc lập nhau, nên ít có nửa thành phẩm. Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm mà từng phân xưởng đảm nhiệm là có quy trình sản xuất đặc trưng.
Ví dụ như đối với quy trình sản xuất của phân xưởng đồ chơi được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bột đá, nhựa tổng hợp các chất xúc tác khác
Trộn thành hợp chất
Đổ ra khuôn
Sản phẩm khô tự nhiên
Tổ xử lý ba via
Tổ vẽ và phun sơn
Tổ kiểm tra chất lượng
Đóng gói sản phẩm
Nhập kho thành phẩm
Còn đối với quy trình sản xuất của phân xưởng gia công:
Bột PVC
Nặn thủ công
Luộc ở t0 1500C với thời gian 5'
Sản phẩm
Đóng gói
Nhìn chung mỗi giai đoạn của quy trình tạo sản phẩm đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đưa sản phẩm ra thị trường đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Do đó xây dựng một quy trình sản xuất hợp lý, sẽ là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chất lượng cao. Quá trình xây dựng đó là sự lao động miệt mài, sáng tạo của tập thể các cán bộ phòng kinh doanh, phòng thiết kế quản đốc phân xưởng và đội ngũ công nhân lành nghề của Công ty.
2.2. Mặt hàng kinh doanh của Công ty
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sản xuất đồ gốm, sứ, sơn mài, đồ gỗ, nhận gia công hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh kho bãi và nhập khẩu máy công trình xây dựng.
Việc nhập khẩu máy công trình xây dựng chủ yếu là máy cũ của Nhật Bản, Hàn Quốc như: Máy lu, ủi, đào đất có chất lượng sử dụng còn lại trên 80%. Với các hãng như: Huyndai, Daewo, Kia, Samsung, Yokohama, Komatsu
Để góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trước sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, Công ty đang dần thực hiện việc kinh doanh theo phương thức đa phương hoá, đa dạng hoá các mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành phần kinh tế.
2.3. Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty
Với các mặt hàng sản xuất thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất chủ yếu được tiêu thụ trong nước, một phần được xuất khẩu sang thị trường các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Tiệp, Nga
Công ty kí hợp đồng nhận gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các công ty Đài Loan.
Riêng việc nhập khẩu máy công trình xây dựng, công ty chủ yếu tiến hành kí kết hợp đồng nhập khẩu với các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, với các loại máy đào đất, máy ủi, máy lu, máy xúc của các hãng như: Deawoo, Kia, Huyndai, Yokohama, Komatsu.
Các máy công trình này sau khi được nhập khẩu sẽ được Công ty bán lại cho các công ty xây dựng trong nước như: Công ty cầu đường 12, Công ty xây dựng công trình giao thông 4, Công ty xây dựng đường thuỷ
Nhìn chung, trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty đã thiết lập cho mình những mối quan hệ kinh doanh lâu dài không những với các công ty trong nước mà còn tạo được uy tín với các công ty nước ngoài.
2.4. Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng được thành lập ngày 28/10/1999.
Với tổng số vốn 3.290.000.000 đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định: 1.267.000.000đồng
+ Vốn lưu động: 2.014.000.000 đồng
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã không ngừng cố gắng, kiên trì, học hỏi, sáng tạo để làm ra những sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là đối với những khách hàng ở thị trường các nước như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sau hơn 3 năm hoạt động doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua từng năm, đời sống cán bộ công nhân viên đã được cải thiện đáng kể, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động được Công ty luôn quan tâm, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho người lao động.
Dưới đây là bảng thể hiện một số chỉ tiêu của Công ty qua 2 năm 2000 và 2001 trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2000 (đồng)
Năm 2001 (đồng)
1.Tổng doanh thu
Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu
2. Tổng chi phí
3. Lợi nhuận trước thuế
4. Nộp ngân sách Nhà nước
5. Thu nhận bình quân của lao động
12380840000
8573870000
11118508000
1262332000
209430000
500000
21645720000
15639170000
19348550000
2297170000
638930000
600000
6. Tổng tài sản:
6455557531
10943020336
Trong đó:
TSCĐ và đầu tư ngắn hạn
4496696930
8692800066
TSCĐ và đầu tư dài hạn
1958860601
4050220270
7. Tiền mặt tại quỹ
286945211
327244507
8. Tiền gửi ngân hàng
638761116
637876877
9. Các khoản phải thu
3394172307
3230479840
10. Hàng tồn kho
1684294151
1436086196
11. Quỹ khen thưởng phúc lợi
83400000
111340000
Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng thu được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh doanh đạt gần 10%. Đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty được cải thiện.
2.5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty
Mặc dù Công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động sau hơn 3 năm, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về thuận lợi:
+ Với diện tích 8327m2 là toàn bộ diện tích mặt bằng trụ sở và cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng, bao gồm nhà làm việc, kho xưởng và các công trình phụ trợ. Việc bố trí, sắp xếp các khu vực, phòng ban, kho, phân xưởng là tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả việc vận chuyển vật liệu, thành phẩm và nhiên liệu
+ Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, mạnh dạn đề xuất những phương án kinh doanh mới, dám nghĩ, dám làm. Mặt khác công ty còn có đội ngũ công nhân lành nghề, nhiệt tình với công việc, luôn học hỏi, sáng tạo, làm cho sản phẩm của Công ty sản xuất ra ngày càng phong phú đa dạng hơn, với chất lượng cao hơn để đáp ứng mọi thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Sau hơn 3 năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín đối với các bạn hàng trong nước cũng như các bạn hàng quốc tế. Số lượng các công ty kí hợp đồng mua hàng của công ty ngày càng nhiều. Trong năm 2002 Công ty đã kí tổng số trên 200 hợp đồng kinh tế với tổng trị giá trên 30 tỉ đồng. Điều này chứng tỏ khả năng phát triển trong tương lai của Công ty là rất lớn.
+ Chính sách về xuất nhập khẩu của nhà nước cũng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với các công ty nước ngoài được nhanh chóng.
Về khó khăn:
+ Hiện nay chi phí cho một số hoạt động dịch vụ còn cao như chi phí vận chuyển, bảo hiểm, giám định dẫn đến giá thành của máy móc nhập khẩu tăng lên. Cho nên sau khi nhập về rất khó bán đối với thị trường trong nước, trong khi đó giá của các loại máy mới đang có xu hướng giảm rất nhiều.
+ Do Công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động nên khả năng về tài chính của Công ty còn hạn chế. Mặt khác Công ty lại đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nên hay xảy ra tình trạng thiếu vốn trong quá trình hoạt động, gây ra khó khăn cho việc kí kết các hợp đồng nhập khảu máy công trình xây dựng của Công ty.
II. Thực tiễn kĩ kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty thương mại xây dựng Bạch Đằng
1. Tình hình nhập khẩu tại Công ty
Hoạt động nhập khẩu máy công trình xây dựng là một hoạt động chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hàng tháng Công ty kí từ 2 đến 3 hợp đồng, mỗi hợp đồng khoảng 4 đến 6 máy và trị giá của mỗi hợp đồng khoảng 2 tỉ đồng. Ban lãnh đạo Công ty xác định đây là một hoạt động chính nhằm thiết lập, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa Công ty với các công ty nước ngoài và giữa Công ty với các công ty trong nước. Đây cũng là một chiến lược kinh doanh nhằm đẩy mạnh doanh thu của Công ty trong những năm tới.
Công ty có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kí kết hợp đồng nhập khẩu rất cao. Cho nên việc kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, chưa để xảy ra những tranh chấp nào. Trong những năm tới Công ty sẽ chuyển sang nhập khẩu cả những máy móc mới thay vì chỉ nhập khẩu máy cũ như hiện nay.
2. Tình hình kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty
2.1. Tìm hiểu đối tác để đàm phán
Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với đà phát triển của đất nước, Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng đã phải tự mình tìm kiếm thị trường để kí kết hợp đồng, tổ chức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Nắm bắt được nhu cầu cần đến máy móc xây dựng cũ của các công ty xây dựng trong nước. Cùng với thị trường máy cũ dồi dào của thị trường nước ngoài, Công ty đã xác định đây là cơ hội kinh doanh không thể bỏ qua.
Để tìm hiểu về đối tác kinh doanh của mình Công ty đã thông qua những thông tin, dữ liệu sau:
Quyết định
Thông tin
+ Đặt quan hệ với công ty nào
+ Lựa chọn sản phẩm nào cho cho hãng đó
+ Các điều khoản trong hợp đồng có thể
+ Tình hình tài chính
+ Địa vị và uy tín
+ Tình hình chính trị, kinh tế và pháp luật
+ Khả năng cung cấp mặt hàng theo yêu cầu chính sách thương mại của các nước đối tác.
Qua một thời gian Công ty đã thiết lập mối quan hệ với các công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc như:
Công ty Hamamatsucho, Công ty Eikohtrading INC, Công ty T.H.I.Corp, Công ty Acohat
Đây là những bạn hàng có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với Công ty.
2.2. Phương thức kí kết
Việc kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng được thực hiện thông qua một số phương thức chủ yếu sau:
Thứ nhất, giao dịch đàm phán qua thư tín dụng.
Những cuộc tiếp xúc ban đầu của Công ty với đối tác thường qua thư từ ngay sau khi hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải thông qua thư tín dung thương mại. So với việc gặp gỡ trực tiếp tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả Công ty và phía đối tác. Hơn nữa trong cùng một lúc Công ty lại có thể giao dịch, trao đổi với nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau. Công ty có điều kiện để cân nhắc, suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều đối tác và có thể khéo léo dấu kín ý định thực sự của mình.
Việc giao dịch qua thư tín thường kéo dài thời gian, điều này làm cho Công ty có thể mất cơ hội mua bán tốt. Chính vì vậ đây là nhược điểm của đàm phán qua thư tín dụng mà Công ty đang tìm cách khắc phục.
Thứ hai, giao dịch đàm phán qua điện thoại.
Việc đàm phán qua điện thoại được diễn ra nhanh chóng, giúp Công ty tiến hành đàm phán một cách khẩn trương, tận dụng, tranh thủ được cơ hội làm ăn. Tuy nhiên cước phí điện thoại rất cao, trao đổi qua điện thoại thường bị hạn chế về mặt thời gian, dẫn đến các bên không thể trao đổi một cách chi tiết, cụ thể về vấn đề quan tâm. Mặt khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng. Không có giá trị làm chứng cho các thoả thuận qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, tranh thủ thời cơ hoặc trong những trường hợp mọi điều kiện đã thoả thuận xong, chỉ còn một vài chi tiết nhỏ cần trao đổi.
Thứ ba, giao dịch đàm phán bằng cách gặp trực tiếp với đối tác nước ngoài.
Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện giao dịch, mọi vấn đề liên quan đến việc kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu, là hình thức đàm phán chủ yếu và quan trọng đối với Công ty.
Hình thức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín dụng hoặc bằng điện thoại đã kéo dài quá lâumà không có kết quả. Đàm phán trực tiếp chỉ trong 2 hoặc3 ngày đã có kết quả, hình thức đàm phán này được Công ty thường sử dụng khi có điều kiện phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục đối tác khi đàm phán về những hợp đồng lớn, những hợp đồng có tính phức tạp. Việc trực tiếp gặp gỡ nhau để tạo điều kiện cho hai bên hiểu biết nhau hơn tốt hơn và duy trì được mối quan hệ lâu dài với nhau. Tuy nhiên đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình thức đàm phán. Nó đòi hỏi những người tham gia đàm phán của công ty phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắm bắt được ý đồ, sách lược của đối phương, để nhanh chóng có biện pháp trong nhữn trường hợp cần thiết hoặc quyết định ngay tại chỗ khi thời cơ kí kết đã đến.
Các bước tiến hành đàm phán:
+ Công ty đưa ra bảng hỏi giá trong đó đưa ra những điều kiện như: Tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, phương thức thanh toán, giao dịch
+ Bên bán báo giá cho công ty có ghi rõ hỏi giá, cộng thêm giá cả và điều kiện giao hàng. Nếu Công ty không chấp nhận giá trên thì có thể đưa ra đề nghị mới.
+ Hai bên hoàn tất mọi điều kiện về chào hàng mà bên kia đưa ra khi đó hợp đồng đã được kí kết.
2.3. Kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng
Dưới góc độ pháp lý, việc kí kết hợp đồng nhập khẩu là sự thể hiện của các bên trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Do vậy để hợp đồng nhập khẩu là sự thể hiện của các bên trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Do vậy để hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực pháp lý thì nó phải có đầy đủ những điều kiện. Những tiêu chuẩn nhất định theo qui định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước đối tác. Việc kí kết hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng cũng không nằm ngoài quĩ đạo ấy. Khi kí kết hợp đồng Công ty hoàn toàn tuân thủ các nội dung sau:
2.3.1. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu.
Điều kiện về chủ thể của hợp đồng
Đối với chủ thể là phía người mua: Công ty Thương mại xây dựng Bạch Đằng là doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân (theo qui định tại Điều 94 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1996). Mặt khác căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được Bộ GTVT giao thì việc nhập khẩu máy công trình xây dựng cũ là một trong những nhiệm vụ của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Căn cứ vào Điều 5, 6 Nghị định số 33/CP của Chính phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3608.doc