Chương 1
Hợp đồng kinh tế và chế độ pháp lý về
hợp đồng kinh tế.
1. Hợp đồng kinh tế.
1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế.
1.2 Đặc điểm hợp đồng kinh tế .
1.3 Phân loại hợp đồng kinh tế .
2. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế.
2.1 Pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế.
2.2 Chế độ pháp lý về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
2.3 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế .
Chương 2
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng
Sông Đà II.
2. Quy chế pháp lý hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
2.1 Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng .
2.2 Pháp luật hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng .
2.3 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây
dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .
2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II .
60 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty xây dựng sông Đà II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các quy định đó như đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại nếu các bên thoả thuận thì không được trái với các quy định đó.
- Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định nhưng các bên được vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.
Để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện, khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên có thể thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm sau đây (Điều 5 pháp lệnh hợp đồng kinh tế)
- Thế chấp tài sản. Theo điều 2 nghị định 17-HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, thế chấp tài sản là việc dùng động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký. Việc thế chấp tài sản phải được thể hiện bằng văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (nếu không có cơ quan công chứng Nhà nước). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc có thể thoả thuận khác. Bên nhận thế chấp được quyền giữ các giấy tờ chứng nhận sở hữu cho bên thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hoặc tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp tài sản vẫn còn hiệu lực.
- Cầm cố tài sản. Là việc trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố tài sản phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh (Trong trường hợp chưa có cơ quan công chứng). Văn bản này phải ghi rõ tài sản cầm cố, giá trị tài sản cầm cố, thời gian cầm cố và cách xử lý tài sản cầm cố. Người giữ tài sản cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn hiệu lực và khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của họ thì phải giao lại vật cầm cố cho họ.
- Bảo lãnh tài sản. Là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không nhỏ hơn số tài sản mà người đó đã nhận bảo lãnh. Cũng giống như thế chấp và cầm cố, việc bảo lãnh phải làm thành văn bản có sự xác nhận về tài sản của ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch và của cơ quan công chứng hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng). Người nhận bảo lãnh khi thực hiện xong nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả những giá trị tài sản mà mình đã thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh.
2.2.2. Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng kinh tế.
Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế:
Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết xong và có hiệu lực, các bên bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Mọi hành vi không thực hiện hợp đồng và thực hiện không đầy đủ đều bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm vật chất. Để cho hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ và đúng pháp luật, đòi hỏi các bên phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc chấp hành thực hiện. Chấp dành thực hiện hợp đồng là chấp hành đúng đối tượng hợp đồng, không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì thực hiện cái đó.
- Nguyên tắc chấp hành đúng. Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện hợp đồng một cách đầy đủ và chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo nghĩa này nguyên tắc chấp hành đúng hợp đồng là nguyên tắc bao trùm, rộng hơn nguyên tắc thực hiện. Nguyên tắc chấp hành đúng đòi hỏi các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình đầy đủ đúng đắn, chính xác các cam kết không phân biệt điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ hay tuỳ nghi. Nếu vi phạm bất cứ cam kết nào trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm vật chất cho hành vi đó.
- Nguyên tắc hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục các khó khăn nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết và ngay cả khi có tranh chấp hợp đồng, các bên cũng phải áp dụng nguyên tắc này thông qua việc hiệp thương giải quyết hậu quả của vi phạm hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết kịp thời các tranh chấp hợp đồng kinh tế nhằm bảo đảm lợi ích của các bên.
Quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
Thực hiện hợp đồng kinh tế là những hành vi thực tiễn của các bên trong quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các cam kết trong hợp đồng trở thành hiện thực, tức là làm cho các điều khoản trong hợp đồng kinh tế được thực hiện. Do vậy thực hiện hợp đồng kinh tế không tách rời việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Quá trình thực hiện các điều khoản của hợp đồng các bên có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế về từng loại điều khoản của hợp đồng.
- Trong việc thực hiện điều khoản về số lượng.
- Trong việc thực hiện điều khoản về chất lượng hàng hoá hay kết
quả công việc.
- Trong việc thực hiện điều khoản về thời gian và địa điểm.
- Trong việc thực hiện điều khoản về giá cả, thanh toán.
Thay đổi, đình chỉ, huỷ bỏ và thanh lý hợp đồng kinh tế.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế các bên có thể thoả thuận với nhau thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng. Việc đình chỉ thực hiện hợp đồng có thể đơn phương thực hiện nhưng phải bảo đảm điều kiện được quy định tại Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Thay đổi hợp đồng kinh tế. Là việc sửa đổi, bổ xung một số điểm của nội dung hợp đồng kinh tế cho phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên hoặc là sự thay đổi chủ hợp đồng khi có sự chuyển giao toàn bộ hoặc một phần nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ một chủ thể hợp đồng kinh tế sang một pháp nhân hay một cá nhân có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng kinh tế chỉ được thay đổi khi đã được các bên thống nhất ý kiến bằng văn bản.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế. Là sự chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong hợp đồng đã ký. Khi một bên vi phạm hợp đồng và đã thừa nhận sự vi phạm đó hoặc đã được cơ quan toà án có thẩm quyền kết luận là có vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đó, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không có lợi cho mình. Bên đơn phương đình chỉ phải thông báo cho bên vi phạm biết bằng văn bản. Văn bản đó phải gửi cho bên vi phạm biết trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày bên vi phạm thừa nhận vi phạm hoặc có kết luận của cơ quan toà án có thẩm quyền.
Hợp đồng kinh tế có thể có thể bị huỷ bỏ khi các bên thoả thuận với nhau bằng văn bản. Tuy nhiên hợp đồng kinh tế có thể bị huỷ bỏ không phải có sự thống nhất ý chí của các bên mà do ý chí của cơ quan toà án có thẩm quyền bắt buộc (hợp đồng kinh tế vô hiệu).
- Thanh lý hợp đồng kinh tế. Là hành vi của các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế. Để đạt được mục đích đó, trong quá trình thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gặp nhau giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Thanh lý hợp đồng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các bên. Việc thanh lý hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng đã được thực hiện xong.
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả
thuận kéo dài thời hạn đó.
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.
- Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ
thể mà không có sự chuyển giao thực hiện hợp đồng cho chủ thể
mới.
- Chủ thể hợp đồng kinh tế là doanh nghiệp bị giải thể.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.
Khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết và quan hệ hợp đồng đã được thiết lập đúng pháp luật, các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã cam kết. Nếu một bên vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế có hai hình thức trách nhiệm vật chất là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng không cần tính đến hành vi vi phạm hợp đồng đã gây thiệt hại hay chưa mà chỉ cần có sự vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận trong khung phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. Khung phạt được quy định chung là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng đã bị vi phạm.
Bồi thường thiệt hại là chế tài dùng tiền tệ để bù đắp những thiệt hại thực tế do bên vi phạm gây ra. Theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế bên có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế chỉ phải bồi thường thiệt hại thực tế đã sảy ra bao gồm:
- Giá trị tài sản bị hư hỏng bao gồm cả tiền lãi phải trả ngân hàng, các khoản thu nhập mà trong điều kiện bình thường bên bị vi phạm lẽ ra thu được.
- Các chi phí để hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
- Tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho bên thứ ba do lỗi của bên vi phạm hợp đồng gây ra.
2.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
2.3.1. Tranh chấp hợp đồng kinh tế.
Tranh chấp hợp đồng kinh tế là những xung đột xẩy ra giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các tranh chấp xảy ra được giải quyết theo nguyên tắc tự giải quyết hoặc nhờ đến cơ quan tài phán giải quyết.
2.3.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
Thông thường khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế các bên có thể tự giải quyết, bàn bạc với nhau để cùng tiến tới một giải pháp có lợi cho cả hai bên. Chỉ khi không thoả thuận được với nhau các bên mới đưa ra cơ quan tài phán để giải quyết. Các bên có thể thoả thuận việc giải quyết các tranh chấp theo thủ tục trọng tài hay giải quyết tranh chấp tại toà án trong điều khoản của hợp đồng khi ký kết hoặc bằng văn bản sau khi có tranh chấp xảy ra.
Nếu lựa chọn giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài thì các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trung tâm trọng tài bất kỳ nào mà không phụ thuộc vào địa điểm, trụ sở của các bên có tranh chấp. Trung tâm trọng tài khi nhận được yêu cầu sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo đúng Nghị định số 116/CP ngày 5-9 1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
Nếu lựa chọn giải quyết tranh chấp tại toà án thì toà án sẽ giải quyết tranh chấp trên cơ sở có đơn kiện của các bên với điều kiện các bên không thể hoà giải, thương lượng với nhau khi có tranh chấp xảy ra. Toà án sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (16-3-1994).
chương 2
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận
thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của
Công ty xây dựng Sông Đà II.
Công ty xây dựng Sông Đà II Công ty xây dựng Sông Đà II là loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà.
Công ty do Bộ trưởng bộ Xây Dựng quyết định thành lập theo quyết định số: 131A/BXD-TCLĐ ngày 26 tháng 3 năm 1993
Tên Công ty là Công ty Xây Dựng Sông Đà II (Viết tắt là Công ty Sông Đà II)
Tên giao dịch quốc tế là: SONG DA CONSTRUCTION COMPANY No II
Trụ sở đóng tại Phường Quang Trung-Thị xã Hà Đông –Tỉnh Hà Tây
Đại diện pháp nhân doanh nghiệp: Phạm Văn Nhạ
Với số vốn là: 799 triệu đồng
Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp là: 714 triệu đồng
: vốn doanh nghiệp tự bổ xung là: 85 triệu đồng
Số hiệu tài khoản: 7301.0012E tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây
Ngày 28 tháng 11 năm 1997 công ty đã đăng ký và xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng lần thứ hai (Theo đúng Quy chế đăng ký và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng ban hành theo quyết định số 500/BXD-CSXD ngày 18-9-1996 của Bộ trưởng bộ xây dựng)
Chứng chỉ hành nghề xây dựng có gía trị trong 05 năm (Tức là đến 18-11-2002)
Doanh nghiệp có năng lực hành nghề xây dựng như sau:
+ Thực hiện các công việc xây dựng gồm:
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình.
- Thi công các loại móng công trình.
- Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn.
- Xây lắp các kết cấu công trình.
- Lắp đặt thiết bị cơ-điện-nước công trình, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến áp điện, kết cấu và cấu kiện phi tiêu chuẩn.
- Hoàn thiện xây dựng; trang trí nội, ngoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình.
+ Thực hiện xây dựng các công trình gồm:
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng nhóm B.
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi: đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống
tưới tiêu.
- Xây dựng các công trình giao thông: đường bộ, sân bay và bến
cảng loại vừa.
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện đến 200KV.
- Nhận thầu lắp đặt thiết bị công nghệ và thiết bị công trình nhóm B.
Công ty có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành, công ty được quản lý, điều hành bởi giám đốc. Bảng cân đối tài sản, các quỹ theo quy định của điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư các là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
Công ty chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Tổng công ty Xây Dựng Sông Đà
Đảng bộ (hoặc chi bộ) Công ty trực thuộc Đang bộ Tổng công ty Xây Dựng Sông Đà hoạt động theo hiến pháp, pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng bộ Tổng Công ty xây dựng Sông Đà.
Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều lệ của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và quy định của ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên Tổng công ty.
2. Quy chế pháp lý hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu
xây dựng.
2.1. Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là một trong những loại của hợp đồng kinh tế vì thế nó mang đầy đủ tính chất, đặc điểm như của hợp đồng kinh tế ngoài ra nó còn mang những tính chất, đặc điểm riêng đặc trưng cho linh vực xây lắp của mình.
Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng không những chịu sự điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế mà nó còn phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật do Chính phủ, các Bộ, ban ngành có liên quan ban hành trong lĩnh vực xây dựng.
2.1.1. Khái niệm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ án thiết kế và thời gian như thoả thuận trong hợp đồng, còn bên giao thầu có nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng, các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầu. Hợp đồng này là hợp đồng mang tính chất đền bù, phản ánh quan hệ hàng hoá-tiền tệ.
2.1.2. Đặc điểm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là một trong những loại của hợp đồng kinh tế vì thế nó có đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng kinh tế. Ngoài ra do tính chất đặc biệt của ngành nghề xây dựng đó là sản phẩm của ngành thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài vì vậy mà pháp luật còn có những quy định riêng khi xác định năng lực chủ thể ký kết và thực hiện hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng bao gồm: chủ đầu tư (bên giao thầu) và doanh nghiệp xây dựng (bên nhận thầu).
Bên chủ đầu tư là cá nhân có nhu cầu xây dựng hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng có chứng chỉ hành nghề xây dựng được Bộ xây dựng hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu đều phải xuất trình chính chỉ hành nghề xây dựng cho chủ đầu tư bởi chứng chỉ này thể hiện trình độ, khả năng của doanh nghiệp xây dựng.
2.2. Pháp luật hiện hành về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 28-9-1989 của Hội đồng Nhà nước.
- Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Quyết định số 18-HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh.
2.3. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây
dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II.
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II luôn được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là ký kết hợp đồng và giai đoạn thứ hai là thực hiện hợp đồng. Để có thể hiểu rõ về thực tế ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà II ta phải xem xét từng giai đoạn một.
2.3.1. Thực tiễn ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại
Công ty xây dựng Sông Đà II.
Các căn cứ ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty xây
dựng Sông Đà II .
Khi ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Công ty xây dựng Sông Đà II phải căn cứ vào những văn bản pháp luật hiện hành nêu trên ngoài ra Công ty xây dựng Sông Đà II còn có những căn cứ sau:
+ Quy định số 626/KTKH ngày 15-4-1998 của Tổng công ty xây dựng Sông Đà về công tác quản lý hợp đồng và hướng dẫn kèm theo.
+ Quy định số /KTKH ngày 22-3-2000 của Tổng công ty xây dựng Sông Đà về công tác hợp đồng trong hoạt động kinh doanh.
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty xây dựng Sông Đà 12đã được Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
+ Quy định số 131-2000/KTKH ngày 10-01-2000 của Giám đốc Công ty xây dựng Sông Đà 12về công tác quản lý hợp đồng kinh tế.
2.3.1. Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại Công ty xây dựng Sông Đà12.
- Thẩm quyền ký kết.
+ Cấp Công ty.
Người ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng: Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo luật doanh nghiệp vì thế tất cả các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng mà Công ty xây dựng Sông Đà II là chủ thể thì chỉ có Giám đốc Công ty là người đại diện ký kết hợp đồng.
Giám đốc Công ty có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc hay Giám đốc các đơn vị trực thuộc ký hợp đồng. Hợp đồng phải kèm giấy uỷ quyền. Trong hợp đồng ghi rõ số, ngày, phạm vi uỷ quyền.
Phạm vi ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng:
* Ký kết tất cả các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng theo chức năng
đã đăng ký trong giấy phép đăng ký hành nghề.
* Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng có giá trị <= 5 tỷ đồng.
* Các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng theo uỷ quyền của Công ty.
* Các hợp đồng khoán phải kèm theo văn bản hạ giá thành theo đúng
nội dung của quyết định số 40/HĐBT.
* Các hợp đồng ngoài quyết định này đều phải trình duyệt qua Tổng
công ty.
+ Cấp xí nghiệp, chi nhánh thuộc Công ty.
Người ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng: Là các đơn vị trực thuộc (xí nghiệp,chi nhánh có con dấu, tài khoản riêng, có tư cách pháp nhân hạn chế). Chỉ có Giám đốc xí nghiệp, chi nhánh là người thay mặt đơn vị ký các hợp đồng với chủ thể là xí nghiệp chi nhánh. Giám đốc xí nghiệp chi nhánh không được uỷ quyền cho người khác ký kết hợp đồng.
Tất cả các đơn vị phải lập hội đồng định giá để duyệt giá khi ký kết hợp đồng. Hội đồng định giá ít nhất phải có 3 người trong những người sau: Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng, trưởng ban kinh tế kế hoạch, vật tư.
Phạm vi ký kết hợp đồng.
* Được ký kết các loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng theo chức
năng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh, hành nghề với tư cách
pháp nhân của xí nghiệp, chi nhánh.
* Các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng có giá trị <= 500 triệu đồng
* Các hợp đồng khoán phải kèm theo văn bản hạ giá thành theo đúng
nội dung của quyết định số 40/HĐBT.
* Các hợp đồng theo giấy uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
* Các hợp đồng khác ngoài quy định này đều phải trình duyệt Công ty
qua phòng kinh tế kế hoạch.
- Thủ tục ký kết.
Công ty, xí nghiệp, chi nhánh của Công ty chỉ được ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng khi đã thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà nước, Tổng công ty bao gồm:
+ Công trình được xây dựng được triển khai theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng NĐ52/1999 của Chính phủ và đã được triển khai theo quy chế đấu thầu hiện hành (nếu giao thầu phải có quyết định về giao thầu của cấp có thẩm quyền).
+ Đã được Hội đồng định giá cơ sở thông qua, Giám đốc đơn vị (hoặc chủ công trình trực tiếp nhậm thi công) ký vào hợp đồng.
+ Đã được Giám đốc Công ty uỷ quyền ký (nếu giá trị và quy mô cho phép).
+ Đã được kiểm tra về các điều kiện kinh tế, tổ chức thi công, tiến độ và an toàn bảo hộ lao động.
+ Những hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Công ty ký với nhà thầu bên ngoài trước khi có nhất thiết phải có: dự toán trúng thầu (là dự toán đã được điều chỉnh sau khi có quyết định trúng thầu và là giá sẽ được chủ đầu tư thanh toán), dự toán theo đơn giá địa phương, giá thoả thuận, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Người đại diện của chủ thể hợp đồng kinh tế phải được thực hiện đúng pháp lệnh HĐKT và theo phân cấp của Công ty.
+ Việc Công ty giao cho đơn vị thực hiện hợp đồng và uỷ quyền cho đơn vị thay mặt cho Công ty triển khai công việc theo điều khoản đã ký với đối tác bằng giấy giao nghĩa vụ hoặc hợp đồng khoán gọn. Đồng thời sẽ uỷ quyền cho đơn vị hoàn tất thủ tục nghiệm thu khối lượng hoàn thành nhưng việc thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành phải thông qua tài khoản của Công ty hoặc đơn vị (nếu đơn vị có tài khoản), các đơn vị không có tài khoản hoặc các chủ công trình nhận khoán gọn không được thanh toán trực tiếp với đối tác ký hợp đồng.
Các quyết định cụ thể trong hợp đồng gồm: tiến độ thực hiện, thưởng phạt hợp đồng, bảo lãnh hợp đồng, điều kiện thanh toán, hình thức thanh toán cần được thể hiện chặt chẽ theo đúng pháp luật, có đủ điều kiện ràng buộc cụ thể và được thực hiện trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
Các chi phí về dịch vụ, môi giới, trích phần trăm cho bên phải tuân thủ theo nghị định 59CP và quyết định của Tổng công ty, Công ty về hoa hồng, môi giới.
Giá trị hợp đồng phải thể hiện phần: chi phí chịu thuế tính trước và thuế VAT, trong chi phí chịu thuế tính trước không đưa thuế VAT đầu vào.
Không được tuỳ tiện lập các văn bản bổ xung hợp đồng khi hợp đồng chính không có quyết định này. Trong trường hợp cần phải có phụ lục thì phải có điều kiện như hợp đồng thứ hai về công việc đã ký kết. Người ký kết hợp đồng đồng thời là người ký phụ lục hợp đồng, không được uỷ quyền cho người thứ ba ký phụ lục.
Những hợp đồng có sử dụng ngoại tệ hoặc liên quan đến ngoại tệ nhất thiết phải quy định rõ tỉ giá quy đổi ở thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm thanh toán và có điều kiện về trượt giá.
Khi các phòng, ban chức năng được Giám đốc phân công theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng như phòng kỹ thuật chất lượng theo dõi hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Phòng quản lý cơ giới theo dõi hợp đồng mua bán thiết bị, vật tư. Phòng dự án theo dõi hợp đồng tư vấn thì lúc kết thúc hợp đồng phải có biên bản thanh lý hợp đồng. Khi thanh lý hợp đồng theo từng loại hợp đồng các đơn vị phải hoàn thành tất các thủ tục kèm theo (biên bản nghiệm thu, hoàn công, hoá đơn,chứng từ). Và phải được phòng ban nghiệp vụ theo dõi ký xác nhận theo biểu mẫu quy định.
Đối với công trình đấu thầu, những điều kiện và các vấn đề đưa ra trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu là một phần của điều kiện hợp đồng kinh tế bắt buộc phải thực hiện. Vì vậy ngay từ khi thương thảo và lập hồ sơ thầu xem xét liên hệ đến nội dung của pháp lệnh HĐKT, các quyết định của Chính phủ, Bộ, Ban ngành của liên quan, các quy định hiện hành của Công ty để đưa vào nội dung thầu cho phù hợp.
Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng theo đúng hướng dẫn 626 TCT/KTKH.
2.3.1. quản lý hợp đồng.
- Tập trung khâu HĐKT vào một đầu mối là ở phòng Kinh tế kế hoạch Công ty và ban kinh tế, kỹ thuật ở các đơn vị.
- Bất cứ chủ thể hợp đồng là Công ty hay đơn vị ký đều phải có chữ ký nháy của trưởng (phó) phòng Kinh tế kế hoạch Công ty hoặc người phụ trách công tác theo dõi hợp đồng hợp đồng của phòng Kinh tế kế hoạch.
- Đơn vị được giao thực hiện hợp đồng không được giao lại toàn bộ hoặc một phần công việc cho người khác nếu k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV600.doc