CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG.
I. Tổng quan về hợp đồng tín dụng.
1. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng.
1.2 Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
2. Hợp đồng tín dụng.
1.1 Khái niệm
1.2 Vai trò của hợp đồng tín dụng
3. Luật điều chỉnh của hợp đồng tín dụng
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng.
1. Các quy định chung.
1.1 Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
1.2 Chủ thể và khách thể khi ký kết một hợp đồng tín dụng
1.3 . Nội dung của hợp đồng tín dụng
1.4 Các nguồn vốn huy động để cho vay với hợp đồng tín dụng
1.5 Các biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng
2. Chế độ ký kết hợp đồng tín dụng
2.1 Điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn
2.2 Điều tra thu thập và tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
2.3 Phân tích và thẩm định dự án
2.4 Quyết định chi vay
2.5 Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố và hồ sơ cho vay
3. Chế độ thực hiện hợp đồng tín dụng.
3.1 Phát tiền vay
3.2 Giám sát khách hàng sử dụng vốn và theo dõi rủi ro.
3.3 Thu hồi và gia hạn nợ
3.4 Xử lý rủi ro trong hợp đồng tín dụng.
4. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ tín dụng.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN.
I. Khái niệm chung về tình hình tổ chức và hoạt động của công ty Tài Chính Bưu Điện.
1. Giới thiệu chung
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành của công ty.
2. Quyền và nghĩa vụ phát sinh trong kinh doanh.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
4. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
4.1. Đánh giá điều kiện môi trường.
4.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh 2005 – 2010, chiến lược sản phẩm trên thị trường.
II. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty Tài Chính Bưu Điện
1. Các qui định về việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng cho vay tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
1.1. Các qui định chung.
1.2. Xem xét về một ví dụ cụ thể.
1.3. Tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng cho vay tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
2. Một số vấn đề tồn tại và hạn chế khi kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng trung và dài hạn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THÚC ĐẨY VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
I. Kiến nghị
1. Một số kiến nghị về phía cơ quan chức năng.
2. Kiến nghị đối với Công Ty Tài Chính Bưu Điện
II. Giải pháp.
1. Một số giải pháp chung.
2. Những biện pháp cụ thể về cải thiện môi trường pháp lý về hợp đồng tín dụng tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
2.1. Thực hiện chế độ cho vay đúng quy định
2.2. Ban hành các quy định cụ thể cho vay trung và dài hạn
2.3. Tạo mối liên hệ thường xuyên với khách hàng
2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
KẾT LUẬN
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty tài chính bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh chung về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì tuỳ theo tính chất mức độ mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong điều 54 luật các tổ chức tín dụng.
Thẩm quyền xử lý vi phạm, theo điều 127 luật các tổ chức tín dụng quy định: Ngân Hàng Nhà Nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án. Việc khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 128.1 Luật các tổ chức tín dụng).
Chương II
Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng tại công ty Tài Chính Bưu Điện
I. Khái quát chung về tình hình tổ chức và hoạt động của công ty Tài Chính Bưu Điện
1. Giới thiệu chung.
1.1 Lịch sử hình thành công ty Tài chính Bưu Điện.
Sau đại hội VI, 1986 thì đất nước ta đã chuyễn từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp (cơ chế kế hoạch hoá tập trung ) sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, cùng với sự thay đổi đó thì hàng loạt các thay đổi khác đã diễn ra cho phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh mới. Trong đó có việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước một trong những giải pháp đưa ra là việc hình thành các tổng công ty mạnh để có khả năng cạnh tranh trên thị trường và tạo tiềm lực lớn cho đất nước. Một trong những công ty đó là Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (viết tắt: VNPT). Nó được thành lập theo quyết định số 249/TTG ngày 29/4/1995 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam và nghị định số 51/CP ngày 1/8/95 của chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Trong những năm đầu thành lập thì mô hình của tổng công ty như sau:
Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt nam
Khối hạch toán độc lập
Khối hạch toán phụ thuộc
Các đơn vị hành chính sự nghiệp
Các lên doanh và các công ty cổ phần
Sau 10 năm hoạt động, Tổng công ty đã và đang trở thành một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhất là trong tình hình hiện nay đất nước đang bước sang một thời kỳ mới đó là thời kỳ của công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, điện tử viễn thông và thời kỳ mà đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới đang thực hiện chính sách mở cửa “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác, hoà bình phát triển cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” thì xu thế cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn, để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin khi hội nhập vào khu vực và thế giới thì bắt buộc các tổng công ty phải liên kết với nhau để trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, với sự chuyên môn hoá trong điều hành quản lý kinh tế tài chính. Do đó mô hình công ty trong Tổng công ty nhà nước được đưa ra trong thực tiễn nhằm hỗ trợ một phần vấn đề về vốn tài chính để góp phần đưa các tổng công ty này thành những tập đoàn kinh tế mạnh nhằm thực hiện được vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường.
Trong hoàn cảnh đó, tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện căn cứ vào:
- Nghị định số 12/CP ngày 11/2/96 của chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ máy của tổng cục Bưu điện.
- Nghị định 51/CP ngày 1/8/95 của chính phủ phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Nghị định số 50/CP ngày 28/8/96 và nghị định số 38/CP ngày 28/4/97 của chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp nhà nước.
- Căn cứ vào công văn số 508/CP - ĐMDN ngày 8/5/98 của chính phủ về thành lập Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
- Xét đề nghị của hội đồng quản trị tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam tại công văn số 88/KTTKTC ngày 4/6/98 về việc thành lập công ty bưu chính bưu điện.
Căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 2/7/98 của hội đồng thẩm định thành lập Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
Theo đề nghị của vụ tổ chức cán bộ.
Đã ra quyết định số 415/98/QĐ - TCCB ngày 7/8/98 về việc thành lập Công Ty Tài Chính Bưu Điện và hoạt động theo giấy phép số 03/GP – NHNN do thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước cấp ngày 10/10/98 và giấy đăng ký kinh doanh số 112959 do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 12/6/98 và đã đi vào hoạt động ngày 25/11/98.
Tên chính thức của công ty: Công ty Tài Chính Bưu Điện.
Tên giao dịch quốc tế: Post anh Telecommunication Finance Company
Tên giao dịch quốc tế: PTF
Trụ sở chính của công ty: Công Ty Tài Chính Bưu Điện 62 đường Nguyễn Du quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 70 000 000 000 VNĐ, (bảy mươi tỷ đồng ), trong đó hầu hết vốn bằng tiền.
Tài khoản của công ty được mở tại sở giao dịch ngân hàng công thương Việt Nam theo số tài khoản 710A01919.
Thời gian hoạt động của Công Ty Tài Chính Bưu Điện là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động nhưng thời hạn nay không vượt quá thời hạn hoạt động của tổng công ty bưu chinh viễn thông Việt Nam.
Như vậy tổng Công Ty Tài Chính Bưu Điện là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc khối hoạch toán độc lập trong tổng công ty bưu chính viễn thông do vậy đây là đơn vị hoạch toán độc lập.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
a. Vị trí của PTF.
Là một đơn vị thành viên 100% vốn của tổng công ty và hoạch toán độc lập, chịu sự quản lý của tổng công ty về vốn, chiến lược phát triển và tổ chức nhân sự.
Mặt khác đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và tổ chức tín dụng trong thị trường tài chính nên công ty chịu sự quản lý của ngân hàng về phạm vi hoạt động do vậy đây là tổ chức trung gian giưã tổng công ty với thị trường tài chính, giữa cơ quan đầu não của tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau.
b. Phạm vi hoạt động.
Hoạt động của PTF nằm trong phạm vi của tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, các doanh nghiệp cùng nghành kinh tế kỹ thuật tại Việt Nam.
c. Chức năng và nhiệm vụ.
Công Ty Tài Chính Bưu Điện có các chức năng và nhiệm vụ sau:
Huy động vốn để cho vay phục vụ nhu cầu kinh doanh và các dự án đầu tư của tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tổng công ty; pháp hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và chứng từ có giá trị theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các dịch vụ tài chính, tiền tệ khác được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.
Huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội bộ của Tổng công ty và các đơn vị trong ngành kinh tế- kỷ thuật mà tổng công ty kinh doanh.
1.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành của Công Ty Tài Chính Bưu Điện
a. Nguyên tắc tổ chức và điều hành.
Công ty Tài Chính Bưu Điện chịu sự quản lý của Tổng công ty về vốn, chiến lược phát triển, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.
Công ty Tài chính thực hiện nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng, ngân hàng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty tài chính chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước.
Tổng công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về các khoản đầu tư và cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty khi các qui định đó do các tổng công ty qui định cũng như các qui định khác của tổng công ty liên quan đến hoạt động của tổng công ty.
b. Cơ cấu tổ chức của Công Ty Tài Chính Bưu Điện.
Mô hình:
Cơ cấu tổ chức Công ty Tài Chính Bưu Điện
giai đoạn 2001-Giám Đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Tổ thẩm định dự án đầu tư
Phòng hành chính lễ tân
Tổ tổng hợp kiểm soát
Phòng đầu tư chứng khoán
Phòng tin học thống kê
Phòng tổ chức lao động
Phòng nghiên cứu thị trường
Chi nhánh TPHCM
Chi nhánh Hà Nội
2003
c. Tình hình nhân sự.
Từ năm 1998 đến nay tình hình nhân sự của công ty có sự thay đổi về số lượng cụ thể năm 1998 công ty có 48 người lao động nhưng đến năm 2001 đã tăng lên 65 người và hiện nay theo số liệu ngày 31/12/2001 chỉ còn lại 60 người. Những người làm việc tại Công Ty Tài Chính Bưu Điện ngoài ba chức danh được bổ nhiệm là: Giám đốc, phó giám đốc, và kế toán trưởng thì những người còn lại nói chung đều làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ một năm đến ba năm. ngoài ra còn có một số ít người làm theo hợp đồng mùa vụ (bảo vệ). Những người vào làm việc tại công ty thường được tuyển chọn theo nguyên tắc tuyển dụng được đào tạo theo chức danh có kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy nhân sự của công ty làm việc ở đây đều được qua đào tạo chính qui làm đúng nghề được đào tạo và tiếp tục đào tạo theo chuyên nghành cụ thể khi làm việc tại công ty hiện nay theo số liệu ngày 31/12/2001 thì công ty có 60 nhân viên trong đó có một tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 46 cử nhân, hai kỹ sư và bốn nhân viên chưa qua đào tạo. độ tuổi trung bình của nhân viên là 30 tuổi, tiền lương bình quân của mỗi công nhân viên trong công ty trong năm 2001 là 1,96 triệu đồng.
2. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong kinh doanh.
Công Ty Tài Chính Bưu Điện là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên phải chấp hành pháp luật về ngân hàng, luật doanh nghiệp nhà nước và luật tổ chức tín dụng đồng thời phải chấp hành các thông lệ quốc tế về hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.
Công ty Tài chính Bưu Điện có các quyền và nghĩa vụ sau:
Theo điều 25 quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng.
Tổ chức tín dụng có quyền.
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có khả thi, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc tổ chức tín dụng không có đủ nguồn vốn để cho vay.
- Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
- Chấm dứt việc cho vay thu hồi nợ trước hạn khi khách hàng khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng tín dụng theo qui định của pháp luật.
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo qui định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn.
Miễn giảm lãi vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, theo qui định của qui chế này; mua bán nợ theo qui định của Ngân Hàng Nhà Nước và thực hiện việc đảo nợ, xoá nợ theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra công ty có quyền xác định mức tín dụng cho mỗi khách hàng, xác định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền phạt trong các hoạt động dịch vụ.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Lưu trữ hồ sơ tín dụng phù hợp với qui định của pháp luật.
3.Kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy mới thành lập và hoạt động vào ngày 25/11/1998 nhưng từ năm 1999 đến nay Công Ty Tài Chính Bưu Điện đã có một bước nhảy vượt bậc đó là sự cố gắng hết mình của ban giám đốc cũng như các thành viên của công ty, biểu hiện cụ thể cho những cố gắng đó là các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch như năm 1999 kế hoạch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 353,6 triệu nhưng công ty đã thực hiện được 959,38 triệu đồng đạt 271,32% và các khoản nộp ngân sách trong năm 1999 theo kế hoạch là 172,45 triệu đồng nhưng công ty đã thực hiện được 466,64 triệu đồng đạt 270,59%. Trong năm 2000 kế hoạch là 203,97 triệu đồng nhưng trong thực tế thì công ty thực hiện được 422,46 triệu đồng đạt 207,12 triệu đồng các khoản nộp ngân sách trong năm 2000 theo kế hoạch 214,71 triệu đồng nhưng thực hiện được 305,18 triệu đồng đạt 142,11% còn trong năm 2001 kế hoạch về lợi nhuận ròng của công ty là 404 triệu đồng nhưng trong khi thực hiện công ty thu được 518,47 triệu đồng đạt 128,33% và các khoản nộp ngân sách theo kế hoạch là 400,85 triệu đồng nhưng công ty đã thực hiện được 413,13 triệu đồng đạt 103,06%. Tuy hai chỉ tiêu cơ bản là lợi nhuận sau thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt và vượt mức kế hoạch thì cũng còn một số chỉ tiêu khác không đạt như chỉ tiêu về doanh thu và chi phí trong năm 1999 không đạt cụ thể kế hoạch về doanh thu 6706 triệu đồng nhưng chỉ thực hiện được 5927,06 triệu đồng giảm 11,62% so với kế hoạch và tổng chi phí theo kế hoạch 6186 triệu đồng nhưng thực hiện chỉ đạt ở mức 4516,21 triệu đồng tương ứng giảm 26%. Từ những số liệu trên cũng cho chúng ta thấy một điều rằng tuy hàng năm công ty vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch nhưng số lượng vượt mức lại không đáng kể.
Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự giảm sút đó?
Một trong những nguyên nhân chính là vì trong năm 1999 thì hoạt động của công ty chủ yếu là gửi tiền vào ngân hàng và thăm dò thị trường thì trong những năm 2000, năm 2001 công ty bắt đầu thực hiện nghiệp vụ của mình nhiều hơn năm 1999 như: Nghiệp vụ huy động vốn, tư vấn cho khách hàng, cũng cho các doanh nghiệp khác, đầu tư cho vay, pháp tín phiếu, nhận uỷ thác v v Nhưng những khoản lợi nhuận thu từ hoạt động này lại không mang lại lợi nhuận trong năm 1999 và 2000 mà cho những năm 2001,2002. Mặt khác, mô hình công ty tài chính lại là một mô hình mới do vậy ngoài những văn bản hiện hành như: Luật ngân hàng, luật tổ chức tín dụng…thì không có một văn bản cụ thể nào đặc biệt không có văn bản về quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. Do đó những văn bản hiện hành hiện nay khi đtôi vào áp dụng thường bị chồng chéo dẫn đến vấn đề khó khăn cho công ty trong việc vạch ra các chiến lược để hoạt động.
Bảng tổng kết kết quả kinh doanh của công ty từ 1999 đến 2001(trang sau)
Tổng công ty
Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
Công ty Tài Chính Bưu Điện.
Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
1
Doanh thu
6706
5927,06
88,38
5946,82
6240,78
104,97
16700
16719,35
100,12
2
Chi phí
6186
4516,21
73,01
5529
5619,52
101,64
16105
15957,73
99,09
3
Lợi nhuận TT
520
1410,85
271,32
299,96
612,26
207,12
595
761,62
128
4
Lợi nhuận ST
353,6
959,38
271,32
203,97
422,46
207,12
404
518,47
128,33
5
Các khoản NNS
172,45
466,64
270,59
214,71
305,18
142,11
400,85
413,13
103,06
Thuế VAT
5,2
117,87
92,17
78,19
210
162,23
77,25
Thuế TNDN
166,4
451,47
271,32
95,99
198,8
207,11
238,53
125,54
Thuế TN CN
14,32
13,31
190
11,51
Thuế khác
0,85
0,85
100
0,85
0,85
100
0,85
0,85
100
Kết quả hoạt động cụ thể
Hoạt động cho vay
Đối với cho vay ngắn hạn:
ngoài các khách hàng cũ, công ty mở rộng thêm quan hệ với bốn đơn vị mới đó là: Nhà Máy vật liệu Bưu điện, công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội, trung tâm chuyễn giao ứng dụng công nghệ và dịch vụ viễn thông, xí nghiệp in Bưu điện và những đơn vị này đã trở thành khách hàng thường xuyên của công ty.
Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh thu đều cao hơn dự kiến kế hoạch và cao hơn nhiều lần so với năm 2000.
Kết quả thực hiện cho vay ngắn hạn trong năm 2001.
TT
Chỉ tiêu
KH
TH
%
1
Doanh số
110.000
31576
287%
2
Doanh thu
556
559,5
101%
- Đối với cho vay trung dài hạn.
Năm 2001 là năm đầu tiên công ty bắt đầu thực hiện cho vay trung hạn để đầu tư cho các dự án của các đơn vị hạch toán độc lập. Kết quả đã có hai dự án đầu tư trung dài hạn của hai đơn vị qua PTF với tổng hạn mức vay là 5,1 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2001 đã có 60/61Bưu điện tỉnh, thành và 4 công ty dọc có quan hệ với PTF.
Ngoài số dự án tổng công ty giao vay qua PTF tăng hơn năm 2000, số dự án đơn vị tự đăng ký vay qua PTF (bao gồm những dự án theo KHĐTXDTCT phân đơn vị tự vay và những dự án phân cấp) cũng tăng hơn trước. Cụ thể:
Năm 2000
Năm 2001
TCT giao vay
335 tỷ
515 tỷ
Đơn vị tự vay
86,6 tỷ
130 tỷ
Năm 2001 số tiền ký hợp đồng tín dụng và doanh thu đều đạt hoặc cao hơn dự kiến kế hoạch và cao hơn nhiều so với năm 2000. Tuy nhiên, do những năm 2001TCT giao dự án phân nguồn vay tại PTF quá muộn (đầu năm giao 30% kế hoạch, ngày 30/8/2001 mới giao tiếp 70% còn lại) thời gian vay vốn bị đẩy lùi lại so với dự kiến kế hoạch của PTF, vì vậy chỉ tiêu giải ngân chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch đề ra.
Cụ thể tổng doanh thu cho vay trung dài hạn trong năm 2001.
TT
Chỉ tiêu
KH
TH
%
1
Doanh số
2893,8
5480,3
189%
2
Doanh thu
553
655,2
118%
Hoạt động huy động nguồn vốn để cho vay
Năm 2001 công tác huy động vốn luôn bảo đảm nhu cầu cho vay với khối lượng vốn huy động cả năm là 442 tỷ đạt 110,6%so với kế hoạch và bằng 132% so với cả năm 2000.
Ngoài những ngân hàng có quan hệ thường xuyên, năm 2001 PTF mở thêm quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải.
+ hoạt động đầu tư chứng khoán.
Công ty đang xây dựng phương án và hoàn tất thủ tục vào cổ phiếu của CT-IN: 50 triệu đồng.
- Hoàn thành việc xây dựng phương án đầu tư vào cổ phiếu của PTC; cổ phiếu của Công ty cổ phần du lịch Bưu điện; Khách sạn Bưu điện Nha Trang.
- Hoàn thành việc xây dựng phương án đầu tư vào cổ phiếu SACOM trên thị trường chứng khoán; phương án đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đấu thầu qua TTGDCK.
- Hoàn thành việc xây dựng phương án đầu tư thông qua uỷ thác cho thuê tài chính, đã ký thoả thuận nguyên tắc với công ty cho thuê tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện phương án này.
Quản lý vốn đầu tư, bao gồm tài sản, Hacisco, Công trái.
Hoàn thành phương án hợp tác đầu tư với xí nghiệp in, tuy nhiên do một số khách quan nên dự án không thực hiện được.
Xây dựng đề án thành lập công ty cổ phần tư vấn và môi giới bảo hiểm.
Mức thực thu của hoạt động trong năm 2001 mới chỉ thu từ kinh doanh giấy tờ và lợi tức cổ phiếu là thấp( khoảng 7 triệu đồng), song trong thực tế mức dự thu từ các hoạt động đầu tư trong 2001 lớn hơn khoản 147 triệu đồng.
+ Hoạt động ngân quỹ
công ty đã thiết lập quan hệ với 9 ngân hàng nước ngoài và 11 ngân hàng cổ phần và quốc doanh trong nước. Việc quan hệ với các ngân hàng nước ngoài được thực hiện thông qua dạng hợp đồng gửi tiền, không mở tài khoản tạo góp phần tăng doanh thu ngân quỹ do lãi suất chào mời của các ngân hàng này cao.
Lập báo cáo đánh giá các hoạt động kinh doanh tiền tệ hàng tháng.
Lập nguồn dự phòng hợp lý kết hợp với kinh nghiệm giải ngân tạo cơ sở cho việc đáp ứng kịp thời các nguồn phát sinh ngoài kế hoạch.
Thực hiện việc theo giỏi biến động trên thị trường kết hợp với xu hướng thống kê biến động năm 2000 của thi trường tiền tệ giúp cho việc tập trung được nguần tiền vào đúng thời điểm lãi suất lên cao nhất của thi trường
( tháng 7/2001gửi dài hạn 6 tháng khoảng 25 tỷ đồng với lãi suất 8,5% đến 9,1%) góp phần tăng mạnh doanh thu tiền gửi cho công ty.
+ Hoạt động tư vấn nghiên cứu
- Tư vấn đầu tư: Tư vấn lập dự án cho Hacisco với mức phí 4 triệu đồng.
- Tư vấn phát hành: Với mức dự thu khoảng 36,5 triệu đồng từ một số hoạt động như; Tư vấn phát hành cổ phiếu cho PTC, CT-IN, tư vấn phát hành nhận nợ cho công ty Tem.
Xây dựng một số phương án huy động vốn cho tổng công ty như; Đề án phát hành trái phiếu của tổng công ty ở cấp phòng, phương án phát hành kỳ phiếu của Tổng công ty huy động vốn từ các đơn vi, cán bộ công nhân viên trong ngành và báo cáo các vấn đề pháp lý đầu tư vào Gluon Networks.
- Tư vấn quản lý doanh nghiệp cụ thể : Tư vấn cổ phần hoá thì công ty tài chính đã tư vấn cho 2 đơn vị là Cokyvina và Công ty XLBĐ Hồ Chí Minh với mức phí thực hiện đạt 110 triệu đồng đạt 92% so với kế hoạch. Ngoài ra công ty còn tư vấn xây dựng quy trình quy chế cho 6 đơn vị đó là: Hacisco, khách sạn Bình Dương, Xí nghiệp in Bưu điện, Tiêt kiệm Bưu điện, CT-IN và xí nghiệp in Tem Hồ Chí Minh với mức phí hiện đạt 197 triệu đồng( bằng 131%kế hoạch).
- Công tác thẩm định quyết toán. Tính đến hết tháng 12/2001, tổ thẩm định dự án đã thẩm định được 688 dự án với số tiền quyết toán là 2.239.565 đồng (bằng 74,5% so với kế hoạch), tuy kết quả làm và tạo doanh thu cho công ty, với doanh thu khoảng 460 triệu đồng. Hơn nữa, qua công tác này công ty có được uy tín với tổng công ty và uy tín với các đơn vị, từ đó tạo cơ hội thuận lợi cho các công tác khác đặc biệt là công tác tín dụng.
Cụ thể số liệu về thẩm định quyết toán năm 2001.
TT
Chỉ tiêu
KH
TH
%
1
Số dự án
0
640
2
Doanh số
3000
2239,5
78%
3
Doanh thu
0
227,3
- Nghiên cứu đề tài. Trong 2001 công ty đã hoàn thành hai đề tài là 065 và 066 với tổng công ty và tham gia viết đề tài’Khả năng tham gia thị trường chứng khoán của Tổng công ty’ với viện Kinh tế Bưu điện. Mức dự thu 3 đề tài trên khoảng 90 triệu đồng.
4. Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
4.1. Đánh giá điều kiện môi trường hoạt động.
a. Điều kiện về cơ chế chính sách.
a.1 Thuận lợi
Tuy các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách trong hoạt động của công ty tài chính trong Tổng công ty vẫn tiếp tục, nhưng trong năm 2002 cơ chế, chính sách đối với hoạt động của công ty có thể được cải thiện thông qua các văn bản sau:
- Thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế : Với việc xây dựng VNPT thành tập đoàn kinh tế thì vai trò của công ty Tài chính Bưu Điện sẽ được xác định ro ràng, chính xác hơn. Vì vậy Tổng công ty có thể mở rộng một số hoạt động cho công ty:
+ Phát triển các hình thức đầu tư mới cho Tổng công ty như đầu tư ra thị trường nước ngoài.
+Quản lý vốn góp của Tổng công ty tại các liên doanh, cổ phần.
+Mở rộng các dịch vụ tư vấn của công ty : Tư vấn thẩm định, tư vấn phát hành trái phiếu, kỳ phiếu huy động vốn.
- Nghị định về công ty tài chính trong các Tổng công ty: với việc thông qua nghị định này trong năm 2002 theo dự kiến của NHNN thì một số bất cập trong hoạt động của công ty có thể được khắc phục, hoạt động của công ty có thể được mở rộng hơn với các hoạt động mới như bao thanh toán.
- Quy định về đồng tài trợ có thể được sửa đổi cũng sẽ giúp cho công ty thuận lợi hơn trong hoạt động đồng tài trợ.
- Quy định cơ chế uỷ thác cho vay của tổ chức tín dụng có thể được ban hành sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng nước ngoài có cơ sở để thực hiện hình thức này, do đó việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn.
- Có thể được hoạt động ngoại hối: Với nghị định về công ty tài chính trong các Tổng công ty được ra đời với hoạt động của công ty trong thời gian qua, có thể trong năm 2002 công ty sẽ được NHNN cho phép hoạt động ngoại hối. Do đó việc huy động và cho vay bằng ngoại hối của công ty có thể được triển khai thuận lợi hơn.
a.2 Khó khăn
Tuy có thể có một số tiến triển, nhưng cơ chế, chính sách đối với họat động của công ty vẫn sẽ gặp những khó khăn không nhỏ:
- Các cơ chế, chính sách do NHNN quy định cho các công ty tài chính vẫn rất khắt khe, một phần do một số bất hợp lý trong Luật các tổ chức tín dụng, một phần do tâm lý sợ khó kiểm soát đối với các công ty này của NHNN.
- Các cơ chế, chính sách cho hoạt động của công ty trong VNPT sẽ vẫn rất hạn chế do sự không tách bạch được giữa quản lý và kinh doanh về tài chính trong nội bộ Tổng công ty và sự chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và năng lực của công ty.
b. Điều kiện về thi trường.
b.1 Thuận lợi.
Trong năm 2002 với mục tiêu tiếp tục mở rộng tất các hoạt động kinh doanh của công ty và với cơ chế, chính sách có thể được cải thiện, thị trường hoạt động của công ty có thể được mở rộng về phạm vi, cũng như đối tượng:
- Về phạm vi:
+ Mở rộng phạm vi hoạt động tới tất cả các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
+ Mở rộng phạm vi hoạt động tới các đơn vị ngoài Tổng công ty, nhất là đối với các lĩnh vực tư vấn.
+Mở rộng khả năng hợp tác không chỉ các NH mà cả các Tổ chức tín dụng khác như các công ty bảo hiểm, các công ty cho thuê tài chính…
+ Phát huy các hoạt động truyền thống.
+ Mở rộng và phát triển các hoạt động mới khi được cho phép dựa trên các chuẫn bị, nghiên cứu đã được thực hiện.
b.2 Khó khăn
- Tuy có thể được mở rộng, song nhìn chung đối tượng hoạt động của công ty vẫn còn khá nhỏ bé. Hơn thế nữa phần lớn các dự án của ngành đã có kế hoạch nguồn vốn để thực hiện.
- Nguồn vốn kinh doanh ngân quỹ trong năm 2002 có khả năng giảm do các hoạt động đầu tư trong năm 2002 sẽ tăng thêm, bên cạnh đó khả năng tìm kiếm thêm nguồn vốn giành cho hoạt động ngân quỹ cũng chưa tìm thấy do hiện nay chính sách đổi mới, xắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước mới đang được triển khai, chưa có hướng cụ thể.
- Tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty vẫn triển khai khá chậm chạp vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đế kế hoạch đầu tư cổ phiếu trong ngành cũng như hoạt động tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành của công ty.
- Với tiến trình hội nhập, mở cửa của thị trường bưu chính viễn thông sẽ dần tự do hoá tạo ra sự chia xẻ thị trường.
- Các đơn vị vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính do chưa nhận thức về lợi ích của việc sử dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0029.doc