Đề tài Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex

 

 

Lời mở đầu 1

Chương I. Lý luận về bảo hiểm cháy và nghiệp vụ bảo hiểm cháy 3

I. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm cháy 3

II. Tác dụng của bảo hiểm cháy trong đời sống kinh tế xã hội 8

1. Đặc điểm của bảo hiểm cháy 8

2. ý nghĩa kinh tế xã hội 8

III. Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm cháy 10

1. Một số khái niệm liên quan 10

2. Đối tượng bảo hiểm 11

3. Đơn vị rủi ro 11

4. Phạm vi bảo hiểm 12

4.1. Những rủi ro được bảo hiểm 12

4.2. Rủi ro không được bảo hiểm 14

5. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 16

5.1. Giá trị bảo hiểm 16

5.2. Số tiền bảo hiểm 17

6. Phí bảo hiểm và các nhân tố ảnh hưởng 21

6.1. Phí bảo hiểm và cách xác định 21

6.2. Các yếu tố làm tăng phí bảo hiểm 25

6.3. Các yếu tố làm giảm phí bảo hiểm 26

7. Giám định bồi thường 28

7.1. Giám định tổn thất 29

7.2. Giám định bồi thường 31

Chương II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 36

I. Khái quát chung về công ty 36

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 36

1.2. Tổ chức bộ máy và cán bộ 37

II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PJICO 40

1. Công tác khai thác 40

1.1. Tuyên truyền quảng cáo 41

1.2. Điều tra và đánh giá rủi ro 42

1.3. Giấy chứng nhận bảo hiểm 43

1.4. Bổ sung sửa đổi tài sản được bảo hiểm 44

1.5. Hoa hồng phí 45

2. Công tác giám định và bồi thường 51

3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 56

4. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy ở PJICO 59

4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 59

4.2. Hiệu quả kinh doanh 63

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO 68

Kết luận 75

Tài liệu tham khảo 79

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan để nắm được tình huống xảy ra cháy, thời gian, không gian nguyên nhân do đâu? Quá trình cháy diễn ra như thế nào, thái độ của người được bảo hiểm trước và sau khi xảy ra cháy như thế nào, ai là người cuối cùng rời khỏi khu vực xảy ra tổn thất trước khi sự cố xảy ra, có thực hiện việc kiểm tra an toàn trước khi rời khỏi khu vực tổn thất hay không, khi xảy ra tổn thất công tác cứu hoả có kịp thời hay không. Trong các trường hợp cần thiết có thể trưng cầu giám định kĩ thuật hoặc thành lập hội đồng giám định với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn để xác định nguyên nhân và mức độ xảy ra tổn thất. Khi xác định nguyên nhân, cần lưu ý xem xét những câu hỏi sau: cái gì đã xảy ra, vì sao xảy ra, chúng lẽ ra đã có thể không thể xảy ra không? Đối với những thiệt hại nhẹ, nguyên nhân đơn giản, rõ ràng, số lượng tài sản hư hỏng không nhiều, bằng quan sát bên ngoài có thể xác định mức độ thiệt hại, thì giám định viên chỉ cần lập biên bản giám định giản đơn và một lần (xem phụ lục trang 89). Trường hợp phát sinh tổn thất đối với nhiều loại tài sản nhà xưởng, máy móc, hàng hoá…khó đánh giá thiệt hại bằng quan sát thông thường thì ngoài biên bản giám định ban đầu, cần có những biên bản giám định hoặc đánh giá bổ sung phát sinh trong quá trình sửa chữa, khắc phục hậu quả thiệt hại. Để không bỏ sót biên bản giám định nên kê khai hệ thống từng loại, hạng mục tài sản bị thiệt hại. Sau khi tiến hành giám định, hướng dẫn người được bảo hiểm tiến hành công tác thu dọn hiện trường, di chuyển tài sản hư hỏng. Đối với những tài sản có thể sửa chữa được, trước khi sửa chữa yêu cầu người được bảo hiểm cùng công ty bảo hiểm thống nhất phương án sửa chữa. Khi phát sinh thiệt hại liên quan đến người thứ ba, người được bảo hiểm phải cung cấp thông tin và hồ sơ liên quan giúp công ty bảo hiểm đòi bên thứ ba. 7.2. Giám định bồi thường: Sau khi lập biên bản có đầy đủ chữ kí của các bên có liên quan, công ty bảo hiểm sẽ dựa vào biên bản này dự trù số tiền bồi thường một lần hay nhiều lần (với việc trả một tỉ lệ lãi suất nhất định) người hưởng quyền lợi bảo hiểm. Thông thường công ty bảo hiểm thực hiện một trong hai phương pháp bồi thường sau đây: Bồi thường theo quy tắc tỉ lệ số tiền bảo hiểm Phương pháp này có mục đích tránh cho công ty bảo hiểm phải chịu những phiền toái về khiếu nại đồng thời ngăn ngừa người tham gia bảo hiểm lợi dụng bảo hiểm (trục lợi bảo hiểm). Theo phương pháp này việc bồi thường được quy định như sau: Nều thời điểm xảy ra tổn thất mà “số tiền bảo hiểm”nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì số tiền bồi thường sẽ là: Giá trị Số tiền bảo hiểm Sbt = tổn thất x thực tế Giá trị bảo hiểm Như vậy theo phương pháp này khi tổn thất xảy ra người được bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một phần tổn thất vì trong thực tế “số tiền bảo hiểm” thường nhỏ hơn “Giá trị bảo hiểm”. Trong trường hợp "số tiền bảo hiểm” bằng" Giá trị bảo hiểm” của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang bằng giá trị thiệt hại. Tuy vậy, vẫn có thể xê dịch trong phạm vi 10% vì lí do tăng giảm số tiền bảo hiểm so với mức giá trị tối đa. Nếu tại thời điểm xảy ra rủi ro mà giá trị thực tế trên thị trường của tài sản lớn hơn giá trị tài sản đánh giá trước khi tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thường được xác định như sau Giá trị tài sản khi Giá trị đánh giá tham gia bảo hiểm Sbt = tổn thất x thực tế Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất Nếu tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hại trong khi được bảo hiểm mà tài sản đó lại được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người được bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỉ lệ. Cụ thể: Giá trị tài sản đánh giá Giá trị Tỉ lệ khi tham gia bảo hiểm Sbt = tổn thất x bảo x thực tế hiểm Giá trị tài sản tại thời điểm Xảy ra tổn thất Như vậy ở đây nảy sinh vấn đề là xác định giá trị tổn thất thực tế như thế nào. Người ta thường xác định theo nguyên tắc sau: Đối với nhà cửa :cơ sở để tính số tiền thiệt hại chính là chi phí sửa chữa. Nếu nhà cửa thiệt hại không nghiêm trọng thì thuê một kĩ sư xây dựng ứơc tính thiệt hại. Trường hợp nhà cửa bị thiệt hại nghiêm trọng thì cần thêm một chuyên gia lập dự án sửa chữa với đầy đủ các chi phí và số lượng chủng loại vật liệu cần thiết. Đối với máy móc thiết bị tài sản khác: nếu còn sửa chữa được thì cơ sở tính thiệt hại là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế thì cơ sở tính thiệt hại là chi phí mua mới (trừ khấu hao nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại). Đối với thành phẩm: cơ sở tính thiệt hại là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động và khấu hao tài sản cố định. Nếu giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường, sản phẩm đã bán nhưng chưa giao hàng thì người được bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hoá đó, cơ sở tính thiệt hại là giá bán. Đối với bán thành phẩm: cơ sở tính thiệt hại là chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công) tính đến thời điểm sản xuất. Đối với hàng hoá dự trữ trong kho và hàng hoá trong cửa hàng: cơ sở tính thiệt hại chính là giá mua (xác định theo hoá đơn mua hàng) mà người được bảo hiểm đã trả chứ không phải giá bán hàng bởi vì người được bảo hiểm sẽ thu thêm được một khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua khi hàng hoá bị tổn thất được thay thế bằng hàng hoá mới. Cần lưu ý rằng khấu trừ cả phần mất giá do hàng hoá ứ đọng lâu ngày hoặc không hợp thời trang thị hiếu nữa. Bồi thường theo quy tắc tỉ lệ phí Có một số trường hợp người tham gia bảo hỉểm không đủ tiền nộp phí bảo hiểm đã ấn định. Vì vậy khi xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường: Giá trị Phí đã đóng Sbt = tổn thất x thực tế Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng Vì nghiệp vụ bảo hiểm cháy có số tiền bảo hiểm rất lớn và mang tính chất tích luỹ rủi ro, do đó hầu hết các công ty bảo hiểm đều phải tiến hành tái bảo hiểm và tái bảo hiểm trở thành xương sống của nghiệp vụ bảo hiểm cháy, điều này làm cho người được bảo hiểm yên tâm và công ty bảo hiểm giữ được uy tín với khách hàng khi có tổn thất xảy ra. Lưu ý: số tiền bồi thường được xác định căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế, số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và mức miễn thường. Việc xem xét số tiền bảo hiểm chính là mức độ tối đa mà công ty bảo hiểm phải trả cho khách hàng. Mức miễn thường có thể làm giảm chi phí khi giải quyết những vụ tổn thất nhỏ, công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho những khoản nhỏ hơn mức miễn thường(áp dụng miễn thường có khấu trừ). Khi tổn thất xảy ra, các bước giám định tổn thất đã tiến hành, công ty bảo hiểm cần thống nhất với khách hàng về phương pháp bồi thường, cán bộ bồi thường lập hồ sơ bồi thường. Một hồ sơ bồi thường gồm có: - Giấy thông báo tổn thất - Biên bản giám định của công ty bảo hiểm - Biên bản giám định vụ tổn thất của công an PCCC -Biên bản kê khai và các giấy tờ chứng minh thiệt hại Tiến hành thanh toán bồi thường: Nếu tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm thì công ty sẽ thanh toán số tiền bồi thường sau 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối bồi thường mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như là người được bảo hiểm chấp nhận từ chối bồi thường. Thời hạn để người được bảo hiểm đòi bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm là một năm kể từ ngày tổn thất xảy ra (trừ trường hợp đặc biệt phải có sự thoả thuận trước với công ty bảo hiểm). Quá thời hạn trên công ty bảo hiểm không có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Xử lí tranh chấp và khiếu nại: Mọi tranh chấp giữa hai bên nếu không giải quyết bằng thương lượng sẽ đưa ra toà án kinh tế xét xử. Trong trường hợp người được bảo hiểm là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc cơ quan tổ chức nước ngoài thì mọi tranh chấp sẽ được chuyển cho trọng tài viên do hai bên chỉ định theo tập quán quốc tế. Sau khi các tranh chấp được giải quyết, hoàn thành việc truy đòi người thứ ba (nếu có). Hồ sơ bồi thường khép lại và đưa vào lưu trữ. Chương II Thực tiễn triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex I.Khái quát chung về công ty 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Xuất phát từ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, xuất phát từ chính sách mở cửa phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06-TC/GCN ngày 27/05/1995 của Bộ Tài Chính, giấy phép thành lập số 1873/GP-UB ngày 08/06/1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 060256 ngày 15/06/1995 của Uỷ ban kế hoạch (nay là sở kế hoạch Đầu tư)thành phố Hà Nội, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (tên giao dịch là PJICO)gồm 7 cổ đông sáng lập đã được thành lập, vốn điều lệ của công ty sẽ do các cổ đông tự nguyện đóng góp bằng tiền của mình và một phần do phát hành cổ phiếu trên thị trường. Cụ thể là: Vốn góp của cổ đông bảo hiểm PJICO (Đơn vị: triệu đồng) 1 Tổng công ty xăng dầu VN 28.505 2 Ngân hàng ngoại thương VN 5.500 3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia 4.400 4 Tổng công ty thép VN 3.300 5 Công ty vật tư thiết bị toàn bộ 1.650 6 Công ty điện tử Hà Nội 1.100 7 Công ty TNHH thiết bị an toàn 275 8 Cá nhân 10.275 Tổng cộng 55.000 Như vậy PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam, thành lập và hoạt động ngày 27/05/1995 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/06/1995 với thời gian hoạt động 22 năm kể từ ngày cấp giấy phép, hết thời hạn hoạt động sẽ được xin gia hạn. Với tổng vốn góp ban đầu là 55 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp nhà nước, sự hội tụ này đã tạo cho công ty có nguồn lực và uy tín ngay lần đầu đối với khách hàng. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân của công ty là 38,6%/năm, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng được mở rộng. Năm 2000 vừa qua PJICO đã được nhận danh hiệu anh hùng lao động hạng ba, điều đó càng khẳng định hơn nữa sự thành công của công ty. 1.2.Tổ chức bộ máy và cán bộ Trong công tác tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức hoạt động kinh doanh, công ty đã tổ chức theo kiểu trực tuyến: đứng đầu là Hội đồng quản trị, sau đó là Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc, các phòng ban chức năng để điều hành hoạt động kinh doanh. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí của PJICO do Đại hội đồng cổ đông bầu ra giữa hai kì đại hội. Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và theo những tiêu chuẩn nhà nước bầu ra. Các phòng ban đóng vai trò trực tiếp kinh doanh, tham mưu, cố vấn, còn Tổng giám đốc là người ra quyết định cuối cùng, ngoài ra còn phải phối hợp với các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lí để hoàn thành kế hoạch sản phẩm một cách đồng bộ, chi tiết hơn. Phòng tổ chức tổng hợp: có chức năng quản lí doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lí cán bộ, tổ chức tiền lương, phân phối phúc lợi khen thưởng và chế độ khoán chi phí quản lí, tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong công ty. Phòng tài chính kế toán: phản ánh tình hình thu chi tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Đảm bảo thanh, quyết toán kịp thời cho khách hàng nhằm phục vụ tốt yêu cầu kinh doanh. Xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ theo chế độ quản lí mới, đồng thời tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi tài chính của chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc một cách thường xuyên. Phòng bảo hiểm hàng hải: tiến hành hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp kinh doanh nghiệp vụ hàng hải. Phòng bảo hiểm phi hàng hải: hướng dẫn việc triển khai thực hiện việc khai thác bảo hiểm, kết hợp với phòng tổ chức chỉ đạo kiểm tra các chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lí của công ty trong việc thực hiện khai thác các nghiệp vụ. Phòng tái bảo hiểm: căn cứ vào khả năng tài chính của PJICO để tổ chức thực hiện nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các loại hình bảo hiểm, phối hợp cùng phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc lập các thủ tục cần thiết, tính toán để bồi thường từ nhà tái bảo hiểm. Phòng thị trường: nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng hơn nữa thị phần mà công ty đang nắm giữ, đối với những sản phẩm mới cần tìm kiếm khách hàng, thị trường để sản phẩm đó tồn tại và phát triển. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ của PJICO được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc P.tài sản Hoả hoạn P.BH phi Hàng hải VP.BH KV 1 VP.BH KV 2 VP.BH KV 3 VP.BH KV 4 VP.BH KV 5 VP.BH KV 6 C.N Quảng Ninh C.N Hải Phòng P.bh Thanh Hoá C.N Nghệ An P.BH Hà Tĩnh C.Nhánh Quảng Bình Phòng Kế toán P.Đtư Tín dụng &TTCK C.Nhánh T.T Huế C.Nhánh Đà Nẵng P.BH Quảng Bình C.N Khánh Hoà C.Nhánh Sài Gòn C.Nhánh Cần Thơ P.BH Cà Mau P.Tổng hợp P.Qlý nghiệp vụ P.BH Hàng hải P.Tái bảo hiểm P.BH Kiên Giang Phòng Tổ chức cán bộ Ban thanh Tra pháp chế Các tổng đại lý,đại lý,cộng tác viên bảo hiểm II.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PJICO Dưới góc độ nhà bảo hiểm, một sản phẩm bảo hiểm thường được triển khai theo các bước sau: - Đưa sản phẩm vào thị trường hay còn được gọi là khai thác. . - Đề phòng và hạn chế tổn thất. - Giám định bồi thường. - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Cả bốn khâu trên có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Nếu như một trong bốn khâu hoạt động kém sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình triển khai. Vì vậy, cần phải phân tích kĩ từng khâu trong từng tháng, từng quý, từng năm để rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tốt hơn. Sau đây chúng ta đi vào từng khâu cụ thể của hoạt động bảo hiểm cháy. 1. Công tác khai thác: Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, nó quyết định sự thành bại của mỗi công ty nói chung và của từng nghiệp vụ nói riêng đặc biệt là nghiệp vụ mới triển khai. Bởi vì: - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải tuân thủ quy luật lấy số đông bù số ít. - Sản phẩm bảo hiểm khác hẳn với sản phẩm của các ngành khác bởi vì sản phẩm không có hình thái vật chất, chu kì sống của sản phẩm bảo hiểm là chu kì kinh doanh ngược. Khi trả tiền để mua bảo hiểm khách hàng chỉ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm như một lời hứa, do đó khâu khai thác là rất khó khăn. - Chỉ có bán được bảo hiểm thì doanh thu phí bảo hiểm gốc mới có, để có thể dùng lập quỹ dự phòng dùng cho đề phòng và hạn chế tổn thất và mục tiêu phát triển lâu dài của công ty. Như vậy có thể thấy khâu khai thác là vô cùng quan trọng, nếu không có khâu khai thác thì sẽ không có các quá trình sau, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Công tác khai thác bảo hiểm gồm: việc tuyên truyền quảng cáo, chủ động tiếp cận khách hàng, điều tra và đánh giá rủi ro, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, theo dõi tình hình thu phí và các vấn đề hoa hồng, bổ sung sửa đổi tài sản được bảo hiểm. 1.1.Tuyên truyền quảng cáo Cũng như một số nghiệp vụ khác, trong những năm đầu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy thì số đơn vị tham gia bảo hiểm còn rất ít. Mặc dù rất nhiều đơn vị có giá trị tài sản lớn và nguy cơ cháy nổ cao nhưng họ vẫn không tham gia bảo hiểm. Sở dĩ có điều này là do khi chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoạch toán kinh doanh độc lập, thì một số doanh nghiệp nhà nước đã lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán. Một số doanh nghiệp khác còn ỷ lại vào nhà nước nên không thấy rõ trách nhiệm phải bảo toàn đồng vốn trong kinh doanh. Các nguyên nhân trên làm cho nghiệp vụ bảo hiểm cháy thời kì đầu rất khó khăn trong việc triển khai trên địa bàn Hà Nội và cả nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hiểm họa cháy, nổ đã gây nhiều thiệt hại trong xã hội. Nhiều vụ cháy, nổ lớn đã xảy ra trong các địa bàn dân cư, trong các nhà máy xí nghiệp tự thân đã là nguồn quảng cáo về sự cần thiết phải bảo hiểm cháy, nổ. Có lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy(PCCC) thường xuyên kiểm tra an toàn PCCC cũng như tuyên truyền ý thức tham gia bảo hiểm phòng chống cháy, nổ trong các nhà máy xí nghiệp (đặc biệt luật Bảo Hiểm ra đời đã quy định bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bảo hiểm bắt buộc). Hơn nữa loại hình bảo hiểm này đã được Bảo Việt triển khai rộng khắp từ rất lâu nên phần nào đã giúp ý thức công dân và các chủ sở hữu về tài sản đối với bảo hiểm cháy, nổ được nâng cao và giúp cho khai thác viên bảo hiểm dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, tuyên truyền giải thích về bảo hiểm với khách hàng. Mặc dù vậy hàng năm PJICO vẫn họp với cơ quan ban ngành có liên quan và các cộng tác viên như: cảnh sát PCCC, đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội các Bộ ban ngành để tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích tác dụng của bảo hiểm cháy. Mặt khác công ty cũng thường xuyên cử cán bộ đến từng xí nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh để giải thích cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc môi giới đưa lại. Cán bộ công ty còn chủ động đến gặp các đơn vị, cùng họ đi thăm các cơ sở sản xuất kinh doanh và chỉ ra cho họ thấy những rủi ro họ có thể gặp và hậu quả của nó. Cán bộ còn giải thích cho khách hàng: nếu họ tham gia bảo hiểm, họ sẽ được gì, mất gì, đồng thời cán bộ bảo hiểm đề nghị họ cung cấp cho một số tài liệu cơ bản để ước tính cho họ thấy số phí họ có thể phải trả, giải đáp cho họ những vấn đề còn thắc mắc chưa rõ, tạo cho họ lòng tin và nhu cầu tham gia bảo hiểm. Hằng năm, công ty cũng trích một phần doanh thu phí bảo hiểm chi cho công tác quảng cáo, tuyên truyền. Qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài… đã đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về công ty. Đồng thời công ty cũng ngày càng hoàn thiện hơn mạng lưới đại lí và cộng tác viên, tạo hệ thống chân rết khai thác phủ kín địa bàn Hà Nội và mở rộng sang các tỉnh trên cả nước. Kinh nghiệm cho thấy, hướng vận động tuyên truyền nên chủ yếu tập trung vào một số đối tượng có nhiều tiềm lực. Vì thế công ty cũng như phòng bảo hiểm cháy tập trung chú ý đến các doanh nghiệp có khả năng tài chính để khai thác. Chính những khách hàng lớn thường đem lại doanh thu cao và hệ thống đề phòng và hạn chế tổn thất của họ thường là tốt. 1.2.Điều tra và đánh giá rủi ro: Việc điều tra và đánh giá rủi ro chỉ được tiến hành sau khi khách hàng gửi giấy yêu cầu bảo hiểm tới công ty bảo hiểm. Mục đích của công việc này là đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra đối với đối tượng bảo hỉểm về nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó người bảo hiểm xem xét có nên nhận hay từ chối bảo hiểm cho đối tượng này. Để có cơ sở đánh giá đúng rủi ro bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường làm như sau: Khi khách hàng gửi giấy yêu cầu bảo hiểm thì công ty bảo hiểm gửi lại cho khách hàng một bản câu hỏi nhằm mục đích điều tra các rủi ro. Qua phần trả lời câu hỏi của khách hàng trong bản câu hỏi, công ty có thể đánh giá được phần nào về đối tượng bảo hiểm như: Bậc chịu lửa của công trình, loại hình sản xuất, kinh doanh, mức độ nguy hiểm với các tài sản nằm ở trong kho, cửa hàng, từ đó xác định được mức phí phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế, để việc đánh giá rủi ro được chính xác trung thực hơn, ngoài việc gửi phiếu điều tra rủi ro, các cán bộ khai thác bảo hiểm sẽ đến làm việc trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng trả lời câu hỏi trong bản câu hỏi, cùng cộng tác với cảnh sát PCCC đánh giá thực tế về công tác PCCC. Cuối cùng trên cơ sở đánh giá rủi ro, cán bộ khai thác sẽ thoả thuận với khách hàng về tỉ lệ phí áp dụng. Như vậy, việc điều tra, đánh giá rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết với công tác bồi thường về sau. Công tác điều tra đánh giá rủi ro yêu cầu cán bộ bảo hiểm không những phải giỏi nghiệp vụ mà còn phải năng động, nhiệt tình và cẩn thận. Trong bảo hiểm cháy khâu đánh giá rủi ro là khâu quyết định việc cấp đơn bảo hiểm và đưa ra mức phí phù hợp. 1.3.Giấy chứng nhận bảo hiểm: Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, công ty có thể thực hiện hoặc không cần thiết phải thực hiện đánh giá rủi ro, nếu đồng ý chấp nhận bảo hiểm khi đó công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm: Số đơn bảo hiểm. Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm. Ngành nghề sản xuất kinh doanh. Những rủi ro được bảo hiểm . Tài sản được bảo hiểm. Tổng giá trị tài sản được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm. Chi phí dọn dẹp hiện trường nếu có. Mức miễn thường nếu có. Thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm cả năm. Thông thường tài sản được bảo hiểm của khách hàng có nhiều loại không thể kê khai chi tiết trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Vì vậy kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm có bản danh mục tài sản. Trong bản danh mục tài sản có từng mục tài sản với số lượng, đơn giá, giá trị bảo hiểm của từng loại. 1.4. Bổ sung sửa đổi tài sản được bảo hiểm Sau khi công ty đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng hoặc đã bảo hiểm một thời gian nhưng vì một lí do nào đó mà khách hàng yêu cầu sửa đổi bổ sung tài sản được bảo hiểm như: giá trị bảo hiểm, tỉ lệ phí, phí bảo hiểm… công ty cần phải xem xét kĩ yêu cầu thay đổi của khách hàng và các yếu tố có liên quan để điều chỉnh cho phù hợp, thoả mãn được mong muốn của khách hàng nhưng phải đảm bảo hoạt động có lãi cho công ty. Nếu sau khi xem xét, công ty đồng ý sửa đổi, bổ sung cho khách hàng thì phải lập bản bổ sung sửa đổi. Bản bổ sung sửa đổi cũng phải lập thành bốn bản như khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và trao cho các bộ phận có liên quan. 1.5.Hoa hồng phí: Hoa hồng phí là một khoản chi được tính theo tỉ lệ phần trăm so với phí bảo hiểm. Khoản hoa hồng này công ty bảo hiểm trả cho những người trực tiếp khai thác bảo hiểm như: đại lí, môi giới cũng như đội ngũ cộng tác viên nhằm động viên họ nhiệt tình công tác, thu hút thêm khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng là hình thức tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thông thường, khoản hoa hồng này chiếm 5% so với phí bảo hiểm. Hơn 6 năm qua (1995-2001) hoạt động của nghiệp vụ cháy ở công ty bảo hiểm PJICO với mục tiêu là: Thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng về các loại hình bảo hiểm cháy, khuyến khích tiêu dùng và tạo ra nhu cầu mới. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại công ty bảo hiểm PJICO. Chỉ tiêu Đ.vị 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số Đ.vị tham gia BH 359 402 464 422 427 408 STBH Triệu đồng 4266167 6071973 9063822 6819431 6835701 6177273 STBH B.quân Triệu đồng 11883,4 15104,4 19534 16159,7 16008,6 15140,3 Lượng Tăng giảm Triệu đồng - 1805806 2991849 -2244391 16270 -656428 Tốc độ Phát triển % - 142,32 149,27 75,24 100,24 90,37 DTPhí Triệu đồng 9386 15180 19940 14321 14355 13590 DTPhí B.quân Triệu đồng 26,14 37,76 42,97 33,93 33,61 33,3 Lượng tăng giảm Triệu đồng - 5790 4760 -5619 34 -765 Tốc độ Phát triển % - 161,73 131,36 71,82 100,24 94,67 Nguồn : Phòng tài sản hoả hoạn PJICO. Qua bảng trên ta thấy : Số lượng đơn vị tham gia bảo hiểm có nhiều biến động. Cụ thể: năm 1996 có 359 đơn vị tham gia, đến năm 1997 con số đó là 402 đơn vị, số đơn vị tham gia bảo hiểm cao nhất là vào năm 1998 (464 đơn vị tham gia ). Năm 1999 số đơn vị tham gia giảm đi rõ rệt, chỉ có 422 đơn vị, năm 2000 con số đó có tăng lên (427 đơn vị tham gia ) rồi lại giảm đi vào năm 2001 (408 đơn vị tham gia ). Về chỉ tiêu số tiền bảo hiểm ta thấy: từ năm 1996 đến năm 1998 số tiền bảo hiểm tăng dần . Từ năm 1999 đến năm 2001 số tiền bảo hiểm giảm so với các năm trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ngay từ khi thành lập công ty, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được đưa vào khai thác. Với thị trường bảo hiểm rộng, nghiệp vụ này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, số tiền bảo hiểm tăng liên tục từ năm 1996-1998, nhưng đến năm 1999 khi PJICO thực hiện nghiệp vụ theo bản thoả thuận khai thác bảo hiểm cháy được kí giữa các công ty bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm giảm. Cụ thể: Năm 1996 số tiền bảo hiểm là 4.266.167 triệu, năm 1997 số tiền bảo hiểm là 6.071.973 triệu, mặc dù có khủng hoảng khu vực nhưng số tiền bảo hiểm vẫn tăng 1.805.806 triệu so với năm 1996, tương ứng tăng 42,32%. Năm 1998 số tiền bảo hiểm là 9.063.822 triệu . Tăng 2.991.849 triệu so với năm 1997 tương ứng tăng 49,27%. Năm 1999 số tiền bảo hiểm đã giảm mạnh, chỉ còn là 6.819.431 triệu, giảm 2.244.391 triệu tương ứng giảm 24,76%. Năm 2000 số tiền bảo hiểm có tăng lên nhưng không đáng kể. Số tiền bảo hiểm năm 2000 là 6.835.701 triệu, tăng một lượng tuyệt đối là 16270 triệu, tương ứng tăng 0,24%. Năm 2001 số tiền bảo hiểm lại giảm. Số tiền bảo hiểm năm 2001 là 6.177.273 triệu, giảm một lượng tuyệt đối là 658428 triệu. Ta có thể thấy được số tiền bảo hiểm trong những năm gần đây có xu hướng giảm, qua đó có thể kết luận thị phần bảo hiểm cháy của công ty đang bị thu hẹp và số lượng hợp đồng bảo hiểm cháy giảm. Công ty đã không kí được nhiều hợp đồng có số tiền bảo hiểm lớn. Như vậy công tác khai thác của công ty chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhìn vào số liệu STBH bình quân, ta thấy chỉ tiêu này tăng dần từ năm 1996 đến năm 1998 (đạt giá trị cao nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0026.doc
Tài liệu liên quan