Đề tài Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 3

I. TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP 3

1. Khái niệm "Đấu thầu" 3

2. Tính tất yếu của hoạt động đấu thầu 8

3. Phạm vi áp dụng của Quy chế đấu thầu 10

II TRÌNH TỰ ĐẤU THẦU 13

1. Hình thức lựa chọn nhà thầu 13

2. Trình tự thực hiện đấu thầu 15

A. điều kiện tổ chức đấu thầu 15

B. CHUẨN BỊ ĐẤU THẦU. 16

1. Kế hoạch đấu thầu 16

1.1 phân chia gói thầu 16

1.2. Phương thức thực hiện hợp đồng(mục 1.2 - Phần 2 - Thông tư 02) 17

1.3 Phạm vi thời gian kế hoạch đấu thầu 18

1.4 Trình duyệt kế hoạch đấu thầu 18

2. Nhân sự 19

3. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu 21

4. Tiêu chuẩn đánh giá 23

4.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 23

4.2 Đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị 24

4.3. Đấu thầu xây lắp 24

4.3.1. Sơ tuyển nhà thầu 24

4.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 25

C. mời thầu 26

1. Thông báo mời thầu 26

2. Gửi thư mời thầu 26

3. Nộp đơn dự thầu và bảo lãnh dự thầu 26

D. MỞ THẦU 28

1. Chuẩn bị mở thầu 29

2. Trình tự mở thầu 29

E. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP 30

1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu 30

1.1 Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu 30

1.2. Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu 31

1.3. Làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần) 31

1.4. Loại bỏ hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng cơ bản. 31

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu. 31

2.1. Sửa chữa các lỗi số học. 31

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sao. - Tổng giá dự thầu (nếu có). - Tỷ lệ giảm giá và các điều kiện áp dụng giảm giá. - Bảo lãnh dự thầu và giá trị bảo lãnh dự thầu (nếu có). - Những vấn đề khác. 2.5. Ký nhận hồ sơ dự thầu (nội dung chi tiết do bên mời thầu quy định) 2.6. Thông qua biên bản mở thầu. 2.7. Đại diện bên mời thầu và nhà thầu (nếu có) và một số đại diện khác(đại diện cơ quan quản lý và cơ quan hành chính Nhà nước) ký xác nhận vào biên bản mở thầu. 2. Bên mời thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý các hồ sơ dự thầu theo quy chế bảo mật của Nhà nước. E. đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp Việc đánh giá hồ sơ dự thầu về xây lắp được tiến hành theo 3 bước chủ yếu: - Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu. - Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu. - Đánh giá tổng hợp và xếp hạng dự thầu 1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu 1.1 Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu a. Đối với các gói thầu đã tiến hành sơ tuyển, cần kiểm tra các thông tin cập nhật mà nhà thầu kê khai ở thời điểm sơ tuyển để tiếp tục xem xét về khả năng đáp ứng về năng lực tài chính và kỹ thuật. Mọi thông tin cập nhật không thống nhất với hồ sơ dự thầu để được kiểm tra và xem xét. Kiểm tra số lượng hồ sơ dự thầu của nhà thầu, kiểm tra chữ ký và bảo lãnh dự thầu. b. Đối với các gói thầu không tiến hành sơ tuyển, cần kiểm tra tư cách và năng lực nhà thầu: + Kiểm tra giấy phép kinh doanh hoặc chứng từ chỉ hành nghề. + Kiểm tra năng lực về kỹ thuật và tài chính, kinh nghiệm của các nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu + Kiểm tra số lượng hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Kiểm tra tính pháp lý của chữ ký xác nhận trong hồ sơ dự thầu, bão lãnh dự thầu. 1.2. Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ ban là hồ sơ phù hợp với các yêu cầu, điều kiện và đặc điểm kỹ thuật của hồ sơ mời thầu, không có những sai lệch hoặc hạn chế về tài chính làm ảnh hưởng lớn tới quy mô, chất lượng hoặc việc thực hiện công trình ; hạn chế quyền hạn của bên mời thầu hoặc nghĩa vụ của nhà thầu. Việc xác định một hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đaps ứng cơ bản phải được tiến hành một cách khách quan đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 1.3. Làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần) 1.4. Loại bỏ hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng cơ bản. 2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu. 2.1. Sửa chữa các lỗi số học. Các hồ sơ dự thầu được xác định là hợp lệ và đáp ứng cơ bản sẽ được bên mời thầu kiểm tra các lỗi số học. Bên mời thầu sửa lại các lỗi số học (nếu có cho chuẩn xác và thô. Báo cáo kịp thời nhà thầu). Trường hợp có sai lệch giữa giá trị viết bằng số và chữ thì giá trị viết bằng chữ sẽ là cơ sở pháp lý. Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá cho do nhận đơn giá với khối lượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý. Giá dự thầu nêu trong hồ sơ dự thầu sẽ được bên mời thầu điều chỉnh lại theo đúng thủ tục nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận thì hồ sơ đự thầu đó sẽ bị loại và nhà thầu đó sẽ không được nhận lại tiền bảo lãnh dự thầu. 2.2. Điều chỉnh những sai lệch Trong trường hợp hồ sơ dự thầu có những sai lệch không cơ bản (không quá 10% tổng giá trị dự thầu) so với các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải tiến hành điều chỉnh bổ sung giá dự thầu để so sánh các hồ sơ dự thầu trên cùng một mặt bằng. 2.3. Chuyển đổi giá dự thầu sang một loại tiền chung (chỉ áp dụng trong trường hợp đấu thầu quốc tế). a. Sau khi hồ sơ dự thầu được kiểm tra, sửa đổi các lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch bên mời thầu phải chuyển đổi giá dự thầu từ các loại tiền khác nhau trong các hồ sơ dự thầu (nếu có) sang một đồng chung để làm căn cứ đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu. b. Tỷ giá hối đoái của đồng tiền dùng để chuyển đổi là tỷ giá được quy định tại thời điểm mở thầu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. c. Bên mời thầu phải đảm bảo tính chính xác việc chuyển đổi sang một đồng tiền chung nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng cho các nhà thầu. 2.4. Đánh giá theo các tiêu chuẩn xét thầu đã được phê duyệt. Sau khi hiện các sai sót về số học về số học và xác định các sai lệch cũng như chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có), các hồ sơ dự thầu được đánh giá theo từng tiêu chuẩn với những nội dung chủ yếu sau: a. Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng: Cần xem xét các nội dung sau: - Mức độ đáp ứng của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật. - Sơ đồ tổ chức hiện trường. - Bố trí nhân lực tại hiện trường, kèm theo danh sách cán bộ chủ chốt, trình độ, thâm niên công tác, nhiệm vụ dự kiến được giao, kinh nghiệm có liên quan. - Khả năng hợp tác liên doanh, liên kết với tổ chức xây dựng của Việt Nam (trường hợp đấu thầu quốc tế). - Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công. - Các biện pháp đảm bảo điều kiệnvệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn khác phòng cháy, nổ, an toàn lao động... - Sự phù hợp của thiết bị thi công (về số lượng, chủng loại, công xuất sử dụng, tiến độ huy động cho công trình... ) b. Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu: được đánh giá trên các phương diện. - Thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đó. - Số dự án đã trúng thầu và đã thực hiện được. - Các loại hình xây lắp có thể làm được và đã qua thực nghiệm. - Các loại máy móc và công nghệ đã được tiến hành trước đó... c. Tiêu chuẩn tiến độ thi công - Xem xét mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu. - Xem xét hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa caca hạng mục phần việc của công trình có liên quan. d. Tiêu chuẩn tài chính, giá cả * Tiêu chuẩn tài chính: + Xem xét khả năng tài chính trong 3 năm gần đây về tổng số tài sản có, tài sản lưu động, tổng số nợ phải trả, nợ phải trả trong kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh. + Xem xét khả năng tín dụng của nhà thầu. + Danh mục và tổng giá trị các hợp đồng đang thi công, giá trị công trình dở dang, ngày hoàn thành các phần việc của hợp đồng. * Tiêu chuẩn giá cả: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng gói thầu, giá trúng thầu không được vượt giá xét thầu đã được quyết định. Trong quá trình đánh giá, cần có những biện pháp cụ thể để loại trừ trường hợp phá giá trong đấu thầu. Việc xác định của giá dự thầu được căn cứ vào nội dung sau: + Phù hợp về cơ cấu giá xây lắp các hạng mục về phê duỵệt của gói thầu. + Phù hợp về một đơn giá của những khối lượng xây lắp chủ yếu của gói thầu nhằm bảo đảm chất lượng công việc và sự hợp lý của đơn giá so với mặt bằng giá cả chung. 3. Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn và xếp hạng nhà thầu. Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng công trình, việc đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn có thể áp dụng theo phương pháp giá quy đổi trên cùng một mặt bằng hoặc theo hệ thống đã được phê duyệt. Điểm chuẩn của các tiêu chuẩn và các tiêu chí cấu thành tiêu chuẩn được xác định trong hệ thống thang điểm do người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cấp được uỷ quyền phê duyệt trước thời điểm mở thầu. Sau khi đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn theo phương pháp giá quy đổi hoặc hệ thống thang điểm nêu trên, các hồ sơ dự thầu được xếp hạng thứ tự để có căn cứ trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét phê duyệt nhà thầu trúng thầu. 4. Nhà thầu xét thầu: 4.1. Thành phần Hội đồng xét thầu: Công trình do cấp nào phê duyệt luận chứng kinh tế thì cấp đó quyết định thành lập Hội đồng xét tầu và chỉ định Chủ tịch Hội đồng xét thầu. Thành phần Hội đồng bao gồm: - Đại diện của cấp xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình. - Đại diện chủ quản đầu tư (nếu công trình do Thủ tướng xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật); - Chủ đầu tư; - Đại diện bộ hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (tuỳ theo công trình đấu thấu do Trung ương hay địa phương quản lý). - Đại diện cơ quan Ngân hàng (nếu công trình thuộc nguồn vốn vay). - Đại diện cơ quan Kế toán và Tài chính (đối với công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách). Các cơ quan nói trên chỉ được cử một thành viên chính thức trong Hội đồng xét thầu. Khi cần thiết, Hội đồng xét thầu có thể mời cơ quan tư vấn hoặc các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành không thuộc các đơn vị dự thầu làm tư vấn. 4.2. Chức năng của Hội đồng xét thầu: Hội đồng xét thầu là tổ chức tư vấn giúp Chủ đầu tư tổ chức mở thầu và xét chọn đơn vị trúng thầu để trình cấp có thẩm quyền quyết định. Hội đồng xét thầu dựa trên kiến thức, kinh ngiệm của các thành viên và bảng điểm cho các tiêu thức được đánh giá để xem xét và lựa chọn ra nhà thầu có khả năng nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của Chủ đầu tư. Từ việc xem xét năng lực thực tế của các nhà thầu trên nhiều khía cạnh, Hội đồng xét thầu sẽ báo cáo, kiến nghị với người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và quyết định đơn vị trúng thầu. III. Ký kết và thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. 1. Đặc điểm của Hội đồng sản xuất - xây lắp. Hợp đồng sản xuất - xây lắp được ký kết bởi hai hay nhiều bên. Trong đó, một (hau nhiều bên) yêu cầu một (hay nhiều bên) kia sản xuất, lắp ráp những sản phẩm công trình theo thiết kế mà hai phía đã thỏa thuận trước. Từ hợp đồng sản xuất - xây lắp đã làm hình thành lên hai loại chủ thể: thứ nhất là người yêu cầu cần thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động sản xuất - xây lắp và thứ hai là người thực hiện công việc sản xuất - xây lắp theo sự thoả thuận. Nếu mỗi loại chủ thể bao gồm nhiều đơn vị tham gia thì giữa các đơn vị này phải có sự thoả thuận thống nhất về trách nhệm, quyền lợi, để cùng tạo ra một chủ thể hơn nhất trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng sản xuất - xây lắp là sự thoả thuận thống nhất giữa hai bên, không bên nào được ép bên nào, trong đó phía chủ đầu tư cung cấp tiền, vật tư thiết bị ... theo thoả thuận cho người sản xuất - xây lắp để tạo ra hay gia công, lắp ráp công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải là người có tư cách, khả năng và được phép thực hiện đầu tư. Nhà sản xuất - xây lắp là người có năng lực về kỹ thụât, về tài chính... phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xây lắp và đồng thời phải được phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - xây lắp. Hợp đồng sản xuất - xây lắp bao gồm những công đoạn thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật. Nó có thể là hoạt động sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp, xây dựng ... nhằm biến các vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, sản phẩm dời dạc thành một sản phẩm, một công trình hoàn chỉnh thông qua hoạt động thể lực và trí lực của con người. Hợp đồng sản xuất - xây lắp có nguồn gốc từ hoạt động đấu thầu được ký kết giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu sau khi Hội đồng xét thầu báo cáo, đề nghị và được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp nhận. Các điều khoản của Hợp đồng sản xuất - xây lắp phải phù hợp với hồ sơ của quá trình đấu thầu, nó là biểu hiện của hoạt động đấu thầu bằng văn bản, là kết quả của quá trình đấu thầu. Việc giao kết hợp đồng sản xuất - xây lắp phải phù hợp với quy định chung của pháp luật về giao kết hợp đồng. Hợp đồng sản xuất - xây lắp và các loại hợp đồng khác có một số điểm giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về cơ bản. Hợp đồnh sản xuất - xây lắp có đối tượng là các công việc liên quan tới quá trình sản xuất, gia công chế biến, xây lắp. Các loại hợp đồng khác thì đối tượng lại khác. Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá thì đối tượng là hàng hoá được trao đổi từ người này sang người khác thông qua thoả thuận mua bán. Đối với Hợp đồng tư vấn thì đối tượng là hoạt động cung cấp các thông tin chính xác, hợp lý, hiệu quả. Đối với Hợp đồng vận chuyển hàng hoá, đối tượng là hoạt động vận chuyển hàng hoá từ một nơi đến một nơi quy định Về nội dung giao kết và trình tự giao kết các loại hợp đồng cũng có nhiều điểm khác nhau. Nội dung giao kết của mỗi loại hợp đồng cần hướng vào những điểm quan trọng là khác nhau giữa các loại hợp đồng cần hướng vào những điểm quan trọng khác là khác nhau giữa các loại hợp đồng. Đối với hợp đồng sản xuất - xây lắp thì tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ thực hiện. Hợp đồng mua bán hàng hoá điểm được nhấn mạnh là tài chính và độ thoả dụng của hàng hoá. Hợp đồng tư vấn tiêu chuẩn được nhấn mạnh là tiêu chuẩn kinh nghiệm, khả năng cung cấp thông tin ... Trình tự ký kết các loại hợp đồng trên cũng có nhiều khác nhau. Tuỳ theo từng loại đối tượng điều chỉnh của các loại Hợp đồng mà hình thành lên các trình tự giao kết. 2. Trình tự ký kết hợp đồng xây lắp sau khi trúng thầu: Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được thông báo trúng thầu đơn vị trung thầu phải gửi giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký vào bản hợp đồng rồi giử lại cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư chỉ ký hợp đồng sau khi nhận được giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu. Việc ký kết hợp đồng xây lắp được tiến hành theo trình tự sau: - Hai bên hẹn nhau một ngày nhất định dể ký hợp đồng, hay bên mời thàu gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. - Hai bên gặp nhau trao đổi thoả thuận các điều khoản trong Hợp đồng, nhưng dựa theo hồ sơ đấu thầu, không được ký các điều khoản trái với hồ sơ đâu thầu. - Thống nhất nội dung hợp đồng và ký kết. Nội dung Hợp đồng cũng có thể được soạn thảo và được gửi cho các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu. Hợp đồng có thể ký kết ngay khi công bố nhà thầu trúng thầu. Đối với những nhà thầu không trúng thầu, bên mời thầu sau khi công bố người trúng thầu sẽ trả lại tiền bảo lãnh dự thầu cho các dự thầu không trúng thầu. IV. Trách nhiệm pháp lý của các bên trong hoạt động đấu thầu. 1. Những hành vi vi phạm chế độ đấu thầu: Mọi hành vi thực hiện sai quy chế đấu thầu, biểu hiện dưới hành vi vi phạm của một tập thể hay cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Những hành vi vi phạm này được biểu hiện dưới hình thức tiết lộ bí mật hồ sơ, tài liện và thông tin, thông đồng, móc ngoặc, hối lộ ... trong quá trình đấu thầu đều được có là hành động gây thiệt hại về kinh tế và đều bị xử lý. Nếu bên mời thầu thiếu trách nhiệm trong bảo quản hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo chế độ bảo mật thông tin do Nhà nước quy định với lỗi vô ý hay cố ý đều bị coi là vi phạm và đều bị xử lý. 2. Hình thức áp dựng trách nhiệm pháp lý: Nếu nhà thầu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách dự thầu và không được nhận lại bảo lãnh dự thầu. Trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng ép giá, thông đồng tiết lộ bí mật, thông đồng xét thầu ..., ngoài việc tịnh thu bảo lãnh dự thầu (nếu có), nhà thầu nào trong 3 năm liên tục. Liên Bộ kế hoạch và Đầu tư - xây dựng - Thương mại sẽ xác định những trường hợp nói trên và thông báo cho các bên mời thầu và các cơ quan liên quan biết để quán triệt. Nếu bên mời thầu vi phạm, kết quả đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ, cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ chỉ đạo tổ chức đấu thầu lại. Bên mời thầu phải bồi thường những cho phí cho các nhà thầu, thành viên các tổ chức chuyên môn giúp việc đấu thầu nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách tổ chức chuyên môn này và bị xử lý theo pháp luật. Trường hợp kết quả đấu thầu bị người có thẩm quyền quyết định đầu tư huỷ bỏ hoặc phải tổ chức đấu thầu lại do lỗi của bên mời thầu vi phạm. Quy chế đấu thầu, ngoài áp dụng trách nhiệm pháp lý ở trên ra, bên mời thầu phải bồi hoàn những phí tổn tham sự đấu thầu của nhà thầu. Trường hợp do lỗi của nhà thầu, mọi phí tổn chuẩn bị hồ sơ dự thầu do nhà thầu gánh chịu. Đối với mỗi cá nhân vi phạm, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ và tính chất của lỗi có thể bị xử phạt hành chính hay áp dụng trách nhiệm hình sự. 3. Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi và kiểm tra sát sao việc tổ chức đấu thầu các dự án đầu tư, tiến hành thanh tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy chế đấu thầu. Những cơ quan này có thể chỉ định hoặc lập ra các Ban thanh tra để thanh tra hoạt động đấu thầu. Các Sở quản lý ngành có trách nhiệm kiểm tra thanh tra các công trình đấu thầu do địa phương thực hiện. Khi phát hiện có vi phạm Quy chế đấu thầu do địa phương trên tuỳ theo sự phân công trách nhiệm mà xử lý các vi phạm đó. Chương II thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu củacông ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH XD VINAUST Tên gọi : Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng Vinaust Địa điểm ; 163 Láng Hạ - Hà Nội ĐT: 8560244 Fax: 8563409 1. Sự hình thành và phát triển Qua các cuộc nghiền cứu thẩm định và thăm dò tình hình phát triển kinh tế xã hội, luật pháp ở Việt Nam . Công ty TNHH Kiến trúc công trình (ACO CO LTD ) Bên Việt Nam và công ty KAN SUN ENTERPRISES LIMITED Bên nước ngoài (Hong Kong ) thành lập doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư ngày 28 tháng 06 năm 1997 và Bộ xây dựng cấp giấy phép hành nghề số 997/BXD- CSXD ngày 03 tháng 07 năm 1998 của Bộ xây dựng để nhận thầu xây dựng các công trình xây dựng ở Việt Nam và nước ngoài, sản xuất các cấu kiện thép và cấu kiện bê tông đúc sẵn. Doanh nghiệp có tên gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Vinaust có số vốn góp như sau: Vốn điều lệ : 3.000.000 USD Vốn pháp định : 1.000.000 USD Trong đó: Bên Việt Nam: Công ty TNHH Kiến trúc Công trình ACO góp 30 % Bên nước ngoài: Công ty KANSUN ENTERPRISES LIMITED góp 70% Với tư cách là công ty hạch toán độc lập có chức năng chủ yếu là xây dựng dân dụng 2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Xây dựng Vinaust Chức năng và nhiệm của công ty đã được qui định cụ thể trong giấy phép hành nghề trên cơ sở đó Công ty TNHH XD Vinaust đã phát triển sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực sau: + Thi công xây lắp các công trình dân dựng, các công trình công nghiệp + Công trình giao thông vận tải, bưu điện + Công trình hầm mỏ + Công trình khai thác dầu khí + Công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản + Thi công các loại móng công trình - Qui mô của Công ty TNHH XD Vinaust được Bộ xây dựng qui định trong giấy phép hành nghề là qui mô vừa - Phạm vi hoạt động của công ty được qui định trong giấy phép hành nghề của Bộ xây dựng là trong nước và nước ngoài 3. Đặc diểm chung của lĩnh vực kinh doanh Công ty TNHH XD Vinaust hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một ngành có những đặc thù riêng so với các nghành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập tạo ra những tài sản cố định trong hầu hết tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ bản hạ tầng cho xã hội. Hàng năm phần lớn thu nhập quốc dân nói chung quỹ tích luỹ nói riêng và những nguồn vay, tài trợ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như đường xá, cầu cảng, các công trình công nghiệp và dân dựng khác .. Quá trình tạo ra các sản phẩm xây lắp thường dài, từ khi khởi công xây dựng cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là một qua trình thi công phụ thuộc và nhiều yếu tố : Qui mô, tính chất phức tạp của từng công trình, quy mô qui phạm trong thi công, máy móc, con người ... . Ngoài ra các việc thi công lại chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố thiên nhiên như nắng mưa ... . Quá trình thi công xây dựng chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau. Những đặc điểm này không những có tác động đến công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ... mà còn ảnh hưởng đến các công tác quản lý tài chính ngắn hạn và dài hạn ... Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc, các thiết bị lắp đặt có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc có thời gian lắp đặt, sử dụng lâu dài, giá trị lớn, sản phẩm xây lắp hầu hết mang tính cố định, nơi sản xuất sản phẩm cũng thường là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành sẽ được đưa vào sử dụng. những yếu tố tham ra vào quá trình sản xuất như lao động, máy móc, thiết bị, vật tư ... phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm . Sản phẩm xây dựng cơ bản là sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng được ký kết giữa bê chủ đầu tư (bên A) và bên thi công (bên B) trên cơ sở dự toán và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền duyệt. Quá trình sản xuất phải được so sánh với dự toán cả về mặt khối lượng cũng như đơn giá vật tư , nhân công ....Khi thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng ( các hợp đồng ), các đơn vị xây lắp phải đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ, mỹ thuật công trình, đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và bàn giao đúng tiến độ, có vậy, khách hàng (bên A) mới nghiệm thu và chấp nhận thanh toán 4 . Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 4.1. Tổng quát về bộ máy quản lý Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế của công ty đã được Ban lãnh đạo công ty duyệt Công ty TNHH XD Vinaust là một bộ máy quản lý gọn nhẹ chủ yếu là cán bộ khung . Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung trong toàn bộ công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước hội đống quản trị về mọi mặt hoạt động trong sản xuất , kinh doanh của công ty đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của toàn cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty - Hội đồng quản trị gồm có : 4 thành viên - Ban giám đốc gồm có : Tổng giám đốc: Phụ trách chung Phó tổng giám đốc thứ nhất phụ trách về kỹ thuật Phó tổng giám đốc thứ 2 phụ trách về tài chính - Dưới ban giám đốc là các bộ phận Phòng tài chính kế toán Phòng thiết kế kết cấu dân dụng Phòng giám sát thi công Phòng đảm bảo kiểm tra chất lượng công trình Phòng kế hoạch Phòng lập dự toán Phòng kinh doanh và phát triển Phòng mua nhập nguyên vật liệu Việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở Công ty TNHH XD Vinaust được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH XD Vinaust Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phòng vật tư Phòng Kế toán Phòng K. doanh Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch Giám sát thi công Lập dự toán Thiết kế Kiểm tra chất lượng Các phòng gọi là khối cơ quan của công ty hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được qui định trong qui chế tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Ngoài các chức năng theo dõi, hướng dẫn đôn đốc công việc thực hiện tiến độ thi công, chất lượng công trình, giúp cho các nhân viên quản lý, nhân viên thống kê ở công trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các phòng này còn phải thực hiện lập kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tổ chức lập hồ sơ tham gia đấu thầu công trình cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giúp cho ban Giám đốc có biện pháp quản lý lãnh đạo thích hợp. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty chủ yếu là cán bộ khung. Tại các đội thi công cũng chỉ có những cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ thống kê, công nhân kỹ thuật cốt cán. Khi thi công các công trình cụ thể, Công ty TNHH XD Vinaust sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế mà có kế hoạch tuyển dụng thêm lao động. Công việc của các phòng ban: a. Phòng kỹ thuật : - Chức năng : Giúp giám đốc thực hiện tính toán, kiểm tra; nghiên cứu đưa ra các giải pháp, biện pháp kỹ thuật thiết kế và thi công. - Tổ chức: Có 4 người gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên đều có trình độ đại học b. Phòng kế hoạch : - Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công việc phát triển kinh doanh kế hoạch sản xuất kinh doanh cuả từng bộ phận - Tổ chức: Có 3 người, 1 trưởng phòng 2 nhân viên đều có trình độ đại học c. Phòng giám sát thi công : - Có 3 người có mặt tại các công trình giám sát thi công các hạng mục để chất lượng công trình được đảm bảo đúng kỹ thuật và báo cáo Tổng giám các số liệu về kỹ thuật d. Phòng kinh doanh : - Gồm 2 cán bộ có trình độ đại học có nhiệm vụ triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty , tổng hợp tình hình sản xuất của công ty từng gia đoạn e. Phòng kế toán : - Gồm có 5 người 1 trưởng phòng và 4 nhân viên trong đó có 4 người có trình độ đại học ,1 có trình độ trung cấp , thực hiện công việc hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm, phân tích thống kê các số liệu tài chính f. Phòng vật tư : - Gồm 2 người có nhiệm vụ khai các nguồn hàng cung cấp cho công ty đảm bảo về giá và chất lượng. 4.2. Thống kê lao động tại Vinaust Trình độ Đơn vị 1997 1998 1999 Trên đại học Người 2 2 2 Đại học - 15 16 17 công nhân KT - 12 14 27 Trung cấp phục vụ - 5 4 2 Tổng số - 34 36 48 Việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ là một công việc được ban giám đốc thường xuyên quan tâm . Ngành xây dựng có đặc thù riêng do vậy cán bộ có trình độ kỹ sư học chuyên ngành về xây dựng mới thật sự phù hợp với công việc của công ty . Lực lượng cán bộ này thường xuyên được gửi ra nước ngoài đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, công ty TNHH XD Vinaust đã không ngừng trau dồi kiến thức ngành xây dựng, đào tạo kết hợp với tích luỹ kinh nghiệm, trưởng thành trong thực tế dần dần công ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường. Với qui mô tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý như trên, công ty có điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật tới từng đội sản xuất, từng công trình do đố làm tăng hiệu quả sản xuất thi công tạo uy tín nhất định trong ngành xây dựng. 4.3. Tổ chức bộ máy kế toán Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý và hạch toán, bộ máy kế toán của Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0099.doc
Tài liệu liên quan