Đề tài Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010

Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội.Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái. Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người đóng góp và hướng thụ từ sự phát triển của gia đình của đất nước. 2. Bất bình đẳng và các thước đo bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được đo bằng các chi tiêu khác nhau. Trong báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã đưa ra 2 chỉ số: - Chỉ số phát triển giới (GDI). Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo bất bình đẳng giới. Trong mỗi nước, nếu giá trị của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính càng ít (trường hợp của Na Uy và Singapore-Bảng 4.9). Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không bình đẳng và phát triển con người giữa nam và nữ (Lucxămbua và Ai Cập Xê út). Ngược lại, nếu thứ hạng GDI là cao hơn, cho thấy một sự phân phối bình đẳng hơn về phát triển con người giữa nam và nữ. Bảng 1. So sánh giá trị và xếp hạng theo HDI và GDI Một số nước chon lọc-năm 1999 Tên nước HDI GDI Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Na Uy 0.939 1 0.937 1 Xingapo 0.876 26 0.871 26 Lucxămbua 0.924 12 0.907 19 Ai Cập Xê Út 0.74 68 0.719 75 Thái Lan 0.757 66 0.757 58 Xrilanka 0.735 81 0.732 70 Việt Nam 0.682 101 0.680 89 Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. Xếp hạng theo HDI cho 162 nước, xếp hạng theo GDI cho 146 nước. - Thước đo vị thế giới (GEM). Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ. Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên 3 khía cạnh. + Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ có ghế trong quốc hội của phụ nữ và nam giới. + Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định – được đo bằng tỷ lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỷ lệ các vị trị trong nghành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm. + Quyền đối với các nguồn kinh tế - đo bằng thu nhập ước tính của phụ nữ và nam giới (PPP-USD). Các nghiên cứu của UNDP về GDI và GEM của các nước đã chỉ ra rằng: - Sự bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển. - Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra các cơ hội cho phụ nữ. - Trong những thập niên qua, tuy đã có những tiến bộ vượt bặc về sự bất bình đẳng giới nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống và ở các nước trên thế giới. Vì vậy bình đẳng giới được coi là vấn đề trung tâm của phát triển, là mục tiêu của phát triển, đồng thời là một yếu tố để năng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia và xóa đói giảm nghèo. Bằng chứng thực tế cho thấy, phát triển kinh tế thế giới và phát triển của các nước đang phát triển đang mở ra nhiều hướng đi để nâng cao sự bình đẳng giới trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự tăng trưởng thì sẽ không tạo ra được kết quả mong muốn mà còn cần có một môi trường thể chế để mang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới, cần có những giải pháp chính sách cho phụ nữ và nam giới, cần có những giải pháp chính sách liên quan đến bất bình đẳng giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 Bình đẳng giới là lĩnh vực rộng và có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do vậy là bất bình đẳng giới cũng tồn tại ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Để tìm hiểu hết thực trạng của bất bình đẳng giới là một điều hết sức khó khăn nhưng nhìn sâu trong một số lĩnh vực thì chúng ta cũng có thể hiểu thực trạng của bất bình đẳng giới đang tồn tại trong xã hội của Việt Nam như thế nào. Sau đây là tìm hiểu về thực trạng bất bình đẳng giới một số ngành: 1. Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) Tỷ lệ giới tính khi sinh được đo bằng số trẻ sơ sinh trai trên một trăm trẻ sơ sinh gái được sinh ra. Tỷ lệ này được xem là bình thường khi có 105 đến 108 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái, bởi vì tỷ lệ chết ở trẻ trai thường cao hơn trẻ gái một chút do vậy khi đến tuổi trưởng thành số nam và nữ sẽ cân bằng nhau. Tỷ số sinh khi sinh có thể coi là một trong các chỉ số để đo vị thế của phụ nữ ở khía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao rõ rang nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và phá thai có sự lựa chọn giới tính. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ suất này chênh lệch khỏi mức sinh học bình thường điều này phản ánh những can thiệp có chủ định ở các mức độ khác nhau đến sự mất cân bằng tư nhiên. Ở Việt Nam tỷ số giới tính khi sinh tăng rất nhanh trong những năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2. Bảng số liệu: SRB ở Việt Nam, 2005 – 2009. Năm điều tra Nguồn Thời gian điều tra SRB 2005 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2005 106.0 2006 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2006 110.0 2007 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2007 111.6 2008 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2008 112.1 2009 Điều tra dân số hàng năm 1/4/2009 110.5 SRB nếu không có sự can thiệp lựa chọn giới tính thường từ 105 đến 108 trẻ trai trên trẻ gái. Trong ba năm từ 2005 đến 2009 tỷ suất giới tính của Việt Nam gia tăng từ 106 theo điều tra biến động dân số 2005 đến 110.5 vào năm 2009. Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội tại một số địa phương ở khu vực phía Bắc và Duyên hải cho thấy, có tới 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giới tính khi sinh từ 115 đến 128 nam/100 nữ và 20 tỉnh có tỉ lệ 111 nam/100 nữ. Nhưng ngay từ kết quả Tổng điều tra Dân số năm 1999 ở nước ta cũng đã có dấu hiệu mất cân đối giới tính, đặc biệt ở một số tỉnh, thành phố có tỷ suất vượt quá ngưỡng tự nhiên. Điển hình là Thái Bình: tỷ số 120 nam/100 nữ; Kiên Giang: 125 nam/100 nữ, An Giang: 128 nam/100 nữ. Năm 2010 SRB ở nước ta đang ở vào mức cao, tăng nhanh, liên tục trong 5 năm qua và có thể vượt ngưỡng 115 trẻ trai/100 trẻ gái trong vòng ba năm tới. Đặc biệt ở nhóm các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi người dân khao khát sinh con trai và có phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, tỉ số giới tính khi sinh đã lên đến 130 trẻ trai/100 trẻ gái ở Hưng Yên, 122 trẻ trai/100 trẻ gái ở Bắc Ninh, 120 trẻ trai/100 trẻ gái ở Hải Dương. trai dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn, nghèo nàn, con cái không được học SRB ra tăng rất nhanh ở Việt Nam là sự chỉ báo về sự mất cân bằng giới tính, kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực, tác động xấu đến chất lượng sống của người dân: làm mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấu dân số; các cơ sở y tế, bói toán hành nghề ăn theo phục vụ nhu cầu sinh con theo ý muốn; tình trạng nạo phá thai nhi khi kết quả siêu âm, chuẩn đoán cho biết là gái gia tăng; xu hướng người chồng có quan hệ với những người phụ nữ khác để tìm con trai, gây tan vỡ hạnh phúc gia đình ngày càng nhiều; mâu thuẫn, bất hòa, cuộc sống nặng nề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nhiều gia đình, con cái không được dạy dỗ chu đáo, có suy nghĩ lệch lạc, phát triển không đồng đều, dễ xa vào tệ nạn xã hội; vì cố sinh con hành cũng như hưởng các điều kiện sống cần thiết…Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội chưa thực sự được đề cao, bất bình đẳng giới gia tăng. Bất bình đẳng giới trong chính trị Ngày nay người phụ nữ không chỉ lo việc bếp núc mà phải đi ra ngoài làm việc, cuộc sống nâng cao thì cả chồng cả vợ mới có thể đủ khả năng chăm sóc gia đình và nuôi nấng con cái. Tại công sở, người phụ nữ nếu mà được những chức vụ cao, những chức vụ khá quan trọng, thì vấn đề bình đẳng giới tự nhiên bị đặt ra như một rào chắn, hay một vấn đề mà người phụ nữ đó phải phấn đấu để vượt qua. Để khẳng định được mình trong vị trí lãnh đạo và quản lý thì thứ nhất bản thân những phụ nữ đó phải có năng lực, phải có trình độ, được đồng nghiệp tín nhiệm. Thực tế hiện nay nhiều phụ nữ có năng lực và có trình độ. Nam giới họ cũng khẳng định về năng lực và trình độ đó. Tuy nhiên do quan niệm cho rằng phụ nữ lãnh đạo thì hiệu quả sẽ không cao bằng nam giới, nên tỷ lệ phụ nữ có chức vụ cao vẫn còn hạn chế được thể hiện dưới bảng các bảng số liệu sau đây: Bảng 4: Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp Các cấp Khoá 1999-2004 Khoá 2004-2011 Nữ Nam Nữ Nam Tỉnh/thành phố 22,33 76,67 23,8 76,2 Quận/huyện 20,12 79,88 23,2 76,8 Xã/phường 16,56 83,44 20,1 79,9 Nguồn: Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2004. Bảng 5: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%) Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011 Chức danh Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Chủ tịch 1,64 5,46 3,46 1,56 3,92 4,09 Phó chủ tịch 8,19 11,42 5,57 26,56 19,64 10,61 Bảng 6: Tỷ lệ nữ cán bộ trong UBND các cấp chia theo giới tính (%) Các cấp Nhiệm kỳ 1999-2004 Nhiệm kỳ 2004-2011 Nữ Nam Nữ Nam Tỉnh/thành phố 6,4 93,6 8,61 91,39 Quận/huyện 4,9 95,1 6,40 93,60 Xã/phường 4,54 95,46 3,99 96,01 Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, Bộ nội vụ. Tỷ lệ cán bộ, công chức của nước ta còn rất thấp so với nam giới, hiện tỷ lệ nữ giới trong Quốc Hội Việt Nam nhiệm kỳ 12 này chiếm 25,8% với 127 đại biểu. Điều này phản ánh cơ hội phấn đấu trong công việc của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới, từ tình hình thực tế đã cho thấy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong hoạt động chính trị. Nhưng so với các nước khác ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội cao nhất. Bất bình đẳng giới trong giáo dục Bình đẳng giới trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội.Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới trong giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái. Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn, đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Tại Việt Nam Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục qua các năm không ngừng tăng lên: năm 2002 chiếm 16,7%; năm 2005 chiếm 18%; năm 2008 chiếm 20% so với tổng ngân sách. Mức chi cho giáo dục của Việt Nam cao ngang bằng với một số nước phát triển. Kết quả của những ưu tiên này đã thu hẹp khoảng cách giới và việc đầu tư vào con người đã góp phần làm cho Việt Nam đạt được chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam - nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp. Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2015. Có bốn loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước. Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “Chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước nhà”. Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Đại học Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng. Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới mình bằng cách tích cực học tập và rèn luyện, đạt kết quả xuất sắc. Trong các kỳ tuyển sinh vào cao đẳng, đại học nhiều thủ khoa là học sinh nữ. Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp, nhiều sinh viên nữ nhận bằng cử nhân với thành tích xuất sắc: thủ khoa. Ở bậc đại học và cao đẳng, tỷ lệ sinh viên, học sinh là nữ đang có xu hướng tăng dần đều qua các năm 2004-2007 (47,79%, 48,49%, 53,32%), trong đó năm học 2006-2007 tỷ lệ học sinh, sinh viên nữ còn cao hơn tỷ lệ nam học sinh, sinh viên (nữ 53,32%, nam 46,68) (Bảng 7). Bảng 7: Tỷ lệ học sinh, sinh viên nữ trong các trường cao đẳng, đại học (%) Bậc học 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Các trường đại học 46,95 47,23 54,99 Các trường cao đẳng 50,98 53,09 53,88 Chung đại học và cao đẳng 47,79 48,49 53,32 Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng có những hạn chế như: việc tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới, vì phụ nữ ở những gia đình nghèo và ở những dân tộc thiểu số ít được đi học, thường phải bắt đầu làm việc từ khi còn ít tuổi, trong khi trẻ em trai có nhiều cơ hội được đến trường hơn. So với trẻ em trai, trẻ em gái không được đến trường hoặc phải chịu gánh nặng gấp ba: vừa làm việc nhà, vừa lo học tập ở trường, vừa phụ giúp gia đình làm kinh tế mà không được trả công. Gánh nặng kinh tế đặt lên vai phụ nữ ngay từ nhỏ vì thời gian lớn dành cho công việc phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học phải giảm xuống. Trên bình diện cả nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc học sau đại học. Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độ sau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%, nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với nam giới. Đặc biệt, càng ở trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng giới lại càng lớn. Tỷ lệ phụ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư thấp hơn khoảng từ 5 – 18 lần so với nam giới. Năm 2007, tỷ lệ phụ nữ được phong học hàm phó giáo sư chỉ chiếm 11,67%, trong khi tỷ lệ này của nam giới là 88,33%. Đối với học hàm giáo sư, phụ nữ chỉ chiếm 5,1%, nam giới chiếm 94,9%. Học vị tiến sĩ khoa học, nam giới chiếm 90,22%, phụ nữ chiếm 9,78%; học vị tiến sĩ, nam giới chiếm 82,98% và phụ nữ chỉ chiếm 17,5% (xem bảng 8) Bảng 11: Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học Chức danh 1999 2004 2006 Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Thạc sĩ 29,11 70,89 39,1 60,9 30,53 69,47 Tiến sĩ khoa học 13,04 86,96 17,50 82,50 9,76 90,2 Tiến sĩ 15,44 84,58 17,02 82,98 Giáo sư 4,3 95,70 3,10 96,90 5,10 94.90 Nguồn: Hội đồng chức danh giáo sư, Bộ Giáo dục-Đào tạo qua các năm Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục. Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động – việc làm. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao. Theo Điều tra lao động – việc làm ngày 18/2007 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 46% trong số người làm công ăn lương từ các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh là nữ chiếm 41,12%; tỷ lệ lao động nữ làm kinh tế hộ gia đình chiếm 49,42%. Mặc dù các số liệu thống kê cũng chỉ ra có một tỷ lệ lớn lao động nữ còn làm các công việc giản đơn (53,64%), nhưng tỷ lệ phụ nữ đang tham gia vào các lĩnh vực vốn được coi là “truyền thống” (công việc kỹ thuật, quản lý) của nam giới cũng đang dần tăng lên (xem bảng 6 của Phụ lục). Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc khai khoáng chỉ chiếm 31,1%, trong khi đó nam giới chiếm 68,9%; tham gia hoạt động khoa học và công nghệ thì nữ chiếm 34% và nam chiếm 66%; quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội thì nữ chiếm 24,7% và nam chiếm 75%. Tuy vậy, có một số công việc vốn được coi là “truyền thống” của phụ nữ thì tỷ lệ nữ tham gia vẫn còn rất cao. Chẳng hạn, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm 71,6%, trong khi nam giới chỉ chiếm 28,4%; giáo dục đào tạo, nữ chiếm 69,2% và nam chiếm 30,8%; y tế và cứu trợ xã hội, nữ chiếm 59,6%, nam chiếm 40,4% . Bảng 7: Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm (%) Chia theo ngành kinh tế quốc dân Nữ Nam Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51,6 48,4 Khai khoáng 31,1 68,9 Công nghiệp chế biến, chế tạo 51,7 48,3 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước… 27,4 72,6 Thương nghiệp, sửa chữa động cơ, xe máy…. 61,5 38,5 Khách sạn, nhà hàng 71,6 28,4 Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm 52,5 47,5 Hoạt động khoa học, công nghệ 34,0 66,0 Kinh doanh tài sản, dịch vụ hành chính, tư vấn hỗ trợ 42,2 57,8 Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội… 24,7 75,3 Giáo dục và đào tạo 69,2 30,8 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 59,6 40,4 Hoạt động văn hoá thể thao 48,8 51,2 Phục vụ cá nhân, làm thuê công việc gia đình… 45,5 54,5 Làm việc trong các tổ chức quốc tế 51,4 48,2 Tổng số 49,4 50,6 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục thống kê Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào lực lượng lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, ước tính khoảng 70% đến 80%. Về chuyên môn và kỹ năng, tỉ lệ phụ nữ được đào tạo ở tất cả các hình thức đều thấp hơn nam giới, trong khi tỉ lệ phụ nữ tự học lại cao hơn hẳn nam giới. Về lương, ba ngành nghề thủy sản, dệt may và da giày có lương gần thấp nhất lại là ba nghề có số lao động nữ tập trung đông nhất. Tính trên bình diện chung, lương phụ nữ chỉ bằng 85% lương nam giới, trong đó phụ nữ làm việc ở nhóm công nghiệp có mức lương bằng 82% lương nam giới, dịch vụ bằng 75%, thương mại bằng 80%.Về vị thế nghề nghiệp, phụ nữ được đề nghị tuyển dụng nhiều ở nhóm việc nhân viên, còn nam giới được đề nghị vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn hẳn nữ giới. Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực này còn rất nhiều hạn chế. Vị thế việc làm của lao động nữ cũng có sự thay đổi tích cực. Trong 10 năm từ 1997 đến 2007, nhóm lao động làm công ăn lương tăng rất mạnh trong cơ cấu phân bố lao động, từ 18,6% (1997) lên tới 30% (2007), trong đó lao động nam chiếm 59,8% và lao động nữ chiếm 40,2% (2007). Nếu so sánh với năm 2005 thì có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2005, tỷ trọng lao động làm công ăn lương chiếm 25,6%, trong đó lao động nam chiếm 78,7% và lao động nữ chiếm 21,3%. Tỷ trọng lao động nữ trong số người làm công ăn lương tăng mạnh (19%), thể hiện sự thay đổi theo hướng giảm sự bất bình đẳng giới về việc làm có thu nhập ổn định giữa nam và nữ. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình bình đẳng giới của Việt Nam có nhiều tiến bộ. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị cũng có xu hướng giảm nhẹ, từ 4,82% năm 2006, xuống còn 4,64% năm 2007, ước tính năm 2008 là 4,65%, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở khu vực thành thị là 5,25%; 5,10% và 5,10%. Nhìn chung, kết quả này đều thực hiện đạt chỉ tiêu phấn đấu đề ra trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 1. Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Thứ nhất, trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coi nam giới là quan trọng hơn phụ nữ;  tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt là gắn liền với các tư tưởng tôn giáo và biểu hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Trải qua thời kỳ chi phối lâu dài của học thuyết Nho giáo, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam là làm sao phải có con trai để nối dõi dòng tộc, áp lực về con cái, về con nối dõi cứ truyền từ đời này qua đời khác dần dần ngấm vào tâm khảm nhiều người và cứ thế tư tưởng trọng nam, khinh nữ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nước ta được lý giải dựa trên ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và nhận thức của người dân về thực tiễn cuộc sống: Người đàn ông có trách nhiệm nối dõng dòng họ, sẽ trông nom chăm sóc mồ mả tổ tiên; không có con trai là một điều bất kính với tổ tiên dòng họ. Nam giới là nguồn lao động chính, kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già. Khi hệ thống phúc lợi xã hội đối với người già còn chưa phát triển, nhất là tại các vùng nông thôn, nơi 74% dân số đang sinh sống, con cái chăm sóc cha mẹ già vẫn là hết sức quan trọng. Người già vẫn đa phần phải dựa vào sự hỗ trợ trong gia đình. Những suy nghĩ, cách hành xử, sự dạy dỗ có liên quan đến phân biệt, định kiến giới của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị chính là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc hình thành quan niệm về giới của mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, nếu trong gia đình có  những định kiến giới thì những định kiến này sẽ được lặp lại ở các thế hệ tiếp theo. Mặt khác, chúng ta đã duy trì được mức sinh thấp kéo dài liên tục trong nhiều năm. Nhưng từ đó cũng xuất hiện mẫu thuẫn, các gia đình muốn chỉ có 1-2 con thì trong đó phải có con trai. Vì thế mới có chuyện cố tình đẻ con trai cho bằng được. Một số ngành nghề đòi hỏi phải có nam giới, như việc đi biển, con gái thì không thể làm được. Nhưng nguyên nhân trực tiếp chính là mong muốn có con trai của các gia đình. Thứ hai, nguyên nhân quan trọng nhất cản trở phân chia bình đẳng công việc trong gia đình ở Việt Nam là quan niệm xã hội: “Công việc nội trợ là thiên chức của Phụ nữ’. Không những thế, xã hội còn đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình làm cho nam giới thiếu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phụ nữ phải phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, nam giới là độc lập, mạnh mẽ có năng lực và là người ra quyết định.Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng. Nam là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách nhiệm nuôi dạy con cái, nội trợ trong nhà. Nam giỏi việc xã hội, nữ phải giỏi việc nhà. Thứ ba, nguyên nhân căn bản dẫn tới hiện tượng bất bình đẳng giới là nhận thức xã hội về vấn đề này chưa thấu đáo, đặc biệt là nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, lãnh đạo, quản lý và nhân dân. Mặt nhận thức của nhân dân còn hạn chế, công tác tuyên truyền bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, chưa thiết thực, chưa phù hợp và chưa đi sát vào dân, nên hiệu quả nâng cao nhận thức của nhân dân còn hạn chế. Mặt khác, trong Báo cáo về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua các bằng chứng từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số giới tính khi sinh - người phụ nữ càng có học thức cao thì càng có khả năng và điều kiện lựa chọn sinh con trai. Cụ thể, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn có tỉ lệ đẻ con trai là 107/100 (số nam/nữ), trong khi nhóm trung học phổ thông và học nghề là 111 và con số này ở nhóm chị em có trình độ cao đẳng trở lên là gần 114. Nhóm phụ nữ có học thức cao thường cũng là nhóm giàu nhất, có mức sinh thấp, đồng thời cũng có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin, công nghệ để lựa chọn giới tính của con, nên có tỷ lệ đẻ con trai cao hơn trong khi nhóm dân số nghèo nhất thường có tỷ số giới tính nam - nữ gần với mức bình thường nhất là 105, trong khi với nhóm dân số giàu thì con số này lên đến 112. 2. Giải pháp khắc phục hạn chế bất bình đẳng giới. Chính phủ cần sớm nghiên cứu, ban hành chiến lược, chính sách và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy phạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_2048.doc
Tài liệu liên quan