Đề tài Thực trạng các hoạt động có liên quan tới đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nam định (BIDV nam định) 1

1.1 Giới thiệu BIDV: 1

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV : 1

2. Chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chính của NH 3

2.2 Cho vay ĐTXD cơ bản dài hạn 4

2.3 Cho vay ngắn hạn 4

2.4 Thực hiện các hoạt động kinh doanh đầu tư khác 5

2.5 Chấp hành nghiêm chế độ hạch toán : 5

2.6 Thực hiện chỉ đạo và điều hành toàn diện của ban lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5

2.7 Thực hiện một số nghiệp vụ khác do tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, chủ tịch UBND tỉnh Nam Định giao. 6

3. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự 6

4.Quy chế làm việc, nhiệm vụ chức năng của các phòng Ban 6

4.1 Quy chế làm việc đối với nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định 6

4.2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 7

4.2.1 Phòng nguồn vốn và quản lý kinh doanh: 7

4.2.2 Phòng tín dụng I 8

4.2.3 Phòng tín dụng II 9

4.2.4 Phòng tà ichính kế toán 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG 11

1. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng ( NH) 11

1.1. Hoạt động huy động vốn đầu tư 11

1.2 Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định: 13

1.3. Công tác đầu tư cho cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng 19

2. Đánh giá chung về các hoạt động những tồn tại va nguyên nhân 20

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 22

1. Định hướng chiến lược của BIDV giai đoạn 2005-2010 22

2. Giải pháp : 24

2.1 Giải pháp cho chiến lược thu hút vốn đầu tư. 24

2.2 Chính sách nguồn nhân lực 25

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các hoạt động có liên quan tới đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài trợ Hùn vốn mua cổ phần Kinh doanh nhà ở hoặc kinh doanh theo hình thức thuê mua Thực hiện các hợp đồng kinh doanh khác theo quy định của điều lệ. 2.5 Chấp hành nghiêm chế độ hạch toán : Thực hiện theo chế độ kế toán được nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ chế độ thống kê , thông tin kinh tế , chế độ phòng chống rủi ro tín dụng viết tắt là CIC, chế độ hạch toán , kế toán ,quy trình công nghệ các nghiệp vụ của ngân hàng.Tổ chức điều hành theo quy chế , chế độ trách nhiệm , chế độ công nhân viên chức nhà nước để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả , đúng pháp luật và điều lệ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam . Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu trên cơ sở đó bảo đảm quyền lợi và không ngừng cảI thiện đời sống của CBCNVC. 2.6 Thực hiện chỉ đạo và điều hành toàn diện của ban lãnh đạo ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về mọi hoạt động của chi nhánh tại địa phương phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế theo đường lối mục tiêu của tỉnh, của Chính phủ. Chịu sự chỉ đạo lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, và sự giám sát của các cơ quan pháp luật , tài chính và ngân hàng nhà nước. Có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là mối quan hệ với các ngân hàng trên địa bàn. 2.7 Thực hiện một số nghiệp vụ khác do tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, chủ tịch UBND tỉnh Nam Định giao. 3. Mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự Tổ điện toán Tổ kho quỹ phòng dịch vụ khách hàng phòng tiền tệ quốc tế phòng thẩm định quản lý tín dụng Giám đốc Phó giám đốc phòng tín dụng phòng kế họach tổng hợp phòng kiểm tra kiểm toán toánnội BIDVộ phòng nguồn vốn và QL KD phòng tổ chức hành chính 4.Quy chế làm việc, nhiệm vụ chức năng của các phòng Ban 4.1 Quy chế làm việc đối với nhân viên ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Nam Định Đối với cán bộ công nhân viên nói chung :bao gồm từ lãnh đạo tới CBCNV là những cán bộ CBCNV làm công ăn lương trong biên chế hay hợp đồng ngắn hạn ,dài hạn. Nhiệm vụ : - Nêu cao trách nhiệm không ngừng phấn đấu học tập lý luận chính trị, văn hoá, nghiệp vụ ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhiệm vụ được phân công. - Có ý thức chấp hành chủ trương , chính sách đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế và thông tư chỉ thị có liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng. - Chấp hành nội quy công tác quy trình nghiệp vụ, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiệp vụ do phòng phân công, quản lý chấp hành mệnh lệnh của cấp trên thực hiện chế độ thỉnh thị Báo cáo. - Khi đến làm việc tại công sở phảI nghiêm túc thực hiện mọi nội quy quy định (ra vào phảI xuống xe, gửi xe đúng nơI quy định, ăn mặc trang phục có phù hiệu, đảm bảo giờ giấc ). - Quản lý tài sản được giao phục vụ cho nhu cầu làm việc, sinh hoạt cũng như tài liệu hồ sơ, các văn bản pháp quy đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đảm bảo an toàn và bí mật. - Có đạo đức phẩm chất có tinh thần đoàn kết, cởi mở ,vui vẻ, lịch thiệp với khách hàng, không gây phiền hà , chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về các mặt nghiệp vụ được giao do thiếu trách nhiệm. 4.2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 4.2.1 Phòng nguồn vốn và quản lý kinh doanh: Là phòng tham mưu giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh thông qua kế hoạch hoá nguồn vốn và sử dụng vốn. Tổng hợp theo dõi thông tin CIC , làm nghiệp vụ hướng dẫn và các nghiệp vụ tổng hợp khác. Nhiệm vụ: Nắm chắc tình hình kinh tế xã hội, phương hướng kế hoạch Nhà nước đặc biệt là chỉ tiêu đầu tư xây dựng. Chủ động đề ra phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ, nhất là biện pháp tổ chức thực hiện huy động vốn cũng như sử dụng vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lập tờ trình về kế hoạch nguốn vốn cũng như các chỉ tiêu khác theo quy định. Bao gồm kế hoạch huy động và sử dụng vốn ; kế hoạch tiền mặt và thanh toán ; xây dựng các phương án huy động vốn , sử dụng vốn kinh doanh ngân hàng. Tiến hành giao chỉ tiêu, theo dõi đánh giá việc thực hiện, đảm bảo sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đúng quy định của TW. Theo dõi tổng hợp về rủi ro tín dụng, quan hệ trực tiếp với trung tâm CIC Tổ chức thực hiên công tác tiếp thị , quảng bá kinh doanh. Giúp giám đốc lập chương trình công tác hàng tháng , quý , năm , sơ tổng kết các Báo cáo chuyên đề theo dõi ghi chép trong giao ban cũng như họp toàn thể ban giám đốc ; lưu trữ hồ sơ văn Bản về nghiệp vụ SXKD . Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ khác được phân công . 4.2.2 Phòng tín dụng I Là phòng nghiệp vụ kinh doanh, chủ yếu cho vay các dự án trung, dài hạn theo định hướng của Nhà nước; các dự án đầu tư đổi mới, cảI tiến kỹ thuật Bằng vốn huy động ; đôn đốc thu nợ ; cho vay các DN quốc doanh và hộ tư doanh theo chỉ thị của Giám đốc. Nhiệm vụ: - Củng cố và mở rộng khách hàng theo phân công, đảm Bảo số lượng khách hàng hàng ngày tăng theo hướng phát triển ; đI sâu nghiên cứu thẩm định các dự án đầu tư theo định hướng cũng như đề xuất ; chú trọng các dự án thuộc đối tượng khách hàng đã có quan hệ mở tài khoản và vay vốn tại ngân hàng ; thẩm định các dự án theo kế hoạch chỉ định để đảm bảo có hiệu quả , trình bày đủ chứng lý, có sức thuyết phục được hội đồng tín dụng thống nhất và làm cơ sở cho Giám đốc quyết định, cuối cùng trình lên Tổng giám đốc. - Kế hoạch hoá thu nợ theo cam kết của các công trình đang ở thời kỳ thu nợ, đảm bảo thu nợ gọn đối với các công trình đã đầu tư; đI sâu nghiên cứu giúp đỡ DN đảm bảo đẩy mạnh sản xuất tạo nguồn thu đúng , đồng thời theo dõi xử lý đối với các DN không có khả năng trả nợ . - Lập kế hoạch vốn đầu tư các dự án đã được ký kết hợp đồng đảm bảo cấp tiền vay theo đúng thể lệ và điều lệ XDCB 52 của Nhà nước quy định , thực hiện chế độ baỏ hành khi kết thúc bàn giao sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của Bộ tài chính . - Cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị trực thuộc phòng quản lý, bao gồm: Các đơn vị đầu tư theo dự án vay thi công ; Các DNNN thuộc khối công nghiệp thương nghiệp; Các công ty THHH , tư nhân theo luật DN; Ngoài ra còn cho vay ngắn hạn các đơn vị được giám đôc phân công; Cho vay theo kế hoạch, cho vay từng lần, từng món, cho vay tài trợ theo quy định của diều lệ và thể lệ tín dụng; - Có trách nhiệm về lĩnh vực tín dụng dài hạn trung hạn ngắn hạn, các nghiệp vụ khác có liên quan về các đối tượng phân công tại hội sở cũng như tại cơ sở. … 4.2.3 Phòng tín dụng II Là một phòng nghiệp vụ kinh doanh cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức thi công xây lắp và các đơn vi khách hàng là Cty THHH, tư nhân theo phân công có trách nhiệm trực tiếp tại hội sở và theo dõi các đơn vị có liên quan ở các phòng giao dịch. Nhiệm vụ: - Thực hiện chiến lược khách hàng, trên cơ sở khách hàng truyền thống là các tổ chức thi công xây lắp kinh doanh về ĐTXD ; ra sức củng cố và phát triển qua việc thúc đấy phát triển SXKD có hiệu quả của đối tác - Xây dựng được kế hoạch vay trả hàng quý trên cơ sở kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính của DN ; đồng thời thẩm định các dự án đầu tư dài hạn; cải tiến kỹ thuật của các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn thường xuyên như các XN thi công xây lắp, trên cơ sở đó trình giám đốc xem xét. - Quản lý chỉ tiêu đã được thông báo, bao gồm vay trung dài hạn, thu nợ , dư nợ đối với các DN tập thể, cá nhân. Tiến hành giao chỉ tiêu cho các cán bộ thuộc phòng quản lý và thường xuyên theo dõi để đảm bảo chỉ tiêu được giao có gặp phải những vướng mắc gì không, và kịp thời đề xuất điều chỉnh. 4.2.4 Phòng tà ichính kế toán Là phòng vừa có chức năng tài vụ , vừa hạch toán kế toán, có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng và với toàn ngành. Công tác tài vụ kế toán: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và giám đốc về công tác tài vụ kế toán theo biểu đồ đã được tổng giám đốc quy định. Căn cứ vào phương hướng hoạt động và kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt để xây dựng kế hoạch tài vụ đảm bảo chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu của ngân hàng đề ra. Tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch tài vụ đã được duyệt cho các ngân hàng cơ sở; có biện pháp thực hiện đảm bảo đúng dự toán, đúng chế độ… Tổ chức phân công cán bộ làm nhiệm hạch toán kế toán từ cơ sở tới toàn ngành, đảm bảo đúng điều lệ kế toán quy định, từ khâu mở tài khoản hạch toán kế toán, từ chi tiết đến tổng hợp, tổ chức thanh toán vãng lai, liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hạch toán theo hệ thống vi tính, hoà nhập mạng lưới chung, đảm bảo hạch toán kế toán kịp thời, chính xác đầy đủ. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hạch toán. Nghiêm túc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, mệnh lệnh của tổng giám đốc. Chương II Thực trạng các hoạt động có liên quan tới đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân hàng 1. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng ( NH) 1.1. Hoạt động huy động vốn đầu tư Huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gưỉ bằng tiền Đồng và bằng ngoại tệ cũng như sử dụng thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá ngắn và dài hạn ( kỳ phiếu, tráI phiếu và các giấy tờ có giá khác ). Hiện nay ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định đang thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hoá nguồn huy động vốn bao gồm nhiều sản phẩm tiết kiệm, cung ứng thêm nhiều tiện ích tiền gửi, phát triển quan hệ hợp tác với các khách hàng khác nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. nguồn vốn huy động 2004-2005 đơn vị: triệu đồng stt Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Số dư Tỷ trọng(%) Số dư Tỷ trọng(%) Nguồn vốn huy động 770.210 666.636 1 Phân theo khách hàng + TCKT 133.412 17,32% 71.385 10,7% + Dân cư : Tiết kiệm Kỳ phiếu TráI phiếu CCTG 636.798: 589.493 27.579 7.899 11.828 82,68% 595.251 465.658 23.242 23.242 21.207 89,3% 2 Phân theo kỳ hạn + Ngắn hạn 427.199 55,46% 311.860 52,4% + Trung và dài hạn 343.011 44,54% 283.391 47,6% Biểu đô cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2005 Theo khách hàng Theo kỳ hạn Với những nỗ lực năm 2004,2005 ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ cho dù điều kiện thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi và cạnh tranh quyết liệt về huy động vốn trên thị trường. Kết quả đạt được là ngân hàng đã phát triển mạng lưới giao dịch là các phòng giao dịch và các bàn tiết kiệm trên địa bàn. Tính đến ngày 31/12/2004 tổng vốn huy động được từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt : hơn 770 tỷ VNĐ tăng 11% so với năm 2003 .Thị phần huy động vốn tăng 15% . Tiền gửi tiết kiệm năm 2004 chỉ tăng 7,8% so năm 2003; năm 2004 không tăng nhiều so với năm 2003 vì những lý do sau: Chỉ số giá tiêu dùng tăng quá cao Đầu tư vào các lĩnh vực vàng, ngoại tệ, bất động sản, cổ phiếu có mức sản lượng cao hơn làm giảm nguồn tiền gửi ngân hàng. Mức tăng trưởng tiền gửi khách hàng là tổ chức kinh tế đã góp phần tăng trưởng toàn ngành, hoàn thành kế hoạch 5 năm và đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho ngân hàng. Năm 2005 thị truờng tiền tệ có những khó khăn phức tạp và cạnh tranh khốc liệt. BIDV Nam Định đã chấp hành nghiêm túc chính sách vĩ mô của nhà nước và của BIDV Việt Nam, bám sát thị trường trong nước để có chính sách kịp thời hiệu quả đảm bảo giữ được nền vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể là: Triển khai sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng; phát hành giấy tờ có giá ; triển khai sản phẩm ổ trứng vàng; sản phẩm tiêt kiệm rút dần; smart@ccount; tiết kiệm bậc thang; Đa dạng hoá đối tượng khách hàng; Đưa ra mức lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn, kết hợp nhiều hình thức khuyến mại cho khách hàng; Cơ cấu lại mạng lưới hướng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh; 1.2 Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của BIDV Nam Định Sử dụng vốn năm 2004 stt Khoản mục Kế hoạch2004 VNĐ triệu đồng USD 1000 USD Cộng quy đổi Tg:15.812 % so kế hoạch 1 Dư nợ tín dụng 460.000 390.350 4.366 459.634 99,9% + Ngắn hạn 203.401 2.851 248.644 + Trung dài hạn 185.672 1.515 209.714 + KHNN-CĐ 3.727 0 1.277 2 Dư nợ bình quân 430.000 383.805 3.037 431.836 100,4% 3 Nợ quá hạn 29.000 80.022 0 80.022 275,9% + Ngắn hạn 18.382 0 18.382 + Trung dài hạn 61.640 0 61.640 + KHNN-CĐ 0 0 0 Tỷ lệ quá hạn/ tổng dư nợ = 17,4% (so với 6% KH); Tỷ trọng trung dài hạn/tổng dư nợ = 34,7% (so với 50% KH); Sử dụng vốn năm 2005 stt Khoản mục Kế hoạch2005 VNĐ triệu đồng USD 1000 USD Cộng quy đổi Tg:15.812 % so kế hoạch 1 Dư nợ tín dụng 450.000 386.721 3.855 447.676 99,5% + Ngắn hạn 198.956 2.992 246.266 + Trung dài hạn 185.141 863 198.787 + KHNN-CĐ 2.624 0 2.624 2 Dư nợ bình quân 22.748 227 26.334 3 Nợ quá hạn 9.000 26.342 15 26.579 295,3% + Ngắn hạn 23.194 15 23.431 + Trung dài hạn 1.996 0 1.996 + KHNN-CĐ 1.152 0 1.152 Tỷ lệ quá hạn/ tổng dư nợ = 5,94% (so với 2% KH); Tỷ trọng trung dài hạn/tổng dư nợ = 44,4% (so với 42% KH); Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng: Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tính đến hết 31/12/2005 là 447,676 tỷ VNĐ giảm so với năm 2004 là 459,639 tỷ VNĐ Dư nợ tín dụng = VNĐ là 86,38% Dư nợ tín dụng = ngoại tệ là 13,62% Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ năm 2005 Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên nguyên tắc kết hợp giữa chính quyuền ,doanh nghiệp, ngân hàng để giúp tỉnh có thể thu hút được các nhà đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ ngân sách tỉnh để đâu tư cơ sở hạ tầng đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương Về chất lượng tín dụng, được kiểm soát chặt chẽ có hệ thống nên tỷ lệ nợ qua hạn nợ xấu ngày càng giảm thấp và ổn định vào cuối năm: Dư nợ quá hạn 2005 là 26,579 tỷ VNĐ so với năm 2004 giảm đI rất nhiều là 80,022 tỷ VNĐ Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ(2005) = 5,42% ; năm 2004 là 17,4%. Tỷ trọng trung dài hạn/tổng dư nợ( 2005) = 44,4% < năm 2004= 45,9% Có thể thấy chất lượng tín dụng đã được nâng cao, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng đã chính xác và an toàn hơn . Tính tuân thủ, yêu cầu minh bạch nợ xấu, nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu để chất lượng tín dụng đạt mức tốt. Ngân hàng sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng đầu tư và dịch vụ. Hoạt động tín dụng bao gồm việc cung cấp các khoản nợ thương mại, các khoản nợ theo chỉ định và theo kế hoạch của nhà nước và các khoản nợ ngắn, trung, dài hạn . Tín dụng được đánh giá là hoạt động đem lại tỷ trọng thu nhập cao nhất cho ngành ngân hàng. Trọng tâm của công tác tín dụng là tăng cường kiểm soát chất luợng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Kết quả cụ thể như sau: Ngân hàng đã bước đầu đánh giá được thực trạng tín dụng theo chuẩn mực của BIDV . Trên cơ sở đó ngân hàng đã có các biện pháp nâng cao năng lực thẩm định, thực hiện chỉnh sửa đổi mới phân cấp uỷ quyền, chuyển biến cơ cấu khách hàng , cơ cấu dư nợ, hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng đã kiểm soát được tăng trưởng tín dụng ở phạm vi giới hạn mức nhỏ hơn 15%. Mức tăng trưởng của ngân hàng được đánh giá là tương đối phù hợp trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn , nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng, tăng cường xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ngân hàng đã thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu tín dụng, cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực. Ngân hàng đã và đang triển khai đánh giá các lĩnh vực khu vực đầu tư an toàn, hạn chế và tăng cường kiểm soát cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Năm 2005 tín dụng đã đạt được kết quả khả quan trong lĩnh vực đầu tư phát triển Thực hiện phân loại nợ theo nhóm nợ cụ thể và đưa ra giải pháp tổ chức kiểm soát nhóm nợ xấu, trích dự phòng và xử lý. Thực hiện chính sách tín dụng đồng bộ và linh hoạt như phát triển các Sản phẩm mới như :cho vay tín dụng, cho vay thấu chi, mua ô tô… thực hiện đánh giá phân loại khách hàng để đáp ứng các chính sách phù hợp, tích cực với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn rủi ro tín dụng chung như : Dư nợ tín dụng của khối doanh nghiệp nhà nước còn lớn, hệ thống sản phẩm tín dụng chưa đa dạng. Chính vì thế các ngân hàng nói chung và riêng BIDV nói riêng đều nỗ lực hết sức mình để phát triển toàn diện lành mạnh hoạt động này. Công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng đã có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách đồng bộ, có quan tâm thích đáng tới chính sách nguồn nhân lực, làm cơ sở phát triển mạng lưới an toàn bền vững. Những năm gần đây công tác tổ chức cán bộ đạt được kết quả quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của toàn hệ thống, tạo thêm tiền đề cơ bản cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Để đáp ứng đòi hỏi về tăng trưởng và phát triển của ngân hàng cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là vốn quý của ngân hàng. Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực tăng cường cả về số lượng chất lượng của đội ngũ cán bộ. Hiện tại đội ngũ cán bộ của ngân hàng là: Trình độ đại học: 75,66% Tiến sỹ, thạc sỹ: 2,77% Trung học chuyên nghiệp: 11,37% Trình độ khác:10,2% Biểu đồ cơ cấu nguồn lực Một điều dễ nhận biết là đội ngũ nhân viên của BIDV có sự trẻ trung tâm huyết, được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn .Việc tuyển dụng cán bộ có sự thay đổi theo cung cầu thị trường lao động , công tác bố trí cán bộ đã đáp ứng được nhu cầu lao động của đơn vị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của hệ thống. Đội ngũ cán bộ thương xuyên được kiện toàn, bổ sung và sắp xếp. Xác định nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng với sự thành công của ngân hàng, công tác đào tạo cán bộ đặc biệt được chú trọng. Trong năm 2007 ngân hàng đã nỗ lực triển khai khoá đào tạo gồm các chủ đề khác nhau như quản trị điều hành, nghiệp vụ, ngoại ngữ, cán bộ được cử đI học ở trongvà ngoài nước. Ngoài việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động theo quyết định hiện hành của nhà nước và của ngành, ngân hàng luôn đảm bảo đời sống người lao động, về lương và thu nhập được thực hiện theo hiệu quả kinh doanh từng phòng ban, đơn vị và luôn có sự hỗ trợ đối với các phòng ban mới thành lập. Mục tiêu là nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, thực hiện chính sách khen thưởng, động viên xứng đáng, kịp thời đối với các tập thể cá nhân có đóng góp vao thành tích xuất sắc trong lao động , có sáng kiến giúp nâng cao năng suất lao động và doanh thu. Các đoàn thể luôn tạo điều kiện hoạt động tổ chức phong trào như hội thi thể thao, tạo không khí phấn khởi đoàn kết cho cán bộ trong hệ thống.Các hoạt động văng hoá, thể dục, thể thao, các sinh hoạt đoàn thể của công đoàn, đoàn thanh niên phụ nữ được chăm lo thoả đáng trên nguyên tắc hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí. Môi trường không ngừng được cải thiện theo hướng tích cực, khuyến khích sự cạnh tranh lanh mạnh để tạo động lực phát triển, tạo điều kiện để người lao động học tập, phấn đấu thăng tiến. Quan điểm về lao động và sử dụng lao động đã thay đổi theo cơ chế thị trường, giữa quyền lợi và trách nhiệm đã có sự cân đối hài hoà, góp phần tạo động lực để cán bộ nhân viên nỗ lực rèn luyện, yên tâm công tác và phấn đấu. 1.3. Công tác đầu tư cho cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng Nhận thức được sự quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động của ngân hàng tại kế hoạch phát triển CNTT của BIDV do hội đồng quản trị phê duyệt, ngân hàng đã đẩy mạnh được ứng dụng công nghệ mới cụ thể là : Củng cố nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT đặc biệt là năng lực thiết bị phần cứng và mạng truyền thông nhằm phục vụ tốt cho việc triển khai mở rộng Dự án hiện đại hoá và phát triển dịch vụ ngân hàng. Tập trung triển khai dự án trọng điểm về CNTT như mở rộng mạng lưới ATM trên địa bàn, mở rộng hệ thống mạng WAN , triển khai giai đoạn đầu cho các dự án “ xây dựng hệ thống an ninh bảo mật mạng máytính BIDV” ; “nâng cấp máy chủ phục vụ mở rộng hệ thống SIBS” , “nâng cấp hệ thống lưu trữ cho trung tâm xử lý”…vv Phát triển các phần mềm ứng dụng tập trung vào dịch vụ ngân hàng như xây dựng các phân mềm như Homebanking tập trung(CTW), chương trình quản lý sổ tiết kiệm dự thưởng Nâng cao độ an toàn trong ứng dụng CNTT như xây dựng các quy trinh xử lý dự phòng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật dự phòng, nghiên cứu lập dự án xây dựng trung tâm dự phong thông tin dữ liệu. Bên cạnh đó phát huy kết quả triển khai dự án hiện đại hoá. Việc triển khai dự án đã có một mặt góp phần nâng cao số lượng sản phẩm dịch vụ, năng suất và chất lượng phục vụ khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cuả ngân hàng, mặt khác tăng thêm khả năng quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thông qua việc chương trình hoá các văn bản chế độ, phân quyền giao dịch, đồng thơì thêm số lượng chất lượng và tính kịp thời của thông tin quản trị điều hành. 2. Đánh giá chung về các hoạt động những tồn tại va nguyên nhân Mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng trên thực tế vẫn còn có những rào cản nhất định trong quá trình huy động và sử dụng vốn. Trước tiên, đáng chú ý là hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn khá phức tạp, với nhiều cấp độ khác nhau: luật pháp lệnh, nghị định thông tư. Đặc biệt , việc chậm ra các văn bản hướng dẫn đã khiến cho các văn bản quy phạm pháp luật khó áp dụng trong thực tế. Hiện tại gánh nặng cung cấp vốn cho doanh nghiệp chủ yếu đè nặng lên hệ thống ngân hàng trong đó hệ thống ngân hàng nhà nước vẫn phảI chiếm xấp xỉ 75% thị phần tín dụng toàn ngành. Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước, chưa được giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp trên đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Mặt khác các ngân hàng cũng chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều và có hiệu quả để thu hồi nợ vay từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, phát mại tài sản đảm bảo hiện nay là trở ngại lớn cho các ngân hàng thương mại ( đặc biệt là tài sản của các doanh nghiệp nhà nước) Về công nghệ của ngân hàng và vấn dề phát triển nguồn nhân lực tuy đã có những thành tựu đáng kể nhưng nói chung vẫn phải đòi hỏi ngân hàng nỗ lực phấn đấu, tiếp thu công nghệ của đơn vị trong và ngoài nước và có chế độ tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân viên hợp lý Mặt bằng công nghệ của nước ta nói chung và bản thân BIDV nói riêng còn có khoảng cách khá xa so với các ngân hàng liên doanh, NH có vốn đầu tư nước ngoài. Điều kiện làm việc, chế độ lương và đãi ngộ còn phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường hội nhập. Chính vì thế, có một chiến lược phát triển hợp lý, và một quy tắt thực hiện nghiêm túc sẽ là chìa khoá thành công cho ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Định. Chương III Một số giảI pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng 1. Định hướng chiến lược của BIDV giai đoạn 2005-2010 Từ những phân tích và lường đón những yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi, BIDV đã chủ động xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu cơ bản là : Nâng cao chất lượng, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động; chủ động tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm như năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp tàu thuỷ,viễn thông. Mục tiêu: Thách thức Cạnh tranh ngày càng quyết liệt khi có sự ra đời của khối lượng lớn các ngân hàng thương mại cổ phần, sự giảm bớt các hạn chế hoạt động đối với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Song song đó, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, chuẩn mực hoá và chuyên nghiệp hoá. Đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết đối với các tổ chức thương mại toàn cầu, các tiêu chí như tỷ suất lợi nhuận, vốn điều lệ, hệ thống quản lý…vv cần được cải thiện để phù hợp với chuẩn mực ngân hàng quốc tế hiện đại. Mục tiêu chung Hoạt động an toàn, quản lý được rủi ro trong giới hạn hợp lý, phát triển mạnh và bền vững, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng với đa lĩnh vực - đa sản phẩm – dịch vụ tiện ích có chất lượng và ngày càng đổi mới, hoàn thiện . Mô hình ngân hàng, là ngân hàng mạnh có nhiều tiềm lực, nguồn lực , hoạt động đa quốc gia, đứng hàng đầu trong nước, tương xứng trong khu vực; Xây dựng thương hiệu : tạo lập và thể hịên được thương hiệu – hình ảnh – vị thế – bản sắc văn hoá doanh nghịêp trong kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại. Công nghệ: công nghệ là mũi nhọn, làm bước đột phá tạo được sức cạnh tranh. Nhân lực : là chìa khóa của thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ – kiến thức – kỹ năng và kinh nghiệm được khuyến khích bởi hệ thống động lực vật chất – tinh thần và điều kịên làm việc phù hợp. Mục tiêu kinh doanh của ngân hàng: luôn hướng tới phục vụ tốt nhất( sản phẩm dịch vụ tịên ích ) tới các khách hàng; hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững; chấp hành luật pháp, minh bạch để đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Giải pháp chung Hiệu quả hoạt động: cơ cấu lại tài sản nợ- tài sản có ; mua nợ; cổ phần hoá để tăng vốn điều lệ và tăng chỉ số an toàn vốn ; phân loại khách hàng hợp lý để đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu của khách hàng và phát triển ngày càng đa dạng hơn Công ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24647.doc
Tài liệu liên quan