Đề tài Thực trạng các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay

Mục lục

 

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I. SƠ LƯỢC CHUNG VỀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. 3

I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TGTC 3

1.1. Các tổ chức tài chính chính thức: 3

1.1.1. Các ngân hàng thương mại: 3

1.1.2.Các Công ty tài chính : 3

1.1.3. Các hợp tác xã tín dụng: 4

1.2.Các tổ chức tài chính không chính thức: 4

II. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TCTGTC TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH. 4

2.1. Vị trí của các TCTGTC trong hệ thống tài chính. 4

2.2. Vai trò của các TCTGTC. 5

PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 7

I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. KHÁI NIỆM 7

1.2. Vị trí của NHTM trong hệ thống tài chính 7

1.3.Chức năng của NHTM 8

a. chức năng trung gian tín dụng 8

b. chức năng trung gian thanh toán. 9

c. chức năng tạo tiền 10

1.4.Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. 11

b. ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường. 11

c. NHTM là công cụ vĩ mô để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 11

d. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 11

II. CÁC TỔ CHỨC PHI NGÂN HÀNG. 19

A.Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp 19

B.CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ QUỸ ĐẦU TƯ 27

2.1.CÔNG TY TÀI CHÍNH 27

2.1.1.Các loại hình CTTC: 27

2.1.2. Thực trạng của các CTTC: 28

2.1.3. CTTC cổ phần. 28

2.2.Quỹ đầu tư 29

2.2.1. Cho thuê tài chính và sự hoạt động của các công ty cho thuê tài chính 29

2.2.2. Khả năng tăng trưởng dư nợ cho thuê của các công ty cho thuê tài 35

C. Thị trường chứng khoán Việt Nam 36

2.1. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 36

2.2.Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt. 36

2.4.Thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động theo quy luật nào 42

2.5.Điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động tốt 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các tổ chức trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 10 năm qua đạt trên 7% và trong năm 2007 đạt 8,5%; thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 423 đô la Mỹ năm 2001 lên 835 đô la Mỹ năm 2007; lạm phát được kiềm chế và kiểm soát; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 32% năm 2000 và còn 14,7% vào năm 2007. Tăng trưởng kinh tế cùng với việc xoá bỏ dần cơ chế bao cấp đã thúc đẩy nhu cầu và sự ra đời của thị trường bảo hiểm nhân thọ của người dân Việt Nam. Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam bằng việc Bộ Tài chính cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm bảo hiểm nhân thọ. Đáp lại yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát triển của bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Sau thời gian thí điểm, Bộ Tài chính đã lần lượt cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài (trong năm 1999 cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp là Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG - nay là Daiichi Life), sau đó là AIA (năm 2000), Prevoir, ACE Life, Great Eastern Life và Cathay Life. Đến nay trên thị trường đã có 09 doanh nghiệp hoạt động và theo dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian tới.Với sự gia nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản phẩm, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp. Có thể kể ra những con số và thông tin đáng chú ý sau: - Về khai thác mới: nếu như năm 1996 doanh thu phí khai thác mới của toàn thị trường chưa đầy 1 tỷ đồng thì đến năm 2003 con số này là 2.050 tỷ đồng (bằng 0,61% GDP) và năm 2007 ước đạt 1.815 tỷ đồng (bằng 0,16 % GDP). Xin lưu ý, trong giai đoạn từ 2004 đến 2006, thị trường bước vào giai đoạn suy giảm và đã có dấu hiệu hồi phục từ năm 2007. - Tổng doanh thu phí bảo hiểm: năm 2003 tổng doanh thu phí của toàn thị trường đạt 6.442 tỷ đồng (bằng 1,92% GDP) và năm 2007 đạt 9.485 tỷ đồng (bằng 2,06% GDP). Chính từ nguồn phí bảo hiểm này, ngành bảo hiểm nhân thọ đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. - Tổng số hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 2007: 3.834 nghìn hợp đồng chính (bằng khoảng 4,5% dân số). - Về kênh phân phối đại lý: thị trường đã tạo việc làm cho nhiều người lao động. Tổng số đại lý tại cuối năm 2007 là 70.000 người. - Về sản phẩm: Đến nay, thị trường đã cung cấp cho công chúng hầu hết các dòng sản phẩm từ sản phẩm truyền thống đến bảo hiểm liên kết chung (universal life) và gần đây là bảo hiểm liên kết đơn vị (unit linked). Với bảo hiểm nhân thọ, trong năm 2008, doanh thu ngành đạt 10.339 tỉ đồng, tăng 9,3%. Dẫn đầu là Prudential với 4.270 tỉ đồng, nối tiếp là Bảo Việt với 3.425 tỉ đồng và Manulife với 1.081 tỉ đồng. Xét ở số liệu thống kê doanh thu phí bảo hiểm năm đầu thì toàn ngành đạt 2.059 tỉ đồng, tăng 13,88%, trong đó, ba thứ hạng đầu tiên vẫn là Prudential (708 tỉ đồng), Bảo Việt (512 tỉ đồng) và Manulife (226 tỉ đồng).Với thị trường Việt Nam, Prudential đã duy trì nhịp độ phát triển với tăng trưởng doanh thu khai thác hợp đồng mới gần 6% và tổng doanh thu phí tăng 8% so với năm 2007. Theo công ty này, do ảnh hưởng của thị trường tài chính trong nước, kết quả họat động đầu tư có giảm đi so với năm 2007 nhưng thu nhập đầu tư vẫn ở mức rất cao (2,4 ngàn tỉ đồng so với 3,7 ngàn tỉ đồng năm 2007).Prudential khẳng định công ty vẫn tiếp tục kinh doanh có lãi ở mức 1.062 tỉ đồng năm 2008 so với 1.260 tỉ đồng năm 2007. Trong khi đó, tập đoàn Manulife khẳng định Việt Nam là thị trường hoạt động tốt nhất của họ tại châu Á trong năm 2008. “Kinh doanh của chúng tôi trong cả nước đã tăng trưởng 40%”, theo ông Robert Cook, Phó chủ tịch điều hành cấp cao đồng thời là Tổng giám đốc Manulife châu Á.   "Thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong năm vừa qua và theo dự đoán của tôi, thị trường sẽ tiếp tục tăng với mức hai con số trong năm 2009. Ít nhất là 10%. Riêng với Manulife, chúng tôi hy vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 20%”, ông Robert Cook cho biết . Năm 2008, ACE Life đạt doanh thu 184% so với cùng kỳ 2007. Đầu năm 2009, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó có bảo hiểm nhân thọ. Nhưng doanh nghiệp này cho rằng họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những khó khăn trên. ACE Life sẽ công bố kết quả kinh doanh toàn ngành vào cuối tháng 4 này. Đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm là trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng. Phần còn lại là góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh , kinh doanh bất động sản, cho vay theo quy định của các tổ chức tín dụng và phục vụ đời sống.  Theo hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng trưởng doanh thu và lãi, riêng phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Điều đáng nói là hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán nên mức độ bị ảnh hưởng bởi sự biến động thị trường không nhiều.Tuy nhiên, theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nếu phân tích thật kĩ nguyên nhân thì thấy rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm có được trong năm 2008 chủ yếu là do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn (chênh lệch giá phát hành cổ phiếu) và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt, giai đoạn giữa năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao (có ngân hàng hơn 18%/năm), lãi suất bình quân cả năm từ 10% - 12%/năm. Năm 2008 top 5 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỷ đồng, PVI 2.016 tỷ đồng, Bảo Minh 1.981 tỷ đồng, PJICO 1.061 tỷ đồng, PTI đạt 429 tỷ đồng Sự phát triển của các công ty bảo hiểm nhân thọ đã mang lại nhưng lợi ích rất cơ bản cho cộng đồng. Trước hết đó là việc bảo vệ lợi ích tài chính cho những người tham gia bảo hiểm. Bằng việc bán các hợp đồng bảo hiểm, họ đã tập trung được một khối lương lớn các nguồn vốn tiết kiệm từ các cá nhân tổ chức, số vốn nay dung để bù đắp cho những người có rủi ro, còn được đầu tư cho vay, làm lợi những thành viên tham gia bảo hiểm. Như vậy việc đầu tư vốn huy động tiết kiệm để cho vay, đầu tư sinh lời chính là lợi ích thứ 2 mà các công ty bảo hiểm nhân thọ mang đến cho nền kinh tế. 2.1.2. Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Khác với công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm tài sản tai nạn chuyên cung cấp các hợp đồng bảo hiểm lien quan đến các rủi ro về tai nạn, sở hữu tài sản, thiết bị kinh doanh, sản phẩm công nghiệp, tàu thuyền, các phương tiện giải trí và những tài sản giá trị khác. Như vậy bản chất của bảo hiểm phi nhân thọ là mua rủi ro. Nguyên tắc hoạt đông là lấy số đông bù số ít....Có 3 loại hình chính: Trách nhiệm(TNDS xe cơ giới, TN sản phẩm, TNDS chủ tàu biển...), con người( tai nạn 24/24, sinh mạng, học sinh...), tài sản( Hỏa hoạn, xây dựng lắp đặt....). Theo số liệu thu thập được thì thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2009 thì toàn thị trường đạt doanh thu 6.442 tỉ đồng, tăng 15,8%, trong đó bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu doanh thu với 2.147 tỉ đồng, tăng 26,3%, Bảo Việt dẫn đầu với 584 tỉ đồng, Bảo Minh 313 tỉ đồng, PJICO 305 tỉ đồng. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 771 tỉ đồng, tăng 28.2%, trong đó PVI đạt 253 tỉ đồng, Bảo Việt 223 tỉ đồng, Bảo Minh 130 tỉ đồng. Bảo hiểm y tế và tai nạn con người đạt doanh thu 714 tỉ đồng, tăng 22,3%, trong đó Bảo Việt 297 tỉ đồng, Bảo Minh 161 tỉ đồng, PVI 69 tỉ đồng. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 707 tỉ đồng, tăng trưởng 54,7%, Trong đó PVI 187 tỉ đồng, Bảo Việt 123 tỉ đồng, Bảo Minh 120 tỉ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm giảm  bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giảm 12%, trong đó Bảo Việt 135 tỉ đồng, PJICO 46 tỉ đồng, Bảo Minh 44 tỉ đồng. Bảo hiểm hàng không giảm 47%, trong đó Bảo Việt 97 tỉ đồng, VNI 94 tỉ đồng, Bảo Minh 14 tỉ đồng. Bảo hiểm cháy nổ giảm 65%, trong đó Bảo Việt 150 tỉ đồng, PVI 124 tỉ đồng, Bảo Minh 108 tỉ đồng. Các doanh nghiệp có doanh thu cao là Bảo Việt 1.667 tỉ đồng (tăng 0,54%); PVI đạt 1.520 tỉ đồng (tăng 35,2%), Bảo Minh đạt 909 tỉ đồng (giảm 8,8%), PJICO đạt 542 tỉ đồng (tăng 6,2 %);  Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 2.130 tỉ đồng trong đó các Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là AIG 88,6%, QBE 61,83%, các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là  bảo hiểm sức khỏe và tai nạn 56%, trong đó tỉ lệ bồi thường của PJICO 92%, ACE là 87,5%, BIC 87,1%,  Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển 58%, trong đó Bảo Minh 67%, AIG 65%. Theo đánh giá của Công ty tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có phát triển chưa cơ bản, chưa vững chắc, chưa đồng đều, vẫn còn ở tình trạng “đánh trống bỏ dùi" và đặc biệt là chưa thành nếp. Một trong những nguyên nhân chính là bảo hiểm vẫn là một lĩnh vực quá mới mẻ. Nếu như một số Công ty lớn tiếp tục khẳng định vị thế của mình như Bảo Việt phi nhân thọ, Bảo Minh, PJICO, các công ty nhỏ có sức vươn lên tương đối tốt như UIC, PTI, Bảo Long, Allianz ... Hầu hết các nghiệp vụ đối ngoại của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đều phát triển ổn định như: nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, phí của nghiệp vụ này đạt trên 217 tỷ VND, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2003. Sở dĩ nghiệp vụ này có bước nhảy vọt lớn như vậy là do năm nay Vietnam Airlines mua và thuê thêm hàng loạt máy bay mới. Qui định bảo hiểm bắt buộc đối với cháy nổ chưa được triển khai nhưng nghiệp vụ này vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn định là 15%, với phí thu đạt ước 200 tỷ VND, tuy nhiên tình hình cháy, nổ trên toàn quốc lại diễn biến xấu, tính đến hết tháng 6 cả nước đã xảy ra hàng trăm vụ cháy lớn nhỏ gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Đặc biệt có những vụ tổn thất lớn thuộc trách nhiệm bảo hiểm như: Cháy nhà máy giày Khải Hoàn (Đài Loan) ngày 27/3/2004 tổn thất ước 50 tỷ VND. Cháy nhà máy dệt PUYEN (Đài Loan) ngày 3/3/2004 thiệt hại ước 60 tỷ. Cháy nhà máy nhựa TIUCO (Đài Loan) ngày 26/6/2004 thiệt hại ước 60 tỷ VND. Cháy nhà máy sợi công nghiệp Hà nội ước tổn thất 4 tỷ VND... Tình hình cháy nổ phức tạp như trên làm ảnh hưởng lớn đến tình hình bồi thường của nghiệp vụ, ước tỷ lệ tổn thất của nghiệp vụ trong 6 tháng đầu năm là trên 60% - đây là tỷ lệ tổn thất xấu nhất kể từ 1989 cho đến nay. Nguyên nhân cơ bản của các vụ cháy nổ ngày càng tăng là do vi phạm qui định về PCCC. Sự cố xảy ra tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân, do thiếu mặt bằng sản xuất nên họ đã tận dụng triệt để diện tích đặt máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, khoảng lưu không hẹp,...nên rất dễ cháy, nổ. Hơn nữa thời gian qua nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng điện cao, các thiết bị truyền tải tải luôn quá tải, đường dây không được cải tạo, thay thế, việc bảo dưỡng, lắp đạt chưa hợp lý,... dẫn đến các sự cố về điện. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các nhà bảo hiểm hỏa hoạn Việt Nam khi bảo hiểm cho các công trình thuộc sở hữu tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhất là khi bảo hiểm cháy đã trở thành bắt buộc trong thời gian tới. Bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam trong 6 tháng qua đạt ước trên 160 tỷ VND phí- tăng 21% so với cùng kỳ này năm trước. Sở dĩ nghiệp vụ này có tốc độ tăng trưởng cao là do năm nay hàng hóa XNK của ta đạt tương đối cao (XK đạt 11,8 tỷ USD tăng 19,8%, nhập khẩu đạt 14,169 tỷ USD tăng 14,7%), tỷ lệ hàng được bảo hiểm có xu hướng tăng hơn năm trước. Ngược lại các nghiệp vụ đối nội của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển không đồng đều, điển hình như nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới: Cùng thời điểm này năm trước tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm gốc có tiến hành bảo hiểm xe cơ giới đều ra quân đồng loạt thu phí bảo hiểm xe cơ giớí nên gây ra cơn sốt bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe, nhưng năm nay loại hình này có vẻ “im ắng” hơn, phí bảo hiểm của lọai hình này không nhúc nhích, thậm chí còn giảm sút ở một số công ty. Trong khi đó tai nạn giao thông năm nay tuy có giảm về số vụ nhưng tổn thất về người lại quá khủng khiếp: 6.327 người chết (tăng 5,9%), 8.715 người bị thương. Trong số đó bao nhiêu là chết, bị thương do xe cơ giới gây nên và trong số người bị chết và bị thương vì xe cơ này số người được bảo hiểm là bao nhiêu ? số tiền bồi thường cho họ của chủ xe là bao nhiêu ? Hiện nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe là bắt buộc vậy thì bao nhiêu % xe cơ giới (Ôtô, mô tô) được bảo hiểm ? Ngành bảo hiểm Việt Nam đã làm gì để góp phần vào làm giảm tai nạn giao thông và giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông ở Việt Nam ? Nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp còn ảm đạm hơn nhiều, hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 2 Công ty tiến hành bảo hiểm nông nghiệp là Bảo Việt và Groupama- Công ty của Pháp, nếu như Bảo Việt chỉ tiến hành bảo hiểm nông nghiệp với tính chất là giữ chỗ (Vì họ đã tiến hành nghiệp vụ này hàng chục năm nay nhưng toàn lỗ) thì Groupama có thể nói là Công ty dũng cảm nhất trong số tất cả các Công ty nước ngoài dám tiến hành bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. 2.1.3. Định hướng Thực hiện hiện đại hoá doanh nghiệp thông qua việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa và công nghệ quản lý, công nghệ kinh doanh tiên tiến nhất trên thế giới. Tổ chức lại hoạt động, chuẩn hoá các quy trình theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, nâng cao giá trị cho khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động kinh doanh. Thực hiện đa dạng hoá kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở phân đoạn thị trường, nguồn lực và những điểm mạnh của doanh nghiệp. Lấy chính sách phát triển con người làm trọng tâm, đặc biệt khuyến khích nhân tài qua các biện pháp như tiền lương, tiền thưởng, thăng tiến, đánh giá, đào tạo… Tăng cường áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động. Phát huy những tinh hoa và bản sắc văn hoá Việt trong cung cấp dịch vụ và các hoạt động 2.2. Các quỹ trợ cấp Các quỹ trợi cấp được hình thành từ những khoản đóng góp của những người lao động khi còn đang làm việc và sử dụng để trả trợ cấp khi họ về hưu hoặc mất sức lao động tạm thời. Các quỹ này hoạt động huy động vốn trực tiếp theo kì và một tỉ lệ nhất định theo thu nhập của những người tham gia với mục đích hoạt động của quỹ hưu trí là đảo mức thu nhập ổn định cho người về hưu B.CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ QUỸ ĐẦU TƯ 2.1.CÔNG TY TÀI CHÍNH 2.1.1.Các loại hình CTTC: a. Các CTTC bán hàng. Các công ty này thực hiện các món cho vay cho những người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất riêng. Các CTTC bán hàng trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng về cho vay tiêu dùng và được người tiêu dùng sử dụng bởi vì các món cho vay thường được thực hiện nhanh và tiện lợi hơn tại nơi mua hàng. b. Các CTTC người tiêu dùng. Các công ty này th ực hiện các món cho vay cho người tiêu dùng để mua những món hàng riêng, ví dụ nhưđồđạc và các dụng cụ gia đình để cải thiện nhà cửa hoặc để giúp doanh nghiệp những món nợ nhỏ. Các CTTC người tiêu dùng là các công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng sở hữu. Nói chung, các công ty này cho những người tiêu dùng nào vay mà không có tín dụng từ những nguồn khác và thu các lãi suất cao hơn. c. Các CTTC kinh doanh. Các công ty này cung c ấp các dạng tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ thu (các hoá đơn nợ của hãng) có chiết khấu. Việc cung cấp tín dụng này được gọi là bao thanh toán. 2.1.2. Thực trạng của các CTTC: Hiện nay, các CTTC đang hoạt động tại Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ, cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty còn hạn hẹp và phần lớn đang hoạt động thíđiểm dưới hai hình thức là CTTC cổ phần và CTTC trong tổng công ty. Nội dung hoạt động của các CTTC cổ phần và CTTC trong tổng công ty được quy định như nhau, nhưng phạm vi hoạt động của chúng có khác nhau. Ph ạm vi hoạt động của các CTTC trong tổng công ty chỉ bó hẹp trong tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty. Trong khi đó phạm vi hoạt động của các tổng công ty. Trong khi đó phạm vi hoạt động của các CTTC cổ phần thì rộng khắp tới mọi thành phần kinh tế 2.1.3. CTTC cổ phần. Các CTTC cổ phần ở Việt Nam ra đời trên cơ sở nguồn vốn ban đầu của Nhà nước và vốn góp của nhân dân trong lĩnh vực đầu tư kinh tế. Thay vì đầu tư trực tiếp vào các cơ sở kinh tế, Nhà nước chuyển số vốn giành cho đầu tư kinh tế thành nguồn vốn cho vay đầu tư kinh tế của công ty (bên cạnh nguồn vốn huy động cổ phần khác). Các công ty này đều mới được thành lập và đang trong tình trạng hoạt động thí điểm vì vậy quy mô hoạt động tương đối hẹp, lượng vốn hoạt động của các công ty này chưa được lớn. Phương thức hoạt động của các CTTC cổ phần hiện nay tại Việt Nam là dưới dạng cho vay đối với khách hàng để mua hàng hoá dịch vụ dưới dạng bán trả góp, hoạt động cho thuê tài sản. Hoạt động cho thuê tài sản của các công ty này có hai loại hình chủ yếu là: cho thuê vận hành và thuê mua. 2.2.Quỹ đầu tư 2.2.1. Cho thuê tài chính và sự hoạt động của các công ty cho thuê tài chính Cho thuê tài chính (Finance lease) là m ột hoạt động không thể thiếu với một nền kinh tế hiện đại. Doanh số của nền công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới trong những năm gần đây đã đạt tới một con số kỷ lục 450 tỷ USD trong năm 1998 và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% hàng năm. Hoạt động thuê mua đang đạt được những bước tăng trưởng đầy ấn tượng ở các châu lục mới phát triển như Á, Phi... Riêng ở Việt Nam, ngay từ giữa năm 1995, sau khi Nghịđịnh 64 (9/10/1995) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các công ty thuê tài chính ra đời, tiếp đó là Thông tư 03 (9/2/1996) và Luật các tổ chức tín dụng được áp dụng (01/10/1998), ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng quan tâmđến dịch vụ cho thuê tài chính (CTTC) như một phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn có hiệu quả. Tính cho đến thời điểm cuối năm 1998, với sự khai trương của CTTC thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển đã chính thức đưa tổng số công ty CTTC ở Việt Nam lên tới 7 công ty, cùng với đó là một thị trường gồm hơn 6000 doanh. nghiệp Nhà nước (DNNN), và hàng chục ngàn doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã... đang đói vốn một cách trầm trọng đểđầu tưđổi mới công nghệ. Tiện ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính m ang lại không phải nhỏ. Nó là một lối thoát cho cơn khát vốn gay gắt đang trói các doanh nghiệp. Song những gì đã và đang diễn ra lại không mang lại cho nghiệp vụ này một sự phát triển như mong muốn. Trước tình hình thuê và cho thuê hiện nay, phải khẳng định rằng đây là "Một thị trường đầy tiềm năng, nhưng đầu ra lại bế tắc". Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi CTTC có thể mang lại nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội thuận lợi để tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh. Theo khôn mẫu truyền thống hợp đồng thuê mua thường có 3 bên tham gia - bên cho thuê, bên thuê và người cung cấp máy móc. Khi ký hợp đồng, người thuê sẽ nhận được loại tài sản hoặc phương tiện theo thoả thuận ban đầu từ một nhà cung cấp. Người cho thuê sẽ đứng ra thanh toán cho nhà cung cấp và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản này cho đến khi người thuê quyết định mua lại hoặc không mua lại tài sản vào thời điểm đáo hạn hợp đồng thuê. Không cần phải đầu tư một lượng vốn lớn ban đầu nhưng người thuê vẫn có loại tài sản mà mình mong muốn. Về phần mình người cho thuê có thể thu được lợi nhuận qua loại tín dụng khá an toàn (có thể coi chính tài sản cho thuê và vật đảm bảo, khi cần thiết có thể thu hồi) mà mình đã cấp cho người thuê. Tất nhiên nếu chỉ tồn tại duy nhất một hình thức như vậy thì có lẽ CTTC không có điểm gì nổi bật hơn những loại hình tín dụng mà các ngân hàng thương mại vẫn cung cấp cho khách hàng (Nếu không muốn nói là k hông tiện ích bằng). Tuy nhiên, bằng các dạng thức linh hoạt của mình, CTTC tỏ ra đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền sản xuất. Với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay, nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị không ngừng tăng qua các năm không chỉ vì hiện trạng của các doanh nghiệp hiện tại mà còn vì con số ngày càng tăng các doanh nghiệp mới được thành lập. Với một thị trường như vậy, đáng ra trong thời gian qua có thể tìm được những cơ hội phát triển nhảy vọt. Nhưng trên thực tế mọi việc đã không diễn ra như vậy. Theo chúng tôi tựu trung lại ở một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do nghiệp vụ này hiện nay chưa được xã hội chấp nhận rộng rãi. Trên thực tế, tại các doanh nghiệp, số người hiểu đúng bản chất của CTTC hầu như chưa có. Theo như các doanh nghiệp đang đến xin liên hệ thuê tại công ty CTTC I - Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo), họ mới chỉ dừng ở mức nhìn nhận tài trợ CTTC như một dạng mua trả góp. Điều này bắt nguồn từ chỗ, do nghiệp vụ này còn quá mới, chưa đem lại một cái nhìn mang tính phổ thông cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, số lượng cán bộđược đào tạo nắm bắt đầy đủ về CTTC ngay tại các công ty CTTC cũng không phải là nhiều. Hơn nữa, theo Nghịđịnh 64, thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian khấu hao tài sản thuê, cộng vào đó là tư duy mua trả góp, vô hình chung đã dựa đến cho người xin thuê một nhận thức sai lệch rằng chỉ sau thời hạn cho thuê đó họ mới được hưởng lợi ích từ khoản thời gian khấu hao còn lại. Như vậy có thể nói rằng, hiện nay nghiệp vụ này đang là một loạt hàng hoá mới mẻ không chỉđối với người tiêu dùng nó mà ngay cảđối với người bán nó. Song trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của hoạt động CTTC hiện nay, theo đánh giá của cả hai bên thuê và cho thuê là do giá cho thuê quá cao. Lấy ví dụ tại công ty CTTC I hiện nay, lãi suất cho thuê được xác định bằng lãi suất cho vay cùng kỳ hạn cộng với chi phí cho thuê, cùng với phí bảo hiểm. Như vậy, mức lãi suất cho thuê phải daođộng từ 1,4% - 1,5%/tháng, mới bảo đảm đem lại kinh doanh có hiệu quả cho công ty. Do đó đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, nếu sử dụng vốn vay ngân hàng với lãi suất trung dài hạn hiện thời là 1,2%/tháng, họđã khó khăn rồi, thì liệu với mức lãi suất cho thuê như trên thì liệu họ có thể gánh vác được không. Bên cạnh đó theo nhưđánh giá của các công ty CTTC, đối tượng khách hàng đang đặt vấn đề cho thuê của họ chủ yếu lại là các công ty tư nhân hay các công ty TNHH mới thành lập, như vậy đối tượng cần được phục vụ nhiều nhất là các DNNN lại chưa được tính tới. Điều này được lý giải chính một phần do lãi suất cho thuê quá cao nên không được tạo sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp này. Song một phần cũng từ các ưu tiên trong thể chế cho vay , nên các DNNN vẫn chưa nhìn nhận loại hình tài trợ này như một phương thuốc hữu hiệu cho mình. Thậm chí ngay cảđối tượng ngoài quốc doanh, bao gồm từ các công ty TNHH, cổ phần, HTX... cũng vẫn chỉ coi tài trợ cho thuê là phương thức cuối cùng của họ trong việc huy động vốn đầu tư cho sản xuất.Nghĩa là nếu còn được các ngân hàng chấp nhận cho vay thì họđi vay hơn là cho thuê. Như vậy có thể thấy rằng sự phân bổ rủi ro và lợi ích giữa người thuê và người cho thuê hiện nay vẫn chưa đạt tới một mức độ có thể chấp nhận được cho cảđôi bên. Một nguyên nhân khác khiến loại hình tài trợ này hiện nay cũng chưa thểđápứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế xuất phát từ chính các công ty cho thuê, trong đó vấn đề nổi cộm lên hàng đầu là sự tự trói buộc mình trong một khung pháp lý chưa đầy đủ. Chẳng hạn, đối với công ty CTTCI - NHNo đã đưa ra quy định trong thể lệ cho thuê, đòi hỏi khách hàng phải có báo cáo hai năm liền kề, với kết quả kinh doanh có lãi. Song trên thực tế có rất nhiều khách hàng không thoả mãnđược điều kiện này, do đó có thể nói rằng hoạt động cho thuê hiện nay quá chú trọng đến lịch sử của người thuê hơn là tương lai của dự án thuê. Và do vậy nếu xét trên ưu thế khách hàng của tài trợ CTTC là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì điều này dường như khôgn phù hợp, nếu trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập đến xin thuê. Không chỉ dừng ởđó, sự bất cập hiện nay còn thể hiện ở thiếu đồng bộ giữa văn bản luật và dưới luật nhằm điều chỉnh hành vi nghiệp vụ này. Nếu như trong luật các tổ chức tíndụng cho phép tiến hành cho thuê với cả các đối tượng là tư nhân hay hộ gia đình, thì trong Nghịđịnh 64 hay thông tư 03 lại chưa đề cập đến vấn đề này. Điều này đang thực sự đặt ra vấn đề khó xử cho các công ty CTTC, bởi nếu cho thuê đối với các khách hàng này theo luật thì lại không biết tiến hành theo thể chế nào, nếu thực hiện tốt cho thuê có lãi thì không sao, song nếu thua lỗ thì lại là sự thi hành trái các nguyên tắc quản lý. Chính điều này đã hạn chế rất lớn thị trường của các công ty, chẳng hạn nhưđối với công ty CTTC I - NHNo thì đó là mảng thị trường của các hộ nông dân với các máy nông cụ nhỏ... Sự khó khăn của các công ty CTTC gặp phải còn do các văn bản pháp luật hiện nay chưa giải quyết tận gốc mối quan hệ giữa quyền sử dụng và quyền chiếm hữu. Vì vậy, vấn đề chuyển quyền sở hữu và các tài sản đi thuê sau khi kết thúc hợp đồng thuê vẫn đang cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về xác định giá trị tài sản còn lại, thuế trướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLời mở đầu.doc
Tài liệu liên quan