Đề tài Thực trạng các tổ chức xúc tiến xuất khẩu chính phủ

Hiện tại,tất cảcác tổchức XTXK chính phủ(ngoại trừITPC của Tp. HCM) vừa là cơ

quan công lập, vừa là cơquan công quyền. Trên cơsởnghiên cứu 123 tổchức XTTM trên

thếgiới vàthực tiễn hoạt động trong nhiều nămqua, ITPC đã từng khuyến cáo [16] rằng

tổchức XTTM cần có tính chất công lập nhưng không nên cótính chất công quyền. Nếu

trực thuộc BộTM hoặc SởTM thì Vietrade và các Trung tâmXTTM địa phương sẽlà tổ

chức công quyền. Và nhưvậy, vềbản chất sẽkhông còn là tổchức XTTM nữa.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng các tổ chức xúc tiến xuất khẩu chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dữ liệu, chuyên mục và mạng lưới XTTM. 2. ITPC 32 Β Xuất bản sách và tư liệu XTTM và đầu tư : Ấn hành "2002-2003 Export Import Directory" và "2004-2005 Vietnam Export-Import-Investment Directory" giới thiệu 15.000 DN của Tp. HCM và một số tỉnh. Thực hiện tủ sách XTTM ĐT trên cơ sở trích dịch, biên soạn, tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn. Β Lập cơ sở dữ liệu nghiên cứu về thị trường nước ngoài. Β Thư viện ITPC cung cấp thông tin qua mạng và các ấn phẩm. Β Website được trình bày song ngữ Việt - Anh bao gồm các nội dung: tin thị trường thế giới, cơ hội giao thương, nghiên cứu thị trường, pháp luật. Ngoài ra, ITPC đang thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu về tổng quan kinh tế Việt Nam và Tp.HCM, biên soạn tài liệu giới thiệu về các thị trường nước ngoài quan trọng và xuất bản sách được trích dịch, biên soạn từ nhiều nguồn. Β Trả lời thông tin về ngành hàng, thị trường ...trực tiếp cho các DN. Năm 2002, ITPC đã phục vụ cho 778 lượt DN và các cơ quan (bao gồm 453 DN nước ngoài) tăng 150% so với năm 2001. 2.4.4.2. Huấn luyện, đào tạo DN 1. Vietrade đã tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn ngắn ngày (1 - 5 ngày) nhằm nâng cao trình độ cho DN và cán bộ làm công tác XTTM. Năm 2002, Vietrade đã tổ chức tổng cộng 32 lớp (2002), 13 lớp (2003) và dự kiến 13 lớp sẽ được tổ chức trong năm 2004. Địa điểm tổ chức thường ở Hà Nội hoặc Tp.HCM. Nội dung thường được đề cập là nghiệp vụ XTTM và ngoại thương, công tác tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm, quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, giới thiệu các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, khối Asean ..nghiệp vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, thương mại điện tử. 2. Đối với ITPC, hoạt động này có nhỉnh hơn với khoảng 60 lớp hội thảo, đào tạo, huấn luyện (2002) và 42 lớp (2003) với những chủ đề tương tự. Ngoài ra, ITPC còn có tổ chức các cuộc họp giữa DN và các cơ quan chức năng như hải quan, thuế ...nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN. 2.4.4.3. Tổ chức hội chợ & triển lãm 33 e Ở trong nước, Vietrade tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) hàng năm và Hội chợ Thương mại Asean 2004 theo định kỳ. Đây là những hội chợ có tầm cỡ quốc gia. Ở ngoài nước, năm 2003 Vietrade đã tổ chức cho các DN trong nước tham gia 5 kỳ HC-TL tại Thái Lan, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ. Năm 2004, dự kiến Vietrade sẽ tổ chức tham gia 10 kỳ hội chợ tại Trung Quốc, Lào, Myanmar, Campuchia, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và 3 đoàn khảo sát thị trường tại EU, Hoa Kỳ và Đông Âu. e Với ITPC, trong năm 2002 họ đã tổ chức được 13 đoàn đi tiếp thị XK cho 185 DN trực tiếp tham gia và 254 DN gửi theo catalogue, hàng mẫu để giới thiệu (trong đó có 9 đoàn tham dự hội chợ và khảo sát thị trường nước ngoài). Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS, ITPC chỉ tổ chức tham gia 6 hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. DN đăng ký tham gia hội chợ triển lãm Kết quả khảo sát DN cho thấy tỷ lệ tham quốc tế với ai ? Các công ty Các tổ chức gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài dưới dịch vụ, 14% XTXK chính phủ, 41% sự bảo trợ của các tổ chức XTXK chính DN tự tổ chức, 45% phủ và hiệp hội doanh nghiệp là khá cao (41% DN đăng ký qua các tổ chức Hiệp hộI doanh XTXK chính phủ và 69% đăng ký qua nghiệp, 69% hiệp hội DN). Điều này cũng dễ hiểu bởi Nguồn : Phiếu thăm dò DN đây là hoạt động được chính phủ tài trợ một phần kinh phí nếu DN có tham gia. Nhìn chung, việc triển khai các hoạt động XTXK đã góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa chính quyền và DN. Vai trò của các tổ chức XTTM và các hiệp hội DN được nâng cao. 2.4.4.4. Thúc đẩy tháo gỡ khó khăn cho các DN ITPC có sáng kiến tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các DN và lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của Tp. HCM để giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các DN. Năm 2002, ITPC đã tổ chức được 6 cuộc họp tháo gỡ khó khăn với 357 DN tham dự. Giúp giải đáp, tháo gỡ 247/263 câu hỏi, vướng mắc của DN. Năm 2003, ITPC cũng đã tổ chức được 7 cuộc họp tương tự về thuế và hải quan cho 570 DN. Tỷ lệ trả lời trực tiếp những thắc mắc của DN ngay tại cuộc họp đạt 90%. 34 2.4.4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thương mại điện tử Mảng hoạt động này xem ra không mấy khởi sắc đối với cả Vietrade lẫn ITPC. Β Hiện Vietrade chỉ mới có hệ thống thông tin phục vụ cho website và thư điện tử là chính. Vietrade đã có kế hoạch xây dựng mạng riêng ảo (VPN) giữa Vietrade và các đơn vị trực thuộc trong quý 1 và 2/2004. Bên cạnh đó, Vietrade cũng có kế hoạch xây dựng phần mềm tra cứu danh sách các nhà nhập khẩu nước ngoài trong năm 2004. Β ITPC đã xây dựng xong và đưa mạng nội bộ vào hoạt động từ ngày 11/11/2002. Trên cơ sở mạng này, ITPC đã tổ chức website và tham gia mạng Cityweb của Tp. HCM với các nội dung như tin thị trường thế giới, cơ hội giao thương, nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trang web của ITPC được đánh giá là một trong những trang web hiệu quả cao nhất của hệ thống Cityweb. 2.4.4.6. Xúc tiến đầu tư Vietrade không có chức năng xúc tiến đầu tư (mảng này do Bộ Kế Hoạch Đầu tư thực hiện). Riêng với ITPC, UBND Tp.HCM có giao cho ITPC thực hiện chức năng này. Thực hiện chức năng này, ITPC đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư với các vị lãnh đạo Tp. HCM đến các thị trường mục tiêu như Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Lào, Campuchia ...tổ chức hội thảo, diễn đàn về đầu tư, tiếp đón các đoàn đầu tư nước ngoài đến Tp. HCM tìm cơ hội đầu tư ... 2.4.5. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế về XTXK Vietrade là thành viên của Nhóm công tác về XTTM (WGTP) của APEC, Diễn đàn XTTM Châu Á (ATPF), Diễn đàn DN Á - Âu (AEBF), Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Trung tâm XTTM-Đầu tư-Du lịch Nhật Bản - Asean (AJC) ... . Do đó, Vietrade đã bước đầu tranh thủ được sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của một số tổ chức XTTM nước ngoài như Sippo, Jetro, Kotra, Cetra, ITC, Thương vụ Ý, Pháp, Cộng hoà Sec tại Việt Nam ... Một trong những thành tựu nổi bật là dự án hợp tác về XTTM và phát triển XK. Giai đoạn chuẩn bị của dự án (VIE/98/021) do Thụy Sỹ và UNDP đồng tài trợ đã được triển khai từ tháng 2/2001 và kết thúc vào tháng 10/2002. Giai đoạn 2 (VIE/61/94) do Thụy Sĩ và Thụy Điển đồng tài trợ thông qua ITC trị giá 3 triệu USD đã được ký ngày 17/06/2004 vừa qua. 35 ITPC cũng nhận được hỗ trợ từ các tổ chức UNESCAP, CBI, AMCHAM, EUROCHAM, Jetro, US-Asean Business Council ... trong việc phối hợp, tổ chức hội thảo, diễn đàn đầu tư, các lớp huấn luyện cho các DN Tp. HCM. Ngoài ra, ITPC còn phối hợp với Jetro trong dự án "Mạng thông tin DNVVN", đưa thông tin 15.000 DN Việt Nam và 240 DNVVN thuộc hiệp hội DN Nhật bản tại Việt Nam lên mạng. 2.5. Một số hạn chế của các tổ chức XTXK chính phủ Bên cạnh những thành tựu của các tổ chức XTXK chính phủ, vấn đề được đặt ra là liệu có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này không ? Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác nhau về những điểm cần khắc phục. Căn cứ vào thông tin thứ cấp, kết quả thăm dò ý kiến DN và quan điểm cá nhân, tác giả xin đưa ra một vài hạn chế cần phải khắc phục trong hoạt động XTXK và bản thân các tổ chức XTXK chính phủ như sau. 2.5.1. Quan điểm hẹp về XTTM còn phổ biến Quan niệm hẹp về XTTM, đồng nhất XTTM với các hoạt động quảng cáo, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, chắp nối kinh doanh... vẫn còn rất phổ biến. Trong khi đó, quan điểm toàn diện về XTTM mà diễn đàn "Định nghĩa lại XTTM" của ITC đã giới thiệu vẫn chưa được cập nhật và vận dụng. Ông Phạm Gia Túc, Tổng thư ký VCCI : "... .Theo nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi cho thấy cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay coi XTTM là khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm, chắp nối kinh doanh ..." Nguồn : Tham luận tại Hội nghị XTTM năm 2004 Hệ quả của quan niệm hẹp về XTTM là chức năng và nhiệm vụ của Vietrade và các tổ chức XTXK chính phủ bị bó hẹp trong những hoạt động trực tiếp thúc đẩy XK như quảng cáo, hội chợ - triển lãm, khảo sát thị trường, chắp nối ... hơn là những hoạt động tác động gián tiếp phát triển XK như nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, khuyến khích hình thành liên kết theo nhóm (clusters) giữa các DN ... Đi liền với quan niệm hẹp là tiêu chí đánh giá hiệu quả một chiều dựa trên số hội chợ - triển lãm đã tổ chức, số lần đi khảo sát thị trường, số DN tham gia các hoạt động ... 36 Về phía DN, điều trớ trêu là một mặt họ được Nhà nước hỗ trợ tài chính XTXK (đầu ra) nhưng mặt khác, họ lại phải đối mặt thường nhật với thái độ vô cảm, những thủ đoạn gây khó dễ, tham nhũng, cửa quyền của một bộ phận công chức. Đặc biệt ở các ngành hải quan, giao thông, thuế, viễn thông ... Tất cả đã làm giảm đi nhiệt tình của các DN và suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường nước ngoài. Tác giả xem đây là hạn chế về tư tưởng, quan điểm quan trọng nhất cần phải điều chỉnh. Chúng ta cần có một cơ quan XTXK quốc gia đủ mạnh để thực thi các chính sách toàn diện và tổng lực trong lĩnh vực XTXK. 2.5.2. Tính chất công quyền của các tổ chức XTXK chính phủ Hiện tại, tất cả các tổ chức XTXK chính phủ (ngoại trừ ITPC của Tp. HCM) vừa là cơ quan công lập, vừa là cơ quan công quyền. Trên cơ sở nghiên cứu 123 tổ chức XTTM trên thế giới và thực tiễn hoạt động trong nhiều năm qua, ITPC đã từng khuyến cáo [16] rằng tổ chức XTTM cần có tính chất công lập nhưng không nên có tính chất công quyền. Nếu trực thuộc Bộ TM hoặc Sở TM thì Vietrade và các Trung tâm XTTM địa phương sẽ là tổ chức công quyền. Và như vậy, về bản chất sẽ không còn là tổ chức XTTM nữa. Một số điểm hạn chế của các tổ chức XTXK nếu có tính chất công quyền là : e Đại diện của cộng đồng DN không có chân trong cơ quan quản lý và điều hành tố chức XTXK quốc gia do các chức danh quản lý đều do chính phủ bổ nhiệm. Mô hình tổ chức XTXK mang nặng tính chất hành chính công như thế khó có được những chính sách đồng bộ với những bức xúc, trăn trở của DN. e Nếu là tổ chức công quyền, sẽ bị vướng khi làm dịch vụ có thu. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách được cấp còn quá hạn hẹp nên cần phải linh động cho phép thu phí (nhưng không mang tính kinh doanh) trên một số dịch vụ để bù đắp chi phí. e Nếu là cơ quan công quyền thì tổ chức XTXK sẽ bị chi phối trong chính sách chi trả lương. Với cơ chế trả lương và điều kiện làm việc thiếu thốn như hiện nay, rất khó tuyển dụng được chuyên viên giỏi làm việc lâu dài cho tổ chức XTXK chính phủ. Trong bối cảnh nền hành chính của Việt Nam nhìn chung còn nhiều yếu kém, bất cập thì bản chất công quyền là một trở ngại của các tổ chức XTXK. 37 2.5.3. Có mạng lưới XTXK nhưng chưa thực sự có hệ thống XTXK Sự phối hợp, chia sẻ thông tin, kế thừa kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm hoạt động giữa các tổ chức XTXK chính phủ hiện nay còn rất thấp. Hiện tượng này làm hoạt động của các tổ chức này trở nên manh mún, dàn trải và hạn chế khả năng tiếp cận của các DN. Ở trong nước, Vietrade nhận định "Mạng lưới XTTM tuy đã được hình thành nhưng chưa được kết nối thành một hệ thống liên kết một cách chặt chẽ và có hiệu quả "[17]. Sở Thương mại Hà Nội cũng có cùng nhận xét "Các tổ chức XTTM trung ương, địa phương ở Hà Nội đều tổ chức thực hiện hoặc quản lý hoạt động XTTM trên cùng một địa bàn, tuy nhiên hiện nay các hoạt động này chưa có sự phối hợp chặt chẽ" Theo Vietrade, nguyên nhân nằm ở chỗ các tổ chức XTTM địa phương, độc lập về nhân sự và tài chính với Cục XTTM. Ở ngoài nước, nhìn chung vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thương vụ với các tổ chức XTXK và DN trong nước. ITPC của Tp. HCM cho biết họ "chưa thiết lập được quan hệ chặt chẽ và thông tin phản hồi thường xuyên với hệ thống các kênh xúc tiến ở nước ngoài, đặc biệt là hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, do một số hạn chế đặc thù của ngành ngoại giao khi làm công tác XTTM và đầu tư" [18] Các thương vụ cũng nhìn nhận "nhiều đề tài nghiên cứu do các thương vụ gửi về chưa có sự gắn kết giữa thị trường nước sở tại với thị trường trong nước. Quan hệ giữa thương vụ với các DN trong nước còn hạn chế" [19] Theo một chuyên viên của Vietrade thì ngay chính Vietrade cũng không thể chi phối hoàn toàn hệ thống thương vụ. Lý do vì Tham tán thương mại do Bộ trưởng BTM bổ nhiệm và chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chuyên môn, nghiệp vụ ... đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mặt chính trị và quản lý của đại sứ Việt nam ở nước sở tại, ngân sách thương vụ cũng do BTM quyết định. Như vậy, do cơ chế quản lý phân tán nên quan hệ giữa Vietrade, các tổ chức XTXK địa phương và thương vụ còn lỏng lẻo. Những hạn chế trên đã làm giảm sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống XTXK quốc gia. 38 2.5.4. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất còn hạn chế Theo ông Phạm Gia Hưng, Trưởng bộ phận đối ngoại của Vinatex thì Việt Nam đã có một số chuyên viên rất giỏi về XTXK do được đào tạo bài bản ở nước ngoài như các vị tham tán thương mại ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc ... Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ. Nhìn chung nhân sự của Vietrade và các Trung tâm XTTM địa phương vẫn còn nhiều hạn chế. Do cơ chế trả lương còn chưa hợp lý nên các tổ chức XTXK chính phủ rất khó tuyển dụng và giữ chân được những chuyên viên giỏi. Theo một điều tra của Vietrade tại 32 trung tâm XTTM và 16 phòng XTTM địa phương cho thấy tỷ lệ cán bộ thành thạo ngoại ngữ là dưới 30%! [20] Tình trạng nhân lực yếu kém một phần cũng do cơ chế bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự chưa công khai, minh bạch. Nhiều vị đại sứ đã từng yêu cầu các cơ quan, ban ngành phải chọn đúng người khi cử cán bộ đi làm XTTM ở nước ngoài, không bố trí đi để giải quyết chế độ, chính sách![21] Cơ sở vật chất của các TT XTTM địa phương Tốt, 8% Trung bình, 25% Kém, 67% Nguồn: Vietrade 2004 Về cơ sở vật chất, hầu hết các tổ chức XTXK địa phương đều thiếu thốn về văn phòng, trang thiết bị, mạng Internet. Theo Vietrade [22], chỉ có 8% là có cơ sở vật chất tốt, 25% trung bình, còn lại (67%) là kém ... Kinh phí hạn hẹp khiến chất lượng hoạt động XTTM chưa cao và "chảy máu chất xám". Nguyên nhân là do các tổ chức này phải dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước vốn rất hạn hẹp. Kinh phí hoạt động của Vietrade hiện chỉ vào khoảng 6 tỷ đồng/năm. Số tiền này cũng chỉ tương đương với ngân sách hàng năm của đội tuyển bóng đá quốc gia nam! [23]. Kinh phí cấp cho các tổ chức XTXK địa phương còn thấp hơn nữa. 39 Chỉ có 28 trong số 58 TT XTTM địa phương là được ngân sách nhà nước tài trợ 100%. Tuy nhiên, biểu đồ bên cạnh của cho thấy khoản nhà nước đầu tư cho 28 đơn vị này vẫn còn rất khiêm tốn. (Nguồn: Vietrade) Kinh phí hoạt động hàng năm của TT XTTM địa phương được ngân sách cấp 100% >1 tỷ Đồng, 25% <0.3 tỷ Đồng, 54% 0.3 - 1 tỷ Đồng, 21% 2.5.5. Chưa có XTXK mang tính tổng lực của quốc gia Trong thực tế ở Việt Nam, ngành du lịch đã tổ chức được những tour liên kết giữa các đơn vị hàng không, vận chuyển đường bộ, khách sạn để phục vụ khách du lịch. Rất tiếc điều này có vẻ vẫn xảy ra trong cách thức chúng ta làm XTXK ở tầm quốc gia. Một số biểu hiện cụ thể : e Chưa có sự phối hợp giữa xúc tiến du lịch, đầu tư và thương mại. Đây có thể là hậu quả của sự tách rời về mặt quản lý giữa các mảng này. Điều này dễ gây lãng phí trong tổ chức xúc tiến ở nước ngoài. e Ngay trong nội bộ các tổ chức XTXK cũng chưa có e Chưa tận dụng được những lợi thế của 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó hơn 80% đang ở tại các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc ... e Nghị quyết 36-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào sáng 23/7 Một số cảm nhận thực tế của tác giả về một số nét mang tính XTTM tổng lực của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam trong những năm qua như sau e Đầu thập niên 90, các GTCs của Hàn Quốc với tiềm lực thương mại vốn có đã đi tiên phong mở VPĐD hoạt động tại Việt Nam. Các VPĐD này ngoài nhiệm vụ xuất khẩu hàng công nghiệp Hàn Quốc còn là trạm tiền tiêu hỗ trợ các DN Hàn Quốc khác về thông tin, môi trường pháp lý và những cơ hội kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam. e Năm 1993, Ngân hàng XNK Hàn Quốc (KEXIM Bank) hợp tác với Vietcombank triển khai chương trình bán hàng trả chậm trị giá 10 triệu USD cho những DN Việt Nam nhập hàng hoá của Hàn Quốc. 40 e Nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, một số ngân hàng, hãng hàng không, dịch vụ chuyển phát nhanh ... cũng đã mở VPĐD tại Việt Nam. Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam cũng được thành lập nhằm hỗ trợ nhau trong kinh doanh. Hiệp hội này có liên hệ chặt chẽ với Kotra và đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. e Ngoài ra, để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cộng đồng doanh nhân Hàn Quốc sang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, một loạt các tiện ích như nhà hàng, trường học, bệnh viện , cao ốc cho thuê ... cũng đã triển khai hoạt động tại Việt Nam. Có những nơi người Hàn Quốc tập trung sinh sống tập trung thành khu vực như đoạn cuối đường Phạm Văn Hai. Các quán ăn Hàn Quốc không chỉ là nơi thư giãn của các doanh nhân và gia đình mà còn là những "trung tâm thông tin" về mọi khía cạnh của cộng đồng Hàn Quốc, về tình hình xã hội, kinh tế của nước sở tại. e Hình ảnh con người và xứ sở Hàn Quốc ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dân Việt Nam nhờ vào hàng loạt bộ phim truyền hình, các show trình diễn của các diễn viên điện ảnh, hoạt động thể thao, trao đổi văn hoá ...Tất cả dù ít hay nhiều đều có tác động tích cực đến tiêu dùng hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Người Trung Quốc làm ăn buôn bán luôn tính kỹ, nhưng làm XTTM họ tính trên toàn cục. Hội chợ có thể lỗ nhưng các ngành khác lời to: lữ hành, mua sắm, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng và món lợi lớn nhất là phát triển giao thương, đầu tư... Cách tính toán tổng lực đã chỉ huy cách thực hiện tương ứng... Còn điều này nữa rất khó “chỉ đạo” là các khách sạn sẵn sàng giảm giá và dành nhiều ưu tiên cho khách đi hội chợ, họ giải thích là muốn kéo khách làm ăn quay lại. Nếu không có sự nhất quán áp dụng tổng lực trong xúc tiến thì làm sao giải thích hàng loạt điều khác thường mà chúng tôi đã gặp.. Nguồn : Báo Tuổi Trẻ (13/07/2004), "Nhìn cách người Trung Quốc làm xúc tiến" Đối với Việt Nam, vấn đề chưa hẳn là do thiếu kinh phí nhưng trước hết là do thiếu một quan điểm và ý chí chính trị về XTXK tổng lực nhằm phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương. 2.5.6. Một số hạn chế trong hoạt động Đánh giá chung về hoạt động của các Trung tâm XTXK địa phương thời gian qua, Vietrade nhìn nhận "Phần lớn các tổ chức XTTM địa phương chỉ thực hiện các hoạt động hỗ trợ cơ bản và đơn giản như cung cấp thông tin chung về thị trường, tổ chức 41 các hoạt động hội chợ triển lãm thương mại ...còn các hoạt động chuyên sâu như nghiên cứu thị trường và sản phẩm, tư vấn, thẩm định đối tác kinh doanh và phát triển sản phẩm đều ở mức thấp và nhiều nơi chưa có" [24]. Hầu hết các nội dung hoạt động XTTM đều na ná giống nhau, có thể nói là sao chép, dẫm chân lên nhau. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc ITPC còn cho biết có những địa phương đến mượn kế hoạch XTTM của ITPC về sao chép để thực hiện kế hoạch XTTM của mình. [25] 2.5.6.1. Cung cấp thông tin Theo kết quả khảo sát, có đến 76% DN cho rằng thông tin là một trong những trở ngại lớn nhất mà họ gặp phải trong XTXK. Doanh nghiệp cần loại thông tin gì ? 38% Yếu tố đầu vào Số liệu thống kê 41% Sản phẩm 52% Chính sách, pháp 55% luật 76% Thị trường mục tiêu DN đánh giá về chất lượng thông tin được cung cấp 0% Rất tốt 11% Tốt Trung bình 53% 32% Tạm được 5% Khách hàng 86% Kém 0% 20% 40% 60% 80% 100% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nguồn : Phiếu thăm dò DN Tuy các tổ chức XTXK chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cung cấp thông tin nhưng các DN vẫn chưa đánh giá cao chất lượng của công tác này. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 7% DN cho là chất lượng thông tin là tốt; 10% đánh giá kém, 17% cho là tạm được, chỉ có 24% cho điểm trung bình. Căn cứ vào nguồn thông tin thứ cấp, thông tin cung cấp của các tổ chức XTXK còn có một số hạn chế sau : o Các tổ chức XTXK hiện mới chỉ đáp ứng được thông tin mang tính tổng hợp, chưa có thông tin đã qua xử lý hoặc mang tính chất dự báo, thậm chí tình báo. o Thông tin hàng ngày trên website của các tổ chức XTXK chủ yếu là trích dẫn tin bài từ các tờ báo điện tử khác nên khó hấp dẫn giới DN. o Thông tin về các thị trường khác còn lạc hậu, mang tính chất thống kê nhưng số liệu lại lạc hậu, thiếu những thông tin sát sườn cho từng ngành hàng cụ thể. 42 o Vấn đề phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các tổ chức XTXK còn yếu. Do đó, dễ dẫn đến trùng lặp trong hoạt động, đặc biệt là trong in ấn tài liệu, tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài và cả trong hợp tác với nước ngoài. Chất lượng thông tin còn yếu kém là điều dễ thấy, tuy nhiên để khắc phục cần phải vừa có tài chính đủ mạnh lẫn đội ngũ chuyên gia giỏi. Cả hai điều kiện này Vietrade và các TT XTTM địa phương hiện đang thiếu trầm trọng. Điều này cũng lý giải tại sao hầu hết các DN đều liên lạc trực tiếp với các thương vụ ở nước ngoài để có thông tin "nóng" từ thị trường hơn là thông qua các tổ chức XTXK chính phủ trong nước. So sánh quan hệ giữa các tổ chức XTXK Chính phủ với DN Tổ chức XTTM TW khác Trung tâm XTTM địa phương Vietrade 21% 31% 31% 48% ITPC Thương vụ ở 72% nước ngoài 0% 20% 40% 60% 80% Nguồn : Phiếu thăm dò DN Có đến 54% DN được hỏi cho biết họ thường xuyên liên hệ với thương vụ ở nước ngoài hơn với các tổ chức XTXK chính phủ ở trong nước. Trong khi chỉ có 29% DN thường xuyên liên hệ với Vietrade và trung tâm XTTM địa phương. 2.5.6.2. Hoạt động hội thảo, huấn luyện Hiện chỉ có Vietrade và ITPC là có khả năng lên kế hoạch tổ chức hội thảo, huấn luyện cho các DN trong suốt năm. Tuy nhiên, với 15 ~ 17 lớp/năm của Vietrade và khoảng 40 lớp/năm của ITPC thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN. Về chất lượng, ý kiến của đa số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát cho thấy chất lượng hội thảo là chấp nhận được với 27% DN đánh giá tốt, 55% đánh giá trung bình chỉ có 18% cho là kém. 43 Doanh nghiệp đánh giá về chất lượng đào tạo & hội thảo của các tổ chức XTXK chính phủ 0% Rất tốt Tốt 27% Trung bình 55% Kém 18% Rất kém 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nguồn : Phiếu thăm dò DN Riêng về sáng kiến tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa DN và các cơ quan chức năng như hải quan, thuế ...nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Đối thoại với DN: Lãnh đạo hải quan Tp.HCM gây thất vọng Chiều 28/5, ITPC tổ chức hội nghị “Lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM gặp gỡ, tiếp xúc với cộng đồng DN hoạt động XNK”. Hội nghị đã thu hút hơn 150 đại biểu của 114 DN. Nhiều DN cho biết, họ rất kỳ vọng ở cuộc họp này để được gặp Cục trưởng Cục Hải quan TP (như trong thư mời của ITPC) trình bày những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động XNK. Tuy nhiên, chỉ có Cục phó Trần Văn Lai, trưởng phòng nghiệp vụ và trưởng phòng trị giá tính thuế tham dự. Suốt 3 giờ đồng hồ, các DN chỉ được nghe ông trưởng phòng nghiệp vụ nói về những quy định mới, đọc lại và giải đáp 19 kiến nghị, câu hỏi đã gửi trước của một số DN. Trong 19 kiến nghị, chủ yếu tập trung vào những vấn đề muôn thuở, đã được đề cập rất nhiều tại các cuộc gặp thường niên do ITPC tổ chức như: Vấn đề áp mã số thuế, kiểm hóa, C/O... Không đạt được nguyện vọng, hơn một nửa số đại biểu tham dự thất vọng ra về. Nguồn : Người lao động, 31/05/2004 2.5.6.3. Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm Theo ông Phạm Gia Hưng, Trưởng bộ phận đối ngoại của Hiệp hội DN Dệt may Việt Nam thì nhược điểm thường gặp của các gian hàng Việt Nam ở hội chợ nước ngoài là bố trí rải rác, thiếu tập trung; thiết kế nghiệp dư; trưng bày luộm thuộm; nhân viên phụ trách kém ngoại ngữ, thiếu nhiệt tình; tài liệu vừa thiếu vừa kém chất lượng ... Kết quả khảo sát cho thấy 83% DN được hỏi cho biết kinh phí là trở ngại lớn nhất. Các vấn đề khó khăn khác khi tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài là thông tin 44 về bản thân sự kiện (62%), tài liệu và phương tiện để quảng bá DN với khách hàng (48%), thiết kế gian hàng (28%) và thông dịch viên (10%). Theo nhiều DN thì hầu như các tổ chức XTXK chính phủ chỉ mới tập trung làm tốt khâu giúp DN thủ tục tham dự mà chưa biết cách tổ chức phối hợp hoạt động giữa các DN cùng tham dự để cùng tạo dấu ấn chung về một ngành hoặc về đất nước. Hơn một nửa số DN được hỏi (55%) đánh giá công tác tổ chức ở mức trung bình, 31% cho là kém và chỉ có 14% đánh giá tốt. Những khó khăn của DN khi tham dự hội chợ triển lãm ở nước ngoài Thông dịch viên 10% Phương tiện giới thiệu 48% Thiết kế gian hàng 28% Doanh nghiệp đánh giá về công tác hội chợ - triển lãm của các tổ chức XTXK chính phủ 14% Tốt T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf025.LVQTKD1.pdf
Tài liệu liên quan