1.3. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt:
Chất lượng của người cán bộ là yêu cầu hàng đầu trong công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ Đảng. Mà yêu cầu đánh giá chất của từng cán bộ và đội
ngũ cán bộ đó là sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất chính trị, năng lực
trí tuệ, trình độ văn hóa, năng lực công tác và sự đánh giá cuối cùng là hiệu
quả công việc hoàn thành.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ngày càng phát triển, vai trò lãnh đạo
của Đảng ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng
được nâng lên ngang tầm.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt là đánh giá, lựa chọn bố
trí lại theo yêu cầu nhiệm vụ. Đi đôi với đánh giá, bố trí sử dụng là đào tạo,
bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng cao, cơ cấu
đồng bộ, có lòng trung thành sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng đủ
sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn lịch sử mới. Nâng cao
chất lượng bao hàm cả tính kế thừa cái hợp lý, cái đã qua, có phê phán, chọn
lọc để có biện pháp tiến hành hiệu quả.
21 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cán bộ và công tác cán bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h với
CNXH vừa có khả năng tổ chức một cách vững chắc và nhịp nhàng với công
việcchỉ những người như thế sau khi được thử thách hàng chục lần bằng
cách cho họ giữ những chức vụ từ đơn giản nhất đến khó khăn nhất, chúng ta
mới đề bạt lên cương vị chủ chốt làm người cán bộ quản lý”(8).
Như trong tác phẩm “Làm gì” (1902) Lênin có viết: chúng ta thiếu
người mà người thì vô số, chính là nói thiếu nhân tài chứ không thiếu cán bộ.
Không nên quan niệm nhân tài chỉ là người tài mà không tính đến đức. Tài
phải chức đựng trọng yếu tố Đức và đức phải chứa đựng trong đó yếu tố tài.
Đương nhiên, tài và đức là thể thống nhất chứ không đồng nhất. “Tài” thể hiện
ở trình độ lý luận chính trị, kiến thức văn hóa năng lực lãnh đạo quản lý. “Đức
thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng, tác phong công tác, cần
kiệm, liêm chính.
Việc tạo nguồn cán bộ được Lênin hết sức quan tâm: “Nhiệm vụ của
chúng ta là qua thí nghiệm mà thu hút các chuyên gia, rồi bồi dưỡng lớp cán bộ
lãnh đạo mới, lớp chuyên mới để họ học cho bằng được công tác quản lý, một
công tác mới hết sức khó khăn, phức tạp, để thay thế chuyên gia cũ”(9). Có
như vậy mới thúc đẩy được xã hội phát triển tiến kịp thời đại.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
Hiếm có những lãnh tụ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng lại đặc
biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và đào tạo cán bộ: Viết nhiều, đề cập nhiều
về vấn đề cán bộ trực tiếp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đặc biệt
là bằng cuộc đời của mình đã nêu lên một tấm gương mẫu mực về một cán
bộ kiệt suất, tài đức cao cả như Hồ Chí Minh. Với công trình đặc sắc của
Người, đã đào tạo nên một đội ngũ cán bộ nòng cốt xả thân vì Đảng, vì dân
góp phần làm nên sự nghiệp thần kỳ trên mọi lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng
Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc” cán bộ là
người tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ đem đường lối
chính sách đó tuyên truyền rộng trong quần chúng thực hiện, sơ kết, tổng kết
hoạt động thực tiễn của quần chúng nhằm hoàn thiện đường lối,chính sách.
Hồ Chí Minh còn coi “Huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”(10).
Người đòi hỏi nắm vấn đề cơ bản trong huấn luyện cán bộ là: huấn
luyện ai? Ai huấn luyện?Nội dung huấn luyện là gì? Tài liệu huấn luyện như
thế nào? Cách thức huấn luyện ra sao? Phải được chuẩn bị kỹ càng và thực
hiện cho tốt. Vì theo Người, người huấn luyện phải giỏi hơn người đi học, cán
bộ làm việc thì phải tinh thông nghiệp vụ đang làm, tài liệu huấn luyện phải
bổ sung thường xuyen có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người học và cách
thức huấn luyện phải linh hoạt không cứng nhắc, không có công thức hóa, lý
thuyết suông. Và “Đảng phải sử dụng cán bộ như người làm vườn vun trồng
nhưng cây quý báu” quan niệm của Bác thật giản đơn tự nhiên nhưng rất biện
chứng.
Trong ngôn ngữ của Hồ Chí Minh, khi đề cập đến công tác đào tạo cán
bộ, ta thường gặp các thuật ngữ “tài, đức”, “hồng chuyên”, “có tài, có đức”
Đó chính là sự thống nhất giữa đạo đức và năng lực của người cán bộ cách
mạng mà biểu hiện là động cơ và hiệu quả. Tài năng của người cán bộ phải
được thể hiện trong hoạt động giúp ích cho xã hội, không có tài năng thì mọi
nguyện vọng tốt đẹp sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Muốn có tài, có đức theo Người phải học tập, tu dưỡng rèn luyện.
Người khẳng định: tri thức là cơ sở của tài năng của sự thông minh, có học
tập mới nhận thức được mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc
và mới có khả năng xác định phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu lý
tưởng đó.
Về năng lực công tác của người cán bộ theo Hồ Chí Minh:
“Cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, phải cải tiến phương pháp công tác
phải ra sức phát huy trí tuệ và tinh thần sáng tạo của quần chúng công nhân.
Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phải thắt chặt tình đoàn kết nhất trí
giữa Đảng và quần chúng, phải đẩy mạnh thi đua yêu nước, thực hiện sản
xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ”(11).
Hồ Chí Minh nhận thức rõ rệt về vị trí, vai trò ý nghĩa quan trọng của
cán bộ và công tác cán bộ, Người đã nêu lên những yêu cầu mà Đảng ta phải
làm trong công tác cán bộ: Phải biết rõ cán bộ, phải cân nhắc cán bộ cho
đúng, phải kéo dùng cán bộ, phải phân phối, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ. Từ trong
những yêu cầu đó Người đề ra tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ đó là:
a. Những người tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc
trong lúc đấu tranh.
b. Những liên lạc mật thiết với quần chúng , hiểu biết quần chúng.
Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng. Như thế, dân chúng mới tin cậy
cán bộ là người lãnh đạo của họ.
c. Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những
hoàn cảnh khó khăn .
Ai sợ phụ trách không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo.
Người lãnh đạo đúng đắn phải cần: Khi thất bại không hoang mang,khi thắng
lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết, gan góc không sợ khó khăn.
d. Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện, ngay từ khi mới ra đời đã chú trọng đến công tác cán bộ và cán bộ là
một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nếu Đảng làm tốt sẽ thúc đẩy xã hội
phát triển. Ngược dòng thời gian, chúng ta sẽ thấy qua mỗi giai đoạn lịch sử,
mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã xây dựng được một đội ngũ Trung Kiên,
gắn bó với nhân dân, giàu kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức và lãnh đạo nhân
dân thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng.
Đại hội VI của Đảng, Đại hội đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó vấn đề về công tác cán bộ được Đảng ta đặc biệt quan
tâm. Tại Đại hội, Đảng chỉ rõ: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực thực
tiễn của mình Đảng đã đổi mới nhiều mặt: đổi mới tư duy trước hết là tư duy
kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ nghĩa là đánh giá, lựa chọn,
bố trí, bố trí lại, đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ có đủ tiêu
chuẩn và năng lực để lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ”(12).
Không những vậy, Đại hội còn khẳng định: “mọi cán bộ đều có nhiệm
vụ tham gia với tập thể lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo, cán bộ kế tục. Cán bộ
nhiều tuổi giàu kinh nghiệm có nghĩa vụ ủng hộ, giúp đỡ cán bộ kế tục. Nhân
tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải phát thiện và bồi dưỡng công
phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một nếu không được phát hiện và sử dụng
đúng chỗ, đúng lúcViệc luân chuyển cán bộ theo quy hoạch góp phần đào
tạo những cán bộ có tầm nhìn xa hiểu rộng, có bản lĩnh và năng lực lãnh
đạo”(13).
Đại hội VII trên cơ sở Đại hội VI đã nghiêm túc đánh giá kết quả thực
hiện công tác cán bộ khẳng định: “Công tác cán bộ có mặt đã đạt được cải
tiến theo hướng dân chủ và tập thể hơn, thay đổi nhiều cán bộ chủ chốt các cơ
quan, các ngành, các cấpTrong số cán bộ mới nhiều đồng chí đã phát huy
tác dụng tốt. Việc kết hợp nhiều độ tuổi ở mỗi cơ quán lãnh đạo là một kinh
nghiệm tốt, bảo đảm tính liên tục và tính kế thửa trong ĐNCB”(14).
Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Sớm xây
dựng chiến lược cán bộ thời kỳ mới”. Tại kỳ họp lần III Đảng vạch ra “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đảng
đã nêu ra 5 quan điểm cơ bản về cán bộ và công tác cán bộ thể hiện vai trò
đặc điểm quan trọng của đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Đảng khẳg
định: Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng.
Đại hội IX tiếp tục kế thừa quan điểm của các Đại hội trước về cán bôj
và công tác cán bộ. Có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ thời kỳ mới”. Tại kỳ họp lần III khóa VIII Đảng vạch ra
“Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng đã nêu ra quan điểm cơ bản về cán bộ và công tác cán bộ thể hiện vai
trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Đảng
khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong
công tác xây dựng Đảng.
Đại hội IX tiếp tục kế thừa quan điểm của các Đại hội trước về cán bộ
và công tác cán bộ. Có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ. Có cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn đòa tạo và bồi
dưỡng cán bộ. Trọng dụng những người có đạo đức, có tài. Thực hiện nguyên
tắc Đảng thống nhất lãnh đạo quản lý đội ngũ cán bộ và người đứng đầu trong
các tổ chức của hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy
hoạch và tạo nguồn cán bộ. Chú ý cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số và
chuyên gia trên các lĩnh vực.
Từ những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đúc kết lý luận của Đảng qua thực tiễn lãnh đạo công tác cán bộ với
thắng lợi của cách mạng khẳng định yêu cầu khách quan, tính cấp thiết của
công tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
trong giai đoạn cách mạng hiện đại.
5. Vị trí vai trò cán bộ về công tác cán bộ hiện nay
Xuất phát từ đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt và thực tiễn cuộc sống
đòi hỏi Đảng ta phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
để họ có đủ năng lực trình độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đa số cán bộ
cơ sở có quá trình công tác ở địa phương lâu dài, được rèn luyện, phấn đấu
thử thách trong Đảng nên học có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với
lý tưởng cách mạng, đứng vững trên lập trương của giai cấp công nhân, tn
tưởng vào con đường đi lên CNXH và phần lớn giữ được phẩm chất đạo đức,
được quần chúng tin yêu tín nhiệm.
Nhưng hiện nay, trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt rất
thấp, còn yếu kém và bất cập đã ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ nói chung
và uy tín của Đảng. Tuy đã được đào tạo nhưng thiếu hệ thống và không
đồng bộ do vậy, năng lực tổ chức của cán bộ chủ thốt cơ sở còn yếu kém chưa
thích ứng được với cơ chế mới. ở nhiều nơi đội ngũ cán bộ chủ chốt còn lợi
dụng chức quyền tham nhũng, ức hiếp dân chúng. Vả lại, công việc của cấp
xã thì nhiều, trong khi điều kiện làm việc rất khó khăn, thiếu thốn, phụ cấp ít,
chính sách không thỏa đáng, kinh tế thị trường tác động. Thực tế đó, gây nên
một tâm lý chán nản, thậm chí một bộ phận cán bộ thóai hóa, biến chất chạy
theo lối thực dụng.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt muốn hoàn thiện thành nhiệm vụ của Đảng và
Nhà nước giao phó thì họ phải không ngừng học tập làm giàu tri thức của
mình, bằng cách tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn ở nơi khác để vận dụng
vào điều kiện trong nước, xây dựng huyện phát triển vững mạnh.
Chương II:
Thực trạng cán bộ và chất lượng
công tác cán bộ hiện nay
1. Công tác cán bộ
1.1. Công tác lựa chọn, đánh giá cán bộ công chức hàng năm đã
được triển khai thực hiện đúng quy định, chất lượng đội ngũ cán bộ đánh giá
hàng năm đều cao hơn năm trước. Đánh giá cán bộ là một vấn đề hết sức hệ
trọng và rất tế nhị, nhạy cảm, phức tạp dễ gây mất đoàn kết. Nó chẳng những
là khâu mở đầu quyết định để bố trí sử dụng cán bộ mà còn là nhân tố dễ gây
tâm tư thắc mắc. Chính vì lẽ đó, muốn đánh giá đúng cán bộ phải có phương
pháp khoa học khách quan, toàn diện, cụ thể.
Như chúng ta đã phân tích bao giờ cũng từ công việc mới đến tìm
người, phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị cụ thể mới xác định tiêu chuẩn của
người cán bộ. Khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn việc làm của
mỗi người, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đó chủ yếu
đánh giá phẩm chất năng lực của cán bộ, vấn đề này không đơn giản đối với
đội ngũ cán bộ chủ chốt. Chúng ta không có lý do gì để cho rằng chi bộ cơ sở
nào là tốt nếu như ở đó mất đoàn kết nội bộ, quyền dân chủ của quần chúng
không được bảo đảm, đời sống nhân dân không ổn định.
Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt phải thông qua hiệu quả, chất lượng
công việc là rất phức tạp. Vấn đề nàyđược đặt ra trong khi cơ chế cũ đang dần
bị phá bỏ và cơ chế mới đang hình thành. Vì vậy phân định đâu là cán bộ tốt,
đâu là cán bộ yếu kém và vấn đề khó khăn, bởi lẽ cùng một hiện tượng, công
việc nhưng bản chất của nó lại khác nhau hoàn toàn cho nên khi đánh giá cán
bộ phải xét đến mục đích, động cơ hoàn thành nhiệm vụ, xét cả điều kiện
hoàn cảnh thuận lợi khó khăn, thành công nhất thời hay liên ntụcmới mong
không bị sai lầm trong đánh giá.
Trong quá trình đổi mới ở cơ sở những cán bộ có tâm huyết có tinh
thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân, tích cực tìm tòi sáng tạo, lao
vào những công việc khó khăn, phức tạp, do vậy khó tránh khỏi sai lầm
khuyêt điểm. Nếu không cho phép những cán bộ có thể sai lầm nhất định
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì vô hình chung đã đưa đội ngũ cán bộ
tìm con đường an phận, trung bình chủ nghĩa hoặc cơ hội, tạo sức cho người
cán bộ. Song không phải vì thế mà bỏ qua việc phân định đâu là sau lầm
khuyết điểm, tư tưởng cục bộ, phường hội, bè cánh đối với những cán bộ có
động cơ đúng đắn.
1.2. Công tác quy hoạch cán bộ đã triển khai theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 3 khóa VIII. Thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán
bộ và các văn bản hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở công
tác quy hoạch cán bộ, đưa đi đào tạo đào tạo bồi dưỡng cán bộ, một mặt
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định của Bộ chính trị mặt khác nâng cao
hiệu quả tổ chức lãnh đạo, quản lý và điều hành tổ chức bộ máy. Đã tập trung
đưa đi đào tạo số cán bộ đang công tác ở các chức danh lãnh đạo nhưng chưa
có trình độ tương xứng, bồi dưỡng kiến thức mới cho số cán bộ ở những
ngành trọng yếu, đồng thời tiếp tục lựa chọn đào tạo chính quy cán bộ trẻ,có
hướng quy hoạch lâu dài, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận
chính trị và chuyên môn cho cán bộ.
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, nhằm
đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị,
tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện có, dự kiến nhu cầu,
khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở để chủ động có phương
hướng đào tạo bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ. Cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ trên
cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các lứa tuổi, đảm bảo
tính liên tục, tính kế thừa và phát triển giữ vững ổn định chính trị và đoàn kết
nội bộ. Thực tế cho thấy việc lựa chọn, bố trí đúng cán bộ chủ chốt mỗi cấp,
mỗi đơn vị là quan trọng nhất nhưng cũng khó khăn nhất.Người cán bộ lãnh
đạo chủ chốt phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thực, gương mẫu, tận
tụy, có trình độ, năng lực, phải chủ động đào tạo, chuẩn bị đội ngũ kế cận,
tạo nguồn cán bộ.
1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tiến hành dưới sự chỉ
đạo, hướng dẫn thống nhất theo một chiến lược chung gắn với quy hoạch bố
trí, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Hiện nay, đã tiến hành xây dựng và chỉnh đốn bộ máy làm công tác tổ
chức- cán bộ. Những năm qua mặc dù do điều động bố trí cán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_thuc_trang_can_bo_va_cong_tac_can_bo_hien_nay.doc