Đề tài Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Về nhập khẩu: Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế NK những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn còn có mức NK cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỉ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình và dự án. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng KNNK của cả nước, tăng 39,9%; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 47,5% tỷ USD, chiếm 56%, tăng 8,3% so với năm 2009. Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu từ thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 78% kim ngạch NK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19%, các nước Đông Á chiếm 55%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23%.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20.176 20,6 25.226 27,8 -5.050 2004 26.500 28,9 31.516 24,9 -5.116 2005 32.447 22,4 36.761 16,6 -4.314 2006 39.826 22,7 44.891. 22,1 -5.065 Theo số liệu của Tổng cục thống kê các năm khác nhau. Sau 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động ngoại thương nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng, có nhiều thuận lợi để phát triển. Năm 2007 Năm 2007, kinh tế toàn cầu được ghi nhận với nhiều biến động lớn về giá hàng hóa, chủ yếu là giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cũng với dấu hiệu suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ, đồng đôla mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt tới nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 và vượt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 42% và tăng 22,3%; Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 58% và tăng 18,4%. Mặc dù đã là thành viên chính thức của WTO, những xuất khẩu trong những tháng đầu năm dường như chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội mang lại. Kết quả là xuất khẩu chỉ tăng bình quân 22%. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởng không cao. Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng khá nhưng chưa có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định. Các thị trường xuất siêu của nước ta là Mỹ, EU… Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Thị trường nhập siêu của nước ta là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Như vậy, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 là 109,2 tỷ USD, với tình hình nhập siêu lên tới 12,4 tỷ USD, chiếm 27,5% kim ngạch xuất khẩu. Mức nhập siêu như vậy là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn 2 lần so với kế hoạch. Năm 2008 Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm, kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta năm 2008. Về xuất khẩu: Tính chung cả năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tuy kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ giá trị tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu ( dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu chỉ tăng 13,5% Về nhập khẩu: Trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng còn lại, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, trong đó khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Như vậy, mức thâm hụt cán cân thương mại lên đến 17,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Báo động đối với Việt Nam là thâm hụt cán cân thương mại đã ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng là Trung Quốc. Trong tổng mức thâm hụt 17,5 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam với thế giới thì riêng thâm hụt với Trung Quốc đã lên tới 12 tỷ USD, tiếp đến là thâm hụt với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc… chỉ thặng sư với Hoa Kỳ và EU. Năm 2009 Do những hậu quả còn tồn động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nên cán cân thương mại Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt cao. Tuy nhiên, con số thâm hụt đã giảm hơn so với năm trước. Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% kế hoạch (kế hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim ngạch của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD, chiếm 52,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 26,7%, chiếm 47,2%, giảm 5,1% so với năm 2008. Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, giảm 1,8% so với năm 2008; khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm 2008. Năm 2009, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng nhập khẩu cho nước ta. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn so với năm 2008, tuy nhiên một số loại hàng hóa khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao (như máy móc, thiết bị, dược phẩm tơ sợi…). Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn mục tiêu đề ra. Năm 2010 Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt khoảng 38,8 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 27,8%, nếu trừ dầu thô đạt khoảng 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 32,8 tỷ USD, chiếm 46%, tăng 22,7% so với năm 2009. Về thị trường xuất khẩu, năm 2010, xuất khẩu đã tăng trên tất cả các khu vực thị trường, trong đó thị trường Châu Á ước tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường Châu Mỹ, ước tăng 25,8%, thị trường Châu Âu ước tăng 18,2%, thị trường Châu Phi – Tây Á – Nam Á ước tăng 45% và thấp nhất là Châu Đại Dương ước tăng 13,6%. Về nhập khẩu: Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế NK những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn còn có mức NK cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỉ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình và dự án. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng KNNK của cả nước, tăng 39,9%; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 47,5% tỷ USD, chiếm 56%, tăng 8,3% so với năm 2009. Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu từ thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 78% kim ngạch NK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19%, các nước Đông Á chiếm 55%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23%. Như vậy, năm 2010, xuất khẩu đã đạt được mức tăng trưởng cao, nhập siêu đã dần được kiểm soát ở mức 17,27% kim ngạch xuất khẩu, đạt 12,37 tỷ USD; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu. Biểu đồ 1,2: Kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010 (đơn vị: tỷ USD) Biểu đồ 3: Tình hình thâm hụt thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO (đơn vị: tỷ USD) Biểu đồ 4: Cơ cấu XK theo khối doanh nghiệp 2007-2010 2.Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc 2.1. Khái quát Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng, với 8% hàng tiêu dùng của thế giới hiện đang được sản xuất tại Trung Quốc. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quyết sách quan trọng để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn. Các biện pháp này đã chặn đứng đà suy giảm và Trung Quốc trở thành nước đầu tiên thoát khỏi duy thoái. Với tốc độ phát triển nhanh chóng Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để xếp vị trí thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 18/01/1950. Đối với Việt Nam, Trung Quốc đang là đối tác thương mại số 1 và có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay. Theo số liệu thống kê, kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong 11 tháng năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 48.56% so với cùng kỳ năm trước. Với những lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa thì những diễn biến mới trong sự phát triển kinh tế hai nước và khu vực đã mang lại cho Việt Nam những thuận lợi mới trong quan hệ kinh tế với TQ . 2.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam với một số quốc gia Biểu đồ 5: Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc (đơn vị: USD) Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang rất cao và không ngừng gia tăng theo thời gian. Quy mô nhập siêu lớn đến nỗi gây bất ổn trong kinh tế vĩ mô từ năm 2007. Kim ngạch nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc tăng từ khoảng 200 triệu USD (năm 2001) lên 1,4 tỷ USD (năm 2003) lên gần 11 tỷ USD (năm 2008) và gần 14 tỷ USD (năm 2010). Biểu đồ 6: Cán cân thương mại Việt Nam – (đơn vị: USD) III – Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam Thứ nhất, do tự do hóa thương mại. Việt Nam là thành viên của WTO và đang trong giai đoạn thực hiện các cam kết về giảm thuế quan và các hạn chế thương mại, mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Trong khoảng thời gian kể từ ngày gia nhập, mức thuế nhập khẩu trung bình của Việt Nam phải được cắt giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm cho nên kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh và xu hướng này còn có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong WTO. Nhu cầu nhập khẩu cả về tư liệu sản xuất thể hiện ở máy móc thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng kể cả hàng tiêu dùng xa xỉ tăng lên vì một bộ phận dân cư cải thiện được thu nhập… Điều này cũng cho thấy hàng rào thương mại khác đóng vai trò to lớn trong việc giảm thiểu tình trạng thâm hụt thương mại. Đối với Việt Nam, tác động của không chỉ tự do hóa thương mại mà cả của các yếu tố khác như làn sóng đầu tư cũng làm cho thâm hụt thương mại tăng lên. Thứ hai, do chính sách tỷ giá của Việt Nam. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó nhưng mặt khác, bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bán ngoại tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng, giá ngoại tệ sẽ giảm trở lại. Do đó, cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng. Cơ chế tỷ giá ở Việt Nam rất tiếc lại không đảm nhiệm được chức năng điều hòa cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2007,2009, tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh. Có thể nói cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hóa trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó chính là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam. Biến động tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam, T1.2006 – T12.2009 Thứ ba, vì Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhu cầu đối với công nghệ và máy móc hiện còn rất cao và cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu chiếm tỉ trọng đáng kể (70-80%) tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm hàng này có xu hướng tăng lên do như cầu thúc đẩy xuất khẩu cũng như nhu cầu sản xuất – kinh doanh trong nước tăng lên. Tình trạng nhập siêu còn cho thấy khả năng cạnh tranh không cao của các hàng hóa thay thế nhập khẩu. Dòng vốn FDI đầu những năm 2000 tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước đã tạo ra nhu vầu nhập khẩu để đầu tư trong khi không tạo ra tiềm năng xuất khẩu. Trong một vài năm gần đây, FDI có dấu hiệu tập trung nhiều hơn vào xây dựng, du lịch và thị trường bất động sản, làm tăng theo nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng và máy móc công nghiệp nặng, đồng thời chỉ tạo ra chút ít lợi thế cho tăng xuất khẩu. Các dự án cơ sở hạ tầng lớn của khu vực tư nhân và nhà nước nhiều khả năng sẽ làm gia tăng thâm hụt thương mại nhưng sẽ gián tiếp nâng cao năng lực xuất khẩu trong tương lai. Có một số bất cập mang tính chất cơ cấu tồn tại đằng sau sự mất cân đối thương mại của Việt Nam khởi nguồn từ sự hạn chế về năng lực xuất khẩu cũng như sử dụng nhập khẩu. Từ góc độ xuất khẩu có những khiếm khuyết nhất định làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu, đó là: Việt Nam chưa thực sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực và chỉ đóng vai trò là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Tỉ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng. Hàng hóa xuất khẩu chưa đa dạng, đang tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô, dệt may, thủy sản, nông sản và giày dép. Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi có sự biến động lớn về giá hàng hóa cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trường nước ngoài. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế tại các nước phát triển làm thu hẹp nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam dẫn đến sự giảm sút lớn. Từ góc độ nhập khẩu, có một số yếu điểm trong nhu cầu trong nước dẫn đến sự phụ thuộc đáng kể vào nhập khảu. Cụ thể: Như đã nói ở trên, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn đến thực tế là nếu xuất khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu phải tăng. Thu nhập ở Việt Nam tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và xa xỉ phẩm. Nền kinh tế quá nóng, đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn chính là mầm mống dẫn đến nhập khẩu gia tăng vượt mức yêu cầu phục vụ cho sản xuất những năm gần đây. Sự biến động trong giá hàng hóa thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hóa nên nhiều hàng hóa được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng. Dự đoán đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá làm gia tăng đột biến vàng nhập khẩu trong năm 2007, 2008 và 2009 vì vàng được coi là tài sản đầu tư an toàn. Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thời thúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu. Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hóa theo FTA trong nội khối ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA) và việc gia nhập WTO làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩm trong nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàng nhập khẩu cao hơn. IV – Giải pháp cho cán cân thương mại của Việt Nam 1.Những giải pháp và đề án mà nhà nước đã đề ra 5 giải pháp điều hành vĩ mô nhằm khắc phục tình trạng nhập siêu trong gđ 2007 - 2009 mà bộ công thương đã đề xuất lên chính phủ: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, dây và cáp diện…, cần phải nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều… việc nhập khẩu bằng đẩy mạnh sản xuất trong nước, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng và hữu hiệu để hạn chế nhập siêu. Bộ Công Thương cho rằng, các nhóm mặt hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 sẽ là dầu khí và sản phẩm hóa dầu; sản phẩm thép, sản phẩm cơ khí chế tạo và các sản phẩm phụ trợ. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ là nhằm thay thế nhập khẩu, tạo thế chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Đáng chú ý một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong những năm tới là cơ khí, dệt may, da giày, điện tử-tin học, ôtô và đồ gỗ xuất khẩu. Đồng thời ngành công thương sẽ nghiên cứu xây dựng các biện pháp, rào cản kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước nhưng vẫn phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Một giải pháp quan trọng nữa để giảm thiểu nhập siêu được Bộ Công thương đưa ra là điều tiết tỷ giá hối đoái, lạm phát. Vai trò quản lý vĩ mô là phải điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút vay vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế mà vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. Để xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông qua tăng tỷ giá, nhất thiết cần quan tâm và thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ như nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, chất lượng hanàg hóa xuất khẩu đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng. Giải pháp thứ 5 để hạn chế nhập siêu Bộ Công Thương đề xuất là chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Bên cạnh đó, Thủ tướng chính phủ cũng phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 : 156/2006/QĐ-TTg Kết quả đạt được không như mong đợi: Theo đề án, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 4 năm qua (2006-2009) chỉ đạt bình quân 15,9%/năm; để cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 17,5% thì xuất khẩu hàng hóa năm 2010 phải tăng tối thiểu 23,9% so với năm 2009, khi đó giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng mới chỉ khoảng 70 tỷ USD. Để giá trị xuất khẩu đạt 72,5 tỷ USD như kế hoạch thì mức tăng xuất khẩu của năm 2010 phải gần 29% (Nếu tính tỷ lệ bình quân theo phương pháp lấy năm cuối/năm đầu rồi chia cho số năm thì tăng trưởng xuất khẩu 4 năm qua là 18,4%, để đạt mục tiêu xuất khẩu của cả giai đoạn thì giá trị xuất khẩu năm 2010 phải tăng ít nhất 8%). Điều ngược lại là, tại Nghị quyết số 36/2009/NQ-QH12 ngày 16/01/2009, Quốc hội đã phê duyệt kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010 với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu phấn đấu chỉ ở mức 6% so với năm 2009 (kim ngạch xuất khẩu tương ứng khoảng 60 tỷ USD); thực tế này cho thấy bản Đề án phát triển xuất khẩu nêu trên đã được gián tiếp thừa nhận không thể đạt được. Về dịch vụ, Đề án đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD. Nhưng 4 năm qua (2006-2009), thực tế tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 11% và năm 2008 có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cao nhất cũng chỉ hơn 7 tỷ USD, năm 2009 chỉ đạt hơn 5,7 tỷ USD. Rõ ràng là mục tiêu tăng bình quân 16,3% cho cả giai đoạn và đạt mức 12 tỷ USD xuất khẩu dịch vụ trở nên quá xa vời. Đề án 156 cũng nhấn mạnh mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ. Tuy nhiên thực tế tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến hoặc tinh chế chỉ duy nhất đáng chú ý vào năm 2007 khi tăng từ 52% lên 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; các năm còn lại theo ước tính chỉ biến động rất nhỏ (Hình 1). Lượng xuất khẩu các khoáng sản thô (dầu thô và than đá) vẫn khá ổn định qua các năm, lượng dầu thô có giảm nhẹ nhưng lượng than đá xuất khẩu đang tăng trở lại trong năm 2009 với mức tăng 27,6% so với năm 2008; bình quân giai đoạn 2006-2009 giá trị xuất khẩu của riêng 2 mặt hàng này chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước, cho dù năm 2009 giảm mạnh do giá cả thế giới suy giảm. Dù đạt được những kết quả tích cực nhưng những số liệu này không thể không làm dấy nên những hoài nghi về chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam, khi nhập siêu liên tục tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP; người ta đã thống kê có tới hơn 60% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam dựa vào nguyên liệu/đầu vào nhập khẩu; Trong nhiều ngành, như ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy, hầu hết nguyên liệu và đầu vào trung gian phải nhập khẩu [[ii]]; còn lại phần lớn là xuất khẩu tài nguyên thô (khoáng sản) và nông lâm thủy sản sơ chế, có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp và hàng hóa với lao động rẻ và nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, công nghệ (VD: dệt may, da giày chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009); hiện tại, đối với hàng công nghiệp phần giá trị gia tăng chúng ta mới chỉ đạt khoảng 20-30%, đối với hàng nông sản là 50% [[iii]]; công nghiệp phụ trợ hầu như không có gì đáng kể, phần lớn là làm gia công. Tóm lại, có thể thấy rằng hầu hết các mục tiêu chủ yếu của Đề án 156 đã không đạt được; nó làm chất chứa thêm những nỗi niềm đối với chiến lược phát triển xuất khẩu của nước nhà vì muốn phát triển thì không thể không xuất khẩu; rõ ràng là sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam không được tăng lên tương xứng trong so sánh tương quan với thế giới; trong khi đó, đã lâu không thấy các cơ quan quản lý đề cập gì đến kết quả thực hiện bản Đề án này một cách đầy đủ và cụ thể, kể cả cơ quan soạn thảo đệ trình Đề án. Với những diễn biến nhập siêu như vậy, mục tiêu “Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010” sẽ càng trở nên xa vời; hơn nữa, nó ngày càng gia tăng áp lực lên cán cân thanh toán và thị trường tiền tệ còn non trẻ của nước nhà. ( bổ sung nguồn sau) 2.Các giải pháp mà việt nam có thể áp dụng sau khi gia nhập WTO: Sử dụng không gian chính sách của mình dưới hình thức dư địa thuế suất nhập khẩu chính là phần chênh lệch giữa thuế suất áp dụng hiện hành với mức thuế suất cam kết trần trong WTO, theo đó có thể nâng thuế áp dụng lên bằng với mức thuế cam kết trần;  Cân nhắc áp dụng biện pháp tự vệ trong WTO cũng như quy định về biện pháp tự vệ trong các FTA;  Cân nhắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;  Cân nhắc áp dụng thuế đối kháng theo Hiệp định WTO về Trợ cấp và Thuế Đối kháng;   Cân nhắc sử dụng Điều XXVIII GATT 1994 (Sửa đổi Biểu cam kết) để đàm phán lại cam kết thuế. Mở cửa nền kinh tế Việt Nam với thế giới bên ngoài mà đặc biệt là việc gia nhập WTO và tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do đã làm gia tăng nhập khẩu. Nếu sự gia tăng nhập khẩu tạo nên bất cập cho nền kinh tế trong nước, Việt Nam có thể vận dụng các khả năng áp dụng hạn chế nhập khẩu phù hợp với quy định trong nước và cam kết quốc tế (WTO, FTA và song phương). Sau những diễn biến về BOP, nếu tình hình BOP trở nên nghiêm trọng, và cần có biện pháp kịp thời, thì có thể cân nhắc việc áp dụng hạn chế nhập khẩu, nhưng cần ghi nhớ đây là lựa chọn cuối cùng, vì có thể tạo ra nhiều tác động tiêu cực khi áp dụng các biện pháp này. Việc áp dụng hạn chế nhập khẩu vì mục đích BOP có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của Việt Nam là một nước có môi trường kinh tế có khả năng đoán định, có thể ảnh hưởng quan hệ với các đối tác FTA và đối tác thương mại chủ chốt khác, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài, với những hậu quả nghiêm trọng. Tác động trực tiếp sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu vì 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu;  Đặc biệt quan tâm đến chính sách tỷ giá, có 1 vài giải pháp cho chính sách tỷ giá như là: Phá giá tiền tệ và tăng chi tiêu trong nước đồng bộ với nhau Xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách. Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbop_7424.doc
Tài liệu liên quan