Đề tài Thực trạng chất lượng sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG 1

1. Sản phẩm 1

1.1. Khái niệm 1

1.2. Phân loại sản phẩm 1

2. Chất lượng sản phẩm 2

2.1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng 2

2.2. Vai trò của chất lượng 4

2.3. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm 5

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 6

3. Quản lý chất lượng 8

3.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý chất lượng 8

3.2. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng 9

3.3.Các chức năng cõ bản của quản lý chất lượng 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG 12

1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 12

1.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam 12

1.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 13

2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam 14

2.1. Thực trạng 14

2.2. Nguyên nhân 17

PHẦN III. GIẢI PHÁP 24

1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 24

2. Giải pháp ở tầm vi mô 24

2.1. Yếu tố con người 24

2.2. Áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chất lượng sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Nhưng trong những mối quan hệ thương mại quốc tế thì vẫn là nước chịu nhiều thiệt thòi do chưa thiết lập được hiệp định thương mại song phương và đa phương với những đối tác của mình, đặc biệt là những thị trường lớn như thị trường mậu dịch tự do Bắc Mỹ, thị trường mậu dịch tự do EU. Một minh chứng điển hình là việc xuất khẩu cá da trơn (cá tra, cá ba sa), tôm vào thị trường Mỹ, giày, dép vào thị trường EU. Với giá xuất khẩu rẻ, các doanh nghiệp Việt Nam bị các nước này áp đặt là bán phá giá. Các quốc gia này đã 'bảo vệ sản xuất trong nước', bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ thông qua đánh thuế nhập khẩu rất cao, gây rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với 148 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa thay thế. - Thứ hai, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển. Thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có khả năng tiếp nhận những công nghệ mới, tiếp thụ và ứng dụng vào sản xuất, điều hành, quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa các nước thành viên WTO; đồng thời tiếp nhận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước này. Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển: hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; tạo cơ hội cho những nước đang phát triển mở rộng thị trường thương mại quốc tế thông qua việc thâm nhập những thị trường lớn như dệt may, dịch vụ; yêu cầu các nước thành viên WTO phải bảo vệ lợi ích của những nước đang phát triển nếu các nước này áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước hoặc những chính sách đối ngoại như chống bán phá giá, áp dụng những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. 1.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là khả năng cạnh tranh chưa cao. Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Ở nhiều doanh nghiệp, tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hóa và dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH, HÐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn : - Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường. Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Ðiều này có thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Ðây là một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững. 2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam 2.1. Thực trạng Trong những năm qua, hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam đã có những tiến bộ . Hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam đã được tổ chức từ các những cơ quan như Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đến các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất lượng ở Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài để phấn đấu. - Chỉ nói riêng lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm trong những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về chất lượng không đảm bảo yêu cầu Ngay cả những nhà chức trách cũng bị cử tri cả nước chất vấn về vấn đề chất lượng y tế và dược phẩm...Thí dụ, mặt hàng thuốc Tây khó ai mà biết có bao nhiêu loại thuốc đã hết hạn, cấm sử dụng hoặc thuốc giả được nhập về. Vì có số liệu đã công bố về tỷ lệ thuốc giả ở các nước trên giới rất cao và ở các nước châu á cũng có tỷ lệ thuốc giả đến khoảng gần 30%. Còn về thuốc Đông y, như người ta đã phản ảnh: “ Khác với thời bao cấp, kiếm đỏ mắt không ra một thang thuốc. Đông dược hiện nay ê hề trên thị trường. Chỉ cần đến đường Hải Thượng Lãn Ông (Tp Hồ Chí Minh) có thể thấy “trên trời dưới thuốc”. Thôi thì đủ mặt các vị: hoài sơn, sa sâm, quy, táo tàu... Tại đây có hàng ngàn loại thuốc khác nhau mà chủ yếu nhập từ Trung Quốc “80%” và Hồng Công, Malaysia, Singapore... trong đó có nhiều nhãn liệu nổi tiếng nhưng cũng có không ít sản phẩm bị cấm lưu hành. Nhưng chất lượng thuốc ở đây thì chỉ có trời mới biết. Ngoài những loại thuốc bị cấm không ai hay, làm sao biết được trong hằng hà sa số những bao tải thuốc vứt lăn lóc trên lề đường hè phố cái nào mốc, mọt, biến chất? Ai biết được cái nào là thuốc chính hiệu con nai vàng? Còn cái nào được chế tạo... tại Việt Nam, là Made in Cholon, mà chất liệu là củ mài, củ mì, khoai mỡ, thậm chí là củ cải trắng phơi khô? Đó là chưa kể đến cách chế biến và bảo quản cực kỳ mất vệ sinh với các bao tải thuốc vất lăn lóc trên vỉa hè “trơ gan cùng tuế nguyệt” với nắng gió và bụi cát. Những loại thuốc như vậy chữa không khỏi bệnh cũng còn là may. Trên thực tế, có rất nhiều người chữa trị Đông y không tìm đúng thầy đúng thuốc, bệnh chẳng những không hết còn bị tác dụng phụ, tai biến, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đông dược ngày càng chiếm vai trò lớn trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Vì vậy, quản lý thị trường đông dược là một vấn đề hết sức cấp bách. Và đây cũng không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành y tế”. Một vấn đề mà gần đây dư luận xã hội cũng lên tiếng đó là chất lượng của các loại sữa được quảng cáo và bán với giá cao “trên trời”, nhưng khi kiểm tra thử thì chí ít cũng 1/3 là sữa kém chất lượng, hết hạn ở nước ngoài mà vẫn được các nhà nhập khẩu tung ra bán ở thị trường với bao bì mới... Nhiều loại “thuốc – thực phẩm” như “VERSION” giấy phép thì là thực phẩm còn tuyên truyền và bán theo hình thức truyền tiêu đa cấp lại là thuốc chữa “bách bệnh” và giá bán cũng làm người dân lương thiện chẳng bao giờ dám mơ. Được biết, khi cấp phép thì Cơ quan quản lý của Việt Nam cũng chẳng có phương tiện gì để kiểm tra các thành phần có trong đó, mà nghe người nhập khẩu “khai” là chính. Chính vì vậy, mà vừa qua, thủ tướng Chính phủ đã có văn bản về việc đền bù cho những người sử dụng hàng hóa kém chất lượng, trong đó có dược phẩm và các loại “thuốc – thực phẩm”. Hoặc gần đây nhất, có bài phóng sự về: Flavin 7: nước ép trái cây hay "thần dược"? Theo bài báo, Phòng khám đa khoa 55 Nguyễn Du (Hà Nội) là nơi duy nhất bán thuốc - Flavin 7 “phòng ngừa và điều trị ung thư”, và giá chỉ có 2 triệu đồng/lọ. Theo các tờ rơi quảng cáo thì Flavin 7 là loại nước cốt hoa quả có tác dụng chữa bệnh, do Công ty Crystal Institute sản xuất tại Hungary. Tên đầy đủ là “Tinh thể mặt trời Flavin 7”, chiết xuất từ bảy loại hoa quả sạch. Sáu loại trong số này có ở VN gồm nho tím, anh đào đen, phúc bồn tử, mâm xôi, mận, táo, một loại quả ở VN không có là szeder đen. Chỉ đơn giản như vậy, nhưng tác dụng của Flavin 7 theo quảng cáo lại thật... thần kỳ. Theo các tài liệu do Công ty cung cấp, tại VN nhiều bệnh nhân đã dùng Flavin 7. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị ung thư giai đoạn 3 không cần tiêm moocphin giảm đau, ăn ngủ tốt, trọng lượng tăng đáng kể, kích cỡ u nhỏ dần. Những người bị dị ứng do chức năng gan sau khi uống 2- 3 chai Flavin 7 đã khỏi bệnh, khỏe lên nhiều. Trường hợp ung thư đã di căn, tác dụng của Flavin 7 còn “kỳ diệu” hơn: làm tăng sức đề kháng của bệnh nhân, giảm đau đáng kể, hạn chế sự phát triển của u, kéo dài tuổi thọ... Do có “tác dụng đặc biệt” như vậy, Flavin 7 đang gây một cơn sốt lớn tại Hungary và... lan tràn sang các nước châu Âu và châu Mỹ. Nhưng sự thật không phải vậy, theo văn bản của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thì Flavin 7, đơn thuần chỉ là một loại... nước cốt hoa quả, xuất hiện tại VN từ tháng 10- 2003. Đại diện Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm khẳng định, các quảng cáo của Công ty là sai phạm và cục sẽ yêu cầu công ty thu hồi toàn bộ. Tuy nhiên, sau đó các quảng cáo về Flavin 7 vẫn...“lộng hành”, thậm chí, tờ rơi quảng cáo còn được đem phân phát tại... Hội thảo Ung thư quốc tế vừa diễn ra tại Hà Nội. Họ còn tuyền truyền sẽ phối hợp với Bệnh viện K TW để thí nghiệm 10 bệnh nhân, nhưng trả lời báo giới chính thức đại diện Bệnh viện K T.¦ khẳng định đã từ chối đề nghị hợp tác này. Trong khi đó, Hội Bảo vệ người tiêu dùng VN cũng cho biết, đã nhận được rất nhiều khiếu nại của người tiêu dùng bị lừa do tin tưởng vào các quảng cáo thực phẩm bổ dưỡng. Để bán được hàng, hầu hết quảng cáo thái quá đều đánh vào tâm lý những người mắc bệnh nan y. Mặc dù có quá nhiều sai phạm trong kinh doanh thực phẩm bổ dưỡng, nhưng hiện nay, việc quản lý kinh doanh lại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương mại quản lý. Năm 2003 Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Bộ Thương mại không cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm theo kiểu truyền tiêu đa cấp, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm. - Từ truớc đến giờ cũng đã có rất nhiểu vụ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị trả về mà lý do chủ yếu là không đảm bảo chất lượng.Tiêu biểu là các sản phẩm thuỷ sản bị trả về do phát hiện dư lượng kháng sinh cao. - Việt Nam và Thái Lan cùng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng bao giờ giá gạo của Thái Lan cũng cao hơn Việt Nam.Lý do chính cùng là vì chất lượng gạo Thái tốt hơn chúng ta. - Còn gần đây nhất là vụ nước tương có chứa chất 3- MCPD và sữa nhiễm melamine.MCPD và melamine đểu là những chất cực kỳ có hại cho sức khoẻ con người,vậy mà chúng lại được tìm thấy trong những thực phẩm tiêu dùng hàng ngày.Mà số lượng các doanh nghiệp và số lượng sản phẩm bị phát hiện nhiếm hai hoá chất độc hại này là khá nhiều. Qua các biểu hiện thực tế trên có thể thấy được tình hình chất lượng sản phẩm của Việt Nam vẫn là vấn đề cực kỳ nhức nhối 2.2. Nguyên nhân 2.2.1. Tầm vĩ mô – Hệ thống QLCL nhà nước được tổ chức xem ra rất chặt chẽ, nhưng thực tế họat động không hiệu quả. Mặc dù, cấp QLCL cao nhất Nhà nước giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Bộ KH&CN có Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và các cơ quan đầu mối ở Trung ương thuộc các Bộ quản lý chuyên ngành. Các địa phương thì có các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc quản lý đối với các hàng hoá, trừ các hàng hoá đặc thù thuộc phạm vi quản lý của các Bộ quản lý chuyên ngành. Nhưng thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan trên rất yếu và không có sự thông tin, phối hợp với nhau. – Vấn đề hài hòa (phù hợp) tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay là vấn đề còn nhiều khó khăn chưa khắc phục được. Đây cũng là một trong những rào cản cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. – Thống kê trong công tác QLCL rất kém. Có chuyên gia về lĩnh vực QLCL đã phải nói, nếu hỏi Bộ tôi có bao nhiêu doanh nghiệp đã có chứng chỉ ISO 9000, chắc chắn không ai trả lời được. – Hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam còn thiếu đồng bộ và tổ chức thực hiện yếu. Ví dụ, Năm 2000, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá, nhưng đến nay là vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thực hiện. Được biết, đến nay, Bộ KH&CN đang biên sọan để trình Chính phủ. Dụng cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra của phòng kiểm định hay phòng thí nghiệm của Việt Nam vẫn còn lạc hậu và trình độ của cán bộ vẫn còn yếu. Tuy Chính phủ đã cố gắng chi ra gần nghìn tỷ đồng để đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nhưng số lượng các phòng thí nghiệm loại này vẫn là con số quá nhỏ. Chỉ có 14 phòng thí nghiệm trọng điểm trong cả nước và chủ yếu tập trung ở các bộ và hầu hết nằm ở Hà Nội (duy nhất có Phòng thí nghiệm trọng điểm Điều khiển số và Công nghệ hệ thống thuộc Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh). 2.2.2. Tầm vi mô Về mặt chủ quan của các doanh nghiệp có thể nêu ra mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Thiếu vốn nhưng chưa tìm được những phương thức hữu hiệu để huy động vốn từ các nguồn khác nhau.Ngay cả với số vốn hiện có cũng không được huy động hợp lý,để lãng phí và thất thoát nhiều,ít được tận dụng cho việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có 18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%), số doanh nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh nghiệp có vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm O,81%), số doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48% tổng số). Như vậy, có thể thấy là đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là điều đáng lo khi các chính sách bảo hộ của Nhà nước đến năm 2006 hầu như không còn nữa, vì tuân theo lịch trình giảm thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng bị các Tập đoàn lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới đánh bại. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm đụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. - Trình độ công nghệ lạc hậu là tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp nước ta và là nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất và chất lượng của ta còn chưa cao và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn yếu Trong số 117 nước được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) điều tra năm 2005, chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt Nam nằm trong nhóm nước lạc hậu (đứng thứ 92); chỉ số đổi mới có cao hơn, song vẫn thua Thái Lan 42 bậc. Công nghệ và nhân lực KH&CN doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ ở nước ta còn nhiều bất cập. Về chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã bị Thái Lan bỏ xa tới 62 bậc. Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam thấp (khoảng 20%); vào thời điểm này, Philippin đã đạt được 29%, Malaysia là 51% và Singapore tới 73%. Tổ chức tình báo kinh tế EIU cho biết, chỉ số sẵn sàng điện tử Việt Nam xếp thứ 61 trong 65 nước phân tích, kém Malaysia 30 bậc và Singapore tới 54 bậc. Nguồn nhân lực KH&CN doanh nghiệp chiếm 7,24% lực lượng lao động. Trong số này, 71,9% có trình độ đại học; 26,9% cao đẳng; 0,9% là thạc sỹ; trình độ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học 0,14%. Lực lượng KH&CN phân bổ không đều; trung bình 1 doanh nghiệp nhà nước có 64 lao động KH&CN, gấp 2,6 lần bình quân chung. Phân tích thực trạng lao động KH&CN cho thấy: Bình quân 1 doanh nghiệp có 1 người làm việc trong lĩnh vực KH&CN; bằng 0,3% tổng số lao động. Việc phân bổ lao động hoạt động KH&CN không đều, còn bất hợp lý trong các loại hình doanh nghiệp và giữa các nhóm ngành. Đầu tư đổi mới công nghệ là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Trong tổng số vốn nghiên cứu và phát triển công nghệ, 87,2% dược dùng vào đổi mới. Hoạt động đổi mới công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 90,6% tổng nguồn vốn thực hiện; DN nhà nướckhoảng 8,7% và DN ngoài nhà nước chỉ chiếm 0,67%. Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước đang là cản trở nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của nhiều ngành hàng. Đây có thể là nguyên nhân vì sao trên 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia xuất khẩu, trong khi chỉ có 31,7% doanh nghiệp ngoài nhà nước và 31,3% số doanh nghiệp nhà nước có hoạt động này. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, đặc biệt là DN vừa và nhỏ - Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng sản phẩm và sự cần thiết phải đổi mới quản lý chất lượng trong doanh nghiệp không rõ ràng và bị coi nhẹ trong lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ở nhiều doanh nghiệp.Trình độ,năng lực kiến thức và tay nghề còn yếu ở những nơi muốn tiến hành các hoạt động chất lượng Việc coi nhẹ chất lượng và lơ là hoặc lúng túng trong quản lý chất lượng là một nhược điểm kéo dài nhiều năm từ thời bao cấp cho tới tận bây giờ.Nhược điểm này ,tuy đến nay đã khắc phục được một phần,đặc biệt có một số doanh nghiệp đã khắc phục được một cách cơ bản nhận thức,kiến thức,tay nghề nên đã bứt lên phía trước về chất lượng và đạt thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,nhưng nhìn chung thì đây vẫn được coi là điểm yếu kém của ta,làm cho ta vươn lên chậm. Bên cạnh tư tưởng ỷ lại,làm ăn cầm chừng,dựa dẫm vào tập thể,vào nhà nước,nặng về đòi hỏi ca thán hơn là bản thân phải nỗ lực học hỏi vươn lên,xu hướng thực dụng cũng phát triển với ý thức làm ăn theo kiểu đánh quả,chụp giật,bất chấp kỷ cương pháp luật,dần dần tách khỏi quỹ đạo làm ăn lành mạnh,gây nên nhiều tiêu cực trên thị trường,tác hại đến lợi ích xã hội, Thực tế có những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn,về công nghệ nhưng do trình độ năng lực yếu kém của con người,hoặc do nhận thức sai lầm đã bỏ qua mục tiêu chất lượng mà chạy theo lợi nhuận đơn thuần,hoặc do sự tha hoá của yếu tố con người,đặc biệt là trong đội ngũ lãnh đạo,đã dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh,gây hậu quả lớn cho xã hội. - Hoạt động chất lượng chưa được chú trọng triển khai trong nhiều doanh nghiệp hoặc có được triển khai nhưng nội dung,phương pháp chưa được đổi mới,chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp,quản lý chất lượng chưa được coi là phần quan trọng trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Quản lý chất lượng là một nhân tố cực kỳ quan trọng để khắc phục những yếu kém về chất lượng ở nước ta trong nhiều năm qua và để giúp các doanh nghiệp của ta có thể nâng cao chất lượng,nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.Tiếc là trong thời gian qua,tuy ngày càng có nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề này,nhưng mức độ quan tâm vẫn chưa thật đúng mức,nhiều lãnh đạo vẫn coi đây là công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mình,có lãnh đạo chỉ quan tâm khi xảy ra những sự cố liên quan đến chất lượng Thực tế cho thấy với những doanh nghiệp có quan tâm đến quản lý chất lượng,có kiến thức,có tay nghề cao,lãnh đạo biết tận dụng mọi nguồn lực để động viên mọi người tham gia vào hoạt động chất lượng trong doanh nghiệp thì những nơi đó đạt được kết quả khả quan trong việc cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của mình,đạt hiệu quả trong kinh doanh. Với những doanh nghiệp tuy có quan tâm đến quản lý chất lượng nhưng thiếu thông tin,thiếu sự quyết tâm và sự vận động của mọi người tham gia…thì kết quả sẽ hạn chế,thậm chí kinh doanh bị đình đốn,thua lỗ.Sự lúng túng và yếu kém về quản lý chất lượng thể hiện rõ nhất trong các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn mang nặng tính tập quán bao cấp và ở nhiều xí nghiệp nhỏ tuy có lòng hăng hái nhưng thiếu thông tin,kiến thức và những điều kiện tối thiểu để giải quyết vấn đề chất lượng Những khuyết nhược điểm thường gặp về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại 1.Chỉ chú ý đến lợi nhuận của mình,không chú ý tới lợi ích của khách hàng 2.Chỉ chú tới doanh thu và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế,không quan tâm đến các chỉ tiêu chất lượng. 3.Chỉ chú ý đến chất lượng khi có khiếu nại của khách hàng,khi nảy sinh nhiều phế phẩm hoặc khi không bán được hàng 4.Tích cực thực hiện công tác kiểm tra chất lượng trong doanh nghiệp và ngộ nhận đó là quản lý chất lượng 5.Đánh giá bằng cảm tính,thiếu các thông tin,dữ liệu cần thiết,thiếu theo dõi thường xuyên;khi xảy ra sai lỗi,khó tìm ra nguyên nhân đích thực 6.Quản lý chất lượng theo kiểu hô hào,động viên chung chung,nặng về hinh thức mệnh lệnh,thiếu các biện pháp cụ thể,thường rơi vào tình huống đầu voi đuôi chuột,đánh trống bỏ dùi 7.Quản lý chất lượng một cách chắp vá,rời rạc,thiếu ăn khớp giữa các bộ phận có liên quan,dẫn đến tình trạng hoạt động của đơn vị này phá vỡ kết quả của đơn vị khác 8.Nêu mục tiêu chất lượng như một khẩu hiệu(cùng với năng suất và tiết kiệm)nhưng thường không cụ thể hoá và thiếu các biện pháp chi tiết để thực hiện.Trong chiến luợc và chính sách phát triển của doanh nghiệp,không có chiến lược phát triển chất lượng và chính sách chất lượng kèm theo 9.Công tác tiêu chuẩn hoá không được chú trọng sử dụng trong hoạt động quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.Việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm,chi tiết bộ phận,cho các quá trình và các hoạt động trong doanh nghiệp,cho việc xây dựng hệ chất lượng của doanh nghiệp cũng như công tác chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm của doanh nghiệp không được chú ý. 10.Công tác đảm bảo,đo lường- thử nghiệm- kiểm tra không được chú ý thích đáng,do đó việc đánh giá chất lượng sản phẩm không chính xác,chất lượng,sản phẩm không đảm bảo. 11.Hình thành các bộ phận,bố trí,sử dụng công nhân viên một cách tuỳ tiện,dựa trên cảm tính,không xuất phát từ mục đích,yêu cầu của công việc.Việc đào tạo được coi là tốn kém nên không hoặc ít được tiến hành. 12.Coi trọng yếu tố công nghệ mới nhưng không chú ý tới yếu tố con người,không căn cứ vào nhu cầu,điểu kiện,khả năng,coi nhẹ các yếu tố tổ chức 13.Coi trọng yếu tố con người và các biện pháp động viên khuyến khích nhưng không chú ý tới các biện pháp đổi mới công nghệ,cải thiện các điều kiện vật chất kỹ thuật 14.Coi nhẹ khâu tìm hiểu thị trường,ít quan tâm đến việc theo dõi,nắm bắt kịp thời nhu cầu,thị hiếu của khách hàng,của người sử dụng,người tiêu dùng.Không chú ý tìm hiểu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh 15.Thả lỏng khâu cung tiêu,để cho nhân viên cung tiêu tuỳ tiện ký hợp đồng với người cung ứng,thiếu những điều khoản chặt chẽ rõ ràng về chất lượng,về kiểm tra giao nhận,không hướng dẫn,theo dõi thường xuyên các đại lý.Hàng mua rẻ mà không chú ý đến việc đảm bảo chất lượng các vật tư,nguyên liệu mua vào,không kiểm tra khi nhập vật tư 16.Trao hàng khỏi tay,coi như xong trách nhiệm(giữa người sản xuất với người lưu thông,giữa người lưu thông với người tiêu dùng..).Với những mặt hàng kỹ thuật,không quan tâm đến việc bảo hành,bảo trì kỹ thuật 17.Chỉ quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp,ít quan tâm đến lợi ích khách hàng,người cung ứng.Phân chia lợi ích trong doanh nghiệp không hợp lý. 18.Chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp,không quan tâm đến lợi ích của xã hội,của nhà nước,đặc biệt trong vấn đề an toàn vệ sinh và môi trường sinh thái. 19.Lãnh đạo khoán cho cấp dưới làm quản lý chất lượng,không chỉ đạo,không tạo điều kiện để triển khai côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22671.doc
Tài liệu liên quan