Đề tài Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài. 2

2. Mục đích nghiên cứu: 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4

5. Phạm vi nghiên cứu. 4

6. Các phương pháp nghiên cứu. 5

PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1. Lịch sử và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6

Chương 2. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản - tỉnh Nam định. 12

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả 25

công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS 25

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30

Tài liệu tham khảo 33

Phụ lục 34

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chịu trách nhiệm việc đổi mới PPDH ở trường mình nên phải đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức, trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của PPTC, tìm hiểu những kinh nghiệm đổi mới PPDH, vận dụng vào các môn học. Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến dù nhỏ của giáo viên nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng PPTC thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả cao hơn. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ lâu. Việc phát triển các PPDH tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên, đổi mới khâu đánh giá học sinh và giáo viên. Để công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì người hiệu trưởng cần tiến hành các biện pháp sau: - Tác động chuyển hoá về mặt nhận thức, tạo ra nhu cầu thiết thân đối với mỗi thành viên trong tập thể sư phạm: + Nhận thức: Thấy được quy luật khách quan của sự đổi mới PPDH, đổi mới là phát triển, không đổi mới là tụt hậu và có nguy cơ bị sa thải trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh. + Tổ chức bồi dưỡng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ (cả về lý luận khoa học lẫn nội dung, phương pháp bộ môn), tạo tiềm năng cho việc cải tiến PPDH của từng giáo viên. + Sử dụng những biện pháp tâm lý xã hội để cho giáo viên thuộc nhiều lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, năng lực trình độ khác nhau vượt qua những mặc cảm hay những chướng ngại về tâm lý khi đi vào đổi mới PPDH. - Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH. Đây là một quá trình khó khăn phức tạp nhưng có những mặt thuận lợi. Vì thế, không phải nóng vội mà phải tiến hành từng bước chắc chắn và có hiệu quả: Bước 1: Chuẩn bị điều kiện cho việc chỉ đạo đổi mới PPDH: - Nghiên cứu hiện trạng về mối tương quan giữa năng lực trình độ, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên. - Phân tích nguyên nhân của sự tồn tại các phương pháp lạc hậu và sự xuất hiện của các phương pháp mới. - Dự thảo chương trình kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH. - Tổ chức hội thảo trao đổi trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình hành động. Bước 2: Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH: - Chuẩn bị tâm thế cho việc đổi mới PPDH: Tác động nhận thức, tạo dựng động cơ, xây dựng bầu không khí hào hứng phấn khởi tự giác, tích cực trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh. - Xây dựng kế hoạch, hợp đồng tập thể, cá nhân. - Phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH. - Chỉ đạo điểm. - Nhân đại trà trên toàn thể giáo viên và ở mọi môn học. - Theo dõi điều hành, phối hợp, điều chỉnh uốn nắn, đánh giá sơ bộ trong từng giai đoạn. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai tiếp. Trong bước này cần phải : - Tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá việc dạy của thầy, việc học của trò. - Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt(nếu cần). - Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm. - Tổng kết , nêu bài học quản lý. Chương 2: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới ppdh của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản - tỉnh nam định. 2.1 Vài nét về khách thể điều tra: 2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu: Vụ Bản là một huyện tương đối nhỏ của tỉnh Nam Định gồm 18 xã với 19 trường THCS, có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người còn rất khiêm tốn so với cả tỉnh nhưng phong trào xã hội hoá giáo dục đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả ở bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều năm liền, ngành GD-ĐT huyện Vụ Bản được UBND tỉnh Nam Định tặng cờ “ Thi đua xuất sắc” vì có những thành tích nổi bật về chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp và chất lượng giáo dục toàn diện. Để có được thành tích rực rỡ ấy phải kể đến công lao to lớn của các cấp lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường trong đó có cán bộ quản lý các trường THCS đặc biệt là các hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng các trường THCS là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nhà trường trong đó quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình, nhất là hoạt động dạy học. Để chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao thì nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường là chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành điều tra các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS. 2.1.2 Về khách thể điều tra: Khách thể điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Khách thể điều tra: Dấu hiệu SL Độ tuổi Chức vụ Thâm niên QL Giới tính S ≤ 40 41 - 50 > 50 HT PHT ≤ 10 10 - 20 > 20 Nam Nữ SL 8 14 10 16 16 12 20 0 20 12 32 % 25 43,8 31,2 50 50 37,5 62,5 0 62,5 37,5 100 Qua bảng thống kê chúng tôi thấy đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản có độ tuổi tương đối đồng đều. Có 25% số người dưới 40 tuổi, đây là độ tuổi mà sức khoẻ và trí tuệ đang ở tuổi sung mãn có thể làm nên những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của cả huyện. Bên cạnh đó có 43,8% số người ở độ tuổi 41-50, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dậy đặc biệt là kinh nghiệm quản lý đã tích luỹ được khá nhiều, giúp họ thu được thành công lớn trong công tác quản lý của mình. Với 31,2% số người ở độ tuổi trên 50 cho ta dấu hiệu sắp có sự thay thế trong đội ngũ CBQL. Đây là một thuận lợi vì đội ngũ CBQL được trẻ hoá năng động sáng tạo nhưng cũng có không ít khó khăn về kinh nghiệm quản lý. Trong số 18 người được điều tra có 6 nữ, như vậy tỷ lệ CBQL nữ đã tăng lên so với trước kia. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chị em phụ nữ đã thực sự “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, có ý thức phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp, làm gương cho những giáo viên nữ (chiếm tỷ lệ lớn) học tập, noi theo. Có 62,5% số CBQL có thâm niên công tácquản lý trên 10 năm, chúng tôi nhận thấy đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Vụ Bản có kinh nghiệm quản lý vững vàng, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên cũng có tới 37,5% số CBQLcó thâm niên quản lý dưới 10 năm, trong số này có những người kinh nghiệm quản lý còn chưa nhiều, sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH. 2.2. thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung điều tra nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây: - Nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về đổi mới PPDH ở THCS. - Các biện pháp đã được hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản sử dụng trong chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS. - Những ưu điểm và hạn chế chủ yếu của việc chỉ đạo đổi mới PPDH và nguyên nhân của thực trạng đó. (Những nội dung này đều được thể hiện rõ trong phiếu điều tra ở phần phụ lục của văn bản.) 2.2.1 Nhận thức của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng về những nội dung cơ bản của đổi mới PPDH ở THCS: Để nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản, trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về đổi mới PPDH ở THCS vì chúng tôi cho rằng tất cả mọi hoạt động đều bắt đầu từ nhận thức. Nhận thức đúng thì hoạt động đạt kết quả tốt. Nhận thức chưa đúng hoặc sai thì kết quả hoạt động kém thậm chí còn gây ra hậu quả xấu. CBQL có nhận thức đúng về đổi mới PPDH thì mới có hành động quản lý đúng. Bảng 2: Nhận thức của HT, PHT các trường THCS huyện Vụ Bản về đổi mới PPDH: STT Nội dung RĐY ĐY PV KĐY Tổng SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Đổi mới PPDH là một tất yếu khách quan 20 62,5 12 37,5 32 100% 2 Đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới nội dung, chương trình THCS 22 68,8 8 25 2 6,3 32 100% 3 Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo của HS 16 50 16 50 32 100% 4 Là sự kế thừa, sử dụng có chọn lọc và sáng tạo các PPDH truyền thống 22 68.8 10 31.3 32 100% 5 Là sự áp dụng các PPDH tích cực, các phương pháp dạy học hiện đại 18 56,3 12 37.5 2 6,3 32 100% 6 Là sự ứng dụng các thành tựu của KHKT, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học 16 50 14 43.8 2 6,3 32 100% 7 Đổi mới PPDH phải tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học 20 62,5 12 37,5 32 100% Từ kết quả thu được ở bảng 2 chúng tôi nhận thấy: - Nhìn chung các CBQL ở các trường THCS huyện Vụ Bản đều nhận thức đúng, nắm vững những quan niệm, nội dung cơ bản về đổi mới PPDH ở THCS. - Cụ thể: 100% ý kiến đồng ý với nội dung đổi mới PPDH là một tất yếu khách quan, điều này chứng tỏ rằng họ rất chủ động trong việc thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH. - Trong việc đổi mới nội dung, chương trình THCS, 100% ý kiến cho rằng đổi mới PPDH là nhiệm vụ trọng tâm, như vậy họ sẽ đầu tư trí tuệ, công sức vào việc chỉ đạo đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Có 100% ý kiến nhất trí đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó có kế thừa, sử dụng có chọn lọc và sáng tạo các PPDH truyền thống và đổi mới PPDH phải được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học. - Đối với việc áp dụng các PPDH tích cực, các PPDH hiện đại và ứng dụng các thành tựu của KHKT, công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học thì một số CBQL còn phân vân dè dặt. Họ cho rằng không làm như thế thì chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo. - ở câu hỏi mở, có ý kiến khác cho rằng, đổi mới PPDH ở THCS là phải dạy cho học sinh biết hợp tác một cách sáng tạo trong quá trình học tập. - So sánh với kết quả điều tra của các trường ở huyện ý yên, Mỹ Lộc thì thấy rằng những nội dung trên đây đều tương đối thống nhất, tương đồng. Như vậy có thể thấy rằng, các CBQL ở các trường THCS huyện Vụ Bản nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đều nhận thức đúng đắn và nắm vững những quan niệm, nội dung cơ bản về đổi mới PPDH ở THCS. Đây là một thuận lợi lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng. 2.2.2. Các biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS ở các trường THCS huyện Vụ Bản: Tìm hiểu về các biện pháp chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản, chúng tôi xác định đây là những nội dung cơ bản nhất trong việc tìm hiểu, đánh giá về thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS. Trong phiếu điều tra, chúng tôi sử dụng những câu hỏi kín về các nhóm biện pháp. Trong mỗi nhóm biện pháp chúng tôi chỉ ra những biện pháp cụ thể mang tính quy trình của việc chỉ đạo đổi mới PPDH. Bảng 3: Các nhóm biện pháp đã được HT, PHT các trường THCS huyện Vụ Bản sử dụng trong chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: STT Nhóm biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Tác động đến nhận thức, tạo tâm thế cho GV 30 93.7 2 6.3 24 75 8 25 2 Chuẩn bị các điều kiện để đổi mới 20 62.5 10 31.2 2 6.3 26 81.3 6 18.7 3 Lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch hoạt động 22 68.8 8 25 2 6.3 28 87.5 2 6.3 2 6.3 4 Chỉ đạo điểm 28 87.5 4 12.5 28 87.5 4 12.5 5 Chỉ đạo mở rộng đại trà 26 81,3 6 18.7 26 81.3 6 18.7 6 Tổng kết đánh giá 24 75 6 18.7 2 6.3 30 93.7 2 6.3 Theo các số liệu thống kê ở bảng 3, chúng tôi thấy rằng: - Phần lớn các ý kiến đều khẳng định sử dụng cả 6 biện pháp mà chúng tôi đã nêu và đã thu được hiệu quả tốt.Trong đó 100% ý kiến cho rằng 5 nhóm biện pháp đầu đều được sử dụng và đều có tác dụng, đem lại hiệu quả cao. - Đặc biệt nhóm biện pháp “Tác động đến nhận thức, tạo tâm thế sẵn sàng tham gia đổi mới PPDH cho GV” có tới 93.7% ý kiến cho biết là được sử dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng (75%), nhóm biện pháp “Chỉ đạo điểm” cũng được sử dụng rất thường xuyên (87.5%) và cũng có tới 87.5% số ý kiến nhất trí là rất có tác dụng. Đây là hai nhóm biện pháp được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. - Tuy nhiên có 5,6% ý kiến cho rằng nhóm biện pháp “Tổng kết đánh giá” chưa được sử dụng một cách thường xuyên mặc dù là nó có tác dụng. Để tìm hiểu một cách cụ thể hơn nữa những biện pháp đã được sử dụng để chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS mang lại hiệu quả cao hơn, trong mỗi nhóm biện pháp chúng tôi đưa ra từng biện pháp cụ thể dưới dạng các câu hỏi kín, được thể hiện trong các bảng số liệu sau đây: Bảng 3a: Biện pháp tác động đến nhận thức: STT Biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Tổ chức học tập, hội thảo ĐMPP. 30 93,7 2 6,3 0 0 28 75 4 25 0 0 2 Biện pháp tâm lý 24 75 8 25 0 0 16 50 16 50 0 0 Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng 100% ý kiến cho rằng các biện pháp này đều được sử dụng và đều có tác dụng. Trong hai biện pháp kể trên thì biện pháp “Tổ chức học tập, hội thảo” được 93,7% số ý kiến cho rằng được sử dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng (75%). Biện pháp “tâm lý xã hội” được sử dụng tương đối thường xuyên, có tác dụng song chưa cao. Trong mọi hoạt động, để đảm bảo thành công thì công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Đặc biệt là hoạt động đổi mới PPDH, việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới được đánh giá là một trong hai nhóm biện pháp được chú trọng nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình đổi mới PPDH. Chúng tôi đã đưa ra 4 biện pháp cơ bản trong việc chuẩn bị các điều kiện đổi mới để điều tra và thu được kết quả như sau: Bảng 3b: Các biện pháp chuẩn bị điều kiện đổi mới: STT Biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Khảo sát đội ngũ, rà soát điều kiện cơ sở vật chất 28 87,5 4 12,5 0 0 20 62,5 12 37,5 0 0 2 Bồi dưỡng đội ngũ về đổi mới PP 30 93,7 2 6,3 0 0 22 68,7 10 31,3 0 0 3 Hoàn thiện và trang bị mới, CSVC và PTKTDH 24 75 8 25 12 37,5 20 62,5 0 0 4 Phát hiện nhân tố tích cực 32 100 0 0 0 0 26 81,3 6 18,7 0 0 Như vậy, trong 4 biện pháp của nhóm biện pháp “chuẩn bị các điều kiện đổi mới”, 100% số ý kiến cho rằng biện pháp 1;2;4 được sử dụng và có hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là biện pháp phát hiện nhân tố tích cực được sử dụng thường xuyên 100% và rất có tác dụng (81,3%). Tiếp đó là biện pháp bồi dưỡng đội ngũ đổi mới PPDH (93,7% cho rằng sử dụng thường xuyên và 68,7% cho rằng rắt có tác dụng). Bảng 3c: Biện pháp lập kế hoạch và thống nhất kế hoạch hành động: STT Biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Thành lập ban chỉ đạo, dự thảo kế hoạch 28 87,5 4 12,5 0 0 26 81,3 6 18,7 0 0 2 Tổ chức hội thảo thống nhất kế hoạch hành động 30 93,7 2 6,3 0 0 30 93,7 2 6,3 0 0 3 Phát động thi đua 28 87,5 4 12,5 0 0 20 62,5 12 37,5 0 0 Qua bảng trên chúng tôi thấy 100% số ý kiến cho biết cả 3 biện pháp đều được sử dụng và đều có tác dụng. Đặc biệt có 93,7% ý kiến cho rằng “tổ chức hội thảo thống nhất kế hoạch hành động” được sử dụng một cách thường xuyên và rất có tác dụng. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng, mặc dù biện pháp “ phát động thi đua” có được sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao (37,5% cho rằng có tác dụng). Cùng với nhóm biện pháp “chuẩn bị các điều kiện đổi mới” thì “chỉ đạo điểm” là nhóm biện pháp được đánh giá rất cao. Trong nhóm biện pháp này chúng tôi tìm ra 4 biện pháp cơ bản để tiến hành điều tra theo bảng dưới đây: Bảng 3d: Biện pháp chỉ đạo điểm: STT Biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Xây dựng chuẩn đánh giá 26 81,3 4 12,5 2 6,3 22 68,8 10 31,2 0 0 2 Thống nhất cách thiết kế bài học 24 75 8 25 0 0 22 68,8 10 31,2 0 0 3 Dạy thử nghiệm 28 87,5 4 12,5 0 0 28 87,5 4 12,5 0 0 4 Dự giờ, đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm 28 87,5 4 12,5 0 0 30 93,7 2 6,3 0 0 Từ số liệu thu được ở bảng 3d, chúng tôi thấy rằng “dạy thử nghiệm” và "dự giờ, rút kinh nghiệm” là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất (87,5%), đem lại hiệu quả cao nhất (87,5%) Bên cạnh đó, “xây dựng chuẩn đánh giá” là việc làm rất cần thiết, rất hiệu quả, nó giúp cho mỗi giáo viên có căn cứ để phấn đấu đạt kết quả công tác tốt nhưng vẫn có một số CBQL (6,3%) cho rằng không được sử dụng thường xuyên. Trong bất cứ hoạt động nào thì khâu tổng kết đánh giá cũng đều được coi trọng. Nó giúp ta nhìn nhận lại quá trình thực hiện, kết quả đạt được như thế nào, còn hạn chế gì để từ đó còn triển khai tiếp các hoạt động. Có 4 biện pháp trong nhóm biện pháp “Tổng kết đánh giá” được chúng tôi lựa chọn để điều tra. Các biện pháp và kết quả thể hiện: Bảng 3e: Biện pháp tổng kết đánh giá: STT Biện pháp Mức độ sử dụng Hiệu quả TX TT KTX RTD CTD KTD SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt 28 87,5 4 12,5 0 0 24 75 8 25 0 0 2 Tổng kết theo học kỳ, năm học 30 93,7 2 6,3 0 0 20 62,5 12 37,5 0 0 3 Viết sáng kiến kinh nghiệm 24 75 8 25 0 0 4 12,5 28 87,5 0 0 4 Hội thảo trao đổi kinh nghiệm 26 81,2 6 28,8 0 0 28 87,5 4 12,5 0 0 Chúng tôi thấy rằng 100% số ý kiến cho rằng cả 4 biện pháp trên đều được sử dụng và đều có tác dụng trong việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH. Trong 4 biện pháp này thì “ Sơ kết thi đua, khen thưởng trách phạt” và “ Hội thảo trao đổi kinh nghiệm” được sử dụng thường xuyên hơn, có hiệu quả hơn. biện pháp “Viết sáng kiến kinh nghiệm” được sử dụng tương đối thường xuyên song tác dụng chưa cao (chỉ 12,5% cho rằng rất tác dụng). Để đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trườngTHCS huyện Vụ Bản một cách khái quát và chỉ ra được những mặt mạnh, những hạn chế của công tác này từ đó tìm kiếm những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS , chúng tôi đưa ra 6 ưu điểm chính, 5 hạn chế cơ bản trong chỉ đạo dổi mới PPDH ở THCS và tiến hành điều tra theo bảng sau: Bảng 4a: Những ưu điểm chính của công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: STT Nội dung ý kiến Đồng ý Không đồng ý SYK % SYK % 1 Tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hình thành thái độ tích cực về đổi mới cách dạy và học 32 100 0 0 2 Triển khai đổi mới PPDH theo đúng định hướng đề ra 32 100 0 0 3 GV đã thực hiện đổi mới cách soạn giáo án, cách xác định mục tiêu bài học, cách đặt câu hỏi trên lớp đáp ứng yêu cầu đề ra. 32 100 0 0 4 GV đã dần hình thành cách dạy mới: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, mạnh dạn sử dụng phương tiện, kỹ thuật dạỵ học hiện đại 32 100 0 0 5 Đổi mới phương pháp dạy học đã góp phần tạo bước chuyển biến đáng kể về chất lượng dạy và học 32 100 0 0 6 Đổi mới PPDH dần đi vào thực chất và chiều sâu 32 100 0 0 Kết quả thu được từ bảng 4a cho thấy: 100%số ý kiến đồng ý với những ưu điểm chính mà chúng tôi đưa ra, nhất là việc đổi mới cách xác định mục tiêu, cách soạn giáo án, cách đặt câu hỏi trên lớp...là những đổi mới có thể thực hiện được ngay với mọi giáo viên. Đặc biệt là đổi mới PPDH đã góp phần tạo bước chuyển biến đáng kể chất lượng dạy và học: học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập, có kỹ năng tự học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hơn thế nữa, đổi mới PPDHđã dần đi vào thực chất và có chiều sâu. Bên cạnh những ưu điểm chính thì vẫn còn những hạn chế cơ bản được điều tra theo bảng sau: Bảng 4b: Những hạn chế cơ bản của công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS: STT Nội dung ý kiến Đồng ý Không đồng ý SYK % SYK % 1 Một bộ phận GV ngại đổi mới, khả năng thích ứng sự đổi mới kém 32 100 0 0 2 Công tác chỉ đạo thực sự còn chưa được khoa học, bài bản nhất là khâu kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm còn chưa được làm tốt 32 100 0 0 3 Việc đổi mới đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu 32 100 0 0 4 Chưa tiến hành đổi mới PP một cách đồng bộ với các yếu tố khác 32 100 0 0 5 Chưa đạt đựoc toàn bộ các yêu cầu đặt ra về đổi mới phương pháp 32 100 0 0 Như vậy, tất cả các ý kiến đều đồng ý với 5 hạn chế cơ bản mà chúng tôi đã chỉ ra. Việc đổi mới chỉ được thực hiện nhiều và có hiệu quả trong các đợt hội giảng, thao giảng còn trong thực tế giảng dạy hàng ngày ở một số môn, một số tiết vẫn còn mang tính hình thức, thực hiện một cách hời hợt. Mặt khác, việc đổi mới PPDH muốn có hiệu quả cao phải tiến hành một cách đồng bộ với các yếu tố, đổi mới cách đánh giá, các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên... mà những yếu tố này không phải một sớm một chiều mà có ngay được. Ngoài những hạn chế cơ bản mà chúng tôi đã chỉ ra, còn một số hạn chế khác được nêu ra trong câu hỏi mở như: - Phần lớn CBQL chỉ được đào tạo chuyên một môn nên trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH ở những môn không được đào tạo gặp không ít khó khăn. - Nhận thức và sự quan tâm của nhân dân đến phong trào đổi mới giáo dục ở địa phương chưa cao. - Nền kinh tế địa phương còn nghèo mức thu nhập của người dân thấp. Để tìm câu trả lời cho nguyên nhân của thực trạng trên trong phiếu điều tra chúng tôi đưa ra những yếu tố có ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động đổi mới PPGD ở THCS. Chúng tôi đã chỉ ra 6 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề này và tiến hành điều tra mức độ ảnh hưởng theo thứ bậc của các yếu tố đó. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ đạo đổi mới PPDH ở THCS. STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng điểm 1 2 3 4 5 6 SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % SYK % 1 Đội ngũ giáo viên: Nhận thức và thái độ, khả năng thích ứng với sự đổi mới 6 18,7 22 68,8 4 12,5 162 2 Học sinh: Tích cực hưởng ứng, thích ứng nhanh với sự đổi mới 2 6,3 4 12,5 6 18,7 10 62,5 52 3 Cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học 2 6,3 6 18,7 4 12,5 6 18,7 14 43,8 72 4 Chương trình, sách giáo khoa, cách thức đánh giá. 2 6,3 2 6,3 8 25 18 56,3 2 6,3 112 5 Sự chỉ đạo có hiệu quả của quản lý cấp trên. 4 12,5 8 25 2 6,3 6 18,7 4 12,5 8 25 106 6 Nhận thức và năng lực quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. 18 56,3 6 18,7 4 12,5 2 6,3 2 6,3 164 (Ghi chú: Mức độ 1: 6 điểm; mức độ 2: 5 điểm; ......; mức độ 6: 1 điểm) Qua số liệu thống kê ở bảng 5 chúng tôi thấy rằng: - Nhận thức và năng lực quản lý của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được coi là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất, mang tính quyết định chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPGD ở THCS. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động cả nhà trường trong đó hoạt động dậy học là trọng tâm. - Nhận thức và thái độ, khả năng thích ứng với sự đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng của đội ngũ giáo viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đổi mới PPDH ở THCS vì giáo viên vừa là người thiết kế, vừa là người thi công hoạt động dạy, là người tổ chức các hoạt động cho học sinh trong các giờ học. - Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy rằng sự chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả của cấp trên và sự hưởng ứng tích cực, khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới của học sinh cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS. - Ngoài ra chương trình sách giáo khoa mới đã có cách biên soạn, cách viết góp phần gợi ý về phương pháp cho người dậy, nút thắt về nội dung, chương trình đã phần nào đựơc giải toả nên không gây ảnh hưởng lớn đến việc chỉ đạo đổi mới PPDH ở THCS. Tuy nhiên việc đổi mới cách thức đánh giá chưa kịp thời với đổi mới nội dung chương trình, cách đánh giá phần lớn vẫn nặng về kiến thức mà chưa chú trọng đến kỹ năng, thái độ một cách đúng mực cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS. - Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động đỏi mới PPDH bởi vì để đổi mới PPDH thì cần phải có những phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và giáo viên phải biết sử dụng chúng một cách thành thạo, từ đó lôi cuốn học sinh vào bài học và khai thác nội dung bài học một cách sâu sắc hơn. Sơ kết: Qua các số liệu đã thu được trong quá trình điều tra chúng tôi thấy: Các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường THCS huyện V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định.doc
Tài liệu liên quan