Đề tài Thực trạng chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

 

 

Lời mở đầu - 1 -

Chương I : Tổng quan chung về chính sách thương mại quốc tế - 2 -

I/ Khái niệm và nội dung - 2 -

1/ Khái niệm - 2 -

2/ Nội dung - 2 -

II/ Các công cụ và biện pháp thực hiện chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế - 2 -

1/ Thuế quan - 2 -

2/ Các công cụ và biện pháp phi thuế quan - 3 -

3/ Các công cụ và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu - 4 -

4/ Các công cụ và biện pháp khác - 4 -

III/ Các căn cứ để xây dựng và thực hịên chính sách thương mại quốc tế - 5 -

1/ Căn cứ khách quan - 5 -

2/ Căn cứ chủ quan - 6 -

IV/ Vai trò của chính sách thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế của một quốc gia - 7 -

Chương II : Thực trạng chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa - 9 -

I/ Giai đoạn 1978 – giữa 2001 - 11 -

1. Thuế quan - 11 -

2. Các biện pháp phi thuế quan - 13 -

3. Chính sách ngoại hối - 14 -

4. Các công cụ biện pháp khác - 15 -

II/ Giai đoạn cuối 2001 – nay - 18 -

1. Thuế quan - 18 -

2. Hàng rào phi quan thuế - 19 -

3. Các công cụ và biện pháp khác - 19 -

III/ Đánh giá chung về chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa - 20 -

1. Thành công - 20 -

2. Hạn chế - 22 -

Chương III : Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa - 25 -

I/ Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc - 25 -

II/ Những vấn đề hạn chế cần hoàn thiện cho chính sách ngoại thương của Việt Nam - 26 -

III/ Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại thương của Trung Quốc - 28 -

Kết luận - 34 -

Tài liệu tham khảo - 35 -

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu ở mức thấp. Đối với hàng nguyên liệu sẽ đánh thuế thấp hơn thành phẩm. Hàng linh kiện phụ kiện cũng đánh thuế với tỷ lệ thấp hơn hàng nguyên kiện. Đối với mặt hàng đã có thể sản xuất ở trong nước hoặc đã thoả mãn nhu cầu hay những sản phẩm không cần thiết cho quốc kế dân sinh như hàng tiêu dùng sinh hoạt sẽ định mức thuế cao và còn thu cao đối với những mặt hàng mà nhà nước cho tăng cường bảo hộ cho sản xuất trong nước. Đối với xuất khẩu, nhìn chung, ngoài một số ít những nguyên liệu và vật tư quan trọng, phần lớn hàng hoá nhà nước đều không thu thuế để khuyến khích xuất khẩu. Theo quy định của điều lệ thuế quan “xuất nhập khẩu”, mức thuế nhập khẩu sẽ định ra hai mức: mức thông thường và mức thuế thấp nhất. Mức thuế thấp nhất để dành cho mậu dịch với điều kiện tối huệ quốc, là dành cho những nước có các cam kết, hiệp định sang phương với Trung Quốc. Mức thuế thông thường áp dụng cho các nước khác nhằm bảo hộ một số ngành công nghiệp non trẻ của Trung Quốc trong thời gian đầu mở cửa nền kinh tế. Từ năm 1992 đến tháng 2001, Trung Quốc đã 10 lần cắt giảm thuế quan (xem bảng 1), từ mức thuế quan trung bình 42,5% năm 1992 xuống còn 15,2% năm 2001. Bảng 1: Thuế nhập khẩu trung bình của Trung Quốc từ 1992 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Mức thuế quan trung bình (%) 42,5 39,9 36,4 35,9 23.0 17.0 16.7 16.5 16.4 15.2 Nguồn: MOFTEC (Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế – sách Chính sách phát triển kinh tế kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc tập 2) Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong đó miễn giảm thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời có chính sách thuế ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu hoạt động trong các đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở, Trung Quốc áp dụng mức thuế thấp nhất so với các doanh nghiệp khác trong nước, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này phát huy toàn bộ nội lực sẵn có đồng thời mở rộng quy mô tạo hiệu quả xuất khẩu cao. Nhìn chung, lộ trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc những năm qua hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc và phù hợp với các xu hướng của kinh tế thế giới, nhờ vậy mà đến cuối năm 2001 Trung Quốc đã có thể gia nhập WTO, đây thực sự là bài học mà Việt Nam cần học hỏi ở Trung Quốc nếu như Việt Nam muốn gia nhập WTO thành công. Các chính sách ưu đãi về thuế thì tạo ra động lực để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động trong các đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở, một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, mặt khác sẽ tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, tạo ra cơ sở hạ tầng sản xuất tốt hơn cho các doanh nghiệp này. 2. Các biện pháp phi thuế quan Trung Quốc áp dụng hệ thống cấp giấy phép cho hàng xuất nhập khẩu. Giấy phép xuất nhập khẩu do các ban thuộc chính phủ cấp: Uỷ ban Kế hoạch phát triển nhà nước, Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế (MOFTEC) và Vụ xuất nhập khẩu hàng điện tử máy móc. Năm 1992, Trung Quốc đã xoá bỏ 52 loại hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu hàng hoá; năm 1993, giảm bớt nhiều hạn chế bằng hạn ngạch, giấy phép đối với hàng hoá; huỷ bỏ toàn bộ hoá đơn thanh toán hàng nhập khẩu thay thế, loại bỏ lệnh cấm tạm thời và hạn chế giấy phép nhập khẩu 34 loại dây chuyền sản xuất; năm 1994, Trung Quốc hai lần xoá bỏ hạn ngạch giấy phép và sự phê chuẩn hành chính 492 hạng mục thuế; năm 1995, xoá bỏ hạn ngạch giấy phép nhập khẩu hàng hoá của 367 hạng mục thuế, thu hẹp phạm vi hạn chế nhập khẩu hàng cơ điện; năm 1996 lại xoá bỏ hạn ngạch, giấy phép và hạn chế nhập khẩu hàng hoá của 176 hạng mục thuế. Mặt khác Trung Quốc cũng áp dụng hệ thống hạn ngạch quốc tế chung để kiểm soát lượng hàng nhập khẩu. Kết quả, một số hàng nhập khẩu vào Trung Quốc vừa phải có giấy phép vừa chịu sự kiểm soát bằng hạn ngạch. Ngoài ra, để nâng cao thêm sức mạnh kiểm soát vĩ mô đối với các hàng hoá quan trọng, Uỷ ban Kế hoạch phát triển nhà nước đã đưa ra hệ thống đăng ký nhập khẩu tự nguyện đối với 14 nhóm hàng hoá. Các nhóm hàng hoá đó là ngũ cốc, dầu thực vật, rượu, dầu thô, amiăng, các vật liệu bằng nhựa, cao su nhân tạo, vải bằng sợi nhân tạo, thanh sắt, kim loại sắt và kim loại màu (đồng, nhôm). Để nhập khẩu 14 nhóm hàng hoá này, nhà nhập khẩu phải điền vào Giấy chứng nhận đăng ký nhập khẩu hàng hoá đặc biệt. Khi nhà nhập khẩu trình Giấy chứng nhận này, hải quan sẽ kiểm tra và cho giải phóng hàng. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá: theo nguyên tắc, tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu đều bị kiểm tra. Văn phòng kiểm tra hàng hoá Trung Quốc (CCIB) sẽ kiểm tra theo một số sản phẩm. Các tiêu chuẩn về kiểm tra sẽ được xác định trong hợp đồng bán, bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, trọng lượng, số lượng, các phương pháp đóng gói và kiểm tra. Những tiêu chuẩn như vậy không được thấp hơn các tiêu chuẩn quốc gia tương đương của Trung Quốc. Từ 1/10/1996, Trung Quốc áp dụng việc kiểm tra mức độ an toàn theo lệnh đối với 20 nhóm hàng hoá nhập khẩu. Những nhóm hàng hoá không có xếp loại an toàn của CCIB sẽ không được nhập khẩu vào nước này. Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp: có hiệu lực từ ngày 25/2/1997, theo đó, Trung Quốc có thể bắt đầu các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với bất cứ sản phẩm nào được nhập khẩu ở mức giá thấp hơn giá trị bình thường của sản phẩm, trực tiếp có hại cho một ngành của Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự. Một khi đã có bằng chứng đầy đủ về bán phá giá, các biện pháp chống bán phá giá bao gồm việc áp đặt cước và thuế chống bán phá giá có thể được thực hiện. Với tư cách là một biện pháp hành chính chủ yếu, công cụ phi thuế quan có thể bảo vệ ngành công nghiệp Trung Quốc và kế hoạch phát triển kinh doanh trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Khi mà xu thế tự do hoá thương mại đang trở thành xu thế cơ bản của kinh tế thế giới, khi mà biện pháp thuế quan không còn đủ hữu hiệu để bảo hộ nền kinh tế thì biện pháp phi thuế quan hiện đang là biện pháp bảo hộ nền kinh tế hữu hiệu nhất trước sự xâm chiếm của các nước phát triển với tiềm lực mạnh về kinh tế, kinh nghiệm, trình độ khoa học công nghệ hiện đại. 3. Chính sách ngoại hối Từ năm 1979 – 1991, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách giữ lại ngoại hối mậu dịch và phi mậu dịch và áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối bằng việc trợ giá xuất khẩu trong giai đoạn trước năm 1994, Trung Quốc đã cho phép các xí nghiệp xuất nhập khẩu được giữ lại một phần ngoại hối, nâng đỡ tín dụng đối với các xí nghiệp xuất khẩu; cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những xí nghiệp mua hàng để xuất khẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm thuế quan. Thậm chí nếu các doanh nghiệp này bị lỗ vốn còn có thể được treo nợ tại ngân hàng mà thực tế là được nhà nước xoá nợ. Trong giai đoạn này Trung Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn do duy trì chính sách này. Cơ chế này làm giảm động lực kinh doanh; tạo ra sự không minh bạch và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 1/1/1994, Trung Quốc đã áp dụng một hệ thống giải quyết việc trao đổi ngoại tệ mới thay thế cho hệ thống ấn định tỷ giá hối đoái đã được sử dụng nhiều năm trước đó. Theo hệ thống mới này, một doanh nghiệp có thể bán khoản kiếm được bằng ngoại hối ở tỷ giá hiện hành cho ngân hàng để đổi lấy nhân dân tệ. Và khi doanh nghiệp cần ngoại hối, doanh nghiệp có thể chuyển nhân dân tệ sang ngoại hối ở ngân hàng nếu xuất trình đủ các tài liệu có hiệu lực. Từ tháng 10/1997, Trung Quốc tuyên bố tất cả các doanh nghiệp trong nước đạt được những yêu cầu đã đề ra có thể được đồng ý giữ một phần ngoại hối của họ, lượng tối đa có thể lên tới 15% giá trị xuất nhập khẩu hàng năm của họ. Ngoài ra, hệ thống đường dây liên kết kiểm tra việc khai báo xuất nhập khẩu quốc gia đã hoạt động kể từ ngày 1/1/1999 nhằm cố gắng ngăn chặn những hoạt động sử dụng tờ khai giả để rút ngoại hối. Thay đổi lớn này đã giúp Trung Quốc khắc phục khó khăn ở giai đoạn trước, giúp Trung Quốc hình thành một thị trường ngoại tệ mang tính thị trường và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. 4. Các công cụ biện pháp khác Chế độ hoàn thuế xuất khẩu: từ năm 1983, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thử đối với 17 loại đồng hồ và các chi tiết linh kiện khác. Năm 1985 trở đi, phạm vi hoàn thuế được mở rộng sang sản phẩm dầu thô, dầu thành phẩm, đến năm 1986, tiếp tục tăng hoàn thuế doanh thu với một tỷ lệ nhất định. Năm 1999, tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với: Thứ nhất, máy móc, sản phẩm điện, điện tử, máy móc vận tải, đồng hồ đo và may mặc là 17%. Thứ hai, nguyên liệu ngành dệt và các sản phẩm không phải hàng may mặc và các loại máy móc điện tử không thuộc các loại vừa kể trên áp dụng mức thuế GTGT 17% sẽ được hưởng tỷ lệ hoàn thuế 15%. Thứ ba, các loại hàng hoá khác áp dụng mức thuế GTGT 17% và các mặt hàng không phải nông sản áp dụng thuế GTGT 13% sẽ được hưởng tỷ lệ hoàn thuế là 13%. Thứ tư, hàng nông sản được hưởng hoàn thuế 5%. Thưởng xuất khẩu: Trung Quốc thực hiện chế độ khen thưởng xuất khẩu thông qua việc bình chọn 100 sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng cao nhất. Thưởng xuất khẩu có tác dụng khuyến khích vật chất đối với những doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu, kích thích, hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Khai triển hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ marketing bởi các cơ quan thương vụ ở nước ngoài và mạng lưới văn phòng thúc đẩy xuất khẩu ở trong nước. Trung Quốc đặc biệt rất thành công ở biện pháp này do vậy đây cũng là một bài học kinh nghiệm hết sức quan trọng và cần thiết cho Việt Nam hiện nay, nhất là khi các cơ quan xúc tiến thương mại ở Việt Nam hoạt động chưa thực hiệu quả, chất lượng thông tin còn thấp. Thứ nhất, các hoạt động cụ thể của cơ quan thương vụ: Một là, tham gia vào việc đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại giữa chính phủ Trung Quốc với chính phủ nước ngoài. Hai là, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng nước ngoài, tạo lập kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Ba là, tham gia vào việc giải quyết và bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Thứ hai, các hoạt động của hệ thống văn phòng thúc đẩy xuất khẩu ở trong nước: Một là tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc thiết kế sản phẩm lựa chọn đầu vào sản xuất và lựa chọn thị trường kinh doanh, tiêu thụ phù hợp. Đồng thời hỗ trợ cho họ tiếp cận và được hưởng những ưu đãi do nhà nước đặt ra khi tham gia vào xuất khẩu. Hai là tiến hành giải đáp những thắc mắc về luật pháp và chính sách của nhà nước cho các doanh nghiệp. Ba là hỗ trợ cho họ trong việc đánh giá, phân tích thông tin thị trường để từ đó có quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn. Bốn là hỗ trợ trong việc thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Cho vay tín dụng xuất nhập khẩu: Trung Quốc áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính thông qua chính sách tín dụng ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, hàng năm khoảng 90% tín dụng thương mại là dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Biện pháp này cũng như các biện pháp ưu đãi về thuế, hoàn thuế, thưởng xuất khẩu đều là những biện pháp tạo động lực cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô sản xuất, phát triển vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh trang của doanh nghiệp, khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm. Trung Quốc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của doanh nghiệp, vốn của Hoa Kiều) để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong đó phải kể đến sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng của các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở. Trung Quốc áp dụng mọi biện pháp khuyến khích, ưu đãi,... để có thể thu được vốn từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đây cũng là một kinh nghiệm cần học hỏi cho Việt Nam, vì thu hút vốn ở Việt Nam chưa thực sự có hiệu quả. Việt Nam chưa tận dụng được hết các nguồn vốn trong nhân dân, đặc biệt là vốn của người Việt Nam ở nước ngoài. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu: máy móc và sản phẩm điện tử đã qua sử dụng có liên quan đến an toàn trong sản xuất, an toàn tính mạng con người và mục đích bảo vệ môi trường (bao gồm ephêdrin, công-ten-nơ áp suất, thiết bị phóng xạ, máy móc kỹ thuật, thiết bị điện, dụng cụ y tế, máy móc sản xuất thực phẩm, máy công nghiệp, máy in, máy dệt, thiết bị giải trí), các sản phẩm quản lý theo hạn ngạch, một số sản phẩm đặc biệt được sản xuất trước năm 1980. Đặc biệt là Trung Quốc cấm nhập khẩu các loại chất thải mang và Trung Quốc để tiêu huỷ hay đổ rác, ngoài ra một số loại chất thải khác có thể dùng làm nguyên liệu cũng bị hạn chế nhập khẩu, không công ty nào được phép hoạt động như một cơ sở phân phối hay kinh doanh chất thải. Các mặt hàng bị cấm xuất khẩu: các mặt hàng làm nguy hại đến an ninh quốc gia; các di sản và văn hoá bị cấm xuất khẩu theo luật Trung Quốc, động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm được sản xuất tại các trại lao động; các mặt hàng vi phạm nghĩa vụ quốc tế mà Trung Quốc đã cam kết thực hiện; xạ hương, chất kháng độc tìm thấy trong ruột động vật nhai lại (bezoar), đồng và hợp kim đồng và bạch kim, đây là các mặt hàng hiếm ở thị trường Trung Quốc. II/ Giai đoạn cuối 2001 – nay Cơ cấu xuất khẩu: sản phẩm cơ điện chiếm hàng đầu, hàng hoá xuất khẩu truyền thống đã có bước thay đổi tích cực. Cơ cấu nhập khẩu: tập trung đáp ứng thị trường trong nước, nhất là năng lượng nguyên vật liệu. Trong đó, nhập khẩu hàng sơ chế luôn giữ mức tăng ổn định. Năm 2004, nhập khẩu hàng sơ chế như dầu thô, quặng sắt... tăng vọt với mức độ lớn. Các công cụ biện pháp thực hiện : Trung Quốc vẫn duy trì, áp dụng các công cụ biện pháp như ở giai đoạn 1978 – 2001 nhưng có nhiều thay đổi, chuyển biến đáng kể đối với từng công cụ, biện pháp. 1. Thuế quan: Từng bước hạ thấp mức chung về thuế quan (Theo nguồn tin từ Bản tin Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam): Năm 2002 mức thuế quan bình quân đã hạ từ 15,3% xuống 12%, mức giảm là 21,6%. Năm 2003 bình quân mức thuế quan đã từ 12% giảm xuống 11%, mức giảm là 8,3 %. Dự kiến năm 2005 mức thuế quan bình quân giảm còn 10%. Một mốc rất quan trọng trong lịch sử phát triển ngoại thương Trung Quốc là việc nước này chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 12 năm 2001, sự kiện này đã có những tác động mạnh mẽ đến chính sách ngoại thương của Trung Quốc, vì vậy mà thuế quan trung bình của Trung Quốc sau 2 năm đã giảm được 29,9%. 2. Hàng rào phi quan thuế: Hạn ngạch: năm 2002 những mặt hàng xin giấy phép nhập khẩu giảm còn 12 loại so với 53 loại năm 1992, hàng hóa thuộc hạn ngạch nhập khẩu giảm từ 44 mặt hàng năm 1994 xuống 14 mặt hàng, trong số đó loại hàng hoá áp dụng hạn ngạch thuế là 6. Ngày 1/1/2002, Trung Quốc đã ban hành các luật và các quy định chống phá giá, các quy định về biện pháp đối kháng. Hai luật này thiết lập tiêu chuẩn để xác định thiệt hại do phá giá và trợ giá cũng như thủ tục để thẩm tra việc phá giá và biện pháp đối kháng. Trên cơ sở những quy định này, Trung Quốc cũng đã ban hành một loạt các quy định tạm thời về chống phá giá và biện pháp đối kháng để thực hiện hai Luật trên. Biện pháp này nhằm bảo hộ các ngành kinh tế của Trung Quốc trước sự cạnh trạnh của các doanh nghiệp nước ngoài do bán giá rẻ hơn chi phí mà họ sản xuất dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh và làm kinh tế phát triển chậm. 3. Các công cụ và biện pháp khác Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tiền tệ phục vụ thương mại, thiết lập phát triển thương mại, quỹ rủi ro. Tổ chức xúc tiến thương mại của Trung Quốc căn cứ vào điều lệ triển khai hoạt động liên hệ đối ngoại, tổ chức triển lãm, cung cấp tin tức, dịch vụ tư vấn và các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Thưởng xuất khẩu: những tiêu chuẩn xét thưởng năm 2003 không chỉ là sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao nhất mà còn có thưởng về tìm kiếm thị trường mới, sản xuất mặt hàng mới, mặt hàng sử dụng nguyên liệu trong nước. Hoàn thuế xuất khẩu: những năm gần đây, chính sách hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc đã được bổ sung hoàn thiện và từng bước đi vào hợp lý hoá, chính quy hoá. Hiện nay Trung Quốc đã xác lập một loạt quy định cụ thể về việc hoàn thuế xuất khẩu như xác định tỷ lệ hoàn thuế, cơ sở và phương pháp hoàn thuế, kì hạn và đại điểm hoàn thuế... Đồng thời, để đảm bảo chính sách này được quán triệt chấp hành, ngành thuế vụ còn hợp tác với các ngành hữu quan để xây dựng một loạt biện pháp quản lý hoàn thuế và biện pháp quản lý, đảm bảo cho các xí nghiệp ngoại thương phát triển ổn định. Tích cực tham gia vào việc định ra quy tắc xuất xứ hàng hoá phi ưu đãi của WTO, kể từ ngày 01/01/2002, đã thực hiện nguyên tắc ưu đãi xuất xứ hàng hoá đối với các thành viên của WTO. Cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ theo đồng đô la Mỹ thấp hơn giá trị thực của nó (năm 2004 là 1 USD = 8,3 NDT). Biện pháp này giúp cho hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc có mức giá rất cạnh tranh. Hệ thống tỷ giá này làm cho hàng hoá Trung Quốc rẻ hơn 40% so với hàng hoá của Mỹ. Tuy nhiên Việt Nam chưa thể học tập biện pháp này do kinh tế Việt Nam phát triển chưa ổn định, thị trường tiền tệ chưa phát triển mạnh, hơn nữa lại dễ bị các nước phát triển kiện là bán phá giá thị trường. III/ Đánh giá chung về chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa 1. Thành công Hệ thống luật pháp và chính sách ngoại thương của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay được xây dựng, cải cách ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của đất nước nói riêng và của thế giới nói chung. Quá trình mở cửa của Trung Quốc bắt đầu trong điều kiện thiếu cả lý thuyết lẫn thực tiễn, thế nhưng nhờ sự đúng đắn, mạnh dạn trong chính sách của mình mà từ không có gì Trung Quốc đã có thể tự tạo cho mình được nền tảng một nền kinh tế mở. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc có nhiều thay đổi lớn, thể hiện xu hướng phát triển nhanh, hiện đại và theo kịp tốc độ phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến. Xuất khẩu hàng dệt may đã thay thế vai trò chủ đạo của xuất khẩu dầu mỏ vào năm 1986, chuyển từ xuất khẩu tài nguyên sang xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Tiếp đó đến năm 1995 xuất khẩu máy móc và sản phẩm điển tử lại vượt dệt may, năm 2000, xuất khẩu máy móc, sản phẩm điện tử đã chiếm một nửa tổng xuất khẩu trong đó các sản phẩm liên quan đến công nghiệp chiếm 1/4. Nhờ chính sách phù hợp của mình như chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, khen thưởng tạo cho các doanh nghiệp của Trung Quốc động lực mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; chính sách ngoại hối giúp Trung Quốc hình thành được một thị trường ngoại tệ ổn định mang tính thị trường; áp dụng, ban hành các biện pháp phi thuế quan một cách hợp lý nhằm bảo hộ một số ngành công nghiệp còn non trẻ của Trung Quốc trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài; chính sách thu hút vốn từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Trung Quốc đã rất thành công khi thực hiện biện pháp này; và đặc biệt là biện pháp xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến thương mại của Trung Quốc hoạt động rất có hiệu quả, cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước những thông tin về thị trường đầu vào, thị trường tiêu thụ,... hết sức chính xác và cập nhật, đã giúp cho các doanh nghiệp này một phần thành công không nhỏ khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Nhờ tất cả chính sách những chính sách đó mà Trung Quốc đã trở thành nước đang phát triển đầu tiên sánh vai với các cường quốc phát triển. Trung Quốc hiện đang là bạn hàng, đối tác mà nhiều nước mong đợi và chú trọng. Chẳng hạn như Malayxia, trước đây chỉ coi Mỹ, EU, Nhật Bản là một trong số những đối tác quan trọng nhưng hiện nay thì Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu của họ trong chính sách thị trường và đầu tư. Tổng giá trị xuất khẩu từ 20,64 tỷ USD năm 1978 tăng lên đến 325,06 tỷ USD năm 1997, bình quân hàng năm tăng 16,5%, trong đó xuất khẩu tăng từ 9,75 tỷ USD lên 182,6 tỷ USD tăng hàng năm 16,7%, nhập khẩu tăng từ 10,89 tỷ USD lên 142,36 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng 14,5%. Năm 1997, mức độ phụ thuộc và ngoại thương của Trung Quốc là 36%, đưa ngoại thương Trung Quốc đứng hàng thứ 32 năm 1978 vươn lên thứ 10 năm 1997 với tỷ trọng xuất khẩu chiếm trong mậu dịch xuất khẩu thế giới từ 0,75% lên 3,3% (theo trang web laocai.gov.vn). Năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 620,79 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2001, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 325,57 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đạt 295,22 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2001 (theo trang web laocai.gov.vn). Năm 2003 xuất nhập khẩu ngoại thương đạt 851,21 tỷ USD, tăng 37,1% so với năm 2002, xuất khẩu ngoại thương đạt 438,37 tỷ USD tăng 34,6% so với 2002, nhập khẩu ngoại thương đạt 412,84 tỷ USD, tăng 39,9% so với 2002 (theo Bản tin đại sứ quán Trung Quốc). 2. Hạn chế Thứ nhất, chính sách thương mại thiếu nhất quán, thiếu ổn định và liên tục; những chính sách cụ thể hiện hành tại một số địa phương rất khác với chính sách tại các tỉnh miền Trung và Đông Trung Quốc; giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân với khu vực thuộc sở hữu nhà nước, còn tồn tại sự phân biệt trong đối xử quốc gia về các vấn đề gia nhập thị trường, thuế và thương quyền; các chính sách và thủ tục đăng ký của chính quyền Trung Ương và địa phương thường xuyên thay đổi và đôi khi tồn tại sự mâu thuẫn giữa các chính sách đó. Thứ hai, tồn tại hàng rào thuế quan quá nhiều hạng mục với mức thuế danh nghĩa còn khá cao, độ minh bạch của chính sách thấp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba, hệ thống thuế quan có khiếm khuyết nghiêm trọng gây ra tình trạng thất thu thuế rất nhiều, quản lý hành chính về thuế lỏng lẻo, diện các hàng hoá được giảm, miễn thuế quá rộng. Thậm chí một số hàng hoá lẽ ra không thuộc diện này cũng được lợi nhờ giảm miễn thuế đơn giản vì những sơ hở trong quản lý. Cũng có nhiều sản phẩm được lợi từ chính sách ưu đãi trong chế biến dịch vụ nhưng không được xuất khẩu mà đem tiêu thụ trên thị trường nội địa. Thứ tư, chiến lược quá chú trọng xuất khẩu gây ra những cản trở đối với nhập khẩu ở mức độ nhất định. Trước năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để thực hiện chiến lược thu hút và tích luỹ ngoại hối, hiện nay Trung Quốc đã chuyển từ thiếu ngoại hối sang dư thừa nhưng hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc còn tồn tại nhiều sự chệch hướng trong xuất khẩu. Thứ năm, trong một thời gian tương đối dài, xuất khẩu của Trung Quốc phục vụ chủ yếu cho nhập khẩu, mặc dù việc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu về chế biến, gia công xuất khẩu cũng chứng tỏ quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Sự phát triển của xuất khẩu bị chi phối nhiều bởi nhập khẩu, do phải chi ngoại hối để nhập khẩu. Ngược lại, xuất khẩu để kiếm ngoại hối có khi phải chịu lỗ vốn để xuất khẩu. Thứ sáu, xuất khẩu sản phẩm điện máy của Trung Quốc tăng mạnh; tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện máy trong tổng kim ngạch hàng công nghiệp ngày càng lớn, điều đó vừa tạo hy vọng cho việc xuất khẩu, đồng thời cũng buộc Trung Quốc phải phấn đấu gian khổ đề cao chất lượng, tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu. Mặc dù lực tổng hợp của Trung Quốc sau hơn 20 năm cải cách mở cửa đã mạnh lên rất nhiều. Nhưng những sản phẩm khoa học kỹ thuật cao của Trung Quốc so với trình độ tiên tiến của thế giới còn khoảng cách khá lớn. Xuất khẩu sản phẩm khoa học kỹ thuật cao năm 2000 chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ bằng 1/9 so với Mỹ, Nhật, bằng 2/3 của Hàn Quốc, Singapore. Nhu cầu của thị trường thế giới hiện nay là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao và trình độ gia công cao, những vấn đề đó Trung Quốc đều còn non yếu và khả năng cạnh tranh thấp. Thứ bảy, số ngoại hối dự trữ hiện nay là hơn 145 tỷ USD chủ yếu là nhờ các ngành xuất khẩu và các khu vực xuất khẩu (như vùng ven biển) nhưng do cơ cấu phân phối nghiêng về phía Đông nên nhà nước phải trả giá rất lớn. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì rất có thể sẽ có những hậu quả không thể lường trước được. CHƯƠNG III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ MỞ CỬA I/ Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc Một là, quá trình mở cửa bắt đầu trong điều kiện thiếu cả thực tiễn lẫn lý thuyết. Trung Quốc trước năm 1978 và Việt Nam trước năm 1986 đều duy trì nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp, bảo hộ mậu dịch rất chặt chẽ, quan hệ ngoại thương chỉ chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vì vậy mà nền kinh tế thời kỳ đó phát triển chậm, phương thức và công cụ sản xuất thô sơ lạc hậu. Hai là, Việt Nam và Trung Quốc đều có lợi thế so sánh về lao động do lao động ở cả hai nước đều tương đối nhiều, tiền lương rẻ, vì vậy mà chi phí về lao đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng chính sách ngoại thương của Trung Quốc thời kỳ mở cửa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan