Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam 1986 - 2002

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 8

1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 8

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế 8

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 10

1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15

1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 17

1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 23

1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước. 24

1.3.1. Kinh nghiệm Thái Lan 24

1.3.2. Kinh nghiệm Malaysia 27

1.3.3. Kinh nghiệm Indonesia 30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1986 - 2002 34

2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2002 34

2.1.1. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ 35

2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng: nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản 40

2.1.3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp: trồng trọt- chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp. 48

2.1.4. Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt 54

2.1.5. Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi 70

2.2. Khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam từ sau đổi mới 76

2.2.1. Những thành tựu nổi bật 76

2.2.2. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua 79

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 83

3.1. Định hướng giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 83

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 88

3.2.1. Xây dựng các quy hoạch tổng quan phát triển các ngành sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. 88

3.2.2. Củng cố và mở rộng thị trường cho hàng nông sản, đặc biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu. 91

3.2.3. Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 93

3.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến giải quyết đầu ra cho hàng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. 97

3.2.5. Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần. 98

3.2.6. Tổng kết và nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. 102

3.2.7. Đổi mới chính sách và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng. 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam 1986 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,4 6,3 8,0 6,6 1,1 2,0 1,1 1,9 3,7 1,9 3,2 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế- xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb Thống kê, HN 2000. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003. Trong ngành trồng trọt, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành rất không đều. Từ năm 1983 đến năm 1986, tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt thấp, thậm chí năm 1987, ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng âm (-2,1%). Song năm 1988, 1989, trồng trọt có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng trong hai năm này là 6,7% và 7,7%. Sự phát triển ấy đã làm cho chúng ta không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà bước đầu đã có xuất khẩu (năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo) và sản lượng lương thực tiếp tục tăng nhanh những năm tiếp theo. Có thể thấy kết quả ấy có được nhờ ba sự kiện quan trọng tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đó là: thứ nhất, Đại hội VI (1986) của Đảng vạch ra quyết sách và đường lối đổi mới, đánh giá những sai lầm trong tập thể hóa nông nghiệp những năm trước đó và xác định phương hướng đổi mới quản lý trong nông nghiệp; thứ hai, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về cải tiến công tác quản lý nông nghiệp (4/1988) từ khoán theo khâu đến khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên và thứ ba, hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 6 khóa VI (tháng 3/1989) quyết định bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thấp, thực hiện cơ chế một giá, lưu thông lương thực được tự do và xác định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Nhờ sự tác động bởi 3 sự kiện đó những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp bước đầu được tháo gỡ nên ngành trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp những năm 1988, 1989 nói chung đã vượt qua bước thăng trầm và có bước tăng trưởng cao. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nông nghiệp ấy lại tác động đến cơ cấu kinh tế quốc dân, làm cho tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ nông nghiệp tăng lên như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, mặc dù Nghị quyết 10 là bước đột phá mạnh mẽ vào cơ chế nông nghiệp cũ, mở ra thời kỳ mới cho việc thực hiện cơ chế hạch toán tự chủ trong sản xuất nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn làm cho sản xuất nông nghiệp được bung ra và phát triển song tính ổn định và bền vững chưa cao. Năm 1990, 1991, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp rất thấp (1,6% và 2,7%) và của ngành trồng trọt chỉ là 1,4% và 3,3%. Nhận thức được thực tế này, sau Nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới triệt để cơ chế quản lý và các chính sách đối với nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt Nghị quyết TW 5, khóa VII (1993) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Nghị quyết Đại hội VIII về công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra cú huých mới thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển với tốc độ cao hơn và tương đối ổn định hơn từ năm 1993 trở đi. Cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động, đồng thời cơ cấu giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng đang được thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi có cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt nên đã làm cho tỷ lệ cơ cấu trồng trọt/chăn nuôi giảm so với giai đoạn trước năm 1990 và giao động quanh tỷ lệ 77,4%/19,8% (=3,9 lần). Sang giai đoạn 1996-2002, tốc độ tăng trưởng của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi có giao động nhưng vẫn giữ ở mức cao, bình quân mỗi năm ngành trồng trọt tăng trưởng 5% và ngành chăn nuôi tăng trưởng 5,1% và do vậy đã làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt mức 5%/năm. Nhiều nhà kinh tế học đã đánh giá đây là thành tựu nổi bật mà Việt Nam đã đạt được sau những năm đổi mới và coi giai đoạn này như một mốc son sáng chói đánh dấu sự sang trang từ tự cấp, tự túc đến sản xuất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp. (Điều đặc biệt nổi bật là trong giai đoạn này, năm nào Việt Nam cũng gặp phải thiên tai trên phạm vi diện rộng và mức độ lớn: mưa lớn, lũ, hạn hán, nạn chuột, ốc bươu vàng...). Sự phát triển của nông nghiệp như vậy cho thấy đường lối và các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước từ sau Nghị quyết Đại hội VIII và được bổ sung, hoàn thiện trong những năm gần đây là đúng hướng. Về ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp, trong suốt hơn 17 năm qua, dịch vụ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Có thể thấy rằng, từ khi chuyển đổi hợp tác xã, dịch vụ trở thành độc lập như một ngành sản xuất. Sản phẩm của các hợp tác xã dịch vụ cung ứng ngày càng đa dạng ở các khâu như cung ứng các yếu tố đầu vào (giống, vật tư, phân bón), cung ứng các khâu cho sản xuất nông nghiệp (làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật, thú y, thủy lợi, tín dụng) hay dịch vụ phục vụ các quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp (chế biến, tiêu thụ)... Tuy nhiên, các hợp tác xã dịch vụ nói riêng và dịch vụ nông nghiệp nói chung hiệu quả sản xuất không cao, các dịch vụ cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng chưa thật tốt nên chủ yếu nông dân vẫn tự lo liệu các khâu này. Vì vậy, ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp ở nông thôn nói chung chỉ duy trì tồn tại chứ chưa hiệu quả và cũng vì thế tỷ trọng của nó trong suốt hơn 17 năm qua từ sau năm 1986 chỉ ở mức hơn 2% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Sự phát triển của ngành dịch vụ như vậy cũng chưa có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp nói chung, đồng thời chưa phát triển theo đúng vị thế của nó, song trong tương lai, ngành này có xu hướng phát triển tăng lên. Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là ngành có đối tượng lao động chủ yếu là cây trồng. Ở Việt Nam, do thời tiết và đất đai thuận lợi nên có thể trồng rất nhiều loại cây. Căn cứ vào giá trị sử dụng của mỗi loại cây mà chia chúng thành các nhóm sau: nhóm cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...), nhóm cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê, hồ tiêu, đay, cói, bông...), nhóm cây ăn quả, nhóm rau đậu và nhóm cây khác (cây dược liệu, cây cảnh...) và vì vậy, ngành trồng trọt cũng được chia thành các nhóm ngành tương ứng. Ngoài cách phân chia trên còn có một cách phân chia khác căn cứ vào thời gian sống của cây, theo đó các loại cây được chia thành hai loại: cây lâu năm và cây hàng năm. Giá trị sản xuất toàn ngành trồng trọt đã tăng 2,23 lần từ 43,5 nghìn tỷ đồng năm 1986 lên đến 96,9 nghìn tỷ vào năm 2002 (ngang bằng với mức tăng giá trị sản xuất toàn khu vực nông nghiệp). Sự gia tăng giá trị sản xuất toàn ngành trồng trọt cũng như sự gia tăng giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm trong ngành trồng trọt được thể hiện trong bảng 6 và biểu đồ 6: Bảng 6: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 1986-2002 (theo giá so sánh 1994) Đơn vị: nghìn tỷ đồng 1986 1990 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số trong đó 43,5 49,6 58,9 61,7 66,2 70,8 75,7 80,3 86,4 90,9 92,9 96,9 Lương thực 28,4 33,3 39,5 40,7 42,1 44,7 47,0 49,1 52,7 55,2 55,1 57,8 Rau, đậu 3,2 3,5 3,8 3,8 5,0 5,1 5,4 5,7 6,2 6,3 6,8 7,2 Cây CN 6,0 6,7 9,0 10,3 12,1 13,9 15,8 18,0 19,9 21,8 23,1 23,7 Cây ăn quả 4,7 5,0 5,3 5,4 5,6 5,7 6,1 6,1 6,1 6,1 6,4 6,7 Cây khác 1,1 1,1 1,3 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,4 1,5 1,5 1,5 Biểu đồ 6- Sự gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt Nguồn (bảng 6, biểu đồ 6): Số liệu thống kê kinh tế- xã hội Việt Nam 1975-2000. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003. Với sự gia tăng giá trị sản xuất không đều giữa các nhóm cây trồng như trên đã làm cho cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt thay đổi. Sự thay đổi đó được thể hiện rõ nét khi nghiên cứu cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất của từng nhóm cây (xem bảng 7 và biểu đồ 7). Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, 1986-2002 (%) 1986 1990 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lương thực 65,3 67,1 67,0 65,9 63,6 63,1 62,0 61,1 61,0 60,7 59,3 59,6 Rau đậu 7,3 7,0 6,4 6,2 7,5 7,2 7,2 7,1 7,2 7,0 7,4 7,4 Cây CN 13,8 13,5 15,2 16,7 18,4 19,7 20,9 22,5 23,0 24,0 24,9 24,5 Cây ăn quả 10,8 10,1 9,0 8,8 8,4 8,0 8,1 7,6 7,1 6,7 6,9 6,9 Cây khác 2,1 2,3 2,3 2,4 2,1 2,0 1,9 1,8 1,67 1,6 1,6 1,6 Biểu đồ 7- Cơ cấu các nhóm cây trồng, 1990-2002 (%) Nguồn (bảng 7, biểu đồ 7): Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê Sau 17 năm, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã tăng gấp 2,22 lần (năm 1986: 43,5 nghìn tỷ; năm 2002: 96,9 nghìn tỷ đồng). Trong ngành trồng trọt, cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất rất nhanh, làm cho tỷ trọng của nó trong ngành trồng trọt tăng từ 13,8% năm 1986 lên 19,7% vào năm 1996 và tiếp tục tăng lên 24,5% năm 2002. Sau nhóm cây công nghiệp, nhóm cây rau, đậu cũng có tốc độ tăng trưởng khá và tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm cây rau đậu đã tăng nhẹ và giữ ổn định từ 7,3% năm 1986 lên 7,4% năm 2002. Trong khi đó, tỷ trọng nhóm cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành thì có xu hướng giảm xuống, từ 65,3% năm 1986 giảm xuống còn 63,1% năm 1996 và 59,6% vào năm 2002. Sự thay đổi cơ cấu giữa các nhóm cây trồng như vậy cũng đã góp phần làm tăng tỷ trọng hàng hóa của hàng nông sản Việt Nam. Bởi vì những cây gia tăng nhanh tỷ trọng chủ yếu là các cây trồng lấy sản phẩm để bán hay xuất khẩu. Qua biểu đồ biểu thị giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng cũng cho chúng ta thấy tính độc canh cây lương thực từ những năm 1986-1990 đã bị thay đổi. Nếu như tổng giá trị sản xuất của các nhóm cây ngoài nhóm cây lương thực chỉ là 14,6 nghìn tỷ đồng vào năm 1986 và 16,3 nghìn tỷ vào năm 1990 thì những con số này đã tăng lên 39,1 nghìn tỷ vào năm 2002 (gấp 2,3 đến 2,7 lần trước kia). Cơ cấu nhóm cây lương thực Nhóm cây lương thực thường được chia thành hai nhóm nhỏ là lúa và màu lương thực (ngô, khoai, sắn…). Trong suốt giai đoạn từ sau đổi mới đến nay, sản xuất lúa chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong sản xuất lương thực. Đây là hiện tượng tất yếu khách quan để trước hết phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của dân chúng. Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất giữa lúa và màu lương thực cũng có sự chuyển dịch. Từ năm 1991-1994, sản xuất lúa có xu hướng tăng, đồng thời giảm hoa màu lương thực. Nguyên nhân là do trồng lúa có mức lãi cao hơn hoa màu (mặc dù mức lãi không lớn, khoảng 10%), độ an toàn cao hơn, dễ bảo quản tiêu thụ, nhất là khi thị trường xuất khẩu gạo được mở rộng. Bảng 8 về cơ cấu diện tích giữa trồng lúa và trồng màu cho thấy tỷ trọng diện tích trồng lúa đã liên tục tăng lên từ năm 1991, ở năm 1995, tỷ trọng diện tích trồng lúa có giảm so với giai đoạn trước nhưng những năm sau đó lại tiếp tục tăng lên. Bảng 8: Cơ cấu diện tích lương thực, 1990-1999 Đơn vị tính: % 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Lúa Màu lương thực 84,8 15,2 84,6 15,0 84,0 16,0 89,5 10,5 89,1 10,9 84,9 15,1 85,2 14,8 85,2 14,0 85,7 14,3 86,2 13,8 Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thống kê Kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, NXB Thống kê, Hà Nội 2000 Trong ngành sản xuất lúa, giai đoạn 1988 đến 2002, sản xuất lúa liên tục tăng trưởng và trở thành thành tựu nổi bật nhất trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Sản xuất lúa không chỉ tăng về diện tích mà còn tăng nhanh và ổn định về năng suất. Về diện tích, diện tích trồng lúa của cả nước đã tăng từ 5,68 triệu ha năm 1986 lên 6,78 triệu ha năm 1995 và tiếp tục tăng lên đến 7,64 triệu ha vào năm 2002 nên đã có đóng góp đáng kể trong việc tăng sản lượng lương thực quốc gia, không những làm cho Việt Nam vững tâm trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo chủ lực trên thị trường thế giới. Việc gia tăng diện tích trồng lúa như trên một phần có được là do tăng vụ, nhưng phần lớn và quan trọng hơn là nhờ chính sách đầu tư đúng đắn của Nhà nước khi tập trung cho công tác thủy lợi, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu biến đất hoang hóa thành đất trồng lúa. Về năng suất, cùng với việc mở rộng về diện tích, sản xuất lúa ở nước ta còn đạt được tiến bộ về thâm canh tăng năng suất và tăng chất lượng lúa gạo. Năm 1990, năng suất lúa là 32 tạ/ha đã tăng lên 36,9 tạ/ha vào năm 1995, như vậy bình quân mỗi năm đã tăng 1 tạ/ha. Giai đoạn 1996-2000, năng suất lúa bình quân mỗi năm tăng thêm 4,8 tạ/ha và sản lượng tăng thêm 6,1 triệu tấn/năm. Điều này đã làm nên thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đồng thời cũng biến Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng sản lượng lúa nhanh nhất thế giới trong những năm 1990. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng năng suất lúa mạnh trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn 1996-2000 là do việc áp dụng tiến bộ sinh học, mở rộng diện tích giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, kết hợp với các biện pháp thâm canh tổng hợp trong nghề trồng lúa. Hơn thế nữa, trong bản thân ngành sản xuất lúa, sự tăng trưởng của ngành còn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu mùa vụ. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa chuyển dịch theo hướng tăng nhanh diện tích lúa vụ đông xuân và vụ hè thu sớm - là hai vụ có điều kiện thâm canh thuận lợi, ít bị bão lũ, giảm diện tích lúa mùa - năng suất không ổn định lại thường bị thiên tai, chuyển sang trồng các loại cây khác. Nhờ sự chuyển đổi này nên đã né tránh được ảnh hưởng xấu của bão lũ lớn trong những tháng cuối năm đối với sản xuất lúa đồng thời làm gia tăng hiệu quả sử dụng đất. Về cơ cấu giống lúa liên quan đến chất lượng lúa gạo: bắt đầu từ những năm 1994, 1995 đã có sự xuất hiện của những vùng trồng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (lúa Tám thơm, lúa Dự hương, nếp cái hoa vàng và các giống lúa khác ở An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cần Thơ…). Tuy nhiên, tỷ trọng các giống lúa chất lượng cao đưa vào canh tác còn rất thấp, chủ yếu vẫn là các giống lúa lai cho năng suất cao. Tuy nhiên, nếu xem xét cơ cấu sản xuất lúa trong tương quan với nhu cầu về gạo hiện nay, chúng ta thấy một điểm rằng, khi một mặt, an ninh lương thực quốc gia đã khá ổn định và mặt khác thị trường lúa gạo thế giới xuất hiện xu hướng cung lớn hơn cầu, thì việc tập trung vào phát triển lương thực, đặc biệt là lúa như hiện nay của Việt Nam là không hiệu quả (sự gia tăng sản lượng gạo lên đến 33 triệu tấn của Việt Nam đã góp phần làm gia tăng lượng gạo dư thừa và làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới). Nếu không có các quy hoạch, kế hoạch cụ thể của Nhà nước thì tình hình phát triển diện tích và sản lượng lúa vẫn tiếp tục gia tăng vì trong thực tế nhiều địa phương vẫn chủ trương tự túc lương thực tại chỗ và lại thường có xu hướng chạy theo thành tích - nâng cao sản lượng, người dân thì đã quen với nghề trồng lúa, lao động nhiều, ít chịu khó học hỏi nghề khác, vì vậy, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các cây khác là chậm, xu hướng độc canh lúa vẫn phổ biến kể cả đồng bằng và miền núi. Vì vậy, để Nghị quyết 09/CP của Chính phủ năm 2000 về chủ trương phát triển lương thực trên phạm vi cả nước được thực hiện (Nghị quyết đã xác định “10 năm tới (2001 - 2010) ổn định đất lúa khoảng 4 triệu ha, để sản xuất khoảng 33 triệu tấn lúa/năm đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển các loại đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm khác có hiệu quả hơn”) nhằm đảm bảo hiệu quả cho sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, thì Nhà nước cũng phải có các biện pháp thực hiện cụ thể. Và cũng có như vậy thì chúng ta cũng mới thực hiện được chủ trương đa dạng hóa cây trồng, giảm dần diện tích cây lương thực, xóa thế độc canh lúa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong cơ cấu các cây màu lương thực, cây ngô là loại cây có vị trí quan trọng, chiếm một tỷ trọng lớn và không ngừng tăng lên. Cây ngô trong thời gian qua đã được phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng nên tỷ trọng của nó dần dần tăng lên trong tổng cơ cấu cây màu lương thực cả về diện tích và sản lượng, đồng thời tỷ trọng của khoai lang và sắn giảm cả về diện tích và sản lượng. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu quan trọng đối với cây màu lương thực và cũng là một xu hướng đúng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, chuyển từ cây có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời làm cho cơ cấu sản xuất gắn liền hơn với thị trường, bởi vì cây ngô đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của người dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc, là nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và là nguồn thức ăn quan trọng cho ngành chăn nuôi nên sức tiêu thụ ngô là rất lớn. Diện tích trồng ngô đã tăng từ 431,8 nghìn ha năm 1990 lên đến 717 nghìn ha năm 2000, tức đã tăng 1,7 lần và sản lượng ngô còn tăng với tốc độ cao hơn, từ 578,1 nghìn tấn năm 1990 lên đến 1184 nghìn tấn năm 2000 (tăng 2,1 lần). Sở dĩ có sự gia tăng sản lượng nhanh hơn mức gia tăng diện tích trồng ngô là do trong thời kỳ từ 1995 trở đi, cơ cấu giống ngô trồng đã có sự thay đổi theo hướng chuyển đổi các giống ngô cũ sang trồng ngô lai có năng suất cao hơn. Đến nay, diện tích ngô lai đã chiếm hơn 80% diện tích ngô cả nước. Như vậy, ngay trong bản thân ngành trồng ngô cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng cường sản xuất các giống ngô cho năng suất cao và tổng giá trị kinh tế cao. Sự tăng trưởng của sản xuất ngô như trên đã bước đầu giải quyết vấn đề cung cấp lương thực cho ngành chăn nuôi, tuy nhiên, vị trí của ngành sản xuất ngô trong ngành trồng trọt như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là để phục vụ nhu cầu thức ăn của ngành chăn nuôi. Hiện nay, chúng ta vẫn thường xuyên phải nhập ngô hạt và ngô bột từ nước ngoài. Đây là một sự lãng phí rất lớn trong khi tiềm năng đất đai và khí hậu của nước ta là rất lớn, còn có khả năng khai thác tốt hơn. Vì vậy, trong thời gian tới, để góp phần nâng cao hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp nói chung, Nhà nước cũng cần phải có chủ trương và có các quy hoạch để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích và năng suất trồng ngô hơn nữa. Có như vậy thì chủ trương của Nhà nước là đến năm 2010 đạt sản lượng 5 - 6 triệu tấn để đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi mới có thể đạt được. Nếu chỉ với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì chỉ tiêu trên là khó có thể thực hiện và trước mắt, nước ta vẫn thiếu ngô và phải nhập khẩu để làm thức ăn cho chăn nuôi. Cùng với sự tăng trưởng diện tích trồng ngô, diện tích trồng khoai lang và sắn đã giảm mạnh. Nếu như diện tích trồng ngô tăng từ 401 nghìn ha năm 1986 lên 687 nghìn ha năm 1999 (tăng 286 nghìn ha), thì diện tích trồng khoai lang và sắn đã giảm từ 329 nghìn ha và 314,7 nghìn ha năm 1986 xuống còn 269 nghìn ha và 226 nghìn ha năm 1999. Mặc dù diện tích trồng khoai lang và sắn giảm song như đã nói ở trên, đây là động thái tích cực vì những cây có nhu cầu thấp, giá rẻ, cho giá trị kinh tế thấp sẽ dần bị thu hẹp là tất yếu. Hơn thế nữa, mặc dù diện tích và sản lượng các cây màu này giảm, song có xu hướng tích cực là tăng tỷ trọng trồng các giống khoai và sắn có chất lượng gắn với thị trường. Cơ cấu nhóm cây công nghiệp Cây công nghiệp được chia thành hai nhóm: cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, điều) và cây công nghiệp hàng năm (đay, bông, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá). Giá trị sản xuất của toàn nhóm cây công nghiệp cả nước đã tăng từ 6 nghìn tỷ năm 1986 lên đến 23,7 nghìn tỷ năm 2002 đã làm cho tỷ trọng của nó trong toàn ngành trồng trọt tăng từ 13,8% lên đến 24,5% và chiếm đến 19% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (ngang mức tỷ trọng của ngành chăn nuôi). Trong bản thân ngành trồng cây công nghiệp cũng có sự thay đổi cơ cấu giữa các nhóm cây. Giữa hai nhóm cây công nghiệp: lâu năm và hàng năm thời gian qua có sự thay đổi theo hướng giảm tương đối tỷ trọng sản xuất cây hàng năm và tăng tỷ trọng sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm năm 1986 là 499 nghìn ha/601 nghìn ha (khoảng 0,8) thì tỷ lệ này đã thay đổi là 1504/832 (tương đương 1,8 lần) vào năm 2002. Mặc dù tỷ trọng diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm trong tổng diện tích trồng cây công nghiệp giảm tương đối, song tốc độ tăng diện tích của cây công nghiệp hàng năm vẫn rất cao: năm 1999 tăng 1,5 lần, năm 2002 tăng 1,8 lần so với năm 1986 (trong khi con số này đối với tổng diện tích toàn ngành trồng trọt là 1,4 lần và 1,7 lần). Các con số này cho thấy đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nhưng chủ yếu không phải giữa các cây công nghiệp với nhau mà là từ các cây khác: cây ăn quả, lúa… và đất rừng chuyển sang trồng cây công nghiệp, cả cây lâu năm và cây hàng năm, trong đó tỷ lệ chuyển sang các cây công nghiệp lâu năm nhiều hơn và mạnh hơn so với sang cây công nghiệp hàng năm. Sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất cây công nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp lâu năm đã không những giúp chúng ta đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Một số loại cây công nghiệp của Việt Nam còn chiếm thị phần cao trên thị trường xuất khẩu thế giới: cà phê đứng thứ hai thế giới, hồ tiêu đứng thứ nhất thế giới (chiếm 50% thị phần)… Xem xét cụ thể cơ cấu nhóm cây công nghiệp lâu năm, bản thân cơ cấu nhóm cây công nghiệp lâu năm cũng có sự thay đổi lớn. Bảng 9: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm 1990 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng diện tích (nghìn ha) trong đó: 657 7.66,2 1.015 1.153 1.203 1.258 1.451 1.476 1.475 Chè búp (%) 9,1 8,4 7,4 6,8 6,4 6,7 6,0 6,5 6,7 Cà phê (%) 18,2 16,3 25,0 29,5 30,8 38,0 38,7 38,5 36,3 Cao su (%) 33,7 31,7 25,0 30,1 31,8 31,4 28,4 28,3 29,2 Hồ tiêu (%) 1,4 0,9 0,8 0,9 1,1 1,4 1,9 2,4 3,0 Dừa (%) 32,3 26,1 17,8 14,7 13,6 13,0 11,1 10,6 10,0 Nguồn: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, HN 2003. Bảng 9 cho thấy, trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, vào những năm 1990- 1995, cao su và dừa là hai nhóm cây chủ yếu. Song, từ năm 1996 trở đi, sản xuất cà phê tăng trưởng nhanh và cây cà phê đã vươn lên thành cây có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm cây công nghiệp. Đứng sau cây cà phê, cây cao su, mặc dù tỷ trọng có giảm sút song vẫn ở mức cao trong cơ cấu cây công nghiệp. Cây dừa do có giá trị kinh tế thấp nên tỷ trọng đã giảm hẳn, từ cây có tỷ trọng cao nhất trở thành thứ yếu sau cà phê và cao su. Cây hồ tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng do đặc điểm là cây gia vị nên nhu cầu tiêu thụ thấp vì vậy có diện tích canh tác ít nên chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm. Cụ thể, từ năm 1986 đến năm 2002, diện tích trồng cà phê tăng gấp 8,9 lần (từ 65,6 nghìn ha lên 535 nghìn ha), diện tích trồng chè búp tăng gấp 1,7 lần (từ 58,1 nghìn ha lên 98 nghìn ha), diện tích trồng cao su tăng gấp 2,1 lần (từ 202,1 nghìn ha lên 423 nghìn ha), diện tích trồng dừa giảm từ 157,7 nghìn ha xuống 147 nghìn ha, diện tích trồng hồ tiêu tăng 11 lần (từ 3,9 nghìn ha lên 44 nghìn ha). Riêng đối với cây cà phê, từ sau năm 1986 diện tích trồng cà phê liên tục tăng lên và đặc biệt tăng rất nhanh từ năm 1995 trở lại đây. Cây cà phê, do đó đã trở thành cây có vị trí hàng đầu trong nhóm cây công nghiệp, sản lượng cà phê nhân tăng từ 50,1 nghìn tấn (1986) lên đến 920 nghìn tấn (2001) và đã làm cho cà phê nhân trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (xuất khẩu 910 nghìn tấn năm 2001). Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan, sự tăng trưởng trong sản xuất cà phê đang ở mức quá cao so với nhu cầu tiêu thụ của cả thị trường trong nước và thế giới. Tỷ trọng cà phê trong giá trị sản xuất và xuất khẩu cao không phải là tín hiệu vui của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhóm cây công nghiệp lâu năm. Nhận thấy giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao vào những năm 1995- 1997, người dân đã tự phát chuyển đổi đất nông, lâm nghiệp sang trồng cà phê ồ ạt và với quy mô ngày càng lớn, vượt cả quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Trong Nghị quyết 09/CP của Chính phủ, cây cà phê được đánh giá là cây công nghiệp xuất khẩu trọng điểm và đến năm 2010 chủ trương đạt mức 40 vạn ha diện tích và 600 nghìn tấn. Song, chỉ đến năm 2000, cả hai chỉ tiêu trên đã đạt xa dự kiến của Nhà nước ở năm 2010. Việc chuyển đổi cơ cấu một cách ồ ạt, tự phát như vậy đã và đang đưa đến hậu quả cung vượt quá xa cầu trong nước và đồng thời tăng nhanh lượng cà phê dư thừa trên thị trường thế giới. Sự dư thừa cà phê tất yếu lại dẫn đến việc giảm giá cà phê bán trên thị trường thế giới gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam (sự giảm giá bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 1998). Cụ thể, năm 2001, sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 910 nghìn tấn, tăng 24% so với năm 2000 nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 23,2%. Trước tình hình sụt giảm giá như vậy đã xuất hiện xu hướng chặt phá cây cà phê ở nhiều nơi vào năm 2002 (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) chuyển sang trồng các cây khác (như ngô lai). Đây là một tất yếu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song vẫn cần phải nhận th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37195.doc
Tài liệu liên quan