Đề tài Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua

MỤC LỤC

Trang

A. Lời mở đầu 1

B. Nội dung 2

Chương I: Lý thuyết về cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý 2

I. Đầu tư và cơ cấu đầu tư 2

1. Khái quát về đầu tư 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Đặc trưng và vai trò của hoạt động đầu tư 3

2. Cơ cấu đầu tư 6

2.1. Khái niệm 6

2.2. Các đặc trưng chủ yếu của cơ cấu đầu tư 7

2.3. Các nhân tốc tác động đến cơ cấu đầu tư 8

2.4. Phân loại cơ cấu đầu tư 9

II. Lý luận về cơ cấu đầu tư hợp lý 12

1. Cơ cấu đầu tư hợp lý. 12

2. Tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế. 12

3. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dich cơ cấu đầu tư sao cho hợp lý 14

Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua. 15

I. Nội dung 15

1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 15

1.1. Nguồn vốn trong nước. 15

1.2. Nguồn vốn nước ngoài 19

2. Cơ cấu vốn đầu tư 22

2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ 23

2.2. Vốn lưu động bổ sung: 24

2.3. Vốn đầu tư phát triển khác: 25

3. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 25

3.1. Công nghiệp 25

3.2. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp. 26

3.3. Dịch vụ 28

 

4. Cơ cấu đầu tư theo vùng 29

Cơ cấu đầu tư phân theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1991-2000 32

5. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế 32

II. Đánh giá chung 34

1. Huy động chưa hết tiềm năng và khả năng của nền kinh tế. 34

2. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý 35

3. Sử dụng vốn chưa hiệu quả, Đầu tư dàn trải và phân tán 36

Chương III: Các giải pháp nhằm đổi mới cơ cấu đầu tư trong hoạt động đầu tư ở nước ta trong thời gian tới 38

1. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư 38

1.1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trong nước 38

1.2. Giải pháp huy động vốn nước ngoài 39

2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 40

3. Đảm bảo phát triển hợp lý giữa các ngành vùng 41

Kết luận 44

Danh mục tài liệu tham khảo 45

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NSNN. Tổng chi NSNN tám tháng đầu năm 2003 đạt 64%so với dự toán, tăng 13,1 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt khoảng 61,2% dự toán và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2002; chi cho giáo dục đào tạo tăng 6,3%; chi cho y tế tăng 5,9%; chi cho khoa học- công nghệ-môi trường tăng 8,9%; văn hoá thông tin tăng 5,2%. Nước ta cũng tiến hành phân cấp NSNN cho các chính quyền địa phương, phát huy và động viên được tính chủ động của các địa phương, khuyến khích các địa phương chăm lo nuôi dưỡng để tăng nguồn thu. Đồng thời cũng đảm bảo để bội chi ngân sách nhà nước liên tục được kiềm chế ở mức thấp (dưới 5% GDP trong 10 năm chiến lược). b. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Cơ chế tín dụng đầu tư của nhà nước là một phần quan trọng trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Hơn 15 năm qua cùng với những thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư nói chung, nhà nước đã chuyển mạnh từ cơ cấu đầu tư trực tiếp theo kiểu “cấp phát – thu nộp” có tính bao cấp trước đây sang cho vay và thu hồi vốn, vay vốn trong nước và nước ngoài. Những thay đổi trong cơ chế tín dụng đầu tư nói riêng và trong chín sách đầu tư nói chung của Việt Nam thời kỳ đổi mới đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Đảng ta đã xác định đất nước chuyển sang một thời kỳ mới đẩy mạnh CNH,HĐH trong bối cảnh hội nhập với thế giới và khu vực. Từ năm 1990 đánh dấu bước chuyển cơ bản trong lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư, tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm vốn đầu tư. Chính phủ cho vay hỗ trợ đối với các dự án đầu tư thuộc đối tượng dự án cần được tập trung khuyến khích. Nhiều đòn bẩy tín dụng như thời hạn vay trả, thế chấp, bảo lãnh... được áp dụng. Do vậy sau hơn 10 năm tổng vốn đã huy động được trong nước tăng lên hơn 100 lần. Về quy mô, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước tăng qua các năm ( theo gía hiện hành năm 1999) được thể hiện: Năm 1990, tổng vốn vay là 300 tỷ đồng; năm 1991: 959 tỷ đồng; năm 1999 lên đến 8374 tỷ đồng; đến năm 2003: 28500 tỷ đồng. Các nguồn vốn tín dụng của nhà nước đã hỗ trợ tích cực trong việc tăng năng lực sản xuất của một số nghành sản xuất then chốt. Từ năm 1991 đến 1997 vốn ưu đãi đầuu tư đã góp phần đưa công suất phát điện đạt 1769 MW; đường dây dẫn điện các loại đạt 28048 km; sản xuất thép tăng 1,53 triệu tấn; chế biến đường tăng 21,5 vạn tấn; phân bón, hoá chất tăng 650 nghìn tấn; xi măng tăng 5 triệu tấn; diện tích cà fê tăng 100 nghìn ha; diện tích chè tăng 9000 ha... Trong những năm gần đây, tổng vốn tín dụng nhà nước chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nguồn vốn khác. Năm 2000 vốn tín dụng đầu tư chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2003 chiếm khoảng 13,13%. Dự tính giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 khả năng huy động từ tín dụng nhà nước chiếm 14%. c. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước Nguồn vốn này được hình thành từ vốn sở hữu tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, đi vay, phát hành cổ phiếu, tài trợ của NSNN. Từ năm 1992 trở lại đây, nhà nước ta đã có chủ trương chuyển các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả thành các công ty cổ phần mà một trong nhữngmục tiêu chính là tăng cường năng lực và tài chính của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đã đem lại hiệu quả tốt và quy mo vốn của doanh nghiệp đã tăng 300% so với trước khi cổ phần hoá và lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế đã tăng 3055. Đến năm 1999 đã cổ phần hóa được 500 DNNN. Vào giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đã tăng 12,2% so với giai đoạn 1991-1995 và dự tính giai đoạn 2001-2005 chiếm khoảng 19% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo báo cáo tài chính doanh nghiệp (5/2002) cho biết: các DNNN sử dụng 75% TSCĐ, 50%-70% tổng lượng tín dụng NHNN, hơn 70% tổng vốn vay từ nước ngoài và đã đóng góp hàng năm khoảng 39% GDP cả nước, 20% tổng vốn đầu tư tòan xã hội, 25% tổng thu NSNN. Do vậy vai trò của các DNNN được khẳng định trong nền kinh tế. Tuy nhiên quy mô của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn quá nhỏ. Theo số liệu hiện nay các DNNN của ta có quy mô vốn bình quân dưới 10 tỷ VNĐ và thực tế hoạt động của các DNNN còn yếu, chậm đổi mới. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính 1999 có tới 1/3 tổng số vốn DNNN không đầu tư vào kinh doanh, trong khi đó tình trạng không đủ vốn kinh doanh còn phổ biến ở các doanh nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và số lượng doanh nghiệp đóng góp vào NSNN không nhiều. Năm 1995, tổng nợ của DNNN lên tới 297.000 tỷ đồng, các khoản này trong thời gian dài đã đe doạ sự ổn dịnh của hệ thống ngân hàng và ảnh hưởng tới các công ty làm ăn có hiệu quả cho đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm mặc dù từ năm 2000 đến năm 2001 chính phủ và ngân hàng nhà nước đã có nhiều nỗ lực để điều chỉnh. Năm 2000 tổng hợp từ 5.429 DNNN có tới 3.233 doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có hàng tồn kho ứ đọng, không cần dùng chiếm 34% nguồn vốn kinh doanh, nợ phải thu không thu được (khó thu) chiếm 38,5% vốn lưu động. Tình trạng bị chiếm dụng vốn khá phổ biến. Sau đây là bảng số liệu về: Mức đóng góp vốn đầu tư xã hội theo nguồn vốn của khu vực nhà nước trong giai đoạn (1990-2000). Đơn vị: % 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 -Tổng số (tỷ đồng) -Vốn đầu tư của nhà nước (%) trong đó: + NSNN +Tín dụng nhà nước + DN Nhà nước 7581 40,2 24,8 0 15,4 13470 38,0 14,3 8,7 14,9 24736 35,1 24,1 3,8 7,2 42167 44,0 27,5 7,0 9,5 54296 38,3 15,3 8,5 14,5 68046 38,3 19,9 4,5 13,8 79367 45,2 20,8 10,4 13,9 96870 48,1 21,2 13,1 13,7 97336 54,0 22,8 10,5 20,7 10377 61,5 25,2 14,2 22,1 120600 61,9 23,2 20,5 18,2 (Nguồn: Tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam 10 năm (1991-2000). Tổng cục thống kê). 1.1.2.Nguồn vốn từ khu vực tư nhân Trong phần này chúng ta chỉ xét đến nguồn vốn của tư nhân và của dân cư. Theo số liệu do tổng cục thống kê đưa ra về tình hình giai đoạn 1991-2000: năm 1991 vốn dân cư đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội là 35,9%, đến năm 1996 là 20,2% và năm 1998 còn 17,4%. Vốn đầu tư phát triẻn cuả dân cư năm 1999 đạt 25,9 nghìn tỷ đồng chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 82% tổng số vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2000 các chỉ tiêu tương ứng nêu trên là 29,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng vốn đầu tư khu vực quốc doanh. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% tổng vốn đầu tư này được giành cho phát triển sản xuất kinh doanh. 50% còn lại tương ứng 13-14 tỷ đồng mỗi năm dùng cho xây dựng nhà ở của các hộ dân cư. Theo tính toán sơ bộ năm 2000 nguồn vốn tồn đọng trong dân (ngoài số tiền gửi ngân hàng,số tiền đã đầu tư trực tiếp...) lên đến 40 nghìn tỷ đồng. Chính vì vậy cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi và tạo niềm tin để người dân tự đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời thành lập hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để từ đó có thể cho vay lại đối với các thành viên có nhu cầu. Tính đến ngày 31/12/2001 toàn bộ hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã huy động được 2400 tỷ đồng, trong đó quỹ tín dụng cơ sở huy động được 2000 tỉ đồng, quỹ tín dụng trung ương được 400 tỷ đồng. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phải được thực hiện hợp lý hơn. 1.2. Nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn nước ngoài chính là dòng lưu chuyển vốn quốc tế và biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam luôn coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế. Quan điểm thu hút điểm thu hút đầu tư nước ngoài là nhất quán, lâu dài được cụ thể hoá trong các qui định luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản có liên quan Vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào đầu tư phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nguồn vốn FDI cho đầu năm 2001 có 3.260 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký (cả cấp mới và tăng vốn) trên 44 tỷ USD; trên 2600 dự án đang còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD, chiếm 44,5% số vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện của phía nước ngoài đạt gần 18 tỷ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra trên 12% GDP, trên 34% giá trị sản xuất công nghiệp, xấp xỉ 7% nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho gần 35 vạn lao động trực tiếp đồng thời mang lại công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho Việt Nam. Đầu tư nước ngoài ngày càng khởi sắc, năm 2003 vừa qua cả nước có 620 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.560 tỷ USD bằng 87,3% số dự án và bằng 113,8% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm trước. Có khoảng hơn 79% số dự án mới do các địa phương, các bản quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cấp phép. Đặc biệt một số dự án có quy mô lớn: Công ty TNHH Sài Gòn sport city với VĐT cam kết 130 triệu USD; dự án sản xuất đĩa trắng CD, VCD, DVD ... của Hồng Kông tại khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng) với VĐT cam kết xấp xỉ 40 triệu USD.... 1.2.1.Nguồn vốn ODA ODA xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước công nghiệp đã thoả thuận sự giúp đỡ dưới dạng hỗ trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi cho các nước đang phát triển. Trong những năm qua đảng và nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nhờ vậy nước ta đã thành công trong việc thu hút nguồn vốn phát triển hỗ trợ chính thức phục vụ chiến lược ổn định kinh tế – xã hội. Kể từ năm 1993 đến năm 2000 Việt Nam đã tổ chức được tám hội nghị các nhà tài trợ với tổng số vốn cam kết là 17,54 tỷ USD. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 300 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Tình hình cam kết ODA giai đoạn 1993 – 2000. Đơn vị: tỷ đồng Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mức vốn cam kết 1,81 1,94 2,26 2,43 2,4 2,2 2,1 2,4 (Nguồn: giáo trình kinh tế đầu tư) Mức vốn cam kết này bao gồm cả các khoản viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Hầu hết nguồn vốn ODA tập trung vào phát triển các cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng trưởng xoá đói giảm nghèo bao gồm: giao thông vận tải, cấp thoát nước, giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường, y tế – xã hội, năng lượng, thuỷ lợi, công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản. 1.2.2.Nguồn vốn FDI Từ cuối thập kỷ 70, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở nên quan trọng đối với tăng trưởng của một số nền kinh tế đang phát triển. Trung bình giai đoạn 1981-1985 mỗi năm có khoảng 13 tỷ USD FDI vào các nước đang phát triển, tốc độ tăng trung bình 26%/năm; giai đoạn 1986-2000 các chỉ tiêu tương ứng là 25 tỷ USD và 16%/năm. ở Việt Nam sau gần 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn FDI đã góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như điện lực, dầu khí... FDI ở Việt Nam bình quân là 3,7 tỷ USD/năm cung cấp khoảng 65% vốn đầu tư toàn xã hội, xấp xỉ 19% GDP của Việt Nam. Tính từ năm 1988-2000 trên phạm vi cả nước đã có 3251 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 44.587 triệu USD. Và trong giai đoạn 1988-2000 phân theo hình thức đầu tư , nước ta cũng thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào sản xuất đầu tư phát triển Số liệu kinh tế xã hôi Việt Nam 2002 –kế hoạch 2003 –tăng trưởng và hội nhập (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: triệu USD STT Hình thức đầu tư số dự án Tổng VĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 2 3 4 BOT Hợp đồng hợp tác kinh doanh DN 100% vốn nước ngoài DN liên doanh 6 157 2417 1.089 1.332.975.000 3.870.280.224 14.202.336.482 19.69.154.173 411.385.000 3.300.263.330 6.298.792.563 8.013.273.547 216.941.200 3.761.554.367 6.725.903.405 10.034.903.814 Tổng 3.669 39.104.745.879 18.023.678.710 20.739.302.795 Trong đó nguồn vốn cho xây dựng cơ bản là chủ yếu chiếm 70% số dự án với 68,7% vốn đăng ký (năm 2003). Tuy nhiên FDI cũng trải qua những biến động do sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế – chính trị – xã hội: - Giai đoạn 1991-1997 FDI tăng trưởng nhanh góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội. + 1991-1995: 16 tỷ vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng cao, vốn thực hiện đạt 7,153 tỷ USD bằng 32% tổng vốn đầu tư của cả nước. năm 1995 tăng gấp 3 lần so với năm 1991. + 1996-1997: FDI tiếp tục tăng thêm 15 tỷ vốn đăng ký và 6,06 tỷ vốn thực hiện - Giai đoạn 1998-2000: đây là thời kỳ suy thoái FDI do ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế – xã hội năm 1997 trong khu vực. Năm 1998 vốn đăng ký là: 3,897 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,4 tỷ USD Năm 1999 vốn đăng ký là: 1,586tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD Năm 2000 vốn đăng ký là: 1,973 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,2 tỷ USD - Giai đoạn 2001 cho đến nay: FDI đang dần được phục hồi Năm 2001 vốn đăng ký là: 2 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,3 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Năm 2001 vốn đăng ký là: 1,4 tỷ USD; vốn thực hiện là: 2,35 tỷ USD Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 1991-1997 1998 – 2000 2001 đến nay 1. Vốn đăng ký 2. Vốn thực hiện 16 7,153 31 13,213 3,897 2,4 1,568 2,2 1,973 2,2 2 2,3 1,4 2,35 (Nguồn: Báo đầu tư - 22/12/2003). 2. Cơ cấu vốn đầu tư Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm 1995 đến nay ngày càng tăng cao. Từ 60,75 ngàn tỷ đồng năm 1995 lên 67,49 ngàn tỷ đồng năm 1996; 79,2 ngàn tỷ đồng năm 1997; 75,58 ngàn tỷ đồng năm 1998; 80,08 ngàn tỷ đồng năm 1999 và đến năm 2003 vừa qua quy mô vốn đầu tư vượt hơn 217 ngàn tỷ đồng (chiếm khoảng 35,8% GDP). Nếu so với năm 1995 thì năm 1996 tăng 11,1%; năm 1997 tăng 30,4%; năm 1998 tăng 24,4%; năm 1999 tăng 31,8%. Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996-2000 thì cả nước đạt 394,1 ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với cả giai đoạn 1991-1995. Trong đó vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được chia làm ba bộ phận: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. (theo tạp chí: “con số và sự kiện” số 1+2/2003). 2.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa TSCĐ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ ngày càng được đa dạng hoá về nguồn huy động, quy mô của các nguồn cũng tăng đáng kể. Trước năm 1990 khi còn vận hành theo cơ chế cũ, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu bằng NSNN. Từ năm 1990 trở lại đây, ngoài nguồn NSNN còn có sự tham gia của các nguồn vốn khác. Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn xã hội (trung bình năm). giá hiện hành Tổng cộng 1991-1995 1996-2000 1991-2000 40,546 100(%) 99,589 100(%) 70,067 100(%) Vốn nhà nước Vốn NSNN Vốn tín dụng Vốn của DN 15,840 8,275 2,547 5,018 39 52 17 31 54,715 22,704 14,135 17,875 54 42 25 33 35,278 15,490 8,341 11,446 46 47 21 32 Vốn ngoài quốc doanh Vốn dân cư Vốn của các tổ chức, DN ngoài quốc doanh 13,459 10,876 2,582 37 81 19 21,155 17,394 3,761 22 82 18 17,307 14,135 3,172 29 82 18 3. Vốn nước ngoài 11,246 25 23,720 24 17,483 24 (nguồn: số liệu của tổng cục thống kê) Trong cơ cấu vốn nhà nước, tỷ trọng vốn của DNNN và vốn tín dụng nhà nước có xu hướng tăng thay cho sự suy giảm tương đối của NSNN. Vốn NSNN trong tổng số vốn của nhà nước đã giảm từ 52% trong giai đoạn 1991-1995 xuống còn 42% trong giai đoạn 1996-2000. Tuy nhiên vai trò của nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong tổng đầu tư toàn xã hội. Còn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư XDCB. Trong giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 25% mỗi năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành nông nghiệp những năm qua ở mức thấp và có xu hướng giảm xuống. Năm 1991 tỷ trọng vốn đầu tư vào nghành nông nghiệp chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến năm 2000 tỷ trọng này giảm xuống còn 7%. Đầu tư cho công nghiệp được tập trung khá lớn do đây là nghành được ưu tiên phát triển cho giai đoạn 1991-2000. đặc biệt là đối với công nghiệp xây dựng đã có sự tăng trưởng rõ rệt từ 3% toàn ngành công nghiệp giai đoạn 1991-1995 lên đến 7% giaiđoạn 1996-2000. Dịch vụ vẫn là nghành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội nhưng lại có sự bất hợp lý trong phân bổ. * Vốn đầu tư theo vùng, lãnh thổ: Vùng Đông Nam Bộ cho đến nay vẫn là vùng chiếm tỷ trọng vốn đầu tư XDCB lớn nhất (trung bình 40,5% thời kỳ 1996-2000) và có xu hướng gia tăng. Trong khi đó vùng Tây Bắc là vùng có tỷ trọng thấp nhất (chiếm 1% tổng vốn đầu tư XDCB. Cơ cấu đầu tư XDCB theo lãnh thổ (trung bình năm) đơn vị: % cả nước 1996 100 1997 100 1998 100 1999 100 2000 100 ĐBSH ĐB TB BTB DHMT TN ĐNB ĐBSCL 16 3 1 4 3 2 36 9 22 3 1 4 4 2 38 10 17 4 1 6 5 2 45 11 16 5 1 6 5 2 42 12 17 5 1 6 5 2 41 13 2.2. Vốn lưu động bổ sung: Bao gồm những khoản đầu tư mua sắm tài sản cố định tăng hơn năm trước. Vốn lưu động bổ sung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội. Năm 1999 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 131,2 nghìn tỷ dồng thì vốn lưu động bổ sung chỉ chiếm khoảng 8,7% tương đương với 11,4 nghìn tỷ đồng trong khi vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ là 12,3 nghìn tỷ đồng chiếm 85,6%; còn vốn đầu tư phát triển khác là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7%. Tuy nhiên vốn lưu động của doanh nghiệp mới chỉ được đánh giá trên hai nguồn cơ bản đó là từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiệp nước ngoài. 2.3. Vốn đầu tư phát triển khác: Bao gồm chi phí thăm dò, khảo sát và quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình 773 phủ xanh đất trồng ven sông, ven biển...). Ngoài ra còn có các chương trình về nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực... Cơ cấu vốn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. ước tính năm 2000 vốn đầu tư phát triển khác đạt 8,9 nghìn tỷ đồng chiếm 6% và tăng 18,1% so với năm 1999 với tổng số vốn là 7,5 nghìn tỷ đồng chiếm 5,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. (nguồn con số và sự kiện số 1/2001) 3. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 3.1. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp một vài năm trở lại đây tăng cao đánh dấu ch sự phục hồi của công nghiệp đặc biệt là từ giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây, cụ thể: đơn vị: % năm 1996 1997 1998 1999 2001 2002 2003 Tốc độ tăng trưởng CN(%) 14,2 13,8 12,5 11,6 14,5 14,5 16 Trong đó, gía trị sản xuất CN năm 2001 ước đạt 228798 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) tức là tăng 14,5% so với năm 2000. Nét nổi bật trong sản xuất CN là khu vực ngoài quốc doanh tăng cao hơn so với khu vực nhà nước. Chỉ riêng 4 năm qua khu vực ngoài quốc doanh tăng 10 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 19,5% (2001); 18,3% (2000) và năm 1999 là 10,9% , cho đến năm 2003 vừa qua là 18,7% đứng đầu trong ba khu vực: khu vực doanh nghiệp nhà nước (12,4%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) (theo số liệu của tạp chí : “ nghiên cứu kinh tế” số 285 tháng 2/202) Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định với tốc độ khá cao, tăng 13,8%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn khu vực đạt 82.027 tỷ đồng chiếm 35,9% tổng giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh năm 1994). Theo số liệu thống kê năm 2001 thì đến năm 2003 khu vực này vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ ước tăng 18,3%. đứng thứ 2 trong 3 khu vực, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng 15,1% đạt được năm 2002. Nếu không kể dầu khí (6,2%) thì tốc độ tăng của khu vực này là 22,4%. Tỷ trọng của khu vực này đạt 36,2% toàn ngành công nghiệp, tăng hơn so với 35,5% năm 2002 và gấp 1,5 lần tỉ trọng năm 1995 (25,1%). Nó đóng góp 40,6% giá trị sản xuất của toàn nghành công nghiệp trong khi khu vực DNNN – 31%, khu vực ngoài quốc doanh – 28,4%. (tạp chí: “con số và sự kiện” – 3/2003). Giá trị sản xuất công nghiệp 2003 (giá so sánh 1994) ước thực hiện năm 2003 (tỷ đ) Năm 2003 so với 2002 Tổng số: phân theo khu vực- thành phần kinh tế - Khu vực DNNN Trung ương Địa phương - Khu vực ngoài quốc doanh 302.990 117.289 78.779 38.516 75.906 109.795 116.0 112.4 112.6 112.0 118.7 118.3 Mức vốn đầu tư vào công nghiệp tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn như: Vĩnh Phúc (93,8%), Đà Nẵng (21,2%), Cần Thơ (20,7%), Khánh Hoà (18,4%), Hà Nội (14,4%), Hải Phòng (14,1%), Phú Thọ (13,4%). (số liệu năm 2001). 3.2. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Sau gần 20 năm đổi mới nông – lâm – ngư nghiệp nước ta đã có bước phát triển khá nhanh và toàn diện không những đảm bảo được an toàn lương thực thực phẩm mà còn cung cấp nhiều nông sản – thuỷ hải sản ... phục vụ cho xuất khẩu với số lượng lớn, chất lượng ngày càng tăng. Sản xuất nông nghiệp năm 2001 tiếp tục phát triển và tăng trưởng theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất ước đạt 145.507 tỷ đồng (theo giá 1994) Tăng 4,1%;GDP ước đạt 109.765 tỷ đồng (gía hiện hành) tăng 2,6% so với năm 2000. Trong đó thuỷ sản tăng 10,5% (theo số liệu năm 2001). Riêng năm 2003 nông – lâm chiếm gần 18% tổng sản phẩm trong nước, hàng năm sử dụng gần 20 triệu ha đất và rừng, thu hút 72% lực lượng lao động xã hội. Đối với vốn đầu tư cho thuỷ lợi cũng đã tăng lên đáng kể, năm 1998 ở mức 2.800 tỷ đồng; năm 1999 khoảng4.000 tỷ đồng và năm 2000 khoảng 3.800 tỷ đồng. Cả giai đoạn 1991-2000 vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp năm 2000 đã tăng gấp 2 lần năm 1997 và gấp 6 lần năm 1991. Trong cơ cấu hiện nay, vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm hơn 79% đầu tư toàn ngành. Trong 10 năm 1991-2000 tổng vốn đầu tư cho thuỷ lợi ước tính 20.000 tỷ đồng (1,7 tỷ USD). Trong đó thời kỳ 1991-1995 đạt khoảng14.500 tỷ đồng (500 triệu USD) và giai đoạn 1996-2000 khoảng 14.500 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD) gấp 4 lần số vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1991-1995. (tạp chí tài chính – tháng 6/2001) Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn trong 10 năm qua đã có sự gia tăng đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2000, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá năm 1995) tương đương 5,9 tỷ USD chiếm khoảng 10,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Trong đó trong 5 năm 1996-2000 lên tới 21,8%. Như vậy trong 5 năm 1996-2000 đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt là trong 2 năm gần đây nhất tỷ trọng này lên tới 15% (kể cả đầu tư cho thuỷ lợi). Nguồn vốn ngân sách tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp – nông thôn. Xem xét đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản: năm 1990 nguồn vốn này là 402 tỷ đồng (chiếm 17,34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); năm 1996 đạt 2882,4 tỷ đồng (bằng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN); và đến năm 1998 số vốn này chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ NSNN (theo tạp chí tài chính – tháng 6/2001). Ngoài ra cũng phải nói đến nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng góp phần quan trọng. Phương thức đầu tư chủ yêu của nguồn vốn này là hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao cơ sở hạ tầng... Nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển nông nghiệp nữa là FDI. Riêng trong giai đoạn 1987-1994 FDI đầu tư vào trong nông nghiệp đạt 874 triệu USD (chiếm 8,2% tổng nguồn vốn FDI của cả nền kinh tế) và cho đến giai đoạn 1998-2002 (tức là từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2002) thì có 354 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 1433,3 triệu USD trong đó có 678,9 triệu USD vốn pháp định chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư FDI của cả nước ( tương ứng tỉ lệ 7,69% số dự án, 3,3% số vốn đăng ký và 3,3% vốn pháp định) tức là quy mô bình quân 1 dự án chỉ có 4 triệu USD vốn đăng ký và 1,9 triệu USD vốn pháp định. Nhìn chung, khả năng thu hút vốn còn thấp, số dự án ít, quy mô nhỏ. Tuy nhiên năm 2003 tình hình đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng số dự án và số vốn đầu tư cao so với các năm trước cũng như so với các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Số dự án đạt 68, vốn đăng ký 117,6 triệu USD, vốn pháp định 61,5 triệu USD; so với năm 2002 số dự án tăng 3,8 lần, số vốn đăng ký tăng 3,56 lần, số vốn pháp định tăng 2,65 lần. Trong khi vốn đăng ký của toàn bộ khu vực FDI của Việt Nam năm 2003 chỉ đạt 1512,8 triệu USD giảm 2,9% so với năm 2002. 3.3. Dịch vụ Trong xu hướng vận động hiện nay thì các ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội các ngành dịch vụ có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và đa dạng, phong phú để đáp ứng kịp thời với sự phát triển nói chung. Song song với nó thì vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ cũng tăng. Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc thời kỳ 1991-2000 là 95,5 nghìn tỷ đồng (tính theo giá năm 1995) tương đương với 8,6 tỷ USD, chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm. Trong đó 5 năm 1991-1995 là 14%, 5 năm 1996-2000 là 15,76%. Tốc độ tăng bình quân 42,9%; thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 7,1%. Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá trong 10 năm 1991-2000 là gần 30 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 1995

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35645.doc
Tài liệu liên quan