MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ 3
1. Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý 3
1.1. Khái niệm cơ cấu đầu tư 3
1.2. Ph©n lo¹i c¬ cÊu ®Çu t: 3
1.2.1. C¬ cÊu ®Çu t theo nguån vèn ®Çu t 3
1.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư
1.2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành 9
1.2.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo vùng, lãnh thổ 10
1.3. Đặc điểm của cơ cấu đầu tư 10
1.4. Cơ cấu đầu tư hợp lý 12
1.4.2. Đặc điểm 12
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư 13
2.1. Nhóm nhân tố¬ 13
2.2. cơ cấu đầu tư hợp lí theo từng 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM. 19
1. CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGUỒN VỐN.
1.1. Vốn đầu tư trong nước:
1.1.1. Vốn ngân sách nhà nước:
1.1.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước:
1.1.3. Vốn đầu tư từ tư nhân và dân cư:
1.2. Vốn đầu tư nước ngoài
1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
1.2.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA.
1.2.3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
1.2.4. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
2. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH: 45
3. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, VÙNG LÃNH THỔ. 48
3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 51
3.1.1. Giới thiệu chung. 51
3.1.2. Phân tích cơ hội và thách thức trong hội nhập của Vùng kinh tế phía Nam (Theo tạp chí cộng sản) 54
3.2. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: 59
3.2.1. Giới thiệu chung. 59
3.2.2. Thực trạng phát triển của Vùng kinh tế Bắc bộ. 60
3.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.( Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm trong nước) 62
3.3. Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ. 63
3.3.1. Giới thiệu chung. 63
3.3.2. Thuận lợi và khó khăn của Vùng kinh tế Miền Trung. 64
3.3.3. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.( Quyết định số 145/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm trong nước) 66
4. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ: 67
4.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. 67
4.2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. 71
CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Những hạn chế trong cơ cấu đầu tư ở Việt nam
1.1Chưa huy động hết tiềm năng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế.
1.2. Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả.
1.3. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
1.4. Bố trí đầu tư còn dàn trải.
1.5. Lãng phí, thất thoát trong đầu tư còn lớn.
1.6. Tình hình nợ đọng trong đầu tư và xây dựng còn là vấn đề bức xúc.
1.7. Các cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển còn chậm được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế của công tác quản lý hiện nay.
1.8. Những tồn tại trong công tác đấu thầu, giám sát và đánh giá đầu tư.
1.9. Thanh, quyết toán công trình còn chậm do thủ tục phức tạp.
2. Giải pháp khắc phục hạn chế và định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư trong thời gian tới (2010 - 2015):
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
84 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 80% kế hoạch đặt ra trong năm. Theo WB, mức giải ngân ODA của Việt Nam thực tế chỉ đạt 7% so với mức bình quân khu vực là 18 - 20%. Điển hình nhất trong vấn đề này, nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam đó là Nhật Bản, với đại diện tiêu biểu nhất là JBIC, thường yêu cầu vốn giải ngân tối thiểu là 22%, song Việt Nam chưa năm nào đạt được chỉ tiêu này.
Tuy mức giải ngân sau này có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn còn thấp và không đồng đều giữa các loại dự án và các nhà tài trợ. Tuy nhiên, các dự án kỹ thuật cũng có mức giải ngân đạt yêu cầu và nhanh chóng đi vào hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
NGUỒN VỐN TÍN DỤNG TỪ CÁC NGÂN HÀNG TM QUỐC TẾ
Trong các nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế cũng chứa một tỷ trọng đáng kể.
Các số liệu của Ngân hàng thế giới WB đã cho thấy luồng vốn đầu tư từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm. Các kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ đã nhanh chống lan ra hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.Từ thời điểm đó và đặc biệt là trong năm 2009 kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Trong bối cảnh chung đó nhưng hệ thống ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng (TCTD)có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam vẫn tiếp tục hoạt động hiệu quả.các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tiếp tục duy trì các khoản tín dụng đối với VN ở qui mô khá và cam kết mức tài trợ cho năm 2010 đạt kỉ lục từ trước tới nay.
Tính đến nay VN có 51 ngân hàng và TCTD khác của nước ngoài,trong đó có 5 ngân hàng liên doanh với hơn 20 chi nhánh trực thuộc;5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài gồm:HSBC,ANZ,standard Char-tered bank,shinhan bank,và hong-gleong bank,4 trong 5 ngân hàng này đã chính thức chuyển đổi thành ngân hàng 100%vốn nước ngoài,47 chi nhánh của 33 ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy phép đang hoạt động tại VN.4 công ty tài chính và 5 công ty cho thuê trực thuộc ngân hàng nước ngoài;8 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và 56 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài đang hiện diện tại VN.mới đay nhất đó là cuối tháng 11-2009,NHTW tiếp tục cấp giấy phép mới cho 2 chi nhánh ngân hàng của trung quốc được hoạt động tại VN…
-về kết quả hoạt động tính đên tháng 10- 2009,các TCTD nước ngoài có tổng nguồn vón huy động tăng 17,8%,tổng dư nợ cho vay tăng 14%,và tổng tài sản có tăng 14.9% so với cuối năm 2008.trong khi đó tỉ lệ nợ xấu dừng lại ở co số 0.9% s với tổng dư nợ.tổng số lợi nhuận trước thếu của khối TCTD nước ngoài cũng tính đến hết tháng 10-2009 đạt 2.947,5 tỷ đồng VN.
Nhìn chung,các TCTD nước ngoài hoạt động an toàn,hiệu quả và tuân thủ pháp luật VN,đảm bảo tỉ lệ an toàn,tỉ lệ dự trữ và quản lí phù hợp với pháp luật VN.
Đối với riêng khối ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại VN cũng tính đến hết tháng 10-2009 đạt mức thu nhập trước thuế là 2.612 tỷ đồng;nguồn vốn huy động tăng 17.8%,dư nợ cho vay tăng 10.8%,tổng tài sản có tăng 14% so với cuối năm 2008(khi đó tỉ lệ này chỉ có 0.47%)nhưng vẫn thấp hơn các nhóm ngân hàng khác.Đối với các ngân hàng liên doanh ,thu nhập trước thuế đạt 477 tỷ đồng,huy động vốn tăng 34,3%,tổng tài sản có tăng 18.3% so với cuối năm 2008.Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nguồn vốn huy động tăng 17,5%,dư nợ cho vay tăng 41,8%,tổng tài sản có tăng 40.5% so với cuối năm 2008
*Lĩnh vực đầu tư của nhóm ngân hàng nước ngoài là:
Các nhóm ngân hàng nước ngoài tập trung vào phát triển và triển khai hiện đại hóa công nghệ,các sản phẩm mới trên thị trường VN như:ngân hàng điện tử,bao thanh toán,công cụ phái sinh,…các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ,đa dạng hóa đối tượng khách hàng và kênh phân phối sản phẩm.
* lợi ích VN thu được từ các ngân hàng nước ngoài và TCTD nước ngoài tại VN
- Viếc gia tăng số lượng và quy mô hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại VN chứng tỏ cac nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào quá trình cải cách,quyết tâm hội nhập quốc tế,tiềm năng phát triển kinh tế nhanh,bền vững của VN
- Thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh mẽ hoạt động ngân hàng tại VN,chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại vào nước ta.
- Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,khách du lịch quốc tế đến VN,thúc đẩy thị trường tiền tệ ,thị trường dịch vụ ngân hàng ở VN phát triển.Các TCTD nước ngoài chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại,quản trị điều hành ngân hàng tiên tiến vào thị trường VN.
Để hỗ trợ VN đối phó với tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,các tổ chức IMF,WB,ADB đã cung cấp nhiều khoản vay ưu đãi lớn.IMF đã tiến hành phân bổ cho VN trên 267 triệu SDR(quyền rút vốn đặc biệt).VN cũng là 1 trong những nước được vay ưu đãi lớn nhất từ nguồn IDA,và bước đầu tiếp cận nguồn vốn IBRD của WB.Năm 2009,WB đã tăng vốn cho một số chương trình dự án hỗ trợ ngân sách cho VN với tổng giá trị tăng thêm là 250 triệu USD và bổ sung khoản vay lần thứ nhất chương trình cải cách đầu tư công (PIR) trị giá 500 triệu USD.Trong năm 2009 NHNN đã chủ trì đàm phán thành công với ADB 10 chương trình ,dự án với tổng giá trị 1,9 tỷ USD…mới đây,WB và ADB tiếp tục cam kết cho VN vay 3,9 tỷ USD trong năm 2010 trong đó có trên 800 triệu USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó. Chúng ta nhận được rất nhiều khoản tín dụng với lãi suất thấp, đầu tư vào nhưng lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng… Các khoản tín dụng này hầu hết có giá trị rất lớn, có dự án số tiền đầu tư lớn hơn 1 tỷ USD. Nhưng vấn đề ở chỗ số vốn này không được đưa về Việt nam cùng một lúc mà được giải ngân trong một thời gian đáng kể hay chia thành nhiều đợt. Và bài toán giải ngân vốn của chúng ta luôn là bài toán khó. Trong cơ chế đổi mới như hiện nay, với tình hình thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư như vậy, việc giải ngân vốn là vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ riêng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà ngay cả các nguồn vốn trong nước như nguồn Ngân sách nhà nước cũng cần phải giải ngân chính xác.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập nền kinh tế thì việc thanh toán quốc tế diễn ra thường xuyên và đòi hỏi mức độ chuyên môn cao. Các NHTM quốc tế được thành lập dưới sự góp vốn của các cá nhân và doanh nghiệp hoạt động thành đạt tại VN và trên trường quốc tế. Hoạt động chủ yếu là cho vay và nhận tiền gửi, thanh toán chuyển tiền quốc tế…Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nguồn vốn NSNN ngày càng bị thu hẹp, nguồn vốn hỗ trợ và phát triển chính thức ( ODA) bộc lộ những nhược điểm của nó (như gây nên sự phụ thuộc về chính trị) thì nguồn vốn vay từ các NHTM quốc tế trở thành một nguồn vốn quan trọng trong đầu tư phát triển.
Mặt khác nguồn vốn vay từ NHTM quốc tế có tính năng động hơn nguồn vốn vay từ các NHTM quốc doanh do phải chịu ít hơn sự quản lý và kiểm soát của nhà nước.
Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế.Việt Nam đã có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
- Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ) 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%. Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).
-Ngày 25/1/2010 phát hành lần thứ 2, 1 tỷ USD ra thị trường vốn quốc tế.Đến ngày 29/1 thì bộ tài chính thông báo số tiền 1 tỷ USD đã về đến tài khoản của Bộ. Bộ Tài chính cho biết đối tượng mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam chủ yếu là các quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản (mua 73%). Các đối tượng khác như quỹ bảo hiểm, hưu trí mua 10%, ngân hàng mua 7%... Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ châu Mỹ (56%), châu Á chiếm 28% trong khi nhà đầu tư châu Âu chỉ mua 16%.
Việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Sự thận trọng có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.
Về phía bản thân các chủ thể trong nước, rõ ràng, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế.
Những tác động tích cực khi phát hành trái phiếu ra thị trường trái phiếu quốc tế :
+ Cầu nối giữa thị trường vốn trong nước với thị trường tài chính quốc tế. Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu như không hạn chế. Trong bối cảnh có giới hạn về nguồn vốn tiết kiệm như hiện nay
+ Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường vốn trong nước với thị trường vốn nước ngoài. Khi phát hành thì phải chấp nhận điều kiện chung của thị trường tài chính quốc tế, chấp nhận sự cạnh tranh và các điều kiện ràng buộc tín dụng.ngoài ra còn có cơ hội xác định chi phí sản xuất hàng hóa trong nước, khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước với hàng hóa nước ngoài.
+ Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và sẽ là điều kiện tài chính đầu vào của các dự án đầu tư trong nước. Điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước lựa chọn khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư, các loại tài sản tài chính để phòng ngừa rủi ro.
+ Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.
Những thách thức đối với kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế:
+ Chấp nhận lãi suất thị trường: Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài.
+ Tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế: VN phải đảm bảo tính công khai minh bạch và cập nhật thông tin thường xuyên đối với cộng đồng đầu tư quốc tế. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu,những yêu cầu về tính công khai và tuân thủ các luật quốc tế.
+ Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư.
+ Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VN trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau.
Năm 2005 Việt Nam chính thức mở đường vào thị trường vốn quốc tế bằng phát hành trái phiếu chính phủ.
Với sự chuẩn bị khá kỹ càng và bài bản, kết quả giao dịch trái phiếu của chính phủ VN ngay lần đầu tiên chào bán trên thị trường vốn quốc tế 27/10 là “khá hời”. Đây là bước đi khai phá đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp VN tiếp cận vào thị trường quốc tế.
Do những biến động của thị trường của thị trường vốn quốc tế, đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã nhiều lần bị trì hoãn do chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi. Năm 2005 thời cơ đã chín muồi: kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.
2. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO NGÀNH:
Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo nghành chưa có nhiều chuyển biến tích cực nên hệ quả của đầu tư chưa phải mức thoả đáng. Ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực với tỷ trọng tăng từ 22% lên xấp xỉ 40%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp và tạo thuân lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên ngành nông nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng nên chưa có chuyển biến nhiều, hệ quả của đầu tư đối với sự chuyển biến của ngành nông nghiệp đó là hình thành nên một số ngành mới, lĩnh vực mới.
Bảng 8: Vốn đầu tư thực tế phân theo ngành kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Sơ bộ 2008
Tổng số
151183
170496
200145
239246
290927
343135
404712
532093
610876
Nông nghiệp và lâm nghiệp
17218
13629
14605
17077
18113
20079
22323
25393
29313
Thủy sản
3715
2513
2934
3143
4850
5670
7764
8567
9665
Công nghiệp khai thác mỏ
9588
8141
7964
11342
22477
26862
30963
37922
50962
Công nghiệp chế biến
29172
38141
45337
51060
58715
68297
80379
108419
108124
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
16983
16922
20943
24884
31983
37743
43550
54970
64160
Xây dựng
3563
9046
10490
11508
11197
13202
16043
21136
25005
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
3035
7953
11962
14763
15659
18359
20154
23195
28200
Khách sạn và nhà hàng
4453
2975
3847
4230
5549
6628
8613
10899
11805
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
19913
26999
32398
38226
39381
48252
58410
82495
90084
Tài chính, tín dụng
1303
2018
1120
1983
1800
2174
3295
6275
7530
Hoạt động khoa học và công nghệ
1883
1936
695
1351
1486
2546
3266
3852
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
4031
1735
2612
3605
5025
5705
6920
25427
35496
QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
3914
3854
3072
4452
8260
9727
11914
13236
12906
Giáo dục và đào tạo
6084
6225
5882
7118
8614
10097
13234
14502
16521
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
2323
2770
3207
4370
5665
5775
6150
7517
8932
Hoạt động văn hóa và thể thao
2812
2228
3029
4288
4583
4893
5625
7257
9857
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
793
342
818
892
1015
1217
1456
1644
1752
HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác
20400
23071
29230
35151
46690
56969
65373
79973
96712
Nguồn : Tổng cục thống kê
Bảng 9: Cơ cấu đầu tư theo ngành trong giai đoạn 2000-2008
Đơn vị: %
Khối ngành
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng nguồn vốn Xã hội
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nông lâm ngư nghiệp
14
9
9
8
8
8
7
6
6
Công nghiệp- Xây dựng
40
44
43
41
43
43
43
42
41
Dịch vụ
46
47
49
50
49
49
50
51
52
Nguồn : Tổng cục thống kê
Theo số liệu thống kê ở trên, ta thấy trong thời gian qua, nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp (41% ) và dịch vụ ( 52% ), lĩnh vực công nghiệp giảm dần và còn 6% năm 2008. Trong giai đoạn năm 2000-2008 tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm, từ 24,53%GDP xuống còn 22,1%GDP; tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36,73%GDP lên 39,73%GDP; còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38,74%GDP xuống 38,17%GDP. Từ những con số trên chúng ta nhận thấy rằng công nghiệp và dịch vụ là những lĩnh vực quan trọng đóng góp chủ yếu vào cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy chính sách của nhà nước trong giai đoạn này vẫn chú ý đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì nước ta hiện nay, nông dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển, lệ gia tăng vốn đầu tư trong lĩnh vực này là 13,2%/ năm. Đầu tư cho lĩnh vực KHCN, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đã đạt tương ứng là 12,7% và 8,1%; ngoài ra còn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc 8,2%, các nghành khác khoảng 20,7%.
Cơ cấu vốn đầu tư theo khối ngành kinh tế cũng có sự dịch chuyển mạnh, không chỉ ở các ngành mà còn trong nội bội ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư khối ngành sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi khối ngành kết cấu hạ tầng giảm đi. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát trong thời gian gần đây.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Cơ cấu vốn đầu tư theo khối ngành kinh tế cũng có sự dịch chuyển mạnh, không chỉ ở các ngành mà còn trong nội bội ngành. Tỷ trọng vốn đầu tư khối ngành sản xuất kinh doanh tăng lên, trong khi khối ngành kết cấu hạ tầng giảm đi. Nguyên nhân là do chính sách thắt chặt quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước nhằm hạ nhiệt nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát trong thời gian gần đây.
Thực tế nền kinh tế ở nước ta, trong những năm đổi mới cho thấy, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
3. CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, VÙNG LÃNH THỔ.
Ba vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) có vị trí kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất của cả nước; nơi tập trung các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh với mật độ dân số đông; nơi tập trung đông khu công nghiệp, các khu chế xuất và các cảng biển, sân bay quan trọng nhất của cả nước.
Ba vùng KTTĐ có tác động tích cực đến phát triển của cả nước và các vùng khác, thể hiện trên các mặt:
Ba vùng KTTĐ đóng góp ngày càng lớn cho xuất khẩu và thu ngân sách của cả nước, làm quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn. Năm 2000, ba vùng KTTĐ đóng góp 59,8% GDP và 73,1% thu ngân sách của cả nước. Sau 8 năm, đến năm 2008, vị trí của ba vùng KTTĐ so với cả nước đã tăng lên đáng kể: tỷ trọng GDP so với cả nước từ 59,8% năm 2000 lên 64,7% năm 2008; tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp năm 2008 là 77,5%; ba vùng KTTĐ đã đóng góp trên 87% trị giá hàng xuất khẩu và 86% thu ngân sách của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của ba vùng KTTĐ luôn luôn đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước (cao gấp 1,3-1,5 lần so với nhịp tăng bình quân chung của cả nước), có tác dụng lôi kéo sự phát triển chung của các vùng và góp phần giữ được tốc độ tăng chung của nền kinh tế. Thời kỳ 2001-2008, ba vùng KTTĐ đã đóng góp 62,2% cho tăng trưởng GDP của cả nước, 69,4% cho tăng trưởng công nghiệp và 64,4% cho tăng trưởng khu vực dịch vụ. Tăng trưởng bình quân GDP của cả nước đạt khoảng 7,75%, trong khi đó ba vùng KTTĐ có tốc độ tăng bình quân 12,9%.
Mạng lưới kết cấu hạ tầng đã được tăng cường đáng đáp ứng yêu cầu phát triển, hợp tác của 3 vùng:
Nhiều công trình giao thông vừa được xây dựng, nâng cấp, đưa vào khai thác phát huy hiệu quả như quốc lộ 1A, 2, 3, 6, đường Láng - Hòa Lạc và các đường nối với các cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh (Vùng KTTĐ Bắc Bộ); tuyến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai ven biển miền Trung, nâng cấp các cảng biển Đà Nẵng, Chân Mây, Dung Quất và các sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai (vùng KTTĐ Miền Trung); nâng cấp tuyến quốc lộ 51 Thành phố Hồ Chí Minh-Vũng Tàu, Quốc lộ 22, một số tuyến vành đai TP. Hồ Chí Minh (vùng KTTĐ phía Nam).
Ba vùng KTTĐ tập trung 93% công suất cảng của cả nước, hiện đang triển khai xây dựng tích cực để mở rộng công suất cảng Hải Phòng, công suất 8-10 triệu tấn, tầu 1 vạn DWT, cảng Cái Lân công suất 3 triệu tấn (vùng KTTĐ Bắc Bộ); cảng Đà Nẵng, Dung Quất (vùng KTTĐ Miền Trung); Thị Vải, Sài Gòn (vùng KTTĐ phía Nam). Ba vùng tập trung 100% sân bay quốc tế, đã đầu tư chiều sâu các sân bay lớn của ba vùng là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
Đặc biệt là mạng lưới bưu chính viễn thông, cung cấp nước sạch của ba vùng phát triển đáng kể (riêng lượng nước sạch chiếm 85,5% tổng số nước sạch cung cấp cho cả nước).
Mức độ phát triển nhanh kết cấu hạ tầng của ba vùng đã giảm đáng kể thời gian đi lại, tăng cường số lượng và chất lượng thông tin liên lạc, tăng cường giao lưu giữa ba vùng KTTĐ với các vùng khác trong cả nước.
Ba vùng KTTĐ đã thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Năm 2007, ba vùng KTTĐ đã thu hút 352,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,5% vốn đầu tư xã hội của cả nước. Ước vốn đầu tư của ba vùng trong năm 2008 đạt khoảng 464,8 nghìn tỷ đồng (cả nước đạt khoảng 730,4 nghìn tỷ đồng). Do hội tụ được các điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Bảng 10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép năm 1988 - 2008 phân theo địa phương
Khu vực
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu USD)
Cả nước
10981
163607,2
Đồng bằng sông Hồng
2790
33627,1
Trung du và miền núi phía Bắc
325
1823,1
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung
690
4388,6
Tây Nguyên
147
1334,3
Đông Nam bộ
6462
70857,8
Đồng bằng sông Cửu Long
505
7876,5
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Sự phát triển nhanh của các vùng KTTĐ cũng góp phần giải quyết số lượng lớn lao động cho khu vực và cả nước. Hiện nay tại các khu công nghiệp và ở các đô thị lớn thuộc các vùng KTTĐ thu hút đông đảo lao động từ các tỉnh khác đến, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều gia đình ở các khu vực nông thôn. Các vùng KTTĐ cung cấp nhân lực có trình độ cao cho các vùng khác trong cả nước như giám đốc doanh nghiệp, cán bộ khoa học, chuyên gia lập dự án, chuyển giao công nghệ....
3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
3.1.1. Giới thiệu chung.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế Việt Nam, chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước, tỷ lệ dân số đô thị gần 50% (so với mức bình quân 25% của cả nước).
Bảng 11: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 1988 - 2008 phân theo Tỉnh\Thành phố
Tỉnh\Thành phố
Số dự án
Vốn đăng ký ( Triệu USD)
T.P Hồ Chí Minh
3234
29245.8
Đồng Nai
1031
14752.8
Bình Dương
1734
9984.2
Bà Rịa – Vũng Tàu
226
16896.1
Tây Ninh
173
778.2
Bình Phước
64
200.8
Long An
273
2896.3
Tiền Giang
27
294.8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Giao thông vận tải: Đường hành không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay lên 15 triệu khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng hành không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Đến năm 2010, Sân bay Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế.
+ Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước. Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sông Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là 1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.
+ Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển của Vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai: Đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các đướng vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đông - Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ cấu đầu tư,cơ cấu đầu tư hợp lýliên hệ thực trạng ở việt nam.doc