Đề tài Thực trạng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

MỞ ĐẦU 5

1. Sự cần thiết của đề tài 5

2.Tình hình nghiên cứu 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4.Đối tượng và phạm vi phạm nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Đóng góp của đề tài 7

7. Bố cục của đề tài 7

 

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 8

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI 8

1.1.1. Các định nghĩa về nghèo đói 9

1.1.2. Nguyên nhân gây ra nghèo đói 11

1.1.3. Tiêu chí nghèo đói 22

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 25

1.2.1. Tác động đối với kinh tế - xã hội 25

1.2.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo 26

1.3. VẤN ĐỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 27

1.3.1. Định nghĩa xoá đói giảm nghèo 27

1.3.2. Mục tiêu Thiên Niên Kỷ và vấn đề xoá đói giảm nghèo 28

 

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY. 31

2.1. TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY 31

2.2. NGUYÊN NHÂN 38

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan 38

2.2.2. Nguyên nhân khách quan 46

2.3. CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM 48

2.3.1. Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo 48

2.3.2. Những thành tựu của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay 59

2.3.3. Những hạn chế của công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam từ 1986 đến nay 66

 

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY THÀNH TỰU CŨNG NHƯ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 70

3.1. Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo 70

3.2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường 72

3.3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực hướng tới phát triển bền vững 72

3.4. Đổi mới công tác tổ chức, bảo đảm tính công khai, minh bạch và làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân bàn bạc, thảo luận, nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm vượt nghèo, vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo 74

3.5. Tiến hành đổi mới nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và hướng tới thị trường. 75

3.6. Quán triệt cho người dân và cán bộ nhà nước nhận thức đúng đắn ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo 76

 

KẾT LUẬN 77

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8606 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Đất nước ta là đất nước có hơn 70% là nông dân sản xuất nông nghiệp (đóng góp nông nghiệp trong tổng GDP chỉ 20%), chủ yếu vẫn theo kiểu thủ công, chưa cơ giới hoá được toàn diện, đời sống nông dân còn thấp, dân trí không đồng đều, nhìn chung trình độ văn hoá và nhận thức xã hội có nhiều hạn chế. Bảng 2.6. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (1995-2007) Đơn vị: % Chỉ số 1995 1996 1997 1999 2000 2003 2004 2007 GDP 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 27,2 27,2 25,8 25,4 25,4 21,8 21,7 20,0 Công nghiêp 28,8 28,8 32,1 34,5 34,5 40,0 40,1 42.0 Dịch vụ 44,0 44,0 42,1 40,1 40,1 38,2 38,2 38,0 ( Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 ) Bảng 2.7. Số lượng lao động nông nghiệp hàng năm (2001 – 2006) Đơn vị: nghìn người Năm Số lao động nông nghiệp (nghìn) Năm Số lao động nông nghiệp (nghìn) 2001 24468,4 2004 24430,7 2002 24455,8 2005 24342,4 2003 2443,4 2006 24122,8 (ước tính) (Nguồn:Tổng cục Thống kê) Một đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam là cơ cấu tiểu nông (bình quân mỗi hộ chỉ có 0,8 ha), sức sản xuất kém, chất lượng sản phẩm thấp. Nông dân hầu như không tiếp cận được các thông tin thị trường, họ hầu như không biết ý nghĩa của việc gia nhập các tổ chức thương mại và thị trường tự do khu vực như WTO hay AFTA, ..v.v.. đối với họ là gì, sản xuất thiếu định hướng chiến lược, canh tác theo phong trào khiến nông dân gặp phải tình trạng được mùa mất giá hay được giá lại bị mất mùa. Người nông dân không nắm được các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu khiến nhiều vụ việc sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bị nước ngoài trả lại hoặc cấm nhập khẩu do vi phạm các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước đó. Canh tác nông nghiệp thiếu các hỗ trợ mang tính kỹ thuật kiểm định chất lượng nông sản, khiến sức cạnh tranh nông sản Việt Nam thấp, thu nhập người nông dân bấp bênh, lãng phí nguồn lực lớn. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ và kiến thức kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất nông nghiệp còn thấp. Sản xuất nông nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào sức kéo, kinh nghiệm cổ truyền, thiếu các công cụ cơ giới nông nghiệp hỗ trợ từ khâu sản xuất cho đến khâu bảo quản, nên năng suất lao động nông nghiệp vẫn thấp hơn so với các nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan. Hiện có tới 75,21% lao động chưa qua đào đào tạo nghề., trong đó phần lớn là lao động nông nghiệp. Dịch vụ tài chính cung ứng cho quá trình sản xuất nông nghiệp chưa hoàn chỉnh, trong khi nhu cầu về vốn sản xuất của người nông dân là rất lớn. Bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm chú trọng đầu tư và chính sách thu hút đầu tư xã hội vào nông nghiệp, nông thôn và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, khiến sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam không được cải thiện (hiện chỉ có từ 6 – 7 % nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn chất lượng thấp xuống cấp cũng là một trở lực đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Biểu đồ 2.8. Cơ cấu lao động nông nghiệp 2001 - 2006 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế của Việt Nam (1995-2007) Đơn vị: % Năm Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng của NN Tốc độ tăng trưởng của CN Tốc độ tăng trưởng của DV 1995 9,5 4,8 13,6 9,8 1997 8,1 4,3 12,6 7,1 1999 4,8 5,2 7,7 2,3 2000 6,5 4,0 10,1 5,6 2001 6,8 4,2 14,2 6,8 2002 7,1 4,1 9,4 6,5 2003 7,2 3,2 10,3 6,6 2004 7,69 5,4 16,0 8,2 2005 8,4 5,0 10,7 8,5 2006 8,2 4,4 10,4 8,3 2007 8,5 3,3 10,6 8,7 (Nguồn: Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi 2005; Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2006, 2007, 2008 ) Qua bảng 2.8 ta thấy trong vòng 12 năm (1995 – 2007) tốc độ tăng trưởng trong ngành nông nghiệp luôn thấp nhất trong cơ cấu GDP. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ luôn có sự tăng trưởng nhanh và đều đặn thì ngành nông nghiệp phát triển với tốc độ không ổn định (dao động từ 3 – trên 5%/năm) và đóng góp cho sự tăng trưởng GDP là rất nhỏ so với hai ngành còn lại. 2.2.1.2. Nền kinh tế phát triển không bền vững Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước. Trong thời kỳ từ sau khi Việt Nam thực hiện chinh sách Đổi Mới, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được đa dạng hoá. Đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân bắt đầu được thu hút mạnh hơn và chỉ trong vòng một thập kỷ đã chiếm gần 50% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng đầu tư lại dần có xu hướng chạy theo số lượng. Các ngành, các địa phương, thậm chí ở cả cấp cao coi đầu tư là nhân tố cơ bản tạo ra tăng trưởng. Từ đó, bằng mọi cách tăng vốn đầu tư để đạt được tốc độ tăng GDp đã đề ra, ít quan tâm đến hiệu quả, chất lượng phát triển, đến khả năng của nền kinh tế, nhất là khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Năm 1995, hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ICOR (Incremental Capital Output Ratio, tức tỷ lệ vốn đầu tư đã bỏ ra để tạo ra một đơn vị giă tăng GDP) là 3,39 thì đến những năm 2000 – 2004 là 5, tức là hiệu quả đầu tư so với năm 1995 đã giảm gần một nửa. Hiệu quả vốn đầu tư nhà nước còn thấp hơn hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó đầu tư nhà nước có hệ sô ICOR cao nhất, sau đó là đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân có hiệu quả hơn cả. Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 - 2007 Tổng số Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số Trong đó: Vốn điều lệ Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp 9810 99596,2 43129,0 36413,7 6715,3 45445,5 1988 37 341,7 258,7 219,0 39,7 1989 67 525,5 300,9 245,0 55,9 1990 107 735,0 720,1 623,3 96,8 1991 152 1291,5 1072,4 883,4 189,0 328,8 1992 196 2208,5 1599,3 1343,7 255,6 574,9 1993 274 3037,4 1842,5 1491,1 351,4 1017,5 1994 372 4188,4 2539,7 2030,3 509,4 2040,6 1995 415 6937,2 3705,1 2857,0 848,1 2556,0 1996 372 10164,1 3511,4 2906,3 605,1 2714,0 1997 349 5590,7 2649,1 2046,0 603,1 3115,0 1998 285 5099,9 2474,2 1939,9 534,3 2367,4 1999 327 2565,4 975,1 870,5 104,6 2334,9 2000 391 2838,9 1312,0 951,8 360,2 2413,5 2001 555 3142,8 1708,6 1643,0 65,6 2450,5 2002 808 2998,8 1272,0 1191,4 80,6 2591,0 2003 791 3191,2 1138,9 1055,6 83,3 2650,0 2004 811 4547,6 1217,2 1112,6 104,6 2852,5 2005 970 6839,8 1973,4 1875,5 97,9 3308,8 2006 987 12004,0 4674,8 4328,3 346,5 4100,1 Sơ bộ 2007 1544 21347,8 8183,6 6800,0 1383,6 8030,0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Tốc độ tăng trưởng cao (7-8%/năm) của Việt Nam trong thòi gian qua đưojc dựa trên mức đầu tư cao, chiếm 30 – 33% GDP, trong đó phần lớn dựa vào nguồn xuất khẩu dầu khí, viện trợ phát triển chính thức (ODA) và tiền gửi về của người Việt Nam tại nước ngoài. Như vậy, Việt Nam có tỷ lệ đầu tư tương đương với các nước Đông Bắc Á trong thập niên 1970 – 1980 và Trung Quốc trong thập niên 1990, nhưng tốc độ tăng trưởng lại không cao bằng. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn dưới khả năng, sự phát triển còn kém tính bền vững và thấp hơn mức của các nước trong khu vực vào thời gian ấy có cùng điểm xuất phát với Việt Nam hiện nay. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1998 – 2002: tăng đầu tư chiếm 57,5%, tăng năng suất lao động chiếm 20%, còn lại tổng các yếu tố tăng năng suất (năng suát lao động, đổi mới công nghệ…) chỉ chiếm 22,5%, con số tăng năng suất ở cac nước trong khu vực khoảng 40%. Điều đó nói lên, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng số lượng, chất lượng tăng trưởng thấp. 2.2.1.3. Nền kinh tế dễ bị tổn thương và rủi ro Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. 2.2.1.4. Sự chênh lệch về các điều kiện phát triển và thu nhập giữa các vùng miền và các nhóm dân cư trên cả nước Nhờ có quá trình Đổi Mới và các thành tựu trong phát triển kinh tế những năm qua, ở Việt Nam đã có khoảng 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số, đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, kèm theo đó là sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc ở Việt Nam đang ngày càng cao, bất bình đẳng xã hội gia tăng. Một thực tế trái ngược là Việt Nam càng có thêm nhiều người giàu, nhưng người nghèo lại cũng nghèo đi vì bị gạt ra ngoài rìa công cuộc phát triển kinh tế. UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%. Năm 1990, thu nhập của những hộ nghèo nhất VN chiếm 8% tổng thu nhập quốc dân. Năm 2006, tỷ lệ này sụt xuống chỉ còn 5,6%. Ngược lại, năm 1990, thu nhập của những hộ khá giả nhất chiếm 42,7% tổng thu nhập quốc dân thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã chiếm gần nửa, lên 49,3%. Các thành phố là nơi tập trung số người giàu có nhiều nhất cả nước (chiếm 20% dân số). Theo số liệu thống kê năm 2004, thu nhập bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của dân thành thị là 815.400 đồng, còn của dân nông thôn là 378.100 đồng; riêng vùng Tây Bắc là thấp nhất, chỉ có 265.700 đồng. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng (theo giá thực tế) của thành thị là 594.500 đồng, còn của nông thôn là 283.500 đồng. Cũng có nghĩa là về thu nhập cũng như chi tiêu, thành thị đều gấp hơn hai lần so với nông thôn. Một thực tế nữa là 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia; và 10% dân số giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia; 20% dân số nghèo nhất chiếm 9% thu nhập và chi tiêu quốc gia, còn 20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% thu nhập và chi tiêu quốc gia. Chênh lệch giữa 10% dân số giàu nhất với 10% dân số nghèo nhất là 6,9 lần. Theo xếp hạng một cách không chính thức những người giàu nhất nước Việt Nam năm 2007 dựa trên ước đoán về giá trị số cổ phiếu cũng như bất động sản của họ thì tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất Việt Nam là tương đương 14 000 tỷ đồng, tức khoảng 900 triệu USD (thời giá 2007). Giữa các nhóm dân cư thì những người ở các vùng nông thôn, vùng miền núi hẻo lánh, nhất là người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số là có thu nhập thấp nhất. Nó biểu hiện sự bất bình đẳng về thu nhập: giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng nông thôn với nhau, giữa người Kinh và người các dân tộc khác. Trong đó, bất bình đẳng giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số là lớn nhất. Năm 2004, có 14% người Kinh thuộc diện nghèo đói. Con số này ở cộng đồng dân tộc thiểu số là trên 60%. Chỉ có 4% người Kinh sống dưới mức nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, trong khi đó, có tới hơn 30% người dân tộc không được cung cấp đủ lương thực ở mức tối thiểu. Thống kê của Ủy ban Dân tộc Miền núi cũng cho thấy, trong 10 năm (1994-2004), tỷ lệ người nghèo đói có xuất thân từ các nhóm dân tộc thiểu số đã tăng lên gần gấp đôi. Hiện nay, người dân tộc chiếm 14% dân số, và chiếm tới 39% tổng số người nghèo trong cả nước. Sự bất bình đẳng thu nhập đó là do năng suất, tốc độ phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp luôn thấp hơn trong công nghiệp và dịch vụ. Từ đó dẫn đến hệ quả thu nhập của cư dân nông thôn và miền núi thấp hơn cư dân thành phố. Còn tồn tại khoảng cách lớn về tri thức, kỹ năng chuyên môn giữa người được tiếp cận với giáo dục tốt và người không có cơ hội đó. Do yếu tố địa lý, người dân tộc thiểu số chủ yếu quần cư ở vùng nông thôn hoặc miền núi. Nguồn thu nhập của họ phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp, đặc biệt vào tài nguyên rừng. Trong khi đó, sở hữu đất rừng của họ bị hạn chế, và phần lớn đất đai cũng đã không còn cây rừng do bị khai thác trong nhiều năm. Và do yếu tố xã hội. Cho tới gần đây, người dân tộc thiểu số vẫn không được tiếp cận rộng rãi với y tế và giáo dục cơ bản. Ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ em dân tộc đến trường đều thấp hơn nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh. Chênh lệch này lớn hơn ở trẻ em gái. Không đầy 30% người trưởng thành ở các cộng đồng dân tộc thiểu số tốt nghiệp THCS, so với con số 50% ở người Kinh. 2.2.1.5. Khả năng quản lý thiếu hiệu quả của Nhà nước Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, chi tiêu cho hành chính quá lớn, trình độ quản lý và hoạch định chiến lược yếu kém. Sức ỳ của cơ chế quản lý hành chính quan liêu kiểu cũ vẫn còn là trở lực đối với công tác quản lý, giám sát, thanh kiểm tra các chương trình kinh tế - xã hội. Thất thoát và lãng phí là những tiêu cực thường thấy trong các công trình có vốn Nhà nước. Khả năng dự báo các diễn biến trên thị trường của các cơ quan chuyên môn còn yếu. Cán bộ công chức tham gia công tác quản lý và hoạch định không được tạo đầy đủ điều kiện tốt nhất như lương, chế độ, .v.v… khiến họ không nhiệt tình với công việc và dễ nảy sinh tham nhũng tiêu cực trong bộ máy Nhà nước. Một lượng lớn các cán bộ có trình độ cao ở các cơ quan nhà nước nhưng chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân do chế độ lương bổng thấp không thoả mãn được nhu cầu sống của họ. 2.2.2. Nguyên nhân khách quan 2.2.2.1. Chiến tranh lâu dài Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, bị thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, đi tản cư trong một thời gian dài. Theo đánh giá, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam bị chết trong 30 năm chiến tranh (1945 – 1975) và hiện nay vẫn còn khoảng 350 000 đến 850 000 tấn bom mìn, vật nổ chưa nổ còn sót lại ở Việt Nam bao gồm các loại bom, đạn pháo, cối, tên lửa, nằm rải rác trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Cho tới thời điểm này, ước tính mới chỉ xử lý được 20 - 25% số lượng bom mìn, vật nổ và khoảng 9 - 12% tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm. Tàn dư nặng nề nhất của các cuộc chiến tranh vừa qua đó chính là hậu quả của chất độc đioxin (hay còn gọi là “Chất độc màu da cam”). Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm, riêng hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Cho tới nay, có trên 3 triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất độc da cam/điôxin và số lượng nạn nhân còn tiếp tục tăng lên. Bên cạnh những hậu quả đối với con người, chất độc da cam/điôxin còn gây thiệt hại cho hệ sinh thái, do môi trường và đất đai tại nhiều khu vực vẫn còn bị nhiễm chất độc này. Hiện nay, khu vực có lượng chất độc da cam/điôxin cao nhất là ở sân bay Đà Nẵng khi lượng độc tố ở đây cao gấp 365 lần mức cho phép. Và Việt Nam tuy còn nghèo nhưng cũng phải chi phí một lượng tài chính khá lớn hàng năm để thực hiện công tác làm sạch môi trường những nơi bị nhiễm dioxin, chi phí cho việc khám chữa bệnh và nuôi dưỡng những người chịu hậu quả do chất độc màu da cam. Tức là nguồn lực xã hội phải san xẻ cho các hoạt động bù đắp thiệt hại chiến tranh, đó là chưa kể đến chi phí phải bỏ ra để xây dựng mới lại hầu như hoàn toàn các cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong chiến tranh. 2.2.2.2. Thất bại về chính sách kinh tế trong thời gian dài Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước, từ 1975 – 1986, việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá, lương, tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Đây là giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật. Vì vậy, đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XX. Nguyên nhân là do nền kinh tế lạc hậu, áp dụng nền kinh tế một thành phần, không có tính cạnh tranh. Các công ty nhà nước làm việc không hiệu quả, do cách thức phát lương cho công nhân viên mang tính bình quân. Nạn tham ô, tham nhũng làm nhà nước thất thoát tiền rất lớn, để lại hậu quả nặng nề nghiêm trọng, đất nước kém phát triển, tụt hậu rất xa so với nước ngoài, đời sống nhân dân đói khổ, thiếu thốn. Số lượng hàng hoá phân bổ theo đầu người mỗi năm càng giảm, chất lượng càng thấp, tất yếu dẫn tới sự triệt tiêu động lực phấn đấu sản xuất của người lao động. Các quy luật thị trường không được coi trọng. 2.2.2.3. Vốn Nhà nước được sử dụng thiếu hiệu quả làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, do quá trình chuyển đổi nền kinh tế còn nhiều vấn đề bộn bề, cùng với trình độ, ý thức sử dụng vốn nhà nước của các cán bộ cơ quan quản lý và sử dụng vốn thấp nên tình trạng vốn bị sử dụng lãng phí và thiếu hiệu quả trong các dự án đầu tư là khá phổ biến. Chưa kể tới tình trạng tham nhũng do mặt trái của thời kỳ mở cửa kinh tế mang lại. Các chương trình đầu tư cho an sinh – phúc lợi xã hội do bị thất thoát, rút ruột, tham nhũng đã không bảo đảm được tiến độ, chất lượng, không tạo được lực đẩy cho sự phát triển kinh tế, làm suy yếu sức cạnh tranh nền kinh tế, tình trạng nghèo đói không được giải quyết, công tác xoá đói giảm nghèo gặp trở ngại. 2.2.2.4. Lao động không được đào tạo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Do vậy, một lượng lớn lao động nông thôn bị dư thừa do không kiếm được việc làm khác, khó khăn khi kiếm môi trường làm việc khác. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khoảng trên 70% lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ mù chữ của lao động Việt Nam là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8 vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ lao động mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên kéo dãn khi so sánh nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa...Lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng chất lượng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ là trên 24%; trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nói chung mới chiếm hơn 15%. 2.3. CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM 2.3.1. Những chính sách của Nhà nước trong công tác xoá đói giảm nghèo 2.3.1.1. Mục tiêu của chính sách Để thực hiện thành công chiến lược dài hạn xoá đối giảm nghèo, Nhà nước Việt Nam mà cụ thể là chính phủ đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, và mức sống cũng như thu nhập của người dân, đó là Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo – CPRGS, gồm các mục tiêu sau: + Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong khi đảm bảo các tiến bộ và công bằng xã hội, tập trung vào phát triển nông nghiệp và các vùng nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kém phát triển, và hạn chế khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng và các dân tộc thiểu số. + Tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Tiếp tục cải cách cơ cấu gồm: cải cách doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước, ngân hàng thương mại; các tổ chức tín dụng và tài chính; tự do hóa thương mại - song phương, các cam kết thông qua việc gia nhập AFTA, và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); thúc đẩy tăng thu nhập, phát triển thị trường để phân phối hàng tiêu dùng... + Thực hiện cải cách hành chính công gồm: cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách khu vực công chức, và cải cách tài chính công để tăng trách nhiệm giải trình trong khu vực công chức và hành chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng và đảm bảo sự công bằng xã hội. + Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và giảm sự bất bình đẳng; ưu tiên cho chất lượng và khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ y tế, giáo dục và phát triển; bảo vệ môi trường, kiềm chế lây nhiễm HIV/AIDS; bình đẳng giới và cải thiện cuộc sống của các dân tộc thiểu số. Tập trung vào dân nghèo thành thị - đặc biệt về vấn đề việc làm, thu nhập và nhà ở, và đảm bảo sự tiếp cận công bằng tới các dịch vụ. + Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cải thiện  năng lực của các nhóm dễ bị tổn thương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển và mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trong phòng chống thiên tai. + Thiết lập một hệ thống các chỉ số định lượng và định tính về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo (tính đến các yếu tố giới và nhóm xã hội) để giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo – CPRGS. Ngoài ra, Chính phủ cũng vạch ra 12 Mục tiêu phát triển về xã hội và giảm nghèo – VDG cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 như sau: Giảm tỷ lệ hộ nghèo: + Đến năm 2010, giảm 1/2 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc tế so với năm 2000, có nghĩa là giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 15 – 16% vào năm 2010. + Giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực – thực phẩm so với năm 2000, nghĩa là giảm từ 12% năm 2000 xuống còn 2 – 3% vào năm 2010. + Đến năm 2010, giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo tiêu chuẩn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm. Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục + Tăng tỷ lệ nhập học vào tiểu học đúng tuổi lên 99% vào năm 2010. + Hoàn thành việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và tăng số lượng trường học cả ngày ở cấp tiểu học vào năm 2010. + Tăng tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng tuổi lên 90% vào năm 2010. + Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi lên 50% vào năm 2010. + Phấn đấu xoá mù chữ cho 100% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40% vào năm 2010. 3. Bình đẳng giới, nâng cao vị thế cho phụ nữ và đảm bảo quyền cho trẻ em nữ + Xoá bỏ chênh lệch về giới ở cấp giáo dục tiểu học và trung học của các dân tộc ít người vào năm 2010. + Tăng số đại biểu phụ nữ trong các cơ quan dân cử các cấp. + Tăng thêm 3 – 5% số phụ nữ tham gia trong các cơ quan, các ngành (kể cả các bọ, cơ quan trung ương, các doanh nghiệp) ở tất cả các cấp trong 10 năm tới. + Thực hiện quy định ghi tên của cả chồng và vợ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Giảm mức độ dễ tổn thương của phụ nữ trước hành vi bạo hành trong gia đình. 4. Giảm tỷ lệ sinh, tử vong và suy dinh dưỡng cuả trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2010.doc
Tài liệu liên quan