DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 6
1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT 6
1.1.1. Khỏi niệm về thuế GTGT 6
1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT: 6
1.1.3. Ưu điểm của thuế GTGT: 8
1.1.4. Cơ chế vận hành thuế GTGT 9
1.1.5. Nội dung cơ bản trong luật thuế GTGT 9
1.2. Hoàn thuế GTGT 15
1.2.1. Khỏi niệm về hoàn thuế GTGT 15
1.2.2. ý nghĩa tỏc và dụng của hoàn thuế 16
1.2.3. Đối tượng và cỏc trường hợp được hoàn thuế 18
1.2.4. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào 21
1.2.5. Quy định về hoỏ đơn, chứng từ 22
1.2.6. Hồ sơ xin hoàn thuế 24
1.2.7. Trỏch nhiệm của đối tượng được hoàn thuế 26
1.2.8. Trỏch nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế 27
1.2.9. Thẩm quyền và trỡnh tự giải quyết hoàn thuế GTGT 28
1.2.10. Kiểm tra sau hoàn thuế 31
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CễNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CễNG NGHIỆP TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 33
2.1. Tổng quan về cục thuế hà nội 33
2.1.1. Khỏi quỏt về cục thuế Hà nội và phũng Cụng nghiệp 33
2.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của cỏc doanh nghiệp Cụng nghiệp trờn địa bàn Hà nội 36
2.2. Thực trạng cụng tỏc hoàn thuế GTGT đối với cỏc doanh nghiệp cụng nghiệp trờn địa bàn Hà nội 37
2.2.1. Thực trạng cụng tỏc quản lý thu thuế GTGT đối với cỏc doanh nghiệp Cụng nghiệp trờn địa bàn Hà nội 37
2.2.2. Thực trạng cụng tỏc hoàn thuế GTGT đối với cỏc doanh nghiệp Cụng nghiệp trờn địa bàn Hà Nội 43
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CễNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CễNG NGHIỆP TRấN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. 61
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của cụng tỏc hoàn thuế trong những năm tới (từ nay tới 2010) 61
3.1.1. Yờu cầu của thuế GTGT trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 61
3.1.2. Yờu cầu của hoàn thuế GTGT từ nay tới 2010 63
3.2. Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc hoàn thuế VAT đối với doanh nghiệp cụng nghiệp trờn địa bàn Hà Nội 63
3.2.1. Giải phỏp về cơ chế chớnh sỏch 63
3.2.2. Tiếp tục thay đổi việc hoàn thuế 63
3.2.3. Tăng cường cụng tỏc quản lý và sử dụng hoỏ đơn 64
3.2.4. Tiếp tục đổi mới cơ chế thanh toỏn trong hoạt động mua bỏn, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đối với đối tượng nộp thuế 68
3.2.5. Cần chỳ trọng hơn nữa cụng tỏc kiểm tra hoàn thuế 69
3.2.6. Tăng cường xử lý nghiờm minh cỏc vụ vi phạm trong hoàn thuế 72
3.2.7. Đẩy mạnh việc hỡnh thành dịch vụ tư vấn thuế 73
3.2.8. Tuyờn truyền, giỏo dục về thuế GTGT, đặc biệt là hoàn thuế GTGT. 75
3.2.9. Tiếp tục nõng cao trỡnh độ của đội ngũ cỏn bộ thuế 76
3.3. Những kiến nghị 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên điạ bàn Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p báo cáo quyết toán thuế trình lên cục thuế
- Kiểm tra các thông báo của phòng máy tính gửi lưu…..
2.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội
Góp phần vào kết quả chung của cả nước. Hà nội vừa khẳng định là một địa bàn kinh tế trọng điểm của cả nước, nền kinh tế thủ đô nói chung và nền kinh tế công nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thực hiện được những mục tiêu do nghị quyết HĐND đề ra. Đặc biệt là sau khi các luật thuế mới ra đời nền kinh tế thủ đô đã có những bước tăng trưởng đáng kể, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp thuộc phòng Công nghiệp quản lý bao gồm hai loại hình, đó là doanh nghiệp Công nghiệp Trung ương và doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương.
Với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, đây là những doanh nghiệp có vốn lớn, điều kiện trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt trong những năm gần đây đã sản xuất một số ngành công nghệ cao như lắp ráp điện tử, sản xuất đồ da dụng…Những ngành nghề này đóng góp phần lớn số thu cho NSNN trong khối doanh nghiệp công nghiệp.
Với doanh nghiệp Công nghiệp địa phương: nhìn chung các doanh nghiệp Công nghiệp Địa phương có quy mô nhỏ bé vẫn còn đang sử dụng các thiết bị, máy móc cũ nhập từ các nước Liên Xô cũ …các doanh nghiệp này thường đóng góp số thu NSNN nhỏ trong khối Công nghiệp.
Như vậy trong những năm qua các doanh nghiệp nhà nước khối Công nghiệp trên địa bàn Hà nội đã thực sự phát huy được vai trò chủ đạo của mình đối với nền kinh tế thủ đô, luôn dẫn đầu trong việc nộp NSNN với số nộp cao- là nguồn thu chính cho NSNN.
2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội 2.2.1.1. Thực trạng công tác cấp mã số thuế
Hiện nay nước ta đã và đang thực hiện quy trình quản lý thuế bằng tin học theo quyết định 1368 TCT ngày 16/12/1998 được 5 năm. Vì vậy công tác cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế đã đi vào nề nếp, ổn định và thực hiện kịp thời trên máy tính. Đặc biệt ở cục thuế Hà nội, cho đến nay công tác cấp mã số thuế đã được thực hiện nhanh chóng khẩn trương, toàn bộ mã số thuế được quản lý bằng máy vi tính, việc lưu giữ hồ sơ mã số thuế được đảm bảo chặt chẽ khoa học đúng như theo quy trình- đối tượng nộp thuế được cấp mã số thuế sau 15 ngày khi cục nhận được hồ sơ hợp lệ. Cục thuế Hà nội đã quy định cụ thể nội dung công tác cấp mã số thuế tại công văn số 6968 CT/MT ngày 10/3/2001 trong đó ghi rõ cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh thời hạn kể từ khi đơn vị nộp bản đăng ký kê khai thuế cho cục, đối với những hồ sơ đảm bảo yêu cầu sau 8 ngày là có mã số thuế, không gây phiền hà chậm chễ. Việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế được thực hiện nhanh chóng tạo rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp sớm bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.
Tính đến ngày 31/12/2002 cục thuế Hà nội đã tiến hành cấp mã số thuế cho tất cả 85.987 đối tượng nộp thuế.
Bảng 1: Tình hình cấp mã số thuế tại cục thuế Hà nội từ 1999 - 2002
Chỉ tiêu
Số đơn vị
Tỷ trọng
- Khối doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và địa phương
2.545
2,96%
- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
593
0,7%
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do văn phòng cục quản lý
6.813
7,9%
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do chi cục quản lý
8.271
9,62%
- Hộ kinh doanh cá thể
67.765
78,8%
Tổng số
85.987
100%
Nguồn: Cục thuế Hà nội
Hoà chung vào công tác quản lý đối tượng nộp thuế – cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế toàn cục thuế Hà nội, phòng Công nghiệp không ngừng nâng cao công tác cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, phòng đã thực hiện quản lý đúng quy trình do cơ quan thuế quy định, toàn bộ mã số thuế được nhập vào máy vi tính, nhờ đó mà việc quản lý đối tượng nộp thuế trong quá trình hành thu được thực hiện dễ dàng hơn, chặt chẽ hơn.
Tính đến ngày 31/12/2002 phòng công nghiệp đã thực hiện cấp mã số thuế được cho 405 đơn vị kinh doanh.
Bảng 2: Kết quả việc cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp công nghiệp do phòng công nghiệp quản lý (từ năm 1999 đến 2002)
Năm
Số đơn vị DN CN được cấp mã sốthuế
1999
207
2000
298
2001
346
2002
405
Nguồn: Phòng công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Có thể nói rằng trong những năm gần đây công tác cấp mã số thuế tại phòng công nghiệp của cục thuế Hà nội đã đảm bảo được yêu cầu, chất lượngTổng cục đề ra, nhờ vậy mà thông qua việc cấp mã số thuế giúp phòng có thể đưa các đối tượng vào đối tượng quản lý thu thuế cũng như hoàn thuế ngay từ ban đầu trên cơ sở tờ khai đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề. Điều này phục vụ rất nhiều cho quá trình xét cho hoàn thuế sau này.
2.2.1.2. Công tác kê khai nộp thuế
Tờ kê khai thuế, chứng từ nộp thuế là căn cứ để đối tượng nộp thuế nộp tiền vào kho bạc Nhà nước. Vì vậy việc kê khai thuế đối với chứng từ nộp thuế sẽ quyết định đến số thu NSNN. Hiện nay số doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn Hà nội do cục thuế Hà nội quản lý đã kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đến 31/12/2002 đạt 98,7% so với đơn vị phải nộp tờ khai.
Việc kê khai thuế đầu ra, đầu vào của các đơn vị kinh tế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được thể hiện như sau: các đơn vị tự kê khai, xác định mức thuế phải nộp theo đúng quy định và chủ động nộp thuế vào kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Việc đối chiếu kiểm tra hàng bán ra và hàng mua vào của đơn vị được tiến hành tại cơ sở thông qua bảng kê số 02/GTGT và 03/GTGT.
Về số liệu kê khai số thuế GTGT, hầu hết các đơn vị đều kê khai chính xác với thực tế phát sinh, đúng mẫu tờ khai…
Tuy nhiên, qua công tác thanh tra quyết toán thuế cũng như hoàn thuế GTGT vẫn còn có các tình trạng xảy ra đó là hoàn quá phải thu hồi lại ngân sách, hoàn khống (đối với các doanh nghiệp đã được hoàn) hoặc khai giảm số thuế đầu ra phải nộp, khai tăng số thuế đầu vào được khấu trừ, song tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp vướng vào những hành vi này so với các loại hình doanh nghiệp khác là rất ít vì đây là những doanh nghiệp Nhà nước nên trình độ về công tác kế toán cũng như trình độ nhận thức về vai trò quan trọng của công tác hoàn thuế hơn hẳn các doanh nghiệp khác…
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi phạm trên là:
- Kê khai trùng thuế đầu vào (một hoá đơn có thể bị kê khai nhiều lần)
Ví dụ: trong tháng 1/2002 vừa qua công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp đã bị cục thuế Hà nội ra quyết định thu hồi 1,3 triệu đồng, với lý do là công ty này đã khai tới 3 lần trong một hoá đơn mua vào.
- Kê khai sai (hoặc nhầm) giữa giá trị thuế trên hoá đơn với bảng kê.
- Khấu trừ sai đối tượng. Ví dụ: các chi phí không phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ, nhưng khi kê khai thì doanh nghiệp lại kê khai toàn bộ (bao gồm cả các chi phí mà đáng lẽ ra không được khấu trừ), việc này thường xảy ra nhiều nhất với doanh nghiệp dùng điện, nước.
Ví dụ điển hình cho trường hợp này là công ty Phân lân nung chảy, tháng 11/2001 qua công tác thanh tra quyết toán thuế, phòng công nghiệp đã phát hiện công ty này kê khai cả những chi phí không được khấu trừ và số tiền phải thu hồi là 13,7 triệu đồng, bên cạnh đó cũng còn có những đơn vị khác có hành vi sai phạm tương tự. Tuy nhiên các đơn vị này hầu hết đã bị cục truy thu.
- Báo cáo doanh thu khống với hàng xuất khẩu, tức là khi xin hoàn thuế đơn vị đã kê khai doanh thu đối với hàng xuất khẩu để xin hoàn thuế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp lại không chứng minh được là có hàng xuất khẩu và đương nhiên số thuế cho hoàn trước đây sẽ bị thu hồi.
- Tính sai thuế suất đầu ra (đối với các mặt hàng khó xác định thuế suất). ví dụ như đồ giảng dạy thuế suất là 5% nhưng nếu dùng vào tiêu dùng thì thuế suất là 10%, đương nhiên khi doanh nghiệp kê khai thuế doanh nghiệp sẽ kê khai theo thuế suất 5% nếu doanh nghiệp bán ra. Hoặc là các sản phẩm lưỡng tính mà doanh nghiệp không phân biệt được chức năng như cơ khí thuế suất 5%, cơ khí tiêu dùng thuế suất 10%,
- Kê khai sai lệch giữa liên 1 và liên 2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc phòng công nghiệp quản lý, các trường hợp này hầu hết rơi vào kê khai thuế đầu vào ( tức là các doanh nghiệp khác cung cấp cho doanh nghiệp của phòng)… để tăng số thuế được khấu trừ
Để chất lượng kê khai tốt cũng như chất lượng hoàn thuế sau này đạt hiệu quả cao (kê khai không đúng sẽ dẫn đến thu không đủ và hoàn thuế không chính xác) Cục thuế thường xuyên tiến hành xác minh hoá đơn (các chứng từ bảng kê của doanh nghiệp gửi tới) nhằm phát hiện ra những trường hợp vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để hạn chế tối đa các hành vi gian lận đảm bảo thu đủ đồng thời chống thất thoát ngân sách.
2.2.1.3. Thực trạng công tác thu thuế
Đóng vai trò là nguồn thu chính cho NSNN trên địa bàn Hà nội, phòng Công nghiệp trong những năm qua luôn hoàn thành nghĩa vụ do Tổng cục giao (thậm chí vượt mức Tổng cục giao), số thu về thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế GTGT của toàn Cục, điều này được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu.
Bảng 3 : Tình hình thu thuế GTGT của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội ( từ 1999 -2002).
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Tổng số thu của toàn cục
2.295,087
2610,02
2730,72
2840,155
- Số thu từ các doanh nghiệp công ghiệp
638,741
290,343
299,3
383,5
- Tỷ trọng
27,8%
11,12%
10,96%
13,52%
- Phần trăm (%) hoàn thành dự toán
117,1%
109,3%
103,2%
113,34%
Nguồn: Phòng công nghiệp - cục thuế Hà nội.
2.2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
2.2.2.1. Tình hình hoàn VAT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội.
Trong thực tế hiện nay không chỉ đối với phòng Công nghiệp của Cục thuế Hà nội mà đối với tất cả các cơ quan thuế, tình trạng chung đối với công tác hoàn thuế đều là hoàn trước kiểm sau, việc kiểm trước hoàn sau thường ít xảy ra.
- Thứ nhất: Về công tác hoàn trước kiểm sau, công tác này được thể hiện như sau: khi doanh nghiệp gửi hồ sơ xin hoàn thuế. Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra các chứng từ trong hồ sơ, nếu thấy hợp lý (tức là kê khai theo đúng mẫu của cơ quan thuế và số thuế trên bảng kê tổng hợp phù hợp với số thuế kê khai trên bảng kê hàng hoá dịch vụ) thì cơ quan thuế sẽ ra quyết định cho hoàn thuế. Việc cho phép hoàn trước kiểm sau là vì thực tế để kiểm tra hết hồ sơ, đối chiếu các hồ sơ một cách tỉ mỉ, xem thực tế doanh nghiệp có phát sinh hoạt động được hoàn thuế không… rồi mới cho hoàn, như vậy thì mất rất nhiều thời gian mà lại ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho nên Bộ tài chính đã cho phép cơ quan thuế tiến hành hoàn trước kiểm sau đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện do Bộ tài chính đưa ra (các doanh nghiệp thuộc đối tượng xin hoàn thuế nhiều lần mà chưa có hành vi gian lận trong hoàn thuế). Việc kiểm tra sau khi hoàn có thể được tiến hành khi thanh tra quyết toán thuế hoặc có thể là kiểm tra bất ngờ khi cơ quan thuế nghi ngờ.Việc kiểm tra sau hoàn thuế được tiến hành theo hình thức đối chiếu lại các hồ sơ xin hoàn thuế của doanh nghiệp trước đây và rà soát lại hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
- Thứ hai: Kiểm trước hoàn sau, tức là cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra rồi mới cho hoàn. Trường hợp này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp mới thành lập, vì để kiểm tra trên thực tế doanh nghiệp này có tồn tại thực sự không ?. Hoặc là đối với những doanh nghiệp nằm trong phạm vi có sự nghi vấn của cơ quan thuế đã có hành vi gian lận trong hoàn thuế, các cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá theo đường biên giới đất liền không thanh toán chuyển khoản. Việc kiểm tra trước hoàn sau được thực hiện dựa trên công tác kiểm tra, đối chiếu một cách kỹ càng, không chỉ đối chiếu số liệu kê khai trên bảng kê khai tổng hợp với số liệu kê khai trên hoá đơn mà còn phải rà soát xem trên thực tế doanh nghiệp này có thực sự có hoạt động được hoàn thuế không, doanh nghiệp có thực sự tồn tại không…Nói chung các doanh nghiệp phải kiểm tra trước khi hoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với việc xét hoàn thuế.
Trong những năm qua các doanh nghiệp do phòng Công nghiệp quản lý, phần lớn là được hoàn trước, chỉ có một số ít là kiểm tra trước rồi mới cho hoàn, bởi vì số doanh nghiệp có hành vi gian lận trong hoàn thuế do phòng quản lý là không nhiều, hơn nữa đây là các doanh nghiệp nhà nước cho nên ít khi có doanh nghiệp thành lập, kinh doanh hoá đơn rồi bỏ trốn. Trong xuất năm 2002 chỉ có một doanh nghiệp bỏ trốn.
Tuy nhiên thực tế kể cả các doanh nghiệp được hoàn trước kiểm sau thì hầu như các đơn vị đều phải thực hiện kiểm tra hồ sơ xin hoàn, đối chiếu số liệu trên bảng kê khai tổng hợp với số liệu trên bảng kê hàng hoá dịch vụ có khớp với nhau không, có đủ dữ liệu yêu cầu kê khai không …công tác này vẫn còn chậm, vậy nên hầu như các doanh nghiệp đều nhận được tiền hoàn thuế chậm hơn so với quy định
2.2.2.2 Những kết quả trong hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội trong những năm qua
Có thể khẳng định rằng công tác hoàn thuế GTGT là một vấn đề hết sức bức xúc được nhiều người quan tâm bởi tính phức tạp của nó trong quá trình thực hiện và bản thân nó mang nhiều mục đích kinh tế xã hội khác nhau. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác này Bộ tài chính, Tổng cục thuế và Cục thuế Hà Nội đã hết sức chú trọng, cải tiến và hoàn thiện dần đưa công tác này đi vào nề nếp và phát huy tác dụng của nó.
Năm 1999 – Thời kỳ đầu khi mới thực hiện luật thuế GTGT, tiến độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp còn chậm do thông tư 89/ 1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ tài chính- quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT gồm có: công văn đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào đã nộp có nêu lý do xin hoàn thuế và có số thuế xin hoàn kèm theo (Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp, số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại, bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra mẫu số 09/GTGT kèm theo thông tư này).
Những thủ tục hành chính của việc rút tiền từ NSNN hoàn lại cho doanh nghiệp (DN) như trên là rất cần thiết. Song tốc độ của việc hoàn thuế cho các DN lại quá chậm - đó là sự phản ánh từ các DN XNK. Việc chậm chạp trong công tác hoàn thuế GTGT đã gây cho DN nhất là những DN XNK gặp nhiều khó khăn.
Sở dĩ công tác hoàn thuế thời kỳ đầu thực hiện luật thuế GTGT còn chậm chạp là vì: Thông tư 89/1998 /TT-BTC có hiệu lực 1/1/1999 còn khá đơn giản, chưa phục vụ cho việc kiểm tra, xác minh chứng từ. Mặt khác nhiều vấn đề trong chỉ đạo thể hiện sự lúng túng “chữa cháy”, do đó càng gỡ lại lại càng bí.
Một hạn chế nữa ở thời kỳ này dẫn đến việc hoàn thuế chậm là: Thông tư chưa quy rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp nên lãnh đạo ngành thuế còn “run tay “ khi ký quyết định cho hoàn thuế. Hầu hết các Cục thuế đều chưa thể mạnh dạn giải quyết theo thẩm quyền quy định về hoàn thuế GTGT vì phải chi NSNN một khoản tiền lớn để hoàn trả cho doanh nghiệp. Các Cục thuế trên cả nước không chỉ Phòng công nghiệp – Cục thế Hà nội đều thực hiện kiểm tra DN trước khi hoàn thuế nghĩa là sau khi đối tượng nộp thuế nộp đơn xin hoàn thuế thì thường bị cơ quan thuế kiểm tra xác minh đúng rồi mới hoàn thuế. Làm như vậy đã gây chậm trễ đặc biệt nghiêm trọng tới tốc độ hoàn thuế.
Sự ra đời của Thông tư 93/ 1999 /TT-BTC ngày 28 /7 /1999 khó khăn trong công tác hoàn thuế GTGT trước đây phần nào được tháo gỡ, tốc độ hoàn thuế nhanh hơn và phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Cục thuế Hà Nội cũng đã nhanh chóng phổ biến về phương pháp mới hoàn thuế GTGT tới các phòng ban nói chung cũng như phòng công nghiệp nói riêng, cục cũng đã mở lớp đào tạo tuyên truyền công tác cán bộ. Về cơ bản đã nắm được phương pháp mới về hoàn thuế GTGT, không còn lúng túng như thời kỳ đầu.
Mặt khác Cục thuế còn tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục phải thực hiện, các chỉ tiêu phải kê khai, quy trình xét hoàn thuế...Bản thân doanh nghiệp phần nào quan tâm đến việc nghiên cứu công tác hoàn thuế, nhận thấy tầm quan trọng của việc hoàn thuế đối với doanh nghiệp. Nên công tác hoàn thuế đã khá hơn, việc thiết lập hồ sơ đúng quy định đã giúp cho việc xem xét hồ sơ thuận tiện hơn, tiến trình hoàn thuế được thực hiện nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc cải cách hành chính thuế đã giúp cho việc tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển hợp lý hơn, nhanh chóng hơn-Đã tổ chức lực lượng chuyên trách thực hiện hoàn thuế có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đồng thời cũng quy định thời gian hoàn tất cụ thể, quy định về việc xử lý hành vi vi phạm trong hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế làm cho các doanh nghiệp chú trọng hơn trong công tác quản lý hoá đơn chứng từ. Các dữ liệu kê khai của doanh nghiệp được lưu trữ, truy cập vào mạng máy tính cục bộ, cho nên tốc độ, quy trình hoàn thuế, việc kiểm tra đối tượng xin hoàn thuế đã khá hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.
Về mặt cơ quan thuế là như vậy, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, dẫn đến số thu NSNN cho đến nay ngày càng tăng, số đơn vị xin hoàn thuế và số tiền xin hoàn thuế cũng có chiều hướng tăng lên, điều này có thể thấy rõ qua số liệu hoàn thuế trong những năm qua của phòng công nghiệp tại Cục thuế Hà Nội.
Bảng 4: Kết quả hoàn thuế GTGT tại phòng Công nghiệp- Cục thuế
Hà Nội từ năm 1999-2002
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Số hồ sơ xin hoàn
66
114
117
90
- Số tiền xin hoàn
30,939
307,920
186,833
294,463
- Số hồ sơ đã hoàn
60
108
118
76
- Số tiền đã hoàn
27,393
285,538
173,409
284,645
- Tỷ lệ (%)số tiền thuế được hoàn trên số thuế xin hoàn
88,5%
92,7%
92,8%
96,7%
Nguồn: Phòng công nghiệp cục thuế Hà Nội
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng số hồ sơ xin hoàn thuế có chiều hướng tăng dần qua các năm cho tới năm 2001, năm 2002 số hồ sơ xin hoàn thuế ít hơn so với năm 2001, tuy nhiên số tiền xin hoàn lại lớn hơn năm 2001, điều này cho thấy quy mô của mỗi bộ hồ sơ tăng lên hay quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.
Tổng số tiền thuế được hoàn năm 2000 có biến động rất nhiều so với năm 1999 (bảng số liệu), nguyên nhân là năm 1999 là năm đầu thực hiện luật thuế GTGT nên doanh nghiệp chưa nhận thức được ý nghĩa của việc hoàn thuế, mặt khác năm 1999 doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Công nghiệp nói riêng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Trong khi cơ quan thuế vì mới tiếp cận luật thuế mới do đó vẫn còn lúng túng.
Sang năm 2000 luật thuế GTGT đã thực sự đi vào cuộc sống, các doanh nghiệp thời kỳ này đã phần nào thấy được vai trò của công tác hoàn thuế, mặt khác dưới sự điều chỉnh của Bộ tài chính đối với Tổng công ty điện lực Việt nam (thuế suất đầu ra từ 10% xuống còn 5%) trong khi đó thuế suất đầu vào của đa số nghành điện vẫn ở mức 10% do đó riêng số hoàn của công ty điện lực là 212 tỷ. Đây là một trong những lý do dẫn đến số thuế được hoàn của năm 2000 lớn hơn rất nhiều so với năm 1999 và là lớn nhất trong 4 năm gần đây.
Bước sang năm 2001, 2002 tình hình sản xuất các doanh nghiệp công nghiệp đạt kết quả tăng trưởng cao, số thuế xin hoàn và số thuế được hoàn tăng lên dần, đặc biệt năm 2002 số thuế được hoàn là khá cao: 284,65 tỷ đồng (trong khi đó không có bộ hồ sơ nào của năm trước chuyển sang, số hồ sơ còn tồn đọng là lớn nhất), hơn nữa số thuế được hoàn lại chủ yếu do hoạt động xuất khẩu đem lại, có thể nói rằng hàng hoá của Việt Nam ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là khuyến khích những ngành nghề thuộc lĩnh vực xuất khẩu, thật vậy đi đôi với chính sách kinh tế của Nhà nước thì chính sách thuế phần nào đã khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế, nó đã góp phần vào mức tăng lên của kim ngạch xuất khẩu đối với nền kinh tế thủ đô.
Bảng 5: Số hồ sơ xin hoàn thuế còn tồn đọng tại phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội (từ 1999 – 2002)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số hồ sơ còn tồn đọng
6
6
0
14
Nguồn: Phòng công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Qua bảng số liệu cho thấy công tác hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp do phòng Công nghiệp quản lý đã dần đi vào nề nếp, số hồ sơ còn tồn đọng chưa được giải quyết giảm dần, việc sai sót trong kê khai đối với hồ sơ xin hoàn thuế đã ít đi… có thể nói công tác kế toán của các doanh nghiệp này ngày càng được hoàn thiện.
Bảng 6: Số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế tại phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội (từ 1999 – 2002)
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế
22
44
54
36
- Tỷ lệ (%) số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế
36,7%
40,74%
46,6%
47,37%
Nguồn: Phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Công tác kiểm tra sau hoàn thuế của các doanh nghiệp Công nghiệp trong những năm gần đây đã được tăng cường, dường như phòng đã chú trọng hơn đối với việc kiểm tra sau hoàn thuế. Tuy nhiên với tỷ lệ số doanh nghiệp được kiểm tra sau hoàn thuế cho đến năm 2002 mới chỉ có 47,37%, tỷ lệ này chưa phải là cao do đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra sau hoàn thuế.
Bảng7: Tỷ lệ số tiền bị truy thu sau hoàn thuế của các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
- Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
- Số tiền bị truy thu sau hoàn thuế
0,475
4,459
2,6
2,0
- Tỷ lệ (%) số tiền bị truy thu sau hoàn trên tổng số được hoàn
1,67%
1,56%
1,49%
0,703%
Nguồn: Phòng Công nghiệp – Cục thuế Hà nội
Tỷ lệ thuế đã hoàn bị truy thu sau hoàn thuế có chiều hướng giảm dần trong những năm trở lại đây, đặc biệt rất thấp so với tỷ lệ bị truy thu của toàn ngành thuế (3,2%), điều này cho thấy chất lượng công tác hoàn thuế của phòng ngày càng được nâng cao tức là số doanh nghiệp “ trót lọt” trong việc hoàn thuế khống giảm đi.
Như vậy nhìn chung công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho đến bây giờ khá hơn trước rất nhiều, công tác hoàn thuế dần đã đi vào ổn định, cơ quan thuế cũng có cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý thuế, phần lớn các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định do cơ quan thuế đề ra, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: Một số doanh nghiệp lợi dụng việc hoàn thuế để bòn rút NSNN, tốc độ hoàn thuế cho các doanh nghiệp còn chậm…gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác hoàn thuế, làm thất thoát đối với NSNN.
2.2.2.3. Những bất cập trong hoàn thuế GTGT đối với các doạnh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà nội và nguyên nhân
². Những bất cập.
Có thể rút ra những dạng vi phạm và những tồn tại chủ yếu trong hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Công nghiệp trên địa bàn Hà nội như sau:
- Thứ nhất: Lập hồ sơ hoàn thuế khống để được hoàn thuế GTGT.
+ Tạo dựng các hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp giá hoặc xác nhận thanh toán khống qua ngân hàng. Trong đó phần lớn là kê khai các doanh nghiệp Trung Quốc, Lào không có thật, không có địa chỉ…
Theo số liệu của ngành thuế thì có một lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn cả nước phải truy hoàn số thuế GTGT tương đối lớn. Đơn cử như tại Hà Nội, có cả thảy 14 doanh nghiệp mà theo như quyết định của cục thuế Hà Nội phải truy thu lại cho NSNN tổng số tiền là 26 tỷ đồng thuế GTGT đã hoàn, trong đó có 3 doanh nghiệp do phòng Công nghiệp quản lý. Nguyên do của sự việc này là khi hồ sơ xuất khẩu của các đơn vị được các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện không có địa chỉ, tài khoản cũng như tên ở phía bên kia, cụ thể ở đây là những doanh nghiệp xuất hàng sang phía Trung Quốc. Lập tức số đơn vị này bị truy thu lại số thuế GTGT đã được khấu trừ.
+ Nhiều cá nhân liên kết với nhau làm hoá đơn mua hàng, xuất hàng, khống để xin hoàn thuế. Tình trạng này xảy ra đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ đối với doanh nghiệp Công nghiệp.
Đơn cử một ví dụ điển hình cho trường hợp này: ở tổng công ty VINAFIMEX từ tháng 9/2000 đến tháng 3/2001, Tổng công ty XNK và chế biến (VINAFIMEX) thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn do ông Nguyễn Văn Thắng là tổng giám đốc đã ký 5 bộ hồ sơ xin hoàn thuế VAT đã được cục thuế Hà Nội quyết định cho hoàn thuế hơn 7,6 tỷ đồng. Trong đó bước đầu xác định hơn 3,4 tỷ đồng bị chiếm dụng bất hợp pháp. .
Đây chỉ là ví dụ đơn cử, tình trạng này hiện nay xảy ra ở tương đối nhiều nơi. Như vụ ở trung tâm thương mại Tổng hợp 3...ngày càng trở nên bức thiết đối với cơ quan thuế mà hiện nay cơ quan thuế chưa có giải pháp xác đáng để hạn chế. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng các cán bộ hải quan còn nhiều hành vi ham lợi vì nếu không có sự tiếp tay, bao che của một số cán bội hải quan biến chất ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn thì các cá nhân này khó có thể “ móc hàng tỷ đồng từ NSNN nhanh như vậy”.
+ Móc nối với hải quan cửa khẩu để xác nhận khống bộ hồ sơ xuất khẩu sau đó xin hoàn thuế.
Ví dụ: điển hình ngày 24/01/2002. Toà án ND TP Hà Nội đưa ra xét sử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở công ty TNHH Sản xuất và chế biến tinh dầu Hà Nội và công ty phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ Sóc Sơn Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36999.doc